Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tuyết

 nghe nói truyện về ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam và ngày quốc phòng toàn dân 22-12

1. Yêu cầu giáo dục

Gúp học sinh:

-Hiểu ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân( 22-12) trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

-Biết ơn, tự hào về sự tr­ởng thành và lớn mạnh của quân đội cũng nh­ lực l­ợng quốc phòng của ta.

-Rèn luyện kĩ năng trình bày; biết lăng nghe, biết phân tích, tổng hợp và chọn lọc thông tin.

2.Nội dung và hình thức hoạt động

a)Nội dung

-Nội dung và ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân(22/12)

-Các chặng đ­ờng lịch sử vẻ vang của quân đội và lực l­ợng vũ trang nói chung.

b)Hình thức hoạt động

-Nghe nói chuyện.

-Hỏi và trao đổi.

-Văn nghệ.

3.Chuẩn bị hoạt động

a)Về ph­ơng tiện hoạt động

-Các t­ liệu về truyền thống quân đội và lực l­ợng vũ trang nói chung.

-Bản đồ, sơ đồ,tranh ảnh có liên quan.

-Phấn, bảng trang trí, tiêu đề.

b)về tổ chức

-Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề hoạt động, yêu cầu mọi học sinh tìm đọc tr­ớc các t­ liệu về truyền thống quân đội và lực l­ợng vũ trang nói chung.

-Dự kiến mời ng­ời nói chuyện(anh hùng, cán bộ quân đội, cựu chiến binh, xã đội tr­ởng.)

-Phân công ng­ời điều khiển, xây dựng ch­ơng trình hoạt động.

-Cán sự văn nghệ chuẩn bị ch­ơng trình văn nghệ.

4. Tiến hành hoạt động

-Hát tập thể.

-Tuyên bố lí do và giới thiệu đaịi biểu.

-Giới thiệu báo cáo viên và mời báo cáo viên lên nói chuyện với lớp.

a)nghe nói chuyện, hỏi và trao đổi

-Báo cáo viên nói chuyện(ng­ời nói chuyện có thể dùng sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh.và nói chuyện ngắn gọn về những thông tin cơ bản đã chọn lọc để hấp dẫn, thu hút sự chú ý của học sinh).

b)Văn nghệ

Cán sự văn nghệ điều khiển lớp thể hiện một tiết mục văn nghệ. Cả lớp cùng tham gia.

5. kết thúc hoạt động

-Ng­ời điều khiển mời một bạn đại diệnlớp lên phát biểu của mình sau buổi nói chuyện.

