Giáo án GDCD 6 - Bài 9: Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Tiết 2)

3. Nhận biết các biểu hiện của hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân

a.Mục đích:

Giúp học sinh nhận diện các hành vi đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của công dân, từ đó có những hành động đúng đắn.

b.Phương pháp tổ chức trò chơi

c. Cách tiến hành:

Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi . Trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên chú ý quan sát và nhắc nhở học sinh thực hiện đúng yêu cầu đặt ra.

d. Kết luận:

 GV nhận xét : khen ngợi các em có hành vi đúng đắn, đồng thời giáo dục tư tưởng cho một số em chưa thực hiện đúng các hành vi.

 

docx7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 6 - Bài 9: Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Ngày soạn:
BÀI 9: MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
( TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1.Mục tiêu:
Sau bài học này, học sinh :
 – Nêu được một số quy định của pháp luật về những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân : Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
 – Phân tích được ý nghĩa của Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.đối với sự phát triển của mỗi công dân. 
– Phân biệt những hành vi đúng và hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
– Có ý thức tự giác thực hiện quyền của mình, biết bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại, đồng thời biết tôn trọng quyền của người khác. 
2.Các năng lực có thể hình thành, phát triển cho học sinh sau bài học:
 - Năng lực tự học (tự nghiên cứu thông tin trong bài; tự tìm kiếm và xử lí thông tin về vấn đề tự chăm sóc sức khỏe từ các nguồn, kênh khác nhau; trao đổi, thảo luận, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm cá nhân với thầy, với bạn;  từ đó để tự rút ra được những kiến thức, kĩ năng cần thiết về tự chăm sóc sức khỏe của bản thân).
 - Năng lực làm chủ bản thân (biết tự nhận thức được việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, tự xây dựng kế hoạch và kiên định thực hiện kế hoạch tự rèn luyện, chăm sóc sức khỏe bản thân).
 - Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các vấn đề, tình huống thực tiễn có liên quan đến việc rèn luyện, chăm sóc sức khỏe của bản thân).
- Năng lực tư duy phê phán (nhận xét, đánh giá các hành vi, việc làm tự chăm sóc sức khỏe của bản thân và của người khác).
 II.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH
 II - TÌM HIỂU QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM 
 Mục tiêu
– Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
 – Phân tích được ý nghĩa của Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.đối với sự phát triển của mỗi công dân. 
– Phân biệt những hành vi đúng và hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
– Có ý thức tự giác thực hiện quyền của mình, biết bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại, đồng thời biết tôn trọng quyền của người khác. 
 A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a.Mục đích: Khởi động – giới thiệu bài
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 Phương pháp quan sát
c.Cách tiến hành:
GV cho học sinh xem một đoạn vi deo về “ Bạo hành bé Như ý” ( Tư liệu )
? Em hãy nhận xét những hành vi của người cha dượng và mẹ ruột bé Như Ý mà các em vừa được quan sát. 
? Theo em bé Như Ý đã bị xâm phạm những quyền nào
d.Kết luận: 
 Hành vi của người cha dượng và mẹ ruột trong đoạn vi deo trên cho ta thấy việc đánh đập hành hạ gây thương tích cho bé Như Ý là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
 B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 1. Quan sát và trả lời câu hỏi 
a.Mục đích: Từ việc quan sát và nhận xét các hành vi trong đoạn vi deo về “ Bạo hành bé Như Ý” học sinh hiểu được công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm.
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp giải quyết vấn đề
 c.Cách tiến hành:
? Hành vi của người cha dượng và mẹ ruột bé Như Ý đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xử phạt theo luật pháp chứng tỏ điều gì. 
d.Kết luận: 
Tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là những gì quý giá nhất đối với mỗi con người và được pháp luật bảo hộ, bất kì ai cũng có quyền này, không phân biệt đối xử. Vì thế mọi việc xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người đều là phạm tội.
2.Tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân 
a.Mục đích: 
 Giúp học sinh hiểu được các qui định của pháp luật về quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
b.Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 Phương pháp giải quyết vấn đề
 Phương pháp thảo luận cặp đôi
 c.Cách tiến hành:
