Giáo án Hóa học 11 - Chuyên đề: Ancol - Lê Kiều Trang

 3. Đồng phân của ancol

- Giáo viên nêu các loại đồng phân của ancol ngoài đồng phân mạch cacbon còn có đồng phân vị trí nhóm chức –OH.

- Viết các đồng phân của C4H10O và hướng dẫn cách viết đồng phân. Sau đó yêu cầu học sinh lên bảng viết đồng phân của C5H12O.

- Lưu ý cách viết kỹ hơn ở phần này để học sinh hiểu rõ viết đồng phân vì đây là bài đầu tiên về hợp chất hữu cơ có nhóm chức.

 4. Danh pháp ancol.

 - Giáo viên yêu cầu tìm hiểu cách đọc tên các ancol theo tên thông thường và tên thay thế. Lưu ý cách gọi của ancol và yêu cầu học sinh nhắc lại các bước để gọi tên một chất hữu cơ và khi có nhóm chức. Lấy một vài ví dụ về các ancol và đọc tên sau đó đưa ra cách gọi tổng quát của ancol.

 

doc11 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Chuyên đề: Ancol - Lê Kiều Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Lê Kiều Trang
Lớp: K38B-sư phạm hóa
Mã sinh viên: 125D1402120102
Lớp: tín chỉ mềm 1 chiều thứ 3 tiết 8910
Chuyên đề : Ancol (2 tiết)
I - Nội dung chuyên đề
Ancol: Định nghĩa, phân loại; đồng phân, danh pháp; đặc điểm cấu tạo; tính chất vật lí; tính chất hóa học; ứng dụng, điều chế. 
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu:
- Kiến thức
Nêu được :
+ Định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp của ancol.
+ Đặc điểm cấu tạo phân tử của ancol.
+ Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, tính tan; liên kết hiđro.
+ Tính chất hóa học của ancol: phản ứng thế hidro của nhóm –OH (gồm tính chất chung của ancol và tính chất đặc trưng của ancol có nhiều nhóm –OH liền kề nhau), phản ứng thế nhóm –OH của ancol (phản ứng với axit vô cơ và phản ứng với ancol tạo thành ete), phản ứng tách nước tạo thành anken, phản ứng oxi hóa (hoàn toàn và không hoàn toàn).
+ Các phương pháp điều chế ancol.
Giải thích được:
+ Từ công thức cấu tạo giải thích tính chất vật lý của ancol và một số tính chất hóa học.
+ Một số ứng dụng và hiện tượng trong đời sống .
- Kỹ năng:
 + Viết đúng công thức đồng phân ancol; biết cách đọc tên của ancol khi biết công thức cấu tạo và viết được công thức cấu tạo của ancol khi biết tên.
 +Vận dụng liên kết hiđro giải thích một số tính chất vật lí của ancol.
 +Vận dụng tính chất hóa học của ancol để giải đúng bài tập liên quan.
+ Tiến hành các thí nghiệm theo nhóm; biết cách quan sát, phân tích và giải thích các hiện tượng thí nghiệm.
- Thái độ
	+ Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học; 
	+ Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hóa chất, thiết bị thí nghiệm;
 + Ứng dụng ancol vào mục đích phục vụ đời sống con người;
- Định hướng các năng lực được hình thành:
	+ Năng lực tự học; năng lực hợp tác;
	+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; 
	+ Năng lực thực hành hoá học; 
	+ Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; 
	+ Năng lực tính toán hóa học;
	+ Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
2. Phương pháp dạy học
Khi dạy về nội dung này giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học sau:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
	- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận nhóm).
	- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, TBDH, tranh ảnh ), SGK.
	- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
	- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
3. Chuẩn bị của giáo viên (GV) và học sinh (HS)
3.1. Chuẩn bị của GV
- Một số video, hình ảnh về tính chất hóa học của ancol, ứng dụng ancol trong đời sống.
- Mô phỏng sơ đồ sản xuất ancol.
- Các hình ảnh về công thức cấu tạo của ancol.
3.2. Chuẩn bị của HS
- Ôn lại các bài đã học có liên quan: Rượu etylic (lớp 9), Ankan (lớp 11) 
- Nghiên cứu trước bài ancol, tìm hiểu phương pháp điều chế và những ứng dụng của ancol trong công nghiệp và đời sống.
4. Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề
Vào bài: GV giới thiệu vào bài bằng một video nói vê các ứng dụng của ancol trong cuộc sống và cho học sinh đoán xem đó là chất gì. Từ đó dẫn vào bài: “ hôm nay chúng ta cũng tìm hiểu về hợp chất này để biết các tính chất cũng như ứng dụng của nó trong đời sống”.
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1: Huy động kiến thức, kinh nghiệm đã có của HS 
Phiếu học tập số 1
- Hoạt động cá nhân:
	1. Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo khai triển và công thức cấu tạo thu gọn của rượu etylic.
	2. Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo thu gọn chung cho các chất thuộc dãy đồng đẳng của rượu etylic? Nhận xét về các ancol trong dãy đồng đẳng này (Có chứa nhóm chức gì? đơn chức hay đa chức? Là các hợp chất no hay không no? mạch hở hay mạch vòng?).
	3. Cho biết các tính chất hóa học của rượu etylic? Viết các phương trình hóa học minh họa.
	- Hoạt động nhóm: 
Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về quá trình làm việc cá nhân của em ở trên. 
	- Hoạt động cả lớp:
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả quá trình làm việc nhóm trong HĐ học tập 1.
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 2: Tìm hiểu về định nghĩa, phân loại, đồng phân, danh pháp của ancol.
 - GV yêu cầu HS nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết:
	1.Định nghĩa về ancol; 
	2. Phân loại ancol;
	Định nghĩa về ancol no, đơn chức, mạch hở;
	Công thức cấu tạo thu gọn và công thức phân tử chung của ancol no, đơn chức, mạch hở; viết được công thức cấu tạo của các ancol no, đơn chức, mạch hở, có số nguyên tử C ≤ 4.
Tiếp đó GV tổng kết lại kiến thức nhấn mạnh nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no thì đó mới là ancol để phân biệt với phenol trong bài sau.
 3. Đồng phân của ancol
Giáo viên nêu các loại đồng phân của ancol ngoài đồng phân mạch cacbon còn có đồng phân vị trí nhóm chức –OH.
Viết các đồng phân của C4H10O và hướng dẫn cách viết đồng phân. Sau đó yêu cầu học sinh lên bảng viết đồng phân của C5H12O.
Lưu ý cách viết kỹ hơn ở phần này để học sinh hiểu rõ viết đồng phân vì đây là bài đầu tiên về hợp chất hữu cơ có nhóm chức.
 4. Danh pháp ancol.
 - Giáo viên yêu cầu tìm hiểu cách đọc tên các ancol theo tên thông thường và tên thay thế. Lưu ý cách gọi của ancol và yêu cầu học sinh nhắc lại các bước để gọi tên một chất hữu cơ và khi có nhóm chức. Lấy một vài ví dụ về các ancol và đọc tên sau đó đưa ra cách gọi tổng quát của ancol.
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3: Nghiên cứu cấu tạo, dự đoán tính chất của ancol