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Hoàng Thị Tuyết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khá	Trung bình	Yếu
Chủ điểm tháng 12
Uống nước nhớ nguồn
Mục tiêu giáo dục
Gúp học sinh:
-Hiểu ý nghĩa ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân(22/12) cũng như vẻ đẹp truyến thống của “anh bộ đội cụ Hồ” qua các giai đoạn lịch sử. Hiểu biết những truyền thống cách mạng, sự kiên vẻ vang của quê hương đất nước.
-Biết ơn các thế hệ cha anh đã anh hùng chiến đấu, hy sinh vì quê hương, đất nước. 
-Biết giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương. Học tập và rèn luyện theo gương tốt của các thế hệ cha anh.
Ngày 2/12/2015
 Hội vui học tập
1. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
-Ôn tập, củng cố, bổ sung và mở rộng kiến thức đã học trên lớp, cùng trao đổi kinh nghiệm và phương pháp học tập tốt.
-Gây hứng thú học tập.
-Rèn luyện tác phong chững chạc, tư duy mạch lạc, sáng tạo, rèn luyện trí thông minh
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
-Câu hỏi ôn tập một số môn( có lựa chọn, ngắn gọn súc tích và thiết thực)
-Các bài toán vui,các câu đố khoa học về các hiện tượng trong đời sống và tự nhiên.
-Trao đổi kinh nghiệm, phương pháp học tập, ôn tập.
b)Hình thức hoạt động
Thi trả lời câu hỏi, câu đố liên quan đến tri thức được học trên lớp kết hợp với vui văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
-Các câu hỏi, câu đố, bài toán vui và các câu hỏi phụ có liên quan .
-Đáp án của các câu hỏi, câu đố trên.
-Bản quy ước về thang chấm điểm( Ví dụ: cho điểm 10 khi trả lời đúng các câu hỏi câu đố bái toán..... hoặc khi trình bầy tốt các tiết mục văn nghệ hay, các câu hỏi phụ...). Tuỳ kết quả cụ thể mà ban giám khảo cho điểm chính xác tới điểm trở lên.
b)về tổ chức
Giáo viên chủ nhiệm đề nghị với giáo viên bộ môn có liên quan giúp đỡ chuẩn bị câu hỏi, câu đố, bài toán vui.... cho hội viu học tập.
-Học sinh suy nghĩ tìm hướng giải đáp các câu hỏi, câu đố, bài toán....theo nội dung trên. Chuẩn bị sãn tiết mục văn nghệ( thơ ca kể chuyện) để tham gia hoạt động.
-Phân công các học sinh khá, giỏi chuẩn bị trình bày kinh nghiệm, phương pháp học tập tốt của mình trong buổi hoạt động.
-Mòi thầy cô dạy các bộ môn liên quan làm cô vấn giúp học sinh giải đáp các vấn đề khó.
-Phân công người dẫn chương trình, phân công trang trí, chuẩn bị cây hoa,....
4. Tiến hành hoạt động
a)Khởi động
-Hát tập thể.
-Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu các thầy giáo, cô giáo đến dự và làm cố vấn cho hoạt động của lớp.
-Giới thiệu ban giám khảo và mời các giám khảo lên vị trí làm việc.
b)Cuộc thi
-Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố.
-Học sinh sung phong trả lời trước, sẽ được người dẫn chương trình mời tham gia.
-Ban giám khảo(có thể hỏi thêm câu hỏi phụ) chấm điểm và ghi công khai điểm lên bảng(học sinh ở tổ nào thì tên và điểm sẽ ghi ở vị trí tổ đó).
-Nếu học sinh trả lời sai hoặc không trả lời được, các thành viên khác trong lớp có thể giơ tay xin trả lời và cũng được chấm điểm; điểm sẽ ghi vào vị trí tổ mình.
-Trong quá trình hoạt động, người dẫn chương trình có thể xen kẽ mời một bạn nào đó lên trìh bày kinh nghiệm, phương pháp học tập của mình để cùng trao đổi. Hoặc mời trình diễn các tiết mục văn nghệ.
-Những vấn đề học sinh không trả lời được hoặc trình bày không rõ, người dẫn chương trình mời thầy cô trong ban cố vấn giúp đỡ.
5. kết thúc hoạt động
-Giám khảo công bố kết quả vđiểm số của từng tổ và các cá nhân có điểm cao nhất trong lớp.
-Người dẫn chương trình mời giáo viên chủ nhiệm lên trao phần thưởng cho các tổ và cá nhân đạt điểm cao.
-Nhận xét tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của lớp.
GIỚI THIỆU truyền thống cách mạng quê hương
1. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
-Hiểu những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình.
-Có ý thức tự hào về quê hương, đất nước và thêm yêu Tổ quốc.
-Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
-Những truyền thống kiên cường, bất khuất đấu tranh cách mạng chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương.
