Giáo án Hóa học 8 bài 37: Axit – bazơ – muối ( tiết 3)

- Dựa vào thành phần gốc axit, muối được chia ra thành 2 loại: muối trung hòa và muối axit.

a. Muối trung hòa:

- Muối trung hòa là muối mà trong phân tử chứa gốc axit không có nguyên tử H.

- VD:

NaCl: natri clorua

FeSO4: sắt (II) sunfat

b. Muối axit:

- Muối axit là muối mà trong phân tử chứa gốc axit có nguyên tử H.

- VD:

Zn(HSO3)2

(kẽm hiđrosunfit)

KHCO3

(kali hiđrocacbonat)

NaH2PO4

(natri đihđrophotphat)

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 bài 37: Axit – bazơ – muối ( tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Hùng Vương	 Ngày soạn: 23/03/2015
Lớp: 8G Ngày dạy : 28/03/2015
Người soạn: Trương Đình Nhất	 
	 Tiết 55 Bài 37:	 AXIT – BAZƠ – MUỐI ( tiết 3)
I. Mục tiêu
Kiến thức
- Nắm được khái niệm muối là phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
- Biết viết công thức hóa học của muối và gọi tên chúng.
- Nắm được cách phân loại muối theo thành phần: muối được chia làm 2 loại là muối trung hòa và muối axit.
- Biết phân biệt muối với axit, bazơ.
Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng viết công thức hóa học của muối và gọi tên muối.
- Tính được khối lượng muối tạo thành trong phản ứng.
Thái độ
- Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học.
- Rèn luyện tư duy khoa học cho học sinh và thái độ học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Soạn giáo án trước ở nhà.
- Bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh
- Đọc trước bài ở nhà.
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp nêu - giải quyết vấn đề kết hợp với đàm thoại, thảo luận, gợi mở.
VI. Tiến trình dạy - học
Ổn định lớp (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Vệ sinh lớp
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu 1: Nêu khái niệm về bazơ và trình bày cách gọi tên bazơ?
Câu 2: Cho các hợp chất có công thức hóa học sau:
NaOH, HCl, H2SO4, Fe(OH)2, NaCl, CaSO4. Hãy cho biết những hợp chất nào là axit, bazơ và gọi tên?
Bài mới
Đặt vấn đề: (2 phút)
Như các em đã biết trong các phân tử axit, các nguyên tử H liên kết với gốc axit dễ bị thay thế bởi các nguyên tử kim loại.
VD:	2Na + 2HCl 2NaCl + H2
 Ca + H2SO4 CaSO4 + H2
Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử axit HCl bằng nguyên tử Na ta được NaCl và khi thay thế nguyên tử H trong phân tử H2SO4 bằng nguyên tử Ca ta được CaSO4. Người ta gọi những hợp chất có công thức hóa học như NaCl, CaSO4 là muối. Vậy thế nào là muối? Công thức hóa học của muối ra sao? Cách gọi tên và phân loại muối thế nào? Để biết được điều đó, hôm nay Thầy và các em cùng tìm hiểu nội dung còn lại của bài “Axit - Bazơ - Muối” (tiết 3)
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về “Muối” (28 phút)
GV: Ở tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu phần Muối.
GV: VD
NaCl: natri clorua
Na2S: natri sunfua
K2CO3: kali cacbonat
