Trắc nghiệm Anđehit – xeton – axit cacboxylic (Bài số 2)

Câu 17 : Trong nhiều tinh dầu thảo mộc có những anđehit không no tạo nên mùi thơm cho các tinh dầu này. Ví dụ tinh dầu quế có anđehit xiamic C6H5CH = CH – CHO; trong đó tinh dầu xả chanh có xitronelal C9H17CHO. Có thể dùng chất nào sau đây để tinh chế các anđehit nói trên ?

A. AgNO3/NH3 B. H2/Ni, t0

C. Cu(OH)2/NaOH D. Dung dịch bão hòa NaHSO3 sau đó tái tạo bằng HCl

Câu 18 : 0,94g hỗn hợp hai anđehit đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24g Ag. Công thức phân tử hai anđehit là:

A. Kết quả khác B. CH3CHO và HCHO C. C2H5CHO và C3H7CHO D. CH3CHO và C2H5CHO

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3123 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Anđehit – xeton – axit cacboxylic (Bài số 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ANĐEHIT–XETON–AXIT CACBOXYLIC (2)
Câu 1 : Cho 2,44g hỗn hợp A gồm 2 anđehit no, đơn chức có phân tử khối kém hơn nhau 14 đvC tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 sinh ra 6,48g Ag. Biết trong hỗn hợp A không chứa anđehit fomic. CTCT thu gọn của các chất trong hỗn hợp A là:
A. C2H5CHO, C3H7CHO B. C3H7CHO, C4H9CHO
C. C4H9CHO, C5H11CHO D. C5H11CHO, C6H13CHO
Câu 2 : Tiến hành oxi hóa 2,5 mol ancol metylic thành fomanđehit bằng Cu rồi cho fomanđehit tanhết vào nước thu được 160g dung dịch fomalin 37,5%. Vậy hiệu suất phản ứng oxi hóa là bao nhiêu?
A. 90% 	 B. 80% 	 C. 70% 	 D. 60%
Câu 3 : Câu nào không đúng khi nói về nhóm cacbonyl (> C = O)?
A. Góc giữa các liên kết ở nhóm > C = O 1200. 
B. Liên kết > C = O bị phân cực về phía nguyên tử C.
C. Nguyên tử C trong nhóm > C = O ở trạng thái lai hóa sp2
D. cả A, B , C đều không đúng.
Câu 4 : Cho các chất sau: 	CH3CHO (1) C2H5OH(2) 	CH3CH3 (3) CH3CH2Cl(4)
Dãy nào sắp xếp đúng thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi các chất trên?
A. (3) > (2) > (1) >(4) B. (2) > (3) > (1) > (4)
C. (1) > (2) > (3) >(4) D. (2) > (1) > (4) > (3)
Câu 5 : Xét phản ứng sau: 
Đều nào không đúng khi nói về phản ứng trên?
A.Phản ứng xảy ra theo 2 giai đọan	B.Sản phẩm của phản ứng gọi là xianohiđrin.
C.Xianohiđrin là hợp chất kém bền	D.Tất cả đều không đúng
Câu 6 : Axeton không phản ứng với chất nào?
A. H2, CuO, H2O 	B.dung dịch Br2, dung dịch KMnO4
C. Na, O2, dung dịch Cu(OH)2 	D. H2, HCN, dung dịch AgNO3/NH3
Câu 7 : Axeton không phản ứng với những chất nào?
A. H2 B. HCN C. Dung dịch KMnO4 	D. H2O
Câu 8 : Điều nào sau đây không đúng?	
A. Xeton khó bị oxi hóa
B. Andehit vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.
C. Tất cả các anđehit đều tham gia phản ứng tráng bạc theo tỉ lệ nanđehit : nAg = 1 : 2
D. Xeton cộng hợp hiđro tạo ra ancol bậc II
Câu 9 : Dùng những chất nào để phân biệt các chất : andehit axetic, ancol etylic, glixerol, đimetyl ete?
A. Dung dịch AgNO3/ NH3, Cu(OH)2, Na.	B. Dung dịch AgNO3/ NH3, CuO.
C. Na, dung dịch KMnO4	D. Dung dịch Br2, Cu(OH)2.
Câu 10 : Khi oxi hóa 1,44g một anđehit no, đơn chức thu được 1,76g axit tương ứng. Biết hiệu suất phản ứng là 100%. CTCT thu gọn của anđehit đó là:
A. CH3CHO B. HCHO C. C2H5OH D. C3H7CHO
Câu 11 : Dãy hợp chất nào sau đây phản ứng được với anđehit fomic?