– Giáo viên cho học sinh nhận biết các điều luật thông qua việc quan sát các kênh hình và đọc thông tin về các quy định của Hiến pháp và Bộ luật Hình sự trong sách Hướng dẫn học. 
 – Giáo viên giải thích các điều luật, trong khi giải thích, giáo viên cần phân biệt và làm rõ cho học sinh hiểu theo quy định của pháp luật : 
+ Giết người, làm chết người là xâm phạm tới tính mạng của người khác 
+ Đánh người là xâm phạm tới thân thể của người khác 
+ Gây thương tích là xâm phạm tới sức khoẻ của người khác 
+ Làm nhục người khác là xâm phạm tới nhân phẩm của người đó 
+ Vu khống, vu cáo là xâm phạm tới danh dự của người khác.
 d.Kết luận: Học sinh biết được các điều luật về bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm trong Hiến pháp 2013 và Bộ luật hình sự năm 1999( sửa đổi bổ sung năm 2009)
3. Nhận biết các biểu hiện của hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân 
a.Mục đích: 
Giúp học sinh nhận diện các hành vi đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của công dân, từ đó có những hành động đúng đắn. 
b.Phương pháp tổ chức trò chơi
c. Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi . Trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên chú ý quan sát và nhắc nhở học sinh thực hiện đúng yêu cầu đặt ra. 
d. Kết luận:
 GV nhận xét : khen ngợi các em có hành vi đúng đắn, đồng thời giáo dục tư tưởng cho một số em chưa thực hiện đúng các hành vi.
4.Ý nghĩa của việc thực hiện quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân
a. Mục đích: 
 Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân và biết bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại.
b.Phương pháp tiến hành:
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp giải quyết vấn đề
c. Cách tiến hành:
 Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các bức ảnh trong sách Hướng dẫn học về các hành vi bảo vệ và các hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân và trả lời câu hỏi: 
– Ảnh 1 + 3 : hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. 
– Ảnh 2 + 4 : hành vi bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ của công dân.
Gv cho học sinh quan sát các kênh hình về tình huống vi phạm. Cho HS nhận xét các hành vi. Giúp học sinh biết cách bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm phạm
d. Kết luận:
 Thực hiện quyền bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân trong Hiến pháp sẽ tạo điều kiện cho mọi người được sống an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện.
 Khi tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm phạm, chúng ta phải kìm chế, bình tĩnh, lựa chọn cách ứng xử phù hợp. Khi cần, có thể báo cho người lớn, thầy cô giáo và cơ quan chính quyền địa phương. Trong trường hợp khẩn cấp, cần lên tiếng kêu cứu xung quanh và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền gần nhất để được giúp đỡ. 
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục đích:
 Giúp học sinh nhận thức được các hành vi bảo vệ và hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân
b. Phương pháp thực hiện
 Thảo luận nhóm
c. Cách tiến hành
 Thảo luận và nêu các ví dụ về hành vi bảo vệ và hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân vào bảng mẫu :
Hành vi bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân
Hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân
Trong gia đình
- Cha mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ con cái 
- Anh chị em yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau 
- Con cái kính trọng, nghe lời, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ
- Chửi bới, đánh đập, nhục mạ con cái 
- Anh chị em đánh, nói xấu nhau
Trong nhà trường
- Học sinh tôn trọng, biết ơn đối với thầy cô giáo 
- Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt
 - Tôn trọng các quyền của người khác
- Học sinh vô lễ với thầy, cô giáo
 - Bạo lực học đường
Ngoài xã hội
- Mọi người có ý thức tôn trọng quyền của bản thân và của người khác 
- Giải quyết các mâu thuẫn bằng hoà bình.
- Đánh, chửi nhau
 - Không tôn trọng quyền của người khác 
- Giải quyết các mâu thuẫn bằng vũ lực và lời nói không đẹp.
- GV có thể yêu cầu học sinh giải quyết một số tình huống giả định để học sinh đưa ra cách xử sự phù hợp.
d.Kết luận:
GV nhận xét kết quả của các nhóm và giúp học sinh lựa chọn cách xử sự tốt cho các tình huống
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Em hãy viết một bức thư cho người có thẩm quyền về các hiện tượng vi phạm nghiêm trọng quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ và đề xuất cách giải quyết của học sinh nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Em hãy nêu những biện pháp nhằm rèn luyện bản thân để có thể trở thành một công dân có ích, sống và học tập theo pháp luật.

File đính kèm:

  • docxBai_16_Quyen_duoc_phap_luat_bao_ho_ve_tinh_mang_than_the_suc_khoe_danh_du_va_nhan_pham.docx
Giáo án liên quan