Giáo án Hóa học 10 Ban KHTN - Năm học 2006-2007

Bài tập 1:

Kí hiệu nguyên tử cho biết ngững gì về nguyên tố hóa học X?

A. Chỉ cho biết kí hiệu của nguyên tố.

B. Chỉ cho biết số hiệu nguyên tử

C. Chỉ cho biết số khối và số hiệu nguyên tử.

D. Chỉ cho biết số khối, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố hóa học

Đáp án D

Bài tập 2:

Trong các câu sau, câu nào đúng (Đ), câu nào sai(S)?

a. Số e ở vỏ nguyên tử bằng số p trong hạt nhân.

b. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ bé so với kích thước của nguyên tử.

c. Số khối A = Z + N

d. Nguyên tử khối bằng số khối của hạt nhân nguyên tử

Đáp án a,b,c (Đ), đ (S)

Bài tập 3: Một nguyên tố X có hai đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân nguyên tử X có 35 proton. Trong đồng vị thứ nhất có 44 nơtron, đồng vị thứ hai nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2 nơtrơn. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X.

Đáp án: 79,92

Bài tập 4:

Nguyên tử cacbon 12 có 6 proton, 6 nơtron, 6 elẻcton. Dựa vòa bảng số liệu 1.1 SGK. Tính:

a. Khối lượng nguyên tử

b. Khối lượng của hạt nhân, so sánh giữa khối lượng nguyên tử và khối lượng của hạt nhân.

c. So sánh khối lượng của e với khối lượng của nguyên tử.

a. mnt = 20,075.10-27Kg

b.mhn= 20,070.10-27Kg

mnt mhn

c. me/mnt = 2,7.10-4

Bài tập 5

Cho các nguyên tố X, Y. Tổng số hạt p, n, e trong 3 nguyên tử lần lượt là 16, 58, . Số nơtron trong hạt nhân và số hiệu nguyên tử của mỗi nguyên tố khác nhau không quá 1 đơn vị. Hãy xác định nguyên tố và kí hiệu của mỗi nguyên tố.

Đáp án Zx =16/3 5

ZY = 58/3 = 19

Nguyên tử X có 5 p, 5 e và 6n , số khối là 11

Kí hiệu . nguyên tố Bo

Nguyên tố Y có 19 p, 19 e, 20 n, số khối 39

Kí hiệu Nguyên tố Kali

 