-Những thành tựu trong xây dựng, đổi mới quê hương em hiện nay.
-Những bài báo, bài ca, bài thơ... viết về quê hương.
b)Hình thức hoạt động
Sưu tầm, tìm hiểu và trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu về “ truyền thống cách mạng quê hương em”.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
-Những tư liệu sưu tầm được( như sách báo, thơ ca, tranh ảnh...) về truyền thống cách mạng ở quê hương.
-Phấn, bảng, giấy màu trang trí.
-Một số tiết mục văn nghệ.
b)về tổ chức
-Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động, hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu sách báo, tranh ảnh, thơ ca về truyền thống quê hương qua nhiều nguồn và đặc biệt có có thể tìm hểu ở nhà truyền thống quê hương ( phường, xã...).
-Phân công các tổ trưởng đôn đốc, nhắc nhở và tập hợp tư liệu sưu tầm, tìm hiểu từ các tổ viên.
-Các tổ tập hợp tư liệu, phân loại, phân công các tổ viên trình bày kết quả từng mặt về thành tựu, truyền thống cách mạng quê hương mà tổ sưu tầm được.
-Hội ý cán bộ lớp, cán bội chi đội để xây dựng và thống nhất chương trình hoạt động.
-Cử người( có thể Chi đội trưởng) điều khiển chương trình.
-Phân công người chuẩn bị và điều khiển chương trình văn nghệ.
-Phân công ( tổ , nhóm ) trang trí.
-Dự kiến mời đại biểu ( nên mời đại biểu ở địa phương).
4. Tiến hành hoạt động
a) khởi động
-Hát tập thể bài Màu áo chú bộ đội( nhạc và lời Nguyễn Văn Tý).
-Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu.
b) Báo cáo kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương em.
-Người dẫn chương trình lần lượt mời các tổ (hoặc các tổ xung phong) lên trình bày.
-Đại diện tổ trình bày khái quát kết quả sưu tầm, hiểu được(về số lượng tư liệu, tranh ảnh và nội dung).Sau đó các tổ viên sẽ trình bày cụ thể từng vân đề( Ví dụ: Kể một câu truyện về gương hi sinh dũng cảm hoặc gương lao động sản xuất giỏi bảo vệ, xây dựng quê hương; đọc một bài thơ; hát một bài hát; giới thiệu tranh ảnh; các số liệu về thành tích mà quê hương em đạt được...).
-Khi một vấn đề được trình bày, báo cáo, người dẫn chương trình khéo léo gợi mở, động viên các học sinh khác trong lớp có ý kiến bổ sung, phát triển thêm....
-Các tổ khác lên trình bày; tránh nhắc lại các tư liệu mà bạn đã nêu, chỉ nên bổ xung những gì còn thiếu.
-Sau khi các tổ báo cáo xong, người dẫn chương trình có thể tóm tắt khái quát 
“ truyền thống cách mạng quê hương” và mời đại biểu phát biểu ý kiến.
c)Chương trình văn nghệ
Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp: đơn ca, tốp ca, ngâm thơ...
5. kết thúc hoạt động
-Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động.
-Cám ơn đại biểu và tuyên bố kết thúc.
Ngày 12/12/2015
 nghe nói truyện về ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam và ngày quốc phòng toàn dân 22-12
1. Yêu cầu giáo dục
Gúp học sinh:
-Hiểu ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân( 22-12) trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Biết ơn, tự hào về sự trưởng thành và lớn mạnh của quân đội cũng như lực lượng quốc phòng của ta.
-Rèn luyện kĩ năng trình bày; biết lăng nghe, biết phân tích, tổng hợp và chọn lọc thông tin.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
-Nội dung và ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân(22/12)
-Các chặng đường lịch sử vẻ vang của quân đội và lực lượng vũ trang nói chung.
b)Hình thức hoạt động
-Nghe nói chuyện.
-Hỏi và trao đổi.
-Văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
-Các tư liệu về truyền thống quân đội và lực lượng vũ trang nói chung.
-Bản đồ, sơ đồ,tranh ảnh có liên quan.
-Phấn, bảng trang trí, tiêu đề.
b)về tổ chức
-Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề hoạt động, yêu cầu mọi học sinh tìm đọc trước các tư liệu về truyền thống quân đội và lực lượng vũ trang nói chung.
-Dự kiến mời người nói chuyện(anh hùng, cán bộ quân đội, cựu chiến binh, xã đội trưởng....)
-Phân công người điều khiển, xây dựng chương trình hoạt động.
-Cán sự văn nghệ chuẩn bị chương trình văn nghệ.
4. Tiến hành hoạt động
-Hát tập thể.
-Tuyên bố lí do và giới thiệu đaịi biểu.
-Giới thiệu báo cáo viên và mời báo cáo viên lên nói chuyện với lớp.