A. H2(xt: Ni, t0), Na2SO4, AgNO3/NH3	C. KMnO4 (mt: H+), Na2CO3
B. C6H5OH (xt: OH-), Cu(OH)2/NaOH	D. Cả A, B, C
Câu 12 : Chất nào sau đây phản ứng với anđehit axetic cho kết tủa màu đỏ gạch ?
A. NaHSO4	B. AgNO3/NH3 C. Cu(OH)2/NaOH	D. KMnO4, t0.
Câu 13 : Chia 2a mol hỗn hợp X gồm 2 HCHO và OHC–CHO thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: Tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa
Phần 2: Hiđro hóa hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hòan toàn Y thu được 6,72(l) CO2 (đktc) và 
7,2g H2O.
Khối lượng kết tủa thu được ở phần 1 là: A. 1,08g	 B. 16,2g	 C. 21,6g	D. 43,2g
Câu 14 : Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A, B (chứa C, H, O) là đồng phân của nhau. Biết 14,5g hơi X chiếm thể tích đúng bằng thể tích của 8g O2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất. Nếu cho 14,5g X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 10,8g kết tủa bạc. Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X là: A. 85% và 15%	B. 20% và 80%	C. 75% và 25%	D. Kết quả khác
Câu 15 : Một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol X cho 2,016 (l) CO2 (đktc) Mặt khác để hiđro hoàn toàn 0,15 mol X cần đúng 3,36 (l) H2 (00C, 1atm) và được ancol no Y. Biết X tác dụng được với AgNO3/NH3 cho kết tủa Ag. CTCT của X là:
A. C2H5CHO B. CH2=CHCHO	 	C. CH3CHO	D. Kết quả khác
Câu 16 : Cho hỗn hợp metanal và hiđro đi qua ống đựng Ni nung nóng. Dẫn toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng vào bình nước lạnh để làm ngưng tụ hoàn toàn hơi của chất lỏng và hòa tan các chất khí có thể tan được, khi đó khối lượng của bình này tăng thêm 8,65g. Lấy dung dịch trong bình này đem đun nóng với dung dịch AgNO3 trong amoniac thu được 32,4g Ag (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Khối lượng metanal ban đầu là:	A. 8,25g	B. 7,60g	C. 8,15g	D. 7,25g
Câu 17 : Trong nhiều tinh dầu thảo mộc có những anđehit không no tạo nên mùi thơm cho các tinh dầu này. Ví dụ tinh dầu quế có anđehit xiamic C6H5CH = CH – CHO; trong đó tinh dầu xả chanh có xitronelal C9H17CHO. Có thể dùng chất nào sau đây để tinh chế các anđehit nói trên ?
A. AgNO3/NH3	B. H2/Ni, t0
C. Cu(OH)2/NaOH	D. Dung dịch bão hòa NaHSO3 sau đó tái tạo bằng HCl
Câu 18 : 0,94g hỗn hợp hai anđehit đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24g Ag. Công thức phân tử hai anđehit là:
A. Kết quả khác B. CH3CHO và HCHO C. C2H5CHO và C3H7CHO D. CH3CHO và C2H5CHO
Câu 19 : Hỗn hợp A gồm metanal và etanal. Khi oxi hóa (hiệu suất 100%) m (g) hỗn hợp A thu được hỗn hợp B gồm hai axit hữu cơ tương ứng có dB/A = a. Giá trị a trong khoảng:
A. 1,45 < a < 1,50	 B. 1,36 < a < 1,53 C. 1,26 < a < 1,47	 D. 1,62 < a < 1,75
Câu 20 : Cho 7,2g ankanal A phản ứng hòan toàn với dd AgNO3/NH3 sinh ra muối axit B và 21,6g bạc 
kim loại. Nếu cho tác dụng với H2/Ni, t0 thu được ancol đơn chức, có mạch nhánh, CTCT là:
A. CH3 – CH2 – CH2CHO	B. (CH3)2CH – CH2 – CHO
C. CH3 – CH(CH3) – CH2 – CHO	D. (CH3)2CH – CHO