doc66 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 Ban KHTN - Năm học 2006-2007, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãy nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì, được đánh số từ 1 đến 7. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp e của các nguyên tố trong chu kì đó.
b. Giới thiệu các chu kì:
- Chu kì 1: Gồm 2 nguyên tố H ( Z=1), He ( Z=2), có 1 lớp e,cấu hình 1s1 (H) đến 1s2 (He)
- Chu kì 2: Gồm 8 nguyên tố từ Li (Z=3) đến Ne ( Z= 10), có 2 lớp e, cấu hình e 1s22s2 (Li) đến 1s22s22p6 (Ne)
- Chu kì 3: Gồm 8 nguyên tố từ Na (Z=11) đến Ar (Z=18), có 3 lớp e, cấu hình e 1s22s22p63s1 (Na) đến 1s22s22p63s23p6 (Ar)
- Chu kì 4: Gồm 18 nguyên tố từ K (Z=19) đến Kr (Z=36), có 4 lớp e, cấu hình e [Ar]4s1, [Ar]4s2, sau đó e điền vào phân lớp 3d1-10, sau khi phân lớp 3d được điền đầy e sẽ tiếp rục điền vào phân lớp 4p1-6
- Chu kì 5: Gồm 18 nguyên tố từ Rb (Z=37) đến Xe (Z=54)
- Chu kì 6: Gồm 32 nguyên tố từ Cs (Z=55) đến Rn (Z= 86)
- Chu kì 7: Bắt đầu từ Fr (Z=87), chu kì này chưa hoàn chỉnh.
* Phân loại chu kì:
- Chu kì nhỏ: Gồm các chu kì 1, 2, 3
- Chu kì lớn: Gồm các chu kì 4, 5, 6, 7
Nhận xét:
- Các nguyên tố trong cùng một chu kì có cùng số lớp e và bằng số thứ tự của chu kì
- Mở đầu chu kì là một kim loại kiềm, gần cuối chu kì là một Halogen ( trừ chu kì 1), cuối chu kì là một khí hiếm.
V. Củng cố và hướng dẫn về nhà
Hoạt động 4: Củng cố
Bài 1: Nguyên tử A có cấu hình phân lớp ngoìa cùng có dạng 3p4. Hãy chỉ ra trong những câu sau, câu nào sai:
a. Nguyên tử A có 16 p
b. Nguyên tố A là phi kim
c. Lớp ngoài cùng có 4e
d. Trong bảng tuần hoàn A nằm ở chu kì 3
HDVN: Làm các bìa tập 1, 2, 3, 4, 5 (SGK)
Bài 9:(Tiết 16) bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học	Ngày soạn: 5/10/2006
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Học sinh biết:
- Nguyên tắc xây dựng BTH
Học sinh hiểu:
- Cấu tạo BTH: ô, chu kì, nhóm nguyên tố
- Mối quan hẹ chặt chẽ giãư cấu hình e nguyên ửt với vị trí của nguyên tố trong BTH
2. Kĩ năng
Học sinh vận dụng
- Từ vị trí của nguyên tố trong BTH ( ô, chu kì, nhóm) suy ra cấu hình e nguyên tử của nguyên tố và ngược lại.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Hình vẽ ô nguyên tố, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ( bảng rài).
Học sinh: Ôn lại cách viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hóa học.
III.. phương pháp chủ yếu
Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề kết hợp vơi sử dụng phương tiện dạy học trực quan IV. Tiến trình giảng dạy
1. Kiểm tra bài cũ
2. Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH? Thế nào gọi là chu kì, có bao nhiêu chu kì? Phân loại chu kì?
Bài 1: Cation B2+ có cấu hình phân lớp ngoài cùng là 2p6 . 
a. Xác định cấu hình e nguyên tử của nguyên tố B
b. Nguyên tố B là kim loại, phi kim hay khí hiếm
c. Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Hoạt động 2: Nhóm nguyên tố
- Dựa vào BTH, SGK, em hãy cho biết:
- Nhóm nguyên tố là gì?
Viết cấu hình e của các nguyên tố Li, Na, K và từ đó nhận xét số e ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong một nhóm?
- Các nhóm nguyên tố được chia thnàh mấy loại?
- Có bao nhiêu nhóm A và đặc điểm nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm A
- Có bao nhiêu nhóm B, đặc điểm các nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm B
Hoạt động 3
Thế nào là nguyên tố s, nguyên tố p, nguyên tố d, nguyên tố f?Lấy ví dụ minh họa?
Khối các nguyên tố f gồm: 14 nguyên tố họ Lantan từ Ce (Z=58) đến Lu (Z=71) và 14 nguyên tố họ Actini từ Th (Z=90) đến Lr (Z=103)
VD: Viết cấu hình của các nguyên tố S (Z=16), Fe (Z=26), Ba (Z=56) và xác định vị trí của nguyên tố trong BTH. Trong các nguyên tố trên, nguyên tố nào là nguyên tố s, nguyên tố p, nguyên tố d
Đối với các nguyên tố d, để xác định nhóm dựa vào cấu hình ta xác định như sau: (n-1)dansb
+ Nếu (a+b) < 8 Số thứ tự của nhóm là (a+b)