a)nghe nói chuyện, hỏi và trao đổi
-Báo cáo viên nói chuyện(người nói chuyện có thể dùng sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh...và nói chuyện ngắn gọn về những thông tin cơ bản đã chọn lọc để hấp dẫn, thu hút sự chú ý của học sinh).
b)Văn nghệ
Cán sự văn nghệ điều khiển lớp thể hiện một tiết mục văn nghệ. Cả lớp cùng tham gia.
5. kết thúc hoạt động
-Người điều khiển mời một bạn đại diệnlớp lên phát biểu của mình sau buổi nói chuyện.
-Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu
-Nhận xét kết quả buổi hoạt động
THI hát về anh bộ đội cụ hồ
1. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
-Biết và hiểu thêm các bài hát về anh bộ đội, về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước đó động viên và phát huy phong trào văn nghệ của lớp.
-Thêm tự hào và yêu mến anh bộ đội, tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc
-Bồi dưỡng kĩ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ và tính mạnh dạn và tự tin.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
Những bài hát, bài thơ....về anh bộ đội, về quê hương, đất nước do học sinh sưu tầm hoặc sáng tác.
b)Hình thức hoạt động
-Những tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị theo các nhóm, tổ, cá nhân.
-Nhạc cụ đơn giản: đàn, kèn, trống, trang phục (nếu có).
-Bản giới thiệu chương trình biểu diễn văn nghệ đã được xây dựng dùng cho người điều khiển chương trình.
b)về tổ chức
-Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu mỗi tổ chẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
-Đội văn nghệ của lớp chuẩn bị các tiết mục và làm hạt nhân cho chương trình biuuẻ diễn của lớp.
-Cử người phụ trách văn nghệ của lớp dẫn chương trình.
-Các tổ và đội văn nghệ có kế hoạch tập luyện.
-Phân công trang trí.
-Dự kiến mời đại biểu.
4. Tiến hành hoạt động
-Nêu lí do và giới thiệu đại biểu.
-Người dẫn chương trình lần lượt mời các “ca sĩ” của lớp lên đơn ca. Xen kẽ là tiết mục văn nghệ của các tổ.
-Sau mỗi tiết mục được trình diễn, có thể tặng hoa cho các bạn để tạo không khí vui vẻ và đoàn kết.
5. kết thúc hoạt động
-Cả lớp hát một bài tập thể.
-Người dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động, cảm ơn đại biểu và các bạn.
Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm
1.Học sinh tự đánh giá
Tốt	Khá	Trung bình	Yếu
2.Tổ đánh giá, xếp loại
Tốt	Khá	Trung bình	Yếu
3.Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại
Tốt	Khá	Trung bình	Yếu
Chủ điểm tháng 1-2
Mừng đảng, Mừng xuân
Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh:
-Ghi nhớ công ơn của Đảng và những nét đẹp trong truỳen thống văn hoá của quê hương, của dân tộc.
-Tự hào và tin tưởng Đảng, càng thêm yêu và gắn bó với quê hương,đất nước.
-Biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
Ngày 16/1/2016
 kế hoạch rèn luyện, phấn đấu trong học kì II
1. Yêu cầu giáo dục
Gúp học sinh:
-Hiểu được nội dung, biện pháp, kế hoạch rèn luyện phấn đấu của lớp để đạt được kết quả tốt cuối năm học.
-Có thái độ nghiêm túc, có ý chí quyết tâm phấn đấu tiến bộ.
-Tích cực thực hiện các kĩ năng, các phương pháp học tập và rèn luyện theo kế hoạch của lớp.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
-Các chỉ tiêu phấn đấu của lớp về học tập, về rèn luyện đạo đức trong học kì II
-Các biện pháp và kế hoạch cụ thể.
b)Hình thức hoạt động
Thảo luận thống nhất biện pháp và kế hoạch.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
-Các bản kế hoạch và biện pháp phấn đấu của các tổ.
-Bản kế hoạch và biện pháp phấn đấu của lớp.
-Các câu hỏi thảo luận.
b)về tổ chức
-Giáo viên chủ nhiệm cố vấn cho cán bộ lớp xây dựng kế hoạch, xác định các chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong học kì II.
-Trên cơ sở bản dự thảo kế hoạch của lớp, các tổ trưởng xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp hành động của tổ.
-Cử lớp trưởng điều khiển hoạt động.
-Giáo viên chủ nhiệm cùng lớp trưởng xây dựng hệ thống các câu hỏi để lớp thảo luận.
-Phân công thư kí lớp ghi biên bản thảo luận.
-Chuẩn bị chương trình văn nghệ.
4. Tiến hành hoạt động
a)Khởi động
-Hát tập thể.
-Nêu lí do và yêu cầu của hoạt động.