Câu 21 : Axeton là nguyên liệu để tổng hợp nhiều dược phẩm và một số chất dẻo, một lượng lớn axeton dùng làm dung môi trong sản xuất tơ nhân tạo và thuốc súng không khói, axeton có thể điều chế bằng phương pháp nào sau đây:
A. Oxi hóa ancol isopropylic	B. Chưng khan gỗ
C. Nhiệt phân CH3COOH/xt hoặc (CH3COO)2Ca	D. Oxi hóa cumen (isopropyl benzen)
Câu 22 : Dẫn hỗn hợp X dạng hơi và khí gồm: 0,12 mol anđehit acrylic (CH2=CH-CHO) và 0,29 mol hiđro qua ống sứ đựng Ni làm xúc tác, đun nóng. Hỗn hợp B thoát ra khỏi ống sứ gồm các chất hữu cơ và hiđro có khối lượng phân tử trung bình bằng 29,2. Hiệu suất phản ứng cộng hiđro là:
A. 66,67%	B. 55,17%	C. 70%	D. 75,68% 
Câu 23 : X là chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng anđehit acrylic (propenal, CH2=CH-CHO). Đốt cháy x mol X, rồi cho hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư. Sau khi lọc bỏ kết tủa, thấy khối lượng dung dịch giảm 170x gam so với dung dịch nước vôi lúc đầu. Có thể có bao nhiêu chất phù hợp của X?	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5 
Câu 24 : Hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức no mạch hở đồng đẳng liên tiếp. Cho m gam hơi hỗn hợp X và 38,4 gam khí oxi vào một bình kín có thể tích không đổi là 46,906 lít. Ở nhiệt độ 70oC, áp suất khí trong bình là 0,9 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết 2 anđehit. Sau phản ứng cháy giữ nhiệt độ bình ở 136oC, áp suất khí hơi trong bình là p. Nếu cho hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng P2O5 có dư thì khối lượng bình tăng 14,4 gam. Giá trị của p và công thức hai anđehit trong hỗn hợp X là:
A. 1,25 atm; HCHO, CH3CHO	B. 1,12 atm; CH3CHO, CH3CH2CHO
C. 1,25 atm; CH3CHO, CH3CH2CHO	D. 1,12 atm; HCHO, CH3CHO
Câu 25 : X là một anđehit thuộc dãy đồng đẳng anđehit oxalic. Đốt cháy hết X rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đậm đặc dư, rồi qua bình (2) đựng dung dịch nước vôi. Khối lượng bình (1) tăng 5,4 gam. Ở bình (2) có 20 gam kết tủa trắng. Sau khi lọc bỏ kết tủa rồi đem đun nóng dung dịch ở bình (2), thu được thêm 10 gam kết tủa trắng. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. X là: A. OHCCHO	B. OHCCH2CHO	C. OHC(CH2)2CHO	 D. OHC(CH2)3CHO
Câu 26 : Số liên kết đơn có trong phân tử anđehit đơn chức mạch hở, không no, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử CnH2n-1CHO là:	A. 3n	B. 3n-3	C. 3n-2	D. 3n-1
Câu 27 : X là một chất hữu cơ có mang một nhóm chức cacbonyl no mạch hở. Khi đốt cháy hết 1 mol X thu được 4 mol CO2. Có bao nhiêu công thức cấu tạo anđehit và xeton phù hợp của X?
A. 5	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 28 : Hợp chất thơm C8H8O2 tác dụng với Na, NaOH; AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo hợp lí của hợp chất là:
Câu 29 : Oxi hóa hoàn toàn hỗn hợp X gồm HCHO và CH3-CHO bằng O2 (xt) thu được hỗn hợp axit tương ứng Y. Tỉ khối (hơi) của Y so với X là a bằng 145/97. Tính % số mol của mỗi chất trong X.