+ Nếu 8Ê (a+b)Ê 10. Nguyên tố thuộc nhóm VIIIB
+ Nếu (a+b) >10, số thứ tự của nhóm là (a+b)- 10
* Các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ (chu kì 1, 2, 3) đều là các nguyên tố nhóm A
Cấu hình e: 1s22s22p63s2
Nguyên tử của nguyên tố B có 2 e ở lớp ngoài cùng, vậy B là kim loại
Vị trí của B trong BTH: Ô thứ 12 ( STT 12), chu kì 3 nhóm IIA
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn
3. Nhóm nguyên tố
a. Định nghĩa:
- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
* Các nguyên tố trong một nhóm có số e hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm( trừ một số ít ngoại lệ)
b. Phân loại theo nhóm:
- Bảng tuần hoàn gồm 18 cột, chia thành 16 nhóm: 8 nhóm A (từ IA đến VIIIA) và 8 nhóm B (từ IB đến VIIIB, riêng nhóm VIIIB có 3 cột)
c. Phân loại theo khối các nguyên tố
- Khối các nguyên tố s: gồm các nguyên tố ở nhóm IA và IIA 
Các nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có e cuối cùng được điền vào phân lớp s:
VD: Na (Z=11) 1s22s22p63s1
 Mg (Z=12) 1s22s22p63s2
- Khối các nguyên tố p: Gồm các nguyên tố ở nhóm IIIA đến VIIIA ( trừ He)
Các nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có e cuối cùng được điền vào phân lớp p
VD: Al (Z=13) 1s22s22p6s323p1
 Cl (Z=17) 1s22s22p6s323p5
- Khối các nguyên tố d: Gồm các nguyên tố thuộc nhóm B, nguyên tử của chúng có e cuối cùng được điền vào phân lớp d
VD: Sc (Z=21) 1s22s22p6s323p63d14s2
 Cu (Z=29) 1s22s22p6s323p63d94s2(3d104s1)
- Khối các nguyên tố f: Gồm các nguyên tố nằm ở 3 hàng cuối cùng của bẳng tuần hoàn, các nguyên tử của chúng có e cuối cùng được điền vào phân lớp f.
* Các nguyên tố nhóm A gồm khối các nguyên tố s và khối các nguyên tố p
* Các nguyên tố nhóm B gồm khối các nguyên tố d và f
VD: Cấu hình của S: 1s22s22p6s323p4
Vị trí: Chu kì 3, nhóm VIA, là nguyê tố p
Cấu hình của Fe: 1s22s22p6s323p63d64s2
Vị trí: Chu kì 4, nhóm VIIIB, là nguyên tố d
Cấu hình của Ba: 
1s22s22p6s323p63d104s24p64d104f05s25p65d06s2
Vị trí: Chu kì 6, nhóm IIA, là nguyên tố s
V. củng cố và hướng dẫn về nhà
Hoạt động 4: Củng cố
Bài 1: Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VII của BTH. Hỏi:
a. Nguyên tử của nguyên tố có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng? Giải thích?
b. Viết cấu hình e của nguyên tố đó
HDVN: Viết cấu hình e của các nguyên tố có Z=12, 24, 28, 47 và xác định vị trí của nguyên tố trong BTH.
Bài 10: (Tiết 17) sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron 
 nguyên tử của các nguyên tố hóa học
 Ngày soạn: 5/10/2006
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Học sinh hiểu:
- Đặc điểm cấu hình e lớp ngoài cùng nguyên tử của các nguyên tố nhóm A
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e lớp ngoài cùng nguyên tử của các nguyên trong chu kì
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.
Học sinh biết: 
- Đặc điểm cấu hình của nguyên tử các nguyên tố nhóm B
2. Kĩ năng
Học sinh vận dụng:
- Dựa vào cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình e lớp ngoài cùng.
- Dựa vào cấu hình e xác định nguyên tố s, p. d.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa họcranh vẽ các đồng vị của hiđro.
Học sinh: Ôn lại bài cấu tạo BTH các nguyên tố hóa học
III. Tiến trình giảng dạy
1. Kiểm tra bài cũ
2. Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?
- Thế nào là chu kì, phân loại chu kì, đặc điểm của các nguyên tố trong một chu kì?
- Thế nào là nhóm nguyên tố, phân loại nhóm?
- Thế nào là nguyên tố s, nguyên tố p?
Viết cấu hình e của các nguyên tố có:
Z= 17, 20, 24, 26 và xác định vị trí của chúng trong BTH?
Hoạt động 2: Cấu hình e của các nguyên tố trong nhóm A
Các nguyên tố trong nhóm A nằm ở các chu kì nào?
Đặc điểm lớp e ngoài cùng? Từ đặc điểm cấu hình, em hãy dự đoán tính chất hóa học của các nguyên tố trong nhóm A?
- Electron hóa trị là gì? số e hóa trị của các nguyên tố trong nhóm A?