b)Thảo luận biện pháp, kế hoạch
-Lớp trưởng nêu các chỉ têu phấn đấu của lớp trong học kì II một cách cụ thể ( ví dụ: về kết quả học tập bao nhiêu phần trăm đạt khá, giỏi; không có điểm kiểm tra miệng dưới 5...; về đạo đức bao nhiêu phần trăm tốt, khá, không có hạnh kiểm yếu...; về kỉ luật không có đi muộn, không có quay cóp...) và cho lớp thảo luận từng chỉ tiêu để đi tới nhất trí.
-Lớp trưởng tiếp tục nêu các biện pháp rèn luyện của lớp và kế hoạch thực hiện v.v...
-Sau khi lớp đã nhất trí về biện pháp thực hiện kế hoạch, lớp trưởng đề nghị các tổ trưởng thể hiện quyết tâm của tổ.
-Lần lượt các tổ trưởng nêu chỉ tiêu và biện pháp rèn luyện của tổ mình.
c)Chương trình văn nghệ
Một số tiết mục văn nghệ do cán sự văn nghệ của lớp điều khiển.
5. Kết thúc hoạt động
-Lớp trưởng tổng kết thảo luận của lớp.
-Thư kí thông qua biên bản, lấy biểu quyết.
Ngày 15/1/2016
ngày xuân và nét đẹp truyền thống quê hương
1. Yêu cầu giáo dục
Gúp học sinh:
-Hiểu những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, của dân tộc ngày xuân, ngày tết.
-Tự hào về quê hương, về phong tục truyền thống tốt đẹp.
-Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
-Những phong tục, truyền thống văn hoá ngày xuân, ngày tết của quê hương, đất nước qua sách báo, ca giao, tục ngữ, câu thơ, bài hát, điệu múa, tranh ảnh và qua các truyện kể.... mà học sinh được đọc, được nghe. 
-Qua những trải nghiệm thực tế mà học sinh được biết.
b)Hình thức hoạt động
Thi trình bày và kết quả sưu tầm, tìm hiểu giữa các tổ.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
-Các tư liệu sưu tầm được.
-Các bài viết từ thực tế và từ các truyện được nghe kể có liên quan đến chủ đề hoạt động.
-Phấn, bảng, giấy mầu trang trí.
-Phần thưởng cho các tổ đạt điểm cao.
b)về tổ chức
-Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu tư liệu từ các nguồn khác nhau: ca giao, tục ngữ, thơ, bày hát, sách báo, tranh ảnh, phát thanh, truyền hình....
-Phân công các tổ trưởng đôn đốc các tổ viên sưu tầm, tập hợp, trang trí, trưng bày...
-Các tổ cử các đại diện báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu.
-Cử ban giám khảo(khoảng 3 học sinh ); giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp ban giám khảo xây dựng thang điểm và thống nhất cách chấm điểm.
-Có thể mời thêm giáo viên dạy môn Ngữ văn làm cố vấn cho hoạt động.
-Phân định vị trí để các tổ trưng bày kết quả sưu tầm.
-Phân công người điều khiển chương trình hoạt động.
-Chuẩn bị chương trình văn nghệ và cử người điều khiển chương trình văn nghệ.
-Phân công nhóm trang trí.
-Chuẩn bị phần thưởng.
-Mời đại biểu dự.
4. Tiến hành hoạt động
a) khởi động
-Hát tập thể.
-Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu.
-Giới thiệu ban giám khảo, mời các ban giám khảo lên làm việc.
b) Trơng bày và giới thiệu kết quả sưu tầm
-Theo sự hướng dẫn của người điều khiển, các tổ khẩn trương trưng bày kết quả sưu tầm tư liệu của tổ mình tại vị trí được phân công. Thời gian trưng bày là 5 phút.
-Lần lượt các tổ cử đại diện giới thiệu một cách khái quát kết quả sưu tầm về số lượng, nội dung và minh hoạ một vài nội dung cụ thể như: bài thơ, bài hát, tranh ảnh, ca dao, tục ngữ.... nói về những phong tục, truyền thống tốt đẹp ngày xuân và ngày tết của quê hương, đất nước( mỗi tổ cử người minh hoạ 3 nội dung, tổ sau không lặp lại nội dung tổ trước đã trình bày).
-Giám khảo chấm điểm các tổ và ghi lên bảng.
-Trong quá trình các tổ trình bày, vấn đề nào gặp khó khăn hoặc chưa rõ, người điều khiển sẽ mời thầy, cô cố vấn giúp đỡ.
c) Chương trình văn nghệ
Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ để tạo không khí vui tươi, sôi nổi cho hoạt động của lớp.
5. Kết thúc hoạt động
-Người điều khiển công bố tổng số điểm các tổ đạt được và mời giáo viên chủ nhiệm lên phát phần thưởng cho các tổ.
-Nhận xét và kết thúc hoạt động
Ngày 1/2/2016
gương sáng đảng viên quê hương em
1. Yêu cầu giáo dục
Gúp học sinh:
-Tìm hiểu về cuộc đời, phẩm chất và thành tích của những đảng viên ưu tú trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
-Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các đảng viên ưu tú.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