A. 22,7% HCHO và 77,3% CH3-CHO 	B. 83,3% HCHO và 16,7% CH3-CHO 
C. 50,2% HCHO và 49,8% CH3-CHO 	D. 80% HCHO và 20% CH3-CHO 
Câu 30 : A là hỗn hợp hai anđehit đơn chức no mạch hở đồng đẳng liên tiếp, phân tử của chất có khối lượng phân tử nhỏ chứa nhiều hơn 1 nguyên tử cacbon. Cho 2,02 gam hỗn hợp A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong aminiac. Đem hòa tan hết kim loại thu được bằng dung dịch HNO3 loãng, thì có 448 mL khí NO duy nhất thoát ra (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng mỗi chất có 
trong 2,02 gam hỗn hợp A là:A. 0,72 g; 1,3 g B. 1,32 g; 0,7 g C. 0,87 g; 1,15 g D. 0,58 g; 1,44 g
Câu 31 : Cho sơ đồ: 
Các nhóm X, Y phù hợp sơ đồ trên là
A. X(-CH3), Y(-NO2)	 B. X(-CH2OH), Y(-Br)	C. X(-OCH3), Y(-Cl) D. X(-COOH), Y(-NO2)
Câu 32 : Vanilin là một loại hương liệu rất được ưa thích, nó có công thức cấu tạo như sau : Các nhóm chức có trong phân tử vanilin là:
A. ancol, xeton, anđehit B. ancol, ete, anđehit 
C. phenol, ete, anđehit D. phenol, anđehit, xeton.
Câu 33 : Cho sơ đồ điều chế buta-1,3-đien từ CH4 như sau :
2CH4 XY(C4H6O2)Z(C4H10O2) CH2=CH–CH=CH2	
Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là :
A. CHCH, HO-CH2-CC-CH2-OH, HO-CH2-CH2-CH2-CH2-OH 
B. CHCH, OHC-CH2-CH2-CHO, HO-CH2-CH2-CH2-CH2-OH 
C. CHCH, OHC-CH2-CH2-CHO, CH3–CH(OH)–CH(OH)–CH3 
D. CHCH, HO-CH2-CH=CH-CHO, HO-CH2-CH2-CH2-CH2-OH
Câu 34: Hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B (đều no, đơn chức, mạch hở, có số mol bằng nhau và MA < MB). Lấy 10,60 gam X tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác, oxi hóa 10,60 gam X bằng CuO dư rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2 gam kết tủa. Số công thức cấu tạo phù hợp với B là:
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 6.
Câu 35: Trộn 3,36 gam anđehit đơn chức X với một lượng anđehit đơn chức Y (MX > MY) rồi thêm nước vào để được 0,1 lít dung dịch Z với tổng nồng độ các anđehit là 0,8M. Thêm từ từ dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 dư vào dung dịch Z rồi tiến hành đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là
A. C2H3CHO và HCHO.	B. CH3CHO và HCHO.
C. C2H5CHO và HCHO.	D. C2H5CHO và C3H7CHO.
Câu 36: Chia m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở, thành 2 phần bằng nhau. Cho phần I tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 86,4 gam kết tủa. Cho phần II tác dụng vừa đủ với 1 gam H2 (có xúc tác Ni, đun nóng) thu được hỗn hợp ancol Y. Ngưng tụ Y, rồi cho toàn bộ sản phẩm vào bình chứa Na dư thấy khối lượng bình tăng (0,5m + 0,7) gam. Hai anđehit đó là
A. HCHO và C2H5CHO.	B. HCHO và CH3CHO.
C. CH2=CHCHO và HCHO.	D. CH2=CHCHO và CH3CHO.
Câu 37 : Hỗn hợp X gồm 0,1 mol propenal và 0,3 mol khí H2. Cho hỗn hợp X qua ống sứ nung nóng có chứa Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp Y gồm 4 chất đó là propanal, propan-1-ol, propenal và hiđro. Tỉ khối hơi của hỗn hợp Y so với metan bằng 1,55. Số mol hiđro trong hỗn hợp Y là
A. 0,10.	B. 0,20.	C. 0,15.	D. 0,05.
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam hỗn hợp X gồm có anđehit acrylic và một anđehit no đơn chức Y cần 2,296 lít oxi (ở đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư được 8,50 gam kết tủa . Công thức cấu tạo của Y là 
A. CH3-CH=O. B. H-CH=O. C. C2H5CH=O. D. C3H7-CH=O. 
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m(gam) một hỗn hợp gồm: Propan-2-on, etanal, butan-2-on và HCHO rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư thì thấy có 3,36 lit khí thoát ra ở (đktc). Nếu cho toàn bộ sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng thêm bao nhiêu gam? A. 12,4 gam.	B. 9,30 gam.	C. 9,92 gam.	D. 6,60 gam.