Như vậy khi ta biết số e ngoài cùng của các nguyên tố trong nhóm A ta có thể suy ra được vị trí của nhóm và ngược lại.
Viết cấu hình e của các nguyên tố trong nhóm IA từ Li đến K và cho biết sau mỗi chu kì cấu hình e của các nguyên tố biến đổi như thế nào?
Kết luận:
Hoạt động 3: Cấu hình e của các nguyên tố nhóm B
- Dựa vào BTH, em hãy nêu vị trí của các nguyên tố nhóm B.
- Dựa vào cấu hình e của các nguyên tố có Z= 21, 24, 26, em hãy nêu đặc điểm lớp vỏ e của nguyên tử các nguyên tố nhóm B?
- Hãy tính số e hóa trị của nguyên tử các nguyên tố trên, và hãy cho biết vị trí của các e hóa trị các nguyên tố nhóm B
- Cách xác định vị trí của các nguyên tố nhóm B trong BTH?
Câú hình e của các nguyên tố:
Z= 17: 1s22s22p63s23p5
Vị trí: Stt 17, chu kì 3, nhóm VIIA, là phi kim
Z= 20: 1s22s22p63s23p64s2
Vị trí: Stt 20, chu kì 4, nhóm IIA, là kim loại
Z= 24: 1s22s22p63s23p63d54s1
Vị trí: Stt 24, chu kì 4, nhóm VIB, là kim loại
Z= 26: 1s22s22p63s23p63d64s2
Vị trí: Stt 26, chu kì 4, nhóm VIIIB, là kim loại
I. Cấu hình electron của các nguyên tố trong nhóm A
- Các nguyên tố nhóm A thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn
- Nguyên tử của các nguyên tố trong một nhóm A có cùng số e ở lớp ngoài cùng ị Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng nhóm A là giống nhau
- Các nguyên tố trong cùng nhóm A có các e hóa trị nằm ở lớp ngoài cùng và bằng số thứ tự của nhóm.
VD. Nguyên tố Clo thuộc chu kì 3, nhóm VIIA. Vậy Clo có 3 lớp e và có 7e ở lớp ngoài cùng, cấu hình e của Cl: 1s22s22p63s23p5
- Sau mỗi chu kì cấu hình e lớp ngoài cùng nguyên tử của các nguyên tố nhóm A được lặp lại, tức là nó biến đổi một cách tuần hoàn. Đây là nguyên nhân biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
* Kết luận: Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
II. Cấu hình electron của các nguyên tố nhóm B
- Các nguyên tố nhóm B đều thuộc chu kì lớn, chúng là các nguyên tố d và f, còn được gọi là các kim loại chuyển tiếp.
- Cấu hình e của các nguyên tố nhóm B có dạng: (n-1)dans2 với a= 1đ10
- Các e hóa trị nằm ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng chưa bão hòa, khi phân lớp sát lớp ngoài cùng bão hòa thì số e hóa trị được tính theo số e ở lớp ngoài cùng.
- Đối với các nguyên tố d, để xác định vị trí dựa vào cấu hình ta xác định như sau:
Với cấu hình e có dạng: (n-1)dans2
+ Nếu (a+2) < 8 Số thứ tự của nhóm là (a+b)
+ Nếu 8Ê (a+2)Ê 10. Nguyên tố thuộc nhóm VIIIB
+ Nếu (a+2) >10, số thứ tự của nhóm là (a+b)- 10
IV. củng cố và hướng dẫn về nhà
Hoạt động 4: Củng cố
Bài 1: Viết cấu hình e nguyên tử các nguyên tố có Z= 20, 21, 24, 29, 30. Xác định vị trí của nguyên tố trong BTH. Tại sao Cu lại được xếp vào nhóm IB còn Zn được xếp vào nhóm IIB.
HDVN: bài 1, 2, 3, 4, 6 SGK
Bài 11: (tiết 18) Sự biến đổi một số đại lượng vật lí 
 của các nguyên tố hóa học	
 	Ngày soạn: 11/10/2006
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Học sinh biết:
- Khái niệm : năng lượng ion hóa, độ âm điện.
Học sinh hiểu: 
- Quy luật biến đổi tuần hoàn của bán kính nguyên tử , năng lượng ion hóa, độ âm điện của các nguyên tố trong BTH
2. Kĩ năng
Học sinh vận dụng:
Dựa vào quy luật biến đổi của các đại lượng vật lí để dự đoán tính chất của các nguyên tố khi biết vị trí của chúng trong BTH.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Các bảng về sự biến đổi năng lượng ion hóa, độ âm điện.
Học sinh: 
III. Tiến trình giảng dạy
1. Kiểm tra bài cũ
2. Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu nguyên nhân của sự biến đổi tính chất của các nguyên tố một cách tuần hoàn?
- Viết cấu hình e của các nguyên tố sau có Z= 18, 19. Tại sao nguyên tố có Z= 18 lại ở chu kì 3 còn nguyên tố có Z= 19 lại ở chu kì 4?
Hoạt động 2: Bán kính nguyên tử
Dựa vào hình 2.1, em hãy nhận xét sự thay đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố theo chu kì và theo nhóm?
Giải thích nguyên nhân của sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì và trong nhóm?