-Truyền thống cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
-Gương các đảng viên ưu tú.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
-Các tư liệu về truyền thống cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương.
-Các tư liệu về những đảng viên ưu tú có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng ở quê hương.
-Các câu hỏi thảo luận như: Những truyền thống nổi bật ở quê hương? Đảng viên X đã dũng cảm hi sinh như thế nào?Tại sao?Bạn học tập ở tấm gương đảng viên X?...
b)về tổ chức
Giáo viên chủ nhiệm Thông báo cho học sinh về nội dung và hình thức hoạt động “Nghe nói chuyện về đảng viên ưu tú ở địa phương”
-Yêu cầu mọi học sinh đều tham gia thảo luận sau khi nghe nói chuyện.
-Dự kiến mời báo cáo viên là đảng viên lão thành hoặc cán bộ lãnh đạo ở địa phương.
-Cử lớp trưởng hoặc chi đội trưởng điều khiển.
-Cán sự văn nghệ chuẩn bị chương trình văn nghệ.
-Mời đại biểu.
-Phân công kẻ tiêu đề, trang trí chuẩn bị hoa và khăn bàn.
4. Tiến hành hoạt động
a)khởi động
-Hát tập thể bài Đảng đã cho ta một mùa xuân.
-Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu.
-Giới thiệu báo viên.
b)Nghe nói chuyện và thảo luận
-Người điều khiển mời báo cáo viên lên nói chuyện với lớp.
-Báo cáo viên nói chuyện về tình hình địa phương, về truyền thống cách mạng và các đảng viên ưu tú...
-Sau khi nghe báo cáo viên nói chuyện, người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi: 
( Có thể chỉ định hoặc lấy tinh thần xung phong phát biểu ý kiến).
Sau khi mỗi câu hỏi được thảo luận, người điều khiển chốt lại các ý chính.
c)Chương trình văn nghệ
Người điều khiển chương trình văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi văn nghệ như: Hát nối, hát liên khúc
5. Kết thúc hoạt động
-Người điều khiển mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến, giáo viên chủ nhiệm tổng kết buổi nghe nói chuyện và cảm ơn báo các viên.
-Người điều khiển nhận xét và tuyên bố kết thúc hoạt động.
Ngày 20/2/2016
chúng em ca hát mừng đảng, mừng xuân
1. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
Phát huy khả năng văn nghệ của lớp; củng cố cho học sinh niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương đất nước, về mùa xuân của dân tộc. Từ đó động viên học sinh phấn khởi, lạc quan, học tập tốt, rèn luyện tốt.
2.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
Những bài hát, bài thơ, điệu múa... ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
b)Hình thức hoạt động
Thi văn nghệ giữa các tổ.
3.Chuẩn bị hoạt động
a)Về phương tiện hoạt động
-Các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị.
-Một vài nhạc cụ như đàn, trống, sáo...
-Các câu hỏi thi(Ví dụ: bạn hãy trình bày một bài hát có hai từ “ mùa xuân”; bạn hãy hát một bài hat có từ “Đảng”; bạn hãy đọc một bài thơ, v.v...)
-Bản quy ước về thang điểm cho giám khảo.
-Phần thưởng.
b) về tổ chức
-Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu hoạt động, kế hoạch và thời gian tiến hành với cả lớp; hướng dẫn học sinh sưu tầm các bài thơ, bài hát, điệu múa về Đảng, về mùa xuân.
-Nêu hình thức thi cho các tổ chuẩn bị tập luyện.
-Cử ban giám khảo.
-Cử người dẫn chương trình.
-Chuẩn bị các câu hỏi thi và chương trình điều khiển.
-Phân công trang trí.
-Chuẩn bị phần thưởng.
-Mời đại biểu dự.
4. Tiến hành hoạt động
-Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
-Giới thệu ban giám khảo.
-Nêu thể lệ cuộc thi giữa các tổ sau mỗi câu hỏi, tổ nào cắm cờ báo hiệu trước sẽ thể hiện tiết mục của mình.
-Người dẫn chương trình nêu câu hỏi, ban giám khảo đánh giá, chấm điểm. Điểm cho được công khai ghi lên bảng.
5. kết thúc hoạt động
-Công bố tổng số điểm của các tổ và trao phần thưởng.
-Nhận xét ý thức, thái độ tham gia hoạt động của lớp và kết quả hoạt động tuyên bố kết thúc hoạt động.
đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm
1.Học sinh tự đánh giá
a)qua các hoạt động của chủ điểm “Mừng Đảng, mừng xuân”, em đã hiểu thêm được những gì về Đảng và công ơn của Đảng đối với quê hương? Em biết gì về các truyền thống văn hoá tốt 

File đính kèm:

  • docNgoai_gio_len_lop_6.doc
Giáo án liên quan