Giáo án Hóa học 9 - Bài 34: Luyện tập oxi và lưu huỳnh

PHT 1:so sánh các đặc điểm cấu hình e của oxi và lưu huỳnh

PHT 2:

o so sánh tính chất hóa học của nguyên tố oxi và lưu huỳnh(đơn chất oxi,đơn chất lưu huỳnh)

Nhóm 3:nghiên cứu phần II (Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh)

Nhiệm vụ của nhóm 3:thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 3.

 

docx9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Bài 34: Luyện tập oxi và lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 34: LUYỆN TẬP
OXI VÀ LƯU HUỲNH
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
HS nắm vững các kiến thức sau:
Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử,độ âm điện,SOXH của nguyên tố với tính chất hóa học của của oxi và lưu huỳnh.
Tính chất hóa học của hợp chất lưu huỳnh liên quan đến trạng thái SOXH của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất.
Dẫn ra các phản ứng hóa học để chứng minh cho những tính chất của các đơn chất oxi,lưu huỳnh và những hợp chất của lưu huỳnh.
2. Về kĩ năng:
Lập các phương trình hóa học liên quan đến đơn chất và hợp chất của oxi ,lưu huỳnh.
Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của oxi và lưu huỳnh và các hợp chất của nó.
Viết cấu hình electron nguyên tử của oxi và lưu huỳnh.
Giải bài tập định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh.
II.CHUÂN BỊ:
1.Giáo viên :
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị trước một số câu hỏi bài tập.
- Giáo án.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Phiếu học tập:
PHT số 1: so sánh các đặc điểm cấu hình e của oxi và lưu huỳnh
Oxi
Lưu huỳnh
Cấu hình e
1s22s 22p4
1s22s 22p63s23p4
Giống nhau
Có độ âm điện lớn, 6 e lớp ngoài cùng.
Ở trạng thái cơ bản có 2e độc thân.
Khác nhau
 không có phân lớp d
 có phân lớp d nên khi bị kích thích nó chuyển về các trạng thái sau:
1s22s22p63s23p33d1"S+4
1s22s22p63s13p33d2"S+6
Độ âm điện
3,4(<F)
2,8(<F,O,Cl)
PHT số 2: so sánh tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh
Oxi
Lưu huỳnh
Giống nhau
Đều có tính oxi hóa mạnh.
O2 + 4e " 2O-2
S + 2e " S-2
Thể hiện :khi tác dụng mạnh với kim loại,H2 và hợp chất
Khác nhau
Không có tính khử
Có tính khử
khi tác dụng với phi kim:F2,O2;và H2SO4
S
Khả năng phản ứng
Tác dụng hầu hết các kim loại, phi kim và nhiều hợp chất
Tác dụng với nhiều kim loại , một số phi kim.
Kết luận
Chỉ có tính oxi hóa. 
O2 + 4e " 2O-2
 Vừa có tính oxi hóa và tính khử
 S-2 S0 S+4,S+6
PHT số 3:So sánh trạng thái oxi hóa,tính chất hóa học các hợp chất của lưu huỳnh
Trạng thái oxi hóa
-2
+4
+6
+6
CT hợp chất
H2S
SO2
SO3
 H2SO4
Tính chất hóa học
-Tính axit (rất yếu)
-Tính khử mạnh
S-2 S0, S+4,S+6
Tính oxi hóa và tính kh
 S-2,S0 S+4 S+6
-Là oxit axit
-tính oxi hóa
-Tínhaxit (mạnh)
-Tính oxi hóa mạnh 
 S+4 S+6
 S0
 S-2
2.Học sinh:
- Tổng kết lí thuyến của chương và chuẩn bị kĩ nội dung ôn tập ở SGK .
III.PHƯƠNG PHÁP CHỦ ĐẠO:
- Đàm thoại,vấn đáp,chia nhóm nhỏ,thưc hành.
IV.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
3.Tiến trình dạy học
Thời gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập
Ở những tiết học trước chúng ta đã ngiên cứu nguyên tố oxi,lưu huỳnh và hợp chất về cấu tạo,tính chất vật lí,tính chất hóa học cũng như các phương pháp điều chế,bài hôm nay sẽ giúp các em củng cố lại kiến thức đã học,xem xét một cách có hệ thống,nắm vững kiến thức trọng tâm và vận dụng kiến thức đó đó để làm bài tập.Cô cùng các em học bài 34:Luyện tập:Oxi và lưu huỳnh
GV: giới thiệu các phần trong bài luyện tập(gv:treo PHT lên bảng)
GV:Để dễ dàng cho quá trình luyên tập cô sẽ chia lớp mình thành 3 nhóm
-Nhóm 1
-Nhóm 2	
Cùng ngiên cứu phần I.(cấu tạo ,tính chất của oxi và lưu huỳnh)
