Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 7

Bài 10: HÓA TRỊ(TT)

I. Mục tiêu.

1, Kiến thức:

 HS biết cách lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị.

 2, Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng viết ptpư và làm bài tập hoá.

3. Thái độ:

 Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc trong học tập.

II. Chuẩn bị.

 - Sách giáo khoa

 - Các phiếu học tập

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/09/2015 
Tiết thứ 13 	Tuần 7
Bài 10: HÓA TRỊ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
 - HS hiểu được hoá trị của nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử ).
 - HS hiểu và vận dụng được quy tắc về hoá trị trong hợp chất hai nguyên tố.
 - HS biết cách tính hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của hợp chất và hoá trị của nguyên tố kia (hoặc nhóm nguyên tử).
 - Biết cách lập CTHH và xác định được một công thức hoá học viết đúng hay sai.
 2. Kỹ năng.
 - Rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ và làm bài tập hoá học.
 - Rèn luỵên kỹ năng xác định hoá trị của nguyên tố trong hợp chất.
3. Thái độ: 
 -Giáo dục thái độ nghiêm túc trong học tập.
Chuẩn bị.
 1.Giáo viên: Phiếu học tập + Bảng một sách giáo khoa (trang 43).
 2. Học sinh: Học bài cũ và đọc trước bài mới.
III. Các bước lên lớp.
1.ổn định lớp.
 - ổn định lớp.
 - Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Viết CTHH của đơn chất và hợp chất? Nêu ý ngiã của công thức hoá học.
 - BT1, 2, 3 (tr.33, 34).
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
Hoá trị một nguyên tố dựa vào đâu?
- Người ta còn dựa vào khả năng liên kết với nguyên tố oxi để xác định hoá trị của nguyên tố.
Hãy xác định hoá trị của K, Zn, S trong K2O, ZnO, SO2.
GV: Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc hoá trị một số nguyên tố và nhóm nguyên tử tr.42.
Qua các kiến thức đã học em hãy rút ra kết luận hoá trị là gì?
- Dựa vào số nguyên tử H mà nguyên tử của nguyên tố đó liên kết được.
HS: Đưa ra kêt luận.
I. Hoá trị của môt nguyên tố được xác định bằng cách nào.
1. Quy ước.
 H hoá trị I.
- VD: 
HCl Cl: I
H2O O: II
NH3 N: III
CH4 C: IV
- Một nguyên tử nguyên tố liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì có hoá trị bấy nhiêu.
- Hoá trị của ô xi được xác định bằng hai đơn vị. Hoá trị của nguyên tố khác được xác định bằng khả năng lên kết của nguyên tố đó với ôxi.
VD: 
K2O K: I
ZnO Zn: II
SO2 S: IV
- XĐ hoá trị nhóm nguyên tử:
VD:
H2SO4 SO4: II
H3PO4 PO4: III
 2. Kết luận (SGK)
Hoạt động 2:
GV: Phát phiếu học tập
BT1: Điền kết quả vào bảng sau:
HChất
x.a
y.b
III II
Al2O3
 V II
P2O5
I II
H2S
So sánh tích x.a và y.b?
Đó chính là biểu thức của quy tắc. Quy tắc hoá trị phát biểu thành lời như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm để trả lời.
- Bằng nhau.
HS: Trả lời.
II. Quy tắc hoá trị.
1. Quy tắc :
 a b
Có hợp chất: AxBy
Biểu thức: x.a=y.b
- VD: 
 III I
 NH3 1.III = 3.I
 IV II
 CO2 1.IV = 2. II
 I I
NaOH ta có 1.I = I.1
 II I
Ca(OH)2 ta có 1.II = 2.I
