Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 6

Bài 9: CÔNG THỨC HÓA HỌC

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

 - Biết được công thức hoá học dùng để biểu diễn chất, gồm 1 đơn chất hay hai ba (hợp chất) kí hiệu hoá học với các chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu (khi chỉ số là 1 thì không ghi).

 - Biết cách ghi công thức hoá học khi cho biết kí hiệu hay tên nguyên tố và số nguyên tử của nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.

 - HS biết mỗi công thức hoá học còn chỉ 1 phân tử của chất, trừ đơn chất kim loại. Từ công thức hoá học xác định những nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 phân tử và phân tử khối của chất, từ đó suy ra tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố tạo nên chất đó.

 2 . Kỹ năng:

 - Nêu đủ ý nghĩa của 1 công thức hoá học.

 - Tính phân tử khối suy ra tỷ lệ khối lượng các nguyên tố trong phân tử.

3. Thái độ:

- Giáo dục thái độ nghiêm túc trong học tập.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Hình vẽ mô hình phân tử đồng, nước, hidro, oxi, cacbonic.

2. Học sinh: Ôn kỹ bài phân tử và đọc trước bài mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/09/2015 
Tiết thứ 11 	Tuần 6
Bài 8: BÀI LUYỆN TẬP 1
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức : 
 - Hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm: Chất - đơn chất và hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học (kí hiệu hoá học và nguyên tử khối) và phân tử (phân tử khối).
 - Củng cố phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện các kỹ năng: Phân biệt chất và vật thể; tách chất ra khỏi hỗn hợp; theo sơ đồ nguyên tử chỉ ra các thành phần cấu tạo nên nguyên tử; một số nguyên tố hoá học.
3. Thái độ: 
-Giáo dục thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- Bảng hệ thống hoá kiến thức có ô để trống.
- Phiếu học tập và hệ thống câu hỏi.
III. Các bước lên lớp:
1.ổn định lớp:
- ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
 Hợp chất khác đơn chất ở điểm gì? Cho ví dụ?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV: Đưa ra bảng hệ thống hoá kiến thức.
GV: Cho HS hoạt động theo nhóm. Cử đại diện lên điền khái niệm vào ô trống. 
GV: Yêu cấu HS lấy ví dụ cho 4 ô trống cuối cùng. Sau đó bổ sung và nhận xét.
HS: Quan sát.
HS: Hoạt động theo nhóm rồi cử đại diện lên điền.
I. Kiến thức cần nhớ:
 1. Sơ đồ về mối quan hệ giũa các khái niệm 
(sgk / tr 29).
Hoạt động 2:
a. GV: Chất được tạo nên từ đâu?
GV: Khi nào được gọi là 1 chất tinh khiết? Tính chất của chất sẽ như thế nào?
Khi nào gọi là hỗn hợp?
Vậy tính chất của chất này sẽ ra sao?
Làm thế nào để tách riêng từng chất trong hỗn hợp ra được?
GV: Bổ sung và kết luận.
b. GV: Nguyên tử là gì? Thành phần nguyên tử gồm những gì? 
GV: Bổ sung và kết luận 
c. GV: Nguyên tố hoá học là gì?
GV: Phân tử đại diện cho cái gì? Phân tử là những hạt như thế nào?
GV: Phân tử khối tính như nào?
GV: Bổ sung và kết luận 
HS: Trả lời.
HS: Suy nghi trả lời
HS : Trả lời
HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
HS: Trả lời. 
2. Tổng kết về chất nguyên tử phân tử 
 a. Chất được tạo bởi nguyên tố hoá học.
 - Chỉ có 1 chất duy nhất ổn định nhất định. 
 - Nhiều chất trộn lẫn với nhau thì tính chất không ổn định, thay đổi tuỳ thuộc vào bản chất và tỉ lệ các thành phần.
 - Dựa vào mỗi chất có 1 tính chất riêng để tách chất khỏi hỗn hợp.
 b. Nguyên tử:
 Là những hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện.
 Thành phần gồm:
 - Proton (+)
 - Nơtron (không mang điện)
 - Electron (-)
 Số p = Số e 
 c. Nguyên tố hoá học - phân tử:
 - Nguyên tố hoá học là những nguyên tử cùng loại có cùng số p. NTK là khối lượng của 1 nguyên tử của 1 nguyên tố. 
 - NTK, PTK tính bằng đơn vị cácbon (đvc)
 - Phân tử là hạt rất nhỏ nó đại diện cho 1 chất nên nó mang đầy đủ tính chất hoá học của chất ấy.
 - Phân tử khối là khối lượng của 1 phân tử chất. 
Hoạt động 3:
Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm làm bài tập 2 và 3 vào giấy. 
GV: bổ sung và thống nhất đáp án.
BT thêm: Phân tử một hợp chất gồm một nguyên tử X liên kết với 4 nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử oxi.
Tính NTK của X cho biết tên, KHHH của X.
Tính % về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.
HS: Làm bài tập theo nhóm cử đại diện lên dán đáp án. Các nhóm nhận xét chéo nhau.
HS: Làm bài tập vào vở.
HS: Làm bài tập theo nhóm cử đại diện lên dán đáp án. Các nhóm nhận xét chéo nhau.
HS: Làm bài tập vào vở.
III. Bài tập :
 Bài 2 ( 31 )