GV: đưa ra một ancol và phân tích cấu tạo của ancol từ đó gợi ý cho học sinh dự đoán các tính chất cơ bản của ancol.
Phiếu học tập số 2
Hoạt động nhóm
Nghiên cứu cấu tạo của nhóm chức
 Đặc điểm của liên kết C – OH, đặc biệt là liên kết O - H; so sánh sự phân cực của liên kết C – OH và liên kết O – H từ đó dự đoán tính chất của nhóm chức –OH.
	2. Khả năng tạo liên kết hiđro: giữa các phân tử ancol với nhau? Giữa các phân tử ancol với các phân tử nước? So sánh nhiệt độ sôi các chất đã học.
	3. So sánh đặc điểm cấu tạo (giống nhau, khác nhau) của các ancol:
+ Ancol etylic : CH3 – CH2 – OH
+ 3-propen-1-ol: CH2=CH-CH3-OH
OH
OH
OH
+glixerol : CH2-CH2-CH2
	4. Dự đoán tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, khả năng tan trong nước) và tính chất hóa học chung của ancol;
	 Dự đoán tính chất hóa học khác của ancol etylic, 3-propen-1-ol, glixerol so với các ancol no, đơn chức khác.
	- Hoạt động cả lớp:
	GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả quá trình làm việc nhóm trong HĐ học tập 3.
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4: Thí nghiệm kiểm chứng về tính chất vật lí, tính chất hóa học của ancol.
Do thí nghiệm của bài ancol khó thực hiện ngay tại lớp nên giáo viên sưu tầm các video thí nghiệm và thí nghiệm mô phỏng trên internet để cho học sinh xem và kiểm chứng các tính chất đã dự đoàn ở hoạt động trên.
Hoạt động nhóm:
Chia lớp thành các nhóm yêu cầu các nhóm theo dõi các video, ghi ra nhận xét và nêu các tính chất vật lý và hóa học.
- Hoạt động cả lớp:
	GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm; từ đó các nhóm nêu tính chất vật lí, tính chất hóa học chung của axit cacboxylic; GV cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 5: Điều chế
	 Hoạt động cá nhân:
	+ Nêu các phương pháp điều chế ancol mà em đã biết
	+ Đối chiếu với SGK và bổ sung thêm các phương pháp mà mình còn thiếu; viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế.
HOẠT ĐỘNG 6: GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu học sinh từ tiết trước chuẩn bị tìm hiểu và sưu tầm các hình ảnh và video về ứng dụng cũng như tác hại của ancol. Đến tiết này các nhóm lần lượt lên báo cáo.
GV nhận xét kết quả của các nhóm và chốt lại các ứng dụng quan trọng của ancol cũng như tác hại của rượu lên sức khỏe con người.
4. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Ancol
Câu hỏi/bài tập định tính
Nêu được :
+ Định nghĩa, phân loại, danh pháp của ancol.
+ Đặc điểm cấu tạo phân tử của ancol.
+ Tính chất vật lí, tính chất hóa học chung của ancol.
+ Các phương pháp điều chế; ứng dụng của ancol.
- Giải thích được một số tính chất vật lí, tính chất hóa học của ancol.
 - So sánh và giải thích được nhiệt độ sôi của ancol so với hidrocacbon có cùng số nguyên tử C. 
- Viết được công thức cấu tạo các đồng phân của một số ancol tương tự các ancol đã học.
- Phân biệt được ancol với các loại hợp chất hữu cơ khác bằng phương pháp hóa học.
- Viết và giải thích được một số phản ứng hóa học của ancol có một nối đôi, đơn chức (phản ứng thế H của nhóm -OH, phản ứng thế nhóm -OH, phản ứng trùng hợp); phản ứng thế vào vòng benzen của ancol benzoic.
Suy luận được một số phản ứng đối với một số ancol có thêm nối đôi, nối ba.
