Giáo án Hóa học 8 - Tiết 55, Bài 37: Axit - Bazơ - Muối (Tiết 2) - Lê Thị Hồng Vân

- GV: Viết lại các công thức muối ở phần kiểm tra bài cũ.

- GV: Em hãy nhận xét về thành phần của muối.

- GV: Yêu cầu HS rút ra định nghĩa.

- GV: Từ các nhận xét trên em hãy viết công thức chung của muối.

- GV: Gọi HS giải thích công thức.

- GV: Lập CTHH của các muối sau:

a. Cax(PO4)y

b. Fex(NO3)y

- GV: Nêu nguyên tắc gọi tên.

- GV: Gọi HS đọc tên các muối sau.

Al2SO4, NaCl, Fe(NO3)3

- GV: Hướng dẫn cách gọi tên muối axit.

- GV: Cho HS tên các gốc axit.

- GV: YC HS đọc tên 2 muối sau:

KHCO3, NaH¬2PO4

- GV: Em hãy nhận xét về thành phần của 2 chất sau: Na2CO3 và NaHCO3

- GV thuyết trình: Muối được chia làm 2 loại là muối axit và muối trung hòa.

- GV: Nêu định nghĩa 2 muối trên và cho ví dụ minh họa.

- GV: Nhận xét.