Mg có p = 12, e = 12 có 3 lớp e số e ở ngoài = 2 
Mg và Ca giống nhau đều có 2e ở lớp ngoài.
 Bài 3 ( 31 )
 Mx2o = 31. 2 = 62 đvc 
 NTK của X = 62 - 12 = 46: 2 = 23
 X là Na
NTK của X = 16 – 4 = 12
X là Cacbon, KHHH là C
%C = 12/16 . 100% = 75%.
4. Củng cố: 
 GV hệ thống lại kiến thức 
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - Làm bài tập 4 và bài 5 vào vở.
 - Đọc trước bài công thức hoá học.
IV-Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 20/09/2015 
Tiết thứ 12 	Tuần 6 
Bài 9: CÔNG THỨC HÓA HỌC
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Biết được công thức hoá học dùng để biểu diễn chất, gồm 1 đơn chất hay hai ba (hợp chất) kí hiệu hoá học với các chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu (khi chỉ số là 1 thì không ghi).
 - Biết cách ghi công thức hoá học khi cho biết kí hiệu hay tên nguyên tố và số nguyên tử của nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.
 - HS biết mỗi công thức hoá học còn chỉ 1 phân tử của chất, trừ đơn chất kim loại. Từ công thức hoá học xác định những nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 phân tử và phân tử khối của chất, từ đó suy ra tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố tạo nên chất đó.
 2 . Kỹ năng: 
 - Nêu đủ ý nghĩa của 1 công thức hoá học.
 - Tính phân tử khối suy ra tỷ lệ khối lượng các nguyên tố trong phân tử.
3. Thái độ: 
- Giáo dục thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hình vẽ mô hình phân tử đồng, nước, hidro, oxi, cacbonic.
2. Học sinh: Ôn kỹ bài phân tử và đọc trước bài mới.
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định lớp.
- ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
Làm bài 4 (trang 31) 
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV: Treo mô hình Cu, H2, O2.
Các chất trên có phải đơn chất không? Tại sao?
Vậy theo em CTHH của đơn chất sẽ gồm mấy KHHH?
GV giới thiệu với HS cách biểu diễn cho đơn chất có dạng Ax
GV lấy một số VD cho HS theo dõi.
GV đặt câu hỏi gợi mở: Nhìn vào mẫu các chất em thấy: phân tử do mấy nguyên tử tạo nên? Vậy CTHH được viết như thế nào?
HS quan sát mẫu các chất nhận xét từ đó trả lời các câu hỏi của GV để tìm ra cách viết.
Nêu cách viết CTHH của các mẫu chất.
I. Công thức hoá học của đơn chất.
Gồm 1 nguyên tố hoá học 
 Công thức đơn chất: Ax
A: KHHH của nguyên tố tạo nên chất.
x: chỉ số (Số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử chất).
VD: 
- Cu
- O2, H2
- Đơn chất kim loại và một số phi kim thường là 1 còn đơn chất phi kim khí thì x thường là 2.
Hoạt động 2:
Nhắc lại khái niệm hợp chất?
Vậy theo em CTHH của hợp chất gồm bao nhiêu KHHH?
GV: Treo mẫu nước, muối ăn yêu cầu HS quan sát, nhận xét:
Nước và muối ăn do mấy nguyên tố tạo nên?
Mỗi nguyên tố có mấy nguyên tử trong một phân tử chất?
Rút ra cách viết CTHH của chất phân tử tạo bởi x nguyên tử A và y nguyên tử B?
GV phát phiếu học tập.
Nhắc lại.
Từ 2 KHHH trở lên.
Quan sát, nhận xét.
HS: Đưa ra công thức dạng chung và diễn giải các kí hiệu trong công thức đó.
II. Công thức hoá học của hợp chất. 
 - CT chung: AxBy hoặc AxByCz trong đó:
- A, B, C là kí hiệu nguyên tố tạo nên chất.
x,y,z là chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất.
VD: Nước: H2O; 
Natri clorua: NaCl
BT1:
Viết CTHH của các chất sau:
Khí metan (PTử có 1C và 4H)
Nhôm oxit (2Al, 3O).
Khí clo (2Cl).
Khí ozon (3O).
Hoạt động 3
GV: Đưa ra CTHH CO2 và hỏi HS:
Hãy cho biết khí cacbonic do những nguyên tố nào tạo nên?
Trong một phân tử khí cacbonic có mấy nguyên tử của mỗi nguyên tố?
GV hướng dẫn HS tính PTK của chất.
Qua VD vừa rồi em hãy rút ra ý nghĩa của CTHH?
GV: Đưa thêm 1 số ví dụ và cho HS hoạt động nhóm.
Nêu ý nghĩa của CTHH H2O
HS trả lời.
Tính PTK theo GV hướng dẫn.
Rút ra ý nghĩa của CTHH.
Hoạt động nhóm và nêu kết quả.
III. ý nghĩa của công thức hoá học.
1. VD: CO2
 Cho biết khí cacbonic:
Do C và O tạo nên.
Trong phân tử có 1C và 2O.
PTK = 12+2.16=32đvC
2. ý nghĩa của CTHH
 Biết được:
 - Nguyên tố nào tạo ra chất.
 - Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.
 - Phân tử khối của chất.
3. Lưu ý:
O2 khác với 2O
H2 khác với H2 trong H2SO4.
4. Củng cố:
- BT1: hoàn thành bảng sau:
CTHH
Số nguyên tử
PTK
SO3
1S, 3O
80
CaCl2
Ca, 2Cl
111
Na2SO4
2Na, S, 4O
142
AgNO3
Ag, N, 3O
170
- BT2: Tính PTK của: C2H6, Br2, MgCO3.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
	 - Học kỹ bài.
	 - Làm bài tập 3, 4 SGK ( 34).
	 - Nghiên cứu bài: Hoá trị (phần I).
IV-Rút kinh nghiệm.
Duyệt tuần 6
Ngày 21/09/2015

File đính kèm:

  • docTuần 6.doc