Dựa vào kiến thức sinh học và hóa học giải thích tác hại của rượu lên hệ thần kinh người và các cơ quan trong cơ thể người.
Bài tập định lượng
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol ở mức độ đơn giản từ các dữ liệu đầu bài cho.
- Tính nồng độ mol, nồng độ % của rượu.
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol; tính nồng độ mol, nồng độ % của ancol (ở mức độ yêu cầu cao hơn).
Các bài tập yêu cầu HS phải sử dụng các kiến thức, kĩ năng tổng hợp để giải quyết.
Câu hỏi bài tập
Mức độ nhận biết
Câu 1: Gọi tên thông thường (gốc chức), tên IUPAC và cho biết bậc của các ancol sau : 
 a) CH3CH2CH2CH2OH	b) CH3CH(OH)CH2CH3 	c) (CH3)3COH
d) (CH3)2CHCH2CH2OH e) CH2=CH-CH2OH g) C6H5CH2OH
 -Viết công thức cấu tạo của các ancol sau :
	a) Ancol isobutylic	 	b) Ancol isoamylic	 c)2-metylhexan-3-ol
Câu 2: Phương pháp sinh hóa để điều chế ancol etylic là:
Lên men glucozo
Hidrat hóa Anken
Thủy phân dẫn xuất halogen
Axetilen hợp nước
Câu 3: Dãy chất nào dưới đây đều tác dụng được với metanol
Na, HBr, C2H5OH
NaOH, HBr, C2H5OH
Na, HBr, C3H7OH
NaOH, HBr, Cu(OH)2
Mức độ thông hiểu
Câu 1: Cho 18 gam một ancol no, đơn chức, mạnh hở A tác dụng với Natri dư tạo ra 3,36 lít khí H2 thoát ra ở đktc
Xác định công thức phân tử của A
Viết các công thức cấu tạo có thể có của ancol A và gọi tên thay thế.
Câu 2. Cho natri phản ứng hoàn toàn với 18,8g hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng sinh ra 5,6 lít khí hiđro (đktc). Xác định công thức phân tử hai ancol?
 Câu 3. Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau :
	a) Butyl metyl ete, butan-1,4-điol và etylen glicol (etan-1,2-điol) 
	b) Xiclopentanol, pent-4-en-1-ol và glixerol.
c. mức độ vận dụng 
Câu 1: Giải thích vì sao khi trước khi tiêm cho bệnh nhân, bác sĩ lại dùng cồn bôi vào nơi chuẩn bị tiêm?
Câu 2. Viết các phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm hữu cơ trong các trường hợp sau:
	a. butan-2-ol tác dụng với Na	b. etanol tác dụng với CuO (t0)
	c. 3-metylbutan-2-ol + CuO (t0)	d. đốt cháy ancol no đa chức
e. C2H5OH + ? C2H5Cl	f. hỗn hợp (metanol, etanol) ở1400C, H2SO4 đặc
	g. CH3-CH=CH-CH3 + H2O/H+	h. glixerol + HNO3 dư/ H2SO4 đặc
Câu 3. Khi cho 9,2g hỗn hợp gồm ancol propylic và một ancol B thuộc cùng dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức, mạch hở tác dụng với natri dư thấy có 2,24 lít khí thoát ra ở đktc
	a. Xác định CTPT của B và phần trăm khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp
	b. Đun nóng hỗn hợp 2 ancol trên với H2SO4 đặc, 1400C có thể thu được bao nhiêu ete. Viết ptpư và gọi tên ete.
d. Mức độ vận dụng cao
Câu 1. Bằng kiến thức và hiểu biết của em hãy nêu những tác hại của rượu tới sức khỏe con người và những ảnh hưởng đến xã hội?
Câu 2. Từ 1,00 tấn tinh bột có chứa 5,0 % chất xơ (không bị biến đổi) có thể sản xuất được bao nhiêu lít etanol tinh khiết, biết hiệu suất chung của cả quá trình sản xuất là 80,0 % và khối lượng riêng của etanol D = 0,789 g/ml.
Câu 3. Thực hiện tách nước của hỗn hợp X gồm 2 ancol thu được hỗn hợp Y gồm các anken. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được 11 gam CO2. Khối lượng nước thu được trong phản ứng đốt cháy Y là:
A.4,5 gam B. 11 gam C. 5,4 gam D. 15,5 g

File đính kèm:

  • docchuyen_de_bai_ancol.doc