Câu 40 : Hiđrat hoá hoàn toàn 1,56 gam một ankin X thu được anđêhit Y. Trộn Y với một anđêhit đơn chức Z, thêm nước vào để được 0,1 lít dung dịch T chứa Y và Z với nồng độ tổng cộng là 0,8 M. Thêm từ từ dung dịch AgNO3/NH3 (dư) vào T thì thu được 21,6 gam Ag kết tủa. Công thức cấu tạo và số mol Y và Z lần lượt là
A. .	B. .
C. .	D. .
Câu 41 :Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ: 
A. cumen. 	B. propan-1-ol. 	C. propan-2-ol. 	D. xiclopropan. 
Câu 42: Hỗn hợp T gồm 2 anđehit X, Y. Trong đó X được điều chế bằng cách cho ankin hợp nước khi có xúc tác HgSO4 và nhiệt độ 800C,Y được điều chế bằng cánh oxi hóa ancol anlylic. Cho 20,48 gam hỗn hợp T ( trong đó anđehit có phân tử khối nhỏ chiếm 40% về số mol) tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 dư. Khối lượng Ag thu được sau phản ứng hoàn toàn là
A. 43,2 gam	B. 32,4 gam	C. 86,4 gam	D. 64,8 gam
Câu 43 : Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H8O2, thỏa mãn các tính chất sau:
- Làm mất màu dung dịch brom
- 4,4 gam X tác dụng hết với Na cho 0,56 lít H2 ( đktc)
- Hiđro hóa X(xúc tác Ni, t0) tạo ra sản phẩm hòa tan được Cu(OH)2. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CH2-CH(OH)-CHO	B. CH3-CH2-CO-CH2OH
C. CH3-CH(OH)-CH2-CHO	D. CH2=CH-CH(OH)-CH2OH
Câu 44 : Cho 15,20 gam hơi hai ancol C2H5OH và C3H7OH đi qua bột CuO (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Nhỏ dung dịch [Ag(NH3)2]NO3 (hoặc dung dịch [Ag(NH3)2]OH) vào dung dịch X cho đến dư thấy có 64,80 gam kết tủa. Vậy phần trăm khối lượng của ancol etylic có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 60,52% hoặc 90,79%	B. 60,53% hoặc 90,80%
C. 60,53% hoặc 90,79%	D. 60,52% hoặc 90,80%
Câu 45 : Nếu đốt cháy hoàn toàn một anđehit 2 lần anđehit mà thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O và đúng bằng số mol anđehit thì công thức của dãy đồng đẳng của nó là :
A. CnH2n+2O2 	B. CnH2nO2 	C. CnH2n-2O2 	D. CnH2n-4O2 
Câu 46 : Cho 2,9 gam chất X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thấy thoát ra 21,6 gam Ag. Vậy Y là chất nào trong các chất sau :
A. CH3-CH2-CHO 	B. HCHO 	C. OHC-CHO 	 D. OHC-CH2-CH2-CHO.
Câu 47 : Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag là
A. C2H5CHO, C2H5COOH, HCHO, CH≡CH.	B. CH3CHO, CH3-C≡C-CH3, HCHO, HCOOH.
C. CH≡CH, CH3CHO, HCHO, CH2=CHCHO.	D. HCOOH, HCHO, CH2=CHCHO, CH3CHO.
Câu 48 : Hỗn hợp X gồm anđehit acrylic và 1 anđehit no đơn chức mạch hở Y. Đốt 15,6 gam hỗn hợp X thu được thu được 19,04 lít CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Đốt cháy x mol hỗn hợp Z gồm Y và anđehit fomic cần 3,16 x mol O2. Phần trăm khối lượng Y trong hỗn hợp Z là :
A. 74,54% 	B. 57,19% 	C. 68,90% 	D. 72,16% 
Câu 49 : Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thóat ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. HCHO 	B. CH3CH2CHO	C. CH3CHO 	D. CH2=CHCHO 
Câu 50 : Cho 13,6 g một chất hữu cơ X (C, H, O) tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch AgNO3 2M trong NH3 thu được 43,2 g bạc. Biết tỉ khối hơi của X đối với oxi bằng 2,125. X có công thức cấu tạo là: 
A.CH3-CH2-CHO	 B.CH2 = CH-CH2-CHO C.HCºC–CH2–CHO	 D.HCºC–CHO
Câu 51 : Dẫn hỗn hợp gồm H2 và 3,92 lít (đktc) hơi anđehit qua ống chứa Ni nung nóng. Hỗn hợp các chất sau phản ứng được làm lạnh và cho tác dụng hoàn toàn với Na thấy thoát ra 1,84 lít khí (270C và 1atm). Hiệu suất của phản ứng khử anđehit là bao nhiêu ?