Nhóm 1,2 lần lượt hoàn thành phiếu học tập số 1,2
PHT 1:so sánh các đặc điểm cấu hình e của oxi và lưu huỳnh
PHT 2:
so sánh tính chất hóa học của nguyên tố oxi và lưu huỳnh(đơn chất oxi,đơn chất lưu huỳnh)
Nhóm 3:nghiên cứu phần II (Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh)
Nhiệm vụ của nhóm 3:thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 3.
GV: gọi đại diện mỗi nhóm lên bảng ghi kiến thức vào PHT.
Hoạt động 2:Tổng kết và vận dụng:
GV yêu cầu HS dõi kết quả và nhận xét kết quả của từng nhóm.
GV:Gọi 1 Hs bất kì nhận xét (nếu không có học sinh phát biểu nhận xét)
Giáo viên nhận xét,chỉnh sửa,bổ sung nội dung cho hoàn chỉnh , tổng kết lại bài và cho học sinh làm một số bài tập củng cố:
Bài 1:: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
 GV:Mời 2 học sinh lên bảng hoàn thành sơ đồ phản ứng trên
 HS 1:hoàn thành phản ứng (1) (4)
HS 2: hoàn thành phản ứng (5) (8)
Gv:mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn.
GV xem xét lại lần nữa bài làm của HS.Lưu ý các điều kiện của phản ứng.(nhắc hs ghi bài vào vở)
GV:Cho học sinh làm bài tập chạy ở bài tập 2.
GV: chấm điểm 2 HS nộp vở nhanh nhất.
GV:gọi 1 Hs lên bảng làm.
Bài 2:Hãy ghép cặp chất và tính chất của chất sao cho phù hợp
Chất
S
SO2
H2S
H2SO4.
Tính chất của chất.
Tính oxi hóa.
Tính khử.
Chất rắn có tính oxi hóa và tính khử.
Không có tính oxi hóa và tính khử.
Chất khí có tính oxi hóa và tính khử.
GV: Sửa bài tập và cho điểm 2 em HS nộp bài sớm nhất.(nhắc nhở hs ghi bài vào vở)
Bài 3: Cho 12(g) hỗn hợp Fe, Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư tạo 2,24(l) khí (đktc).Chất rắn còn lại hòa tan vừa đủ trong m(g) dung dịch H2SO4 98% thì thu được V(l) khí A (đktc).
Tính phần trăm các kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
Tính V?
GV: 
+sửa bài tâp,giới thiệu cho Hs biết đây là dạng bài tập hỗn hợp kim loại tác dụng với axit.
+ GV hướng dẫn độc lập với bài làm của HS sau đó so sánh và cho điểm(nhắc hs ghi bài vào vở)
Bài 4: (BT1 ,SGK trang 146)
Cho phương trình hóa học:
H2SO4đ + 8HI8I2 + H2S+4H2O
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất các chất?
H2SO4đ là chất oxi hóa, HI là chất khử.
HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.
H2SO4 oxi hóa HI thành I2 và nó bị khử thành H2S.
I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thanh HI.
GV yêu cầu học HS trả lời,sau đó giải thích, đọc đáp án,so sành đáp án HS và cho điểm
 Bài 5: (SGK trang 146)
Cho các phương trình hóa học sau:
SO2+2H2O+Br2HBr+H2SO4.
SO2+ H2O ⇌H2SO3‬‬.
SO2 +2KMnO4+2 H2OMnSO4+H2SO4+K2SO4.
SO2+2H2S3S+2H2O.
SO2 +O2⇌ 2SO3.
1.SO2 là chất oxi hóa trong các phản ứng hóa học sau :
A.a,b,e B.b,c C.d
2. SO2 là chất khử trong các phản ứng hóa học sau:
A.b,d,c,e B.a,c,e C.a,d,e
Hãy chọn đáp án đúng cho các trường hợp trên
GV yêu cầu học HS trả lời,sau đó giải thích, đọc đáp án,so sánh đáp án HS và cho điểm
Hoạt động 5:Dặn dò – Bài tập về nhà.
3,4,5,6,7,8 (SGK)
HS: trật tự và lắng nghe.
Nhóm 1:Thảo luận chung,rút ra đặc điểm cấu hình e,SOXH,đọ âm điện của oxi và lưu huỳnh và lên bảng điền thông tin vào PHT 1
Nhóm 2:Tương tự nhóm 1,thảo luận và lên bảng điền thông tin vào PHT 2
Nhóm 3:Thảo luận và lên bảng điền thông tin vào PHT 3
HS:nhận xét
HS:Lên bảng ghi đáp án:
.
HS:chạy lên nộp bài.
HS trả lời :
a-C
b-E
c-B
d-A
Bài 3:
HS thảo luận
D
HS trả lời:
1.Đáp án C
2.Đáp án B
**A.KIẾN THỨ CẦN NẮM VỮNG.
I.CẤU TẠO,TÍNH CHẤTCỦA OXI VÀ LƯU
HUỲNH.
Phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 2
II.TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯUHUỲNH
 Phiếu học tập 3
B.BÀI TẬP

File đính kèm:

  • docxhoa hoc 10cbluyen tap chuong 6 oxi va luu huynh.docx