Ca3(PO4)2: canxi photphat
Zn(NO3)3: kẽm nitrat
GV: Những hợp chất trên được gọi là muối. Vậy muối là gì? Thầy và các em cùng tìm hiểu Khái niệm về muối.
GV: Em hãy nhận xét sự giống và khác nhau về thành phần phân tử của các muối trên?
GV: Qua đó, em hãy cho biêt phân tử muối gồm những thành phần nào?
GV: Vậy muối là gì ?
GV: Tại sao số nguyên tử kim loại và số gốc axit trong các phân tử muối không bằng nhau?
GV: Chú ý: Trong phân tử muối, số nguyên tử kim loại phụ thuộc vào hóa trị của gốc axit, còn số gốc axit phụ thuộc vào hóa trị của kim loại.
GV: Trong phân tử muối, số nguyên tử kim loại phụ thuộc vào hóa trị của gốc axit, còn số gốc axit phụ thuộc vào hóa trị của kim loại. Vậy công thức hóa học của muối được viết như thế nào?
GV: Vậy, với kim loại M và gốc axit X. Em hãy viết công thức hóa học tổng quát của muối?
GV: Công thức hóa học của muối gồm những thành phần nào?
GV: Trong công thức hóa học của muối, phần nào đứng trước, phần nào đứng sau?
GV: Nhận xét.
GV: Hoạt động theo nhóm. Em hãy viết công thức hóa học của muối tương ứng với các kim loại và gốc axit sau
Kim loại
Gốc axit
 (I)
 Na
(II)
Ca
 =CO3
(cacbonat)
 HCO3
 (hiđrocacbonat)
 =SO4 (sunfat)
Br (bromua)
 HSO3
 (hiđrosunfit)
 NO3 (nitrat)
 =H2PO4
(đihiđrophotphat)
 NO2 (nitrit)
GV: Nhận xét.
GV: Những hợp chất có công thức MbXa được gọi là muối. Vậy muối được gọi tên bằng cách nào và được phân loại ra sao?
GV: Lấy thêm VD về một số muối
ZnSO4: kẽm sunfat
AlCl3: nhôm clorua
KHCO3: kali hiđrocacbonat.
NaH2PO4: natri đihđrophotphat
GV: Các tên gọi trên có gì giống nhau?
GV: Em hãy rút ra cách gọi tên muối?
GV: Em hãy gọi tên muối có công thức hóa học sau: FeCl2, FeCl3.
GV: Vậy, đối với kim loại có nhiều hóa trị thì muối được gọi tên như thế nào?
GV: Cho các muối có công thức hóa học sau:
 ZnSO4 NaH2SO4
 FeCl3 KHCO3
 AlCl3 Fe(HSO3)3
GV: Em có nhận xét gì về thành phần gốc axit trong phân tử của các muối trên?
GV: Vậy, dựa vào thành phần gốc axit, muối được chia ra thành những loại nào?
GV: Vậy thế nào là muối trung hòa?
GV: Muối trung hòa là muối mà trong phân tử chứa gốc axit không có nguyên tử H. Vậy thế nào là muối axit?
GV: Vậy hóa trị của gốc axit chứa nguyên tử H được xác định thế nào?
GV: Nhận xét, bổ sung.
HS: Nhận xét
+ Giống nhau: Đều có nguyên tử kim loại và gốc axit.
+ Khác nhau: Số nguyên tử kim loại và số gốc axit không bằng nhau.
HS: Phân tử muối gồm nguyên tử kim loại và gốc axit.
HS: Muối là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
HS: Vì hóa trị kim loại và hóa trị của gốc axit trong các phân tử muối không giống nhau.
HS: Công thức hóa học tổng quát của muối: MbXa
HS: Công thức hóa học của muối gồm 2 phần: kim loại và gốc axit.
HS: Trong công thức hóa học của muối , phần kim loại đứng trước và gốc axit đứng sau.
HS: Nhận xét.
HS: Hoàn thành bảng.
HS: Nhận xét.
HS: Đều bắt đầu từ tên kim loại và kết thúc bằng tên gốc axit.
HS: Tên muối = tên kim loại + tên gốc axit.