A. 60,33%	B. 82,44%	C. 84,22%	D. 85,43%
Câu 52 : Cho 0,92 gam hỗn hợp axetilen và anđehit axetic phản ứng hòan toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 5,64 gam hỗn hợp rắn. Thành phần % các chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là :
A. 26,28% và 74,71%	B. 28,26% và 71,24%
C. 28,74% và 71,26%	D. 28,71% và 74,26%
Câu 53 : Oxi hóa m gam hỗn hợp 2 anđehit (X) bằng oxi ta thu được hỗn hợp 2 axit tương ứng (Y). Giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%. Tỉ khối (hơi) của Y so với X bằng . Thành phần % khối lượng của mỗi anđehit trong X theo chiều tăng của phân tử khối là ở đáp án nào sau đây ?
A. 73,27% và 26,73%	B. 77,32% và 22,68%
C. 72,68% và 27,32%	D. 27,32% và 72,28%
Câu 54 : Khi oxi hóa (có xúc tác) m gam hỗn hợp Y gồm H-CH=O và CH3-CH=O bằng oxi ta thu được (m + 1,6) gam hỗn hợp Z. Giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%. Còn nếu cho m gam hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong amoniac thì thu được 25,92g Ag. Thành phần % khối lượng của 2 axit trong hỗn hợp Z tương ứng là bao nhiêu ?
A. 25% và 75%	B. 40% và 60%	C. 16% và 84%	D. 14% và 86%
Câu 55 : Dẫn hơi của 3,0 gam etanol đi vào trong ống sứ nung nóng chứa bột CuO (lấy dư). Làm lạnh để ngưng tụ sản phẩm hơi đi ra khỏi ống sứ, được chất lỏng X. Khi X phản ứng hòan toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy có 8,1 gam bạc kết tủa. Hiệu suất của quá trình oxi hóa etanol bằng ban nhiêu ? A. 55,7%	B. 60%	C. 57,5%	D. 75%
Câu 56 : X, Y là các hợp chất hữu cơ đồng chức chứa các nguyên tố C, H, O. Khi tác dụng với AgNO3 trong NH3 thì 1 mol X hoặc Y tạo ra 4 mol Ag. Còn khi đốt cháy X, Y thì tỉ lệ số mol O2 tham gia đốt cháy, CO2 và H2O tạo thành như sau :
Đối với X, ta có n(O2) : n(CO2) : n(H2O) = 1 : 1 : 1
Đối với Y, ta có n(O2) : n (CO2) : n(H2O) = 1,5 : 2 : 1
Công thức phân tử và công thức cấu tạo của X, Y là ở đáp án nào sau đây?
A. CH3CHO và HCHO	B. HCHO và C2H5CHO
C. HCOOH và HCHO	D. HCHO và OHC – CHO 
Câu 57 : X là hỗn hợp 2 anđehit đơn chức mạch hở. Cho 0,04 mol X có khối lượng 1,98 gam tham gia phản ứng tráng gương hoàn toàn thấy có 10,8 gam Ag kết tủa. m gam X kết hợp vừa hết với 0,35 gam H2. Giá trị của m là	A. 4,95.	B. 5,94.	C. 6,93.	D. 9,9.
Câu 58 : Cho sơ đồ sau :
Các chất X và Z có thể là những chất được ghi ở dãy nào sau đây ?
A. C3H8 và CH3 - CH2 - CH2 - OH	B. C2H6 và CH2 = CH – CHO
C. C3H6 và CH2 = CH – CHO	D. C3H6 và CH2 = CH – CH2OH
Câu 59 : Oxi hoá hết 1,65 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 3,6 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,82 gam Ag. Hai ancol là:
3
A. C2H5OH, C3H7CH2OH. 	B. CH3OH, C2H5OH. 
C. C2H5OH, C2H5CH2OH. 	D. CH3OH, C2H5CH2OH.
Câu 60 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng anđehit đơn chức X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 118,2 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 86,4 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là
A. C4H4O	B. C3H2O	C. C3H4O	D. C4H6O

File đính kèm:

  • docandehit_xeton_axit_2.doc
Giáo án liên quan