Hoạt động 3:
GV: Đưa ra bài tập.
Gợi ý:
Viết lại biểu thức của quy tắc hoá trị?
Thay các thông tin đã biết vào?
Tính a?
GV đưa VD2.
GV chữa.
Lưu ý: Công thức H2SO3 số 3 là chỉ số của riêng nguyên tố O, chỉ số của nhóm SO3 là 1 nên người ta không cần ghi.
HS suy nghĩ làm bài.
Thực hiện theo gợi ý.
2. Vận dụng.
a. Tính hoá trị của một nguyên tố.
VD1: Tính hoá trị của S trong SO3.
Gọi hoá trị của S là a.
 1.a = 3.II
a = VI
VD2: Biết hoá trị của H là I, của O là II. Hãy xác định hoá trị của các nguyên tố khác:
a. H2SO3 
b. N2O5
c. MnO2
d. PH3
4. Củng cố:
 	 - Hệ thống lại kiến thức trong bài.
	 - Gọi HS nêu khái niệm về hoá trị và quy tắc hoá trị.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
	 - Học ghi nhớ sgk (trang 37).
	 - Làm bài tập 3 và 4 (trang 38).
	 - Đọc trước mục II. 2 / tr 36.
IV-Rút kinh nghiệm.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày soạn: 27/09/2015 
Tiết thứ 14 	Tuần 7 
Bài 10: HÓA TRỊ(TT)
I. Mục tiêu.
1, Kiến thức:
 HS biết cách lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị.
 2, Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng viết ptpư và làm bài tập hoá.
3. Thái độ: 
 Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị.
 - Sách giáo khoa 
 - Các phiếu học tập 
III. Các bước lên lớp.
1.ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
 - Hoá trị là gì? Phát biểu quy tắc hoá trị và viết biểu thức?
 - BT2, 4 (tr.37)
 3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS làm từng bước VD1.
B1: CTC
B2: Theo QTH: 
B3: Chuyển thành tỉ lệ
B4: công thức
HS làm theo hướng dẫn.
b. Lập CTHH của hợp chất theo quy tắc hoá trị.
- VD1 : Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi sắt hoá trị III và ôxi. 
B: CTC: FexOy
B: Theo QTH: 
 x.III = y.II
B3: Chuyển thành tỉ lệ : x/y = II/III = 2/3
B4: Vậy công thức là : Fe2O3
Hoạt động 2:
GV đưa VD2 gọi 2 HS lên làm tương tự. 
VD2: Lập CTHH của hợp chất gồm:
a. Kali (I) và nhóm CO3 (II).
b. Nhôm (III) và Nhóm SO4 (II).
2 HS lên bảng làm.
HS khác theo dõi bổ sung.
VD2: Lập CTHH của hợp chất gồm:
a. Kali (I) và nhóm CO3 (II).
b. Nhôm (III) và Nhóm SO4 (II).
 BG
a.
 I II
CTC: Kx(CO3)y
x.I = y.II
Chọn x = 2, y = 1 
CTHH: K2CO3
b. 
 I II
CTC: Alx(SO4)y
x.III = y.II
Chọn x = 2, y = 3
CTHH: Al2(SO4)
Hoạt động 3:
GV cho 4 nhóm làm nhanh BT3 ra bảng phụ.
VD3: Lập CTHH của hợp chất gồm:
Na(I) và S(II)
Fe(III) và OH(I)
Ca(II) và PO4(III)
S(VI) và O(II)
Các nhóm thảo luận nhanh ra nháp trả lời kết quả cuối cùng.
VD3: Lập CTHH của hợp chất gồm:
Na(I) và S(II)
Fe(III) và OH(I)
Ca(II) và PO4(III)
S(VI) và O(II)
BG
Na2S
Fe(OH)3
Ca3(PO4)2
SO3
4. Củng cố: 
 - Hãy cho biết các TCHH sau đúng hay sai và sửa sai:
a. K(SO4)2 b. CuO3
c. Na2O d. Ag2NO3
e. Al(NO3)2 f. FeCl3
g. Zn(OH)3 h. Ba2OH
 - Hệ thống lại kiến thức trong bài 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - Học kĩ bài.
 - Đọc bài đọc thêm SGK (39).
 - Nghiên cứu trước bài luyện tập 2 (trang 40 – 41)
IV. Rút kinh nghiệm 
Duyệt tuần 7
Ngày 28/09/2015

File đính kèm:

  • docTuần 7.doc