- GV: Giới thiệu về bảng tính tan cảu muối.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 55, Bài 37: Axit - Bazơ - Muối (Tiết 2) - Lê Thị Hồng Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết 55: Bài 37: AXIT – BAZƠ – MUỐI (T2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
+ Định nghĩa muối theo thành phần phân tử. 
+ Cách gọi tên muối. 
+ Phân loại axit, bazơ, muối. 
2. Kĩ năng 
+ Phân loại được muối theo công thức hóa học cụ thể.
+ Viết được CTHH của một số muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit. 
+ Đọc được tên một số muối theo CTHH cụ thể và ngược lại. 
+ Tính được khối lượng một số muối tạo thành trong phản ứng. 
3. Thái độ 
+ Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.
II. CHUẨN BỊ 
GV: Bảng phụ có tên muối và CTHH.
 Mẫu vật các loại muối.
HS: Xem trước bài mới. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Các chất sau thuộc loại chất gì? Gọi tên các loại chất đã biết:
NaOH; H2S; NaCl; CuO; Fe(OH)3; H3PO4; Al2(SO4)3; CaCO3.
2. Bài mới 
 Giới thiệu bài: Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về oxit, axit, bazơ. Còn các chất NaCl, CaCO3, Al2(SO4)3 được gọi là muối. Vậy muối có tính chất gì? Được phân loại như thế nào và gọi cách gọi tên như thế nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1. Muối
- GV: Viết lại các công thức muối ở phần kiểm tra bài cũ. 
- GV: Em hãy nhận xét về thành phần của muối.
- GV: Yêu cầu HS rút ra định nghĩa.
- GV: Từ các nhận xét trên em hãy viết công thức chung của muối.
- GV: Gọi HS giải thích công thức.
- GV: Lập CTHH của các muối sau:
a. Cax(PO4)y 
b. Fex(NO3)y
- GV: Nêu nguyên tắc gọi tên. 
- GV: Gọi HS đọc tên các muối sau.
Al2SO4, NaCl, Fe(NO3)3
- GV: Hướng dẫn cách gọi tên muối axit.
- GV: Cho HS tên các gốc axit.
- GV: YC HS đọc tên 2 muối sau:
KHCO3, NaH2PO4
- GV: Em hãy nhận xét về thành phần của 2 chất sau: Na2CO3 và NaHCO3
- GV thuyết trình: Muối được chia làm 2 loại là muối axit và muối trung hòa.
- GV: Nêu định nghĩa 2 muối trên và cho ví dụ minh họa. 
- GV: Nhận xét. 
- GV: Giới thiệu về bảng tính tan cảu muối.
- HS: NaCl, CaCO3, Al2(SO4)3
- HS: Trong thành phần phân tử của muối có nguyên tử kim loại và gốc axit.
- HS: Phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit
- HS: MXAY
- HS: Trong đó M là nguyên tử kim loại, A là gốc axit.
- HS: 
a. Ca3(PO4)2 
b. Fe(NO3)3
- HS: Tên muối: Tên Kim loại + tên gốc axit
Al2SO4: Nhôm sunfat
NaCl: natri clo rua 
Fe(NO3)3: Sắt III nitrat
- HS: KHCO3: 
Kali hiđrocacbonat 
NaH2PO4: 
natri đihiđrophophat
- HS: Nghe giảng 
- HS: Trả lời 
- HS: Lắng nghe. 
III. Muối
1. Khái niệm 
- Phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit
2. Công thức hóa học 
- MXAY
- Trong đó: M là nguyên tử kim loại, A là gốc axit
3. Tên gọi 
Tên kim loại (kèm hóa trị nếu KL nhiều hóa trị) + tên gốc axit.
VD : 
Al2SO4: Nhôm sunfat
NaCl: Natri clorua 
Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat
KHCO3: 
Kali hiđrocacbonat 
NaH2PO4: 
Natri đihiđrophophat
4. Phân loại: 2 loại 
- Muối trung hòa : Al2SO4, NaCl, Fe(NO3)3
- Muối axit: KHCO3, 
NaH2PO4
Hoạt động 2. Củng cố
- GV: Gọi HS nêu lại các khái niệm axit, bazơ, muối
- GV: Phát phiếu học tập cho HS làm
Bài tập: Cho 19,5g kẽm Zn tác dụng với axit clohiđric HCl thu được muối kẽm clorua và khí H2. Khối lượng muối sinh ra sau phản ứng là? 
- HS: Nhắc lại 
- HS: Làm bài tập vào phiếu học tập 
Bài tập: Lập công thức của các muối sau :
a. Canxi nitrat
b. Magiê clorua
c. Nhôm nitrat
d. Barisunfat
e. Canxiphotphat
f. Sắt (III) sun fat
Giải
Ca(NO3)2
MgCl
Al(NO3)3
BaSO4
Ca3(PO4)2
 f. Fe2(SO4)3
4. Dặn dò
- Làm bài tập về nhà: 6/ 130
- Ôn tập kiến thức bài: Axit – Bazơ – Muối.
- Xem trước bài thực hành để tiết sau thực hành.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 56: BÀI 39: BÀI THỰC HÀNH 6
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Thí nghiệm thể hiện tính chất hóa học của nước: nước tác dụng với Na , CaO, P2O5.
2. Kĩ năng
- Thực hiện các thí nghiệm trên thành công, an toàn, tiết kiệm.. 
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng. 
- Viết phương trình hóa học minh họa kết quả thí nghiệm. 
3. Thái độ
- Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và trong thực hành thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Hóa chất nước, Na, CaO, P2O5.
- Dụng cụ: Chén sứ, lọ thủy tinh, giấy lọc, đèn cồn.
2. Học sinh: 
- Ôn lại kiến thức và xem trước bài thực hành. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị bảng tường trình của học sinh. 
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức
- GV: Ổn định tổ chức lớp, nêu quy định của buổi thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị 
- GV: Nêu tính chất hoá học của nước ?
- GV: Hôm nay các em sẽ tiến hành làm các thí nghiệm chứng minh cho các tính chất đó
- HS: Ổn định lớp
- HS: Nước tác dụng với kim loại, oxit bazơ, oxit axit
- HS: Nghe giảng
Hoạt động 2: Thí nghiệm “ nước tác dụng với Natri”
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 
-GV: Yêu cầu HS nêu hiện tượng thí nghiệm
- GV: Vì sao quỳ tím chuyển sang màu xanh ?
- GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
- HS: Làm thí nghiệm theo nhóm
- HS: Miếng Na chạy trên mặt nước, có khí thoát ra và quỳ tím chuyển sang màu xanh 
- HS: Vì phản ứng giữa Na và nước tạo thành dung dịch bazơ
2Na + 2H2O 2NaOH +H2
1. Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với natri.
- Hiện tượng: Miếng Na chạy trên mặt nước, có khí thoát ra và quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Giải thích: Vì phản ứng giữa Na và nước tạo thành dung dịch bazơ
2Na+2H2O 2NaOH +H2
Hoạt động 3: Thí nghiệm “ nước tác dụng với vôi sống”
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2
- GV: Gọi HS nêu các bước làm. 
- GV: Gọi 1 nhóm nêu hiện tượng. 
- GV: Gọi HS viết phương trình phản ứng. 
- HS: Làm thí nghiệm 
- HS: Cho 1 mẫu vôi sống bằng hạt ngô vào bát sứ. Rót 1 ít nước vào vôi sống. Nhúng mẫu giấy quỳ tím vào. Quan sát
- HS: Mẫu vôi sống nhão ra, phản ứng toả nhiều nhiệt, mẫu giấy quỳ chuyển sang màu xanh. 
- HS: CaO+H2O Ca(OH)2
2. Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với CaO
- Hiện tượng: Mẫu vôi sống nhão ra, phản ứng toả nhiều nhiệt, mẫu giấy quỳ chuyển sang màu xanh. 
- Giải thích: 
CaO + H2O Ca(OH)2
Hoạt động 4: Thí nghiệm “ nước tác dụng với P2O5
- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3.
- Cho 1 lượng nhỏ phot pho đỏ vào muỗng sắt. Đốt photpho đỏ trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh muỗng sắt có chứa photpho đỏ đang cháy vào lọ oxi ( trong lọ đã có sẵn 3 ml nước). Lắc cho P2O5 tan hết trong nước. Cho mẫu giấy quỳ vào lọ và quan sát 
- GV: Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng 
- GV: Gọi HS viết phương trình phản ứng 
- HS: Làm thí nghiệm 
- HS: Photpho đỏ cháy sinh ra khói trắng. Miếng giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.
- HS: 
P2O5 + 3H2O 2H3PO4 
3. Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit.
- Hiện tượng: Photpho đỏ cháy sinh ra khói trắng. Miếng giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.
- Giải thích: 
P2O5 + 3H2O 2H3PO4 
Hoạt động 5: Dọn dẹp, nhận xét, dặn dò
- GV: Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, vệ sinh phòng thí nghiệm
- GV: Cho HS làm tường trình 
- GV: Dặn các em Chuẩn bị bài 40 "Dung dịch".
- HS: Làm theo hướng dẫn
- HS: Làm tường trình
 Quảng hòa, ngày tháng năm
 Tổ trưởng chuyên môn
 Nguyễn Thái Hợp

File đính kèm:

  • docBai_37_Axit_Bazo_Muoi.doc
Giáo án liên quan