HS: FeCl2: sắt (II) clorua
 FeCl3:Sắt (III) clorua
HS: Đối với kim loại có nhiều hóa trị thì:
Tên muối = tên kim loại + hóa trị của kim loại + tên gốc axit.
HS: Gốc axit của ZnSO4, FeCl3, AlCl3 không có nguyên tử H, còn gốc axit của NaH2SO4, KHCO3, Fe(HSO3)3 có nguyên tử H.
HS: Dựa vào thành phần gốc axit, muối được chia ra thành 2 loại: muối trung hòa và muối axit.
HS: Muối trung hòa là muối mà trong phân tử chứa gốc axit không có nguyên tử H.
HS: Muối axit là muối mà trong phân tử chứa gốc axit có nguyên tử H.
HS: Hóa trị của gốc axit chứa nguyên tử H = Số nguyên tử H đã bị thay thế bởi nguyên tử kim loại.
HS: Nhận xét.
III.MUỐI
Khái niệm
- Phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
- VD: NaCl, K2SO4, Fe2(SO4)3, Ca(HCO3)2
Công thức hóa học
- Công thức hóa học tổng quát của muối: 
A B
MbXa
 MxAn
+ A, B là hóa trị của kim loại M và gốc axit X.
+ a, b là số nguyên kim loại và số gốc axit.
- VD: 
Natri cacbonat: Na2CO3
Canxi hiđrocacbonat: Ca(HCO3)2.
3. Tên gọi và phân loại
- VD: 
KCl: kali clorua
ZnSO4: kẽm sunfat
FeCl3: sắt (III) clorua
- Cách gọi tên muối:
Tên muối = tên kim loại + tên gốc axit.
- Chú ý: Nếu kim loại có nhiều hóa trị thì:
Tên muối = tên kim loại + hóa trị của kim loại + tên gốc axit.
- VD: 
FeCl2: sắt (II) clorua
FeCl3:Sắt (III) clorua
- Dựa vào thành phần gốc axit, muối được chia ra thành 2 loại: muối trung hòa và muối axit.
Muối trung hòa:
- Muối trung hòa là muối mà trong phân tử chứa gốc axit không có nguyên tử H.
- VD:
NaCl: natri clorua
FeSO4: sắt (II) sunfat
Muối axit:
- Muối axit là muối mà trong phân tử chứa gốc axit có nguyên tử H.
- VD:
Zn(HSO3)2
(kẽm hiđrosunfit)
KHCO3
(kali hiđrocacbonat)
NaH2PO4
(natri đihđrophotphat)
- Cách xác định hóa trị của gốc axit chứa nguyên tử H
 H2PO4 + H
H3PO4 HPO4 + 2H
 PO4 + 3H
VD: 
KH2PO4: kali đihiđrophotphat
K2HPO4: kali hiđrophotphat
K3PO4: kali photphat
Hoạt động 2: Cũng cố bài học (5 phút)
GV: Bài tập 1. Gọi tên các hợp chất có công thức hóa học sau?
NaOH
NaSO3
HNO3
FeSO4
Al(NO3)
Ba(HCO3)2
GV: Bài tập 2. Viết công thức hóa học của các tên gọi sau.
Kẽm clorua
Magiê hiđrocacbonat
Bari sunfat
Canxi đihiđrophotphat
Natri photphat
Sắt (III) hiđrosunfit
HS: Tên gọi:
1. NaOH: natri hiđroxit
2. Na2SO3: natri sunfit
3. HNO3: axit nitric
5. FeSO4: sắt (II) sunfat
6. Al(NO3)3: nhôm nitrat
7. Ba(HCO3)2: bari hiđrocacbonat
HS: 
1. ZnCl2
2. Mg(HCO3)2
3. BaSO4
4. Ca(H2PO4)2
5. Na3PO4
6. Fe(HSO3)3
Hướng dẫn tự học (4 phút)
Bài vừa học:
- Học thuộc khái niệm về muối, viết công thức hóa học của muối, gọi tên và phân loại muối.
- Phân biệt muối với axit và bazơ.
- Làm các bài tập 6c trang 130 SGK.
b. Bài sắp học: LUYỆN TẬP 7
- Đọc và tìm hiểu nội dung “Kiến thức cần nhớ”.
- Chuẩn bị các bài tập 1, 2, 3 và 5 trang 133 - 134 SGK.
 GVHD 	 	SVTT	 
 Ngô Đức Thường 	 	 Trương Đình Nhất 

File đính kèm:

  • docBai_37_Axit__Bazo__Muoi_tiet_2_20150725_112110.doc