Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài: Luyện tập chung oxi - oxit - Năm học 2019-2020

Hoạt động 2: Luyện tập

Bài tập 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau

Câu 1: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất:

A. Khí oxi tan trong nước. B. Khí oxi ít tan trong nước.

C. Khí oxi khó hoá lỏng. D. Khí oxi nhẹ hơn nước.

Câu 2: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, đặt đứng bình thu là nhờ dựa vào

tính chất

A. khí oxi nhẹ hơn không khí. B. khí oxi nặng hơn không khí.

C. khí oxi dễ trộn lẫn với không khí. D. khí oxi ít tan trong nước.

Câu 3: Sự oxi hoá chậm là:

A. Sự oxi hoá mà không toả nhiệt. B. Sự oxi hoá mà không phát sáng.

C. Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng. D. Sự tự bốc cháy.

Câu 4: Khi phân huỷ có xúc tác 122,5g KClO3, thể tích khí oxi thu được là:

A. 33,6 lít. B. 3,36 lít. C. 11,2 lít. D. 1,12 lít.

Câu 5: Số gam KMnO4 cần dùng để đièu chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) là:

A. 20,7g. B. 42,8g. C. 14,3g. D. 31,6g

pdf3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài: Luyện tập chung oxi - oxit - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HÓA 8 2019 - 2020 
LUYỆN TẬP CHUNG OXI - OXIT 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- HS có kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm. 
- HS biết phương pháp giải bài toán hỗn hợp. 
2. Kĩ năng 
Học sinh lập phương trình toán học bậc nhất một ẩn từ các dữ kiệu đề bài. 
3. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tính toán hóa học. 
B. CHUẨN BỊ 
GV: phiếu học tập. 
HS: Ôn lại các kiến thức về tính chất hoá học, điều chế hiđro, oxi trong phòng thí 
nghiệm. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của HS và GV Hoạt động của HS 
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ 
GV hướng dẫn cách giải bài toán hỗn 
hợp. 
Kiến thức cần nhớ 
Giả sử đốt cháy m(g) hỗn hợp A và B 
phải dùng hết V(l) khí oxi (đktc). Xác 
định % về khối lượng các chất ban đầu. 
Cách giải: 
+ Tính số mol của khí oxi đã dùng. 
+ Viết PTPU đốt cháy các chất. 
+ Dựa vào phương trình phản ứng lập PT 
toán học một ẩn(hoặc hệ PT bậc nhất 2) 
=> khối lượng của chất A và B. Từ đó ta 
tính được %mA ; % mB. 
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài tập 1: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau 
Câu 1: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất: 
A. Khí oxi tan trong nước. B. Khí oxi ít tan trong nước. 
C. Khí oxi khó hoá lỏng. D. Khí oxi nhẹ hơn nước. 
Câu 2: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, đặt đứng bình thu là nhờ dựa vào 
tính chất 
A. khí oxi nhẹ hơn không khí. B. khí oxi nặng hơn không khí. 
C. khí oxi dễ trộn lẫn với không khí. D. khí oxi ít tan trong nước. 
Câu 3: Sự oxi hoá chậm là: 
A. Sự oxi hoá mà không toả nhiệt. B. Sự oxi hoá mà không phát sáng. 
C. Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng. D. Sự tự bốc cháy. 
Câu 4: Khi phân huỷ có xúc tác 122,5g KClO3, thể tích khí oxi thu được là: 
A. 33,6 lít. B. 3,36 lít. C. 11,2 lít. D. 1,12 lít. 
Câu 5: Số gam KMnO4 cần dùng để đièu chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) là: 
A. 20,7g. B. 42,8g. C. 14,3g. D. 31,6g. 
GIÁO ÁN HÓA 8 2019 - 2020 
Câu 6: Đốt chấy 3,2g lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O2( đktc). Thể tích 
khi SO2 thu được là: 
A. 4,48lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít. D. 3,36 lít. 
Câu 7: Dãy chỉ gồm các oxit axit là 
A. CO, CO2, MnO2, Al2O3, P2O5. B. CO2, SO2, MnO, Al2O3, P2O5 
C. FeO, Mn2O7, SiO2, CaO, Fe2O3. D. Na2O, BaO, H2O, H2O2, ZnO 
GV chiếu bài tập yêu cầu HS đọc và 
phân tích bài toán. 
Bài tập 2 (A8): Đốt cháy hoàn toàn 20 
gam hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh phải 
dùng hết 6,72 lít khí oxi (đktc). Tính 
thành phần trăm về khối lượng mỗi chất 
trong hỗn hợp. 
- HS tìm số mol oxi tham gia phản ứng, 
đặt ẩn theo hướng dẫn. 
- HS tính toán theo ẩn x. 
Bài giải: 
Số mol của O2 = 0,3 (mol) 
Đặt khối lượng của lưu huỳnh là x. 
 khối lượng của sắt là 20 - x 
 nS = x/32 (mol) 
 nFe = (20 - x)/ 56(mol) 
Phương trình hoá học: 
 S + O2  SO2 
 x/32 x/32 (mol) 
 3Fe + 2O2  Fe3O4 
(20 - x)/56 3(20 - x)/28 (mol) 
Ta có phương trình toán học: 
3,0
28
)20(3
32



xx
Giải phương trình ta được: 
 x = 0,1 => mS = 3,2(g) 
 mFe= 16,8(g) 
%mS = 3,2. 100%/20 = 16% 
%mFe = 84% 
GV đề nghị HS đọc và phân tích bài 
toán. 
Bài tập 3 (A2). Đốt cháy hoàn toàn 3,6 
gam magie trong khí oxi. 
a. Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng? 
b. Nếu dùng kali clorat KClO3 (có xúc 
tác MnO2) để điều chế lượng khí oxi trên 
thì khối lượng kali clorat cần dùng là bao 
nhiêu? 
(O = 16 ; Cl = 35,5 ; K = 39 ; Mn = 55) 
- HS tìm số mol Mg tham gia phản ứng, 
và giải bài toán theo các bước. 
Bài giải: 
Tính số mol Mg: nMg = 3,6 : 24 = 0,15 
(mol) 
a. PTHH: 2Mg + O2 2MgO 
 2 : 1 : 2 
 0,15 -> 0, 075 (mol) 
=> VO2 (đktc) = 0,075 . 22,4 = 1,68 (l) 
b. PTHH: 
2KClO3 2KCl + 3O2 
 2 2 : 3 
0,05 <- 0,075 (mol) 
=> mKClO3 = n. M 
 = 0,05 . 122,5 = 6,125 (g) 
Hoạt động 3: Bài tập vận dụng 

ot

ot
GIÁO ÁN HÓA 8 2019 - 2020 
Bài 4: 
a. Đốt cháy hoàn toàn 21 gam một mẫu sắt không tinh khiết trong oxi dư người ta 
thu được 23,2 gam oxit sắt từ Fe3O4. Độ tinh khiết của mẫu sắt đã dùng là bao nhiêu 
phần trăm? 
b. Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá chứa 96% 
cacbon và 4% tạp chất không cháy. 
Hướng dẫn 
a. nFe3O4 = 0,1(mol) 
 3Fe + 2O2 
0t Fe3O4 
 0,3  0,1 (mol) 
 mFe = 16,8 (g) 
Độ tinh khiết của mẫu sắt: 16,8 : 21 = 80% 

File đính kèm:

  • pdfGiao an tong hop_12852778.pdf