Kết luận:
Hoạt động 3: Năng lượng ion hóa
- Dựa vào SGK, em hãy cho biết năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) là gì? Lấy VD minh họa?
Năng lượng ion hóa thứ 2 (I2), thứ 3 (I3)? Giá trị của chúng so với I1?
- Năng lượng ion hóa I1 có ý nghĩa nhất đối với hóa học.
- Trong một nguyên tử các e nào dễ tách ra nhất và giữa năng lượng ion hóa và khả năng tách e ra khỏi nguyên tử có mối quan hệ gì?
VD Cho năng lượng ion hóa của các nguyên tử IAl=578, ISi=786, IP=1012. Hỏi trong các nguyên tử trên nguyên tử nào dẽ tách e nhất?
- Nguyên tử Al dễ tách e nhất sau đó đến Si do năng lượng ion hóa của Al là bé nhất sau đó đến Si.
- Dựa vào bảng 2.2, em hãy nhận xét sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì và trong nhóm? Và nguyên nhân của sự biến đỏi đó?
So sánh chu kì 2 và chu kì 3 và cho biết năng lượng ion hóa có biến đổi tuần hoàn không?
I biến đổi tuần hoàn trừ các nguyên tố ở nhóm IIIA và VIA
Hoạt động 4: Độ âm điện
- Độ âm điện là gì? Giữa độ âm điện và tính kim loại, tính phi kim có mối liên hệ gì?
Dựa vào bảng 2.3 và hình 2.3, em hãy nêu quy luật biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm?
Cấu hình của các nguyên tố 
Z=18: 1s22s22p63s23p6
Vị trí: Chu kì 3 nhóm VIIIA, Stt 18
Z=19: 1s22s22p63s23p64s1
Vị trí: Chu kì 4 nhóm IA, Stt 19
- Theo có sự chèn của các e ở lớp bên trong, nên năng lượng của phân lớp 4s thấp hơn phân lớp 3d. Do đó khi e sau khi điền đầy phân lớp 3p sẽ điền tiếp vào phân lớp 4s. Chính vì vậy nguyên tố có Z= 18 lại ở chu kì 3 còn nguyên tố có Z= 19 lại ở chu kì 4
I. Bán kính nguyên tử
a. Trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần
- Do trong một chu kì, số lớp e không thay đổi, nhưng khi điện tích hạt nhân tăng, lực hút giữa hạt nhân với các e ở lớp ngoài cùng tăng theo, do đó bán kính nguyên tử giảm.
b. Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.
- Do trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, số lớp e tăng dần làm cho bán kính nguyên tử tăng theo, mặc dù điện tích hạt nhân tăng nhanh.
Kết luận: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
II. Năng lượng ion hóa
1. Khái niệm:
- Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách e thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản.
- Đơn vị năng lượng KJ/mol
VD: H đ H+ + e I1 = 1312 KJ/mol
- Ngoài ra còn có năng lượng ion hóa thứ 2 (I2), thứ 3 (I3) và I1 < I2 <I3
VD: Li đ Li1+ +1e I1
 Li1+đ Li2+ + 1e I2
 Li2+ đ Li3+ + 1e I3
* Năng lượng ion hóa càng nhỏ (I), thì nguyên tử càng dễ tách e và ngược lại 
2. Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất
- Trong một chu kì: theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, năng lượng ion thứ nhất nói chung tăng. Do lực liên kết giữa hạt nhân với e lớp ngoài cùng tăng
- Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân năng lượng ion hóa thứ nhất nói chung giảm. Do lực hút giữa hạt nhân với các e lớp ngoài cùng giảm.
Kết luận: Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. 
III. Độ âm điện
1. Khái niệm: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút e của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
- Độ âm điện càng lớn tính phi kim càng mạnh, độ âm điện càng nhỏ tính kim loại càng mạnh.
2. Sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố
- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điẹn tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.
- Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố giảm dần.
Kết luận: Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
IV. Củng cố: bài 1, 2,3 SGK. 
HDVN: 4, 5, 6, 7 (SGK)
Bài 12: ( Tiết 19) Sự biến đổi tính kim loại - phi kim 
 của các nguyên tố hóa học
 định luật tuần hoàn	
 	Ngày soạn: 11/9/2006
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Học sinh biết:
- Sự biến đổi tính Axit, Bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì và trong một nhóm.
Học sinh hiểu: 
- Thế nào là tính kim loại, tính phi kim và quy luật biến đổi tính kim lọai, tính phi kim của các nguyên tố trong BTH,
Sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố với hiđro và hóa trị cao nhất với Oxi trong một chu kì
- Nội dung bảng tuần hoàn.
2. Kĩ năng
Học sinh vận dụng:
- Dựa vào quy luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản của các nguyên tố trong chu kì, như: Hóa trị cao nhất của nguyên tố đó với hiđro và oxi. Tính kim loại, phi kim
- Viết được công thức hóa học và chỉ ra tính axit - bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Các bảng 2.4; 2.5n.
Học sinh: Ôn kĩ bài "Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố"
III. Tiến trình giảng dạy
1. Kiểm tra bài cũ
2. Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Hoạt đông 1: Kiểm tra bài cũ
- Trong một chu kì, trong một nhóm bán kính nguyên tử của các nguyên tố biến đổi như thế nào theo chiều tăng của điện tích hạt nhân? Cho ví dụ?
- Năng lượng ion hóa là gì? Quy luật biến đổi năng lượng ion hóa?
- Độ âm điện là gì? Quy luật biến đổi đội âm điện của các nguyên tố?
- Cho biết tính chất nào của nguyên tử biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
a. Số lớp e
b. Số e lớp ngoài cùng
c. Khối lượng nguyên tử
d. Hình dạng đám mây e
e. Tính kim loại và tính phi kim
Hoạt động 2: Tính KL, tính PK
- Dựa vào SGK, em hãy cho biết tính kim loại là gì, tính phi kim là gì?
- Thực ra không có ranh giới giữa tính kim loại và tính phi kim
- Dựa vào SGK, hãy cho biết trong chu kì 3, tính kim loại của nguyên tố nào mạnh nhất? Nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất?
- Trong nhóm IA, nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất, nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất?
Dựa vào các ví dụ trên hãy nêu quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm? Giải thích quy luật biến đổi tính chất trên?
Từ các quy luật trên, em có nhận xét gì về sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim?
Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố phụ thuộc chủ yếu vào cấu hình e của nguyên tử. Cấu hình e nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nên tính kim loại, tính phi kim cũng biến đổi tuần hoàn.
Hoạt động 3: Sự biến đổi hóa trị 
Dựa vào bảng 2.4, em hãy nhận xét hóa trị của các nguyên tố với Oxi và với hiđro và quy luật của sự biến đổi đó trong một chu kì?
Nếu gọi hóa trị của nguyên tố với Oxi và hóa trị với Hiđro là a và b thì ta có:
a + b = 8
Hãy rút ra kết luận về sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố?
Đáp an b, d, e
I. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố
1. Tính kim loại, tính phi kim
- Tính kih\m loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường e để trở thành ion dương.
 M đ Mn+ + ne
Nguyên tử càng dễ nhường e, tính kim loại càng tăng.
- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận e để trở thành ion dương.
 X + ne đ Xn-
Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhận e, tính phi kim càng tăng. 
2. Sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim
a. Trong một chu kì
- Trong mỗi chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.
- Nguyên nhân: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, năng lượng ion hóa tăng, độ âm điện tăng, đồng thời bán kính nguyên tử giảm làm cho khả năng nhường e giảm, nên tính kim loại giảm, khả năng nhận e tăng, nên tính phi kim tăng.
b. Trong một nhóm A
- Trong một nhóm A theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần
- Nguyên nhân: trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, năng lượng ion hóa, độ âm điện giảm dần, đồng thời bán kính nguyên tử tăng dần làm cho khả năng nhường e tăng, nên tính kim loại tăng, khả năng nhận e giảm, nên tính kim loại giảm.
Nhận xét: Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
II. Sự biến đổi hóa 

File đính kèm:

  • docBai_1_Thanh_phan_nguyen_tu.doc