Giáo án Hình học Lớp 7 - Bài 4: Đơn thức đồng dạng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hà

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)

-GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.

Bài 1: Tính tích của các đơn thức sau rồi xác định hệ số và bậc của tích thu được.

a) x4y và 6xy4

b) 1/2 x2y2 và -6x3y3

-GV: Gọi HS nhận xét

-GV: Nhận xét và cho điểm

-GV: Các em quan sát vào phần biến và hệ số của đơn thức em có nhận xét gì?

-Gv: Như vậy đây 2 đơn thức như thế gọi là hai đơn thức đồng dạng. Vậy cụ thể hai đơn thức đồng dạng nó như thế nào thì ta vào bài hôm nay: “ Bài 4: Đơn thức đồng dạng”

Hoạt động 2: ( 8’)

1)Đơn thức đồng dạng

-GV: Vừa rồi cô đã nói

6x5y5 ; -3x5y5 là hai đơn thức đồng dạng. Vậy theo em hiểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng?

-GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức

-GV: Gọi HS nhắc lại khái niệm

-GV: Vậy đây là ví dụ cụ thể về hai đơn thức đồng dạng

-GV: Gọi HS lấy ví dụ về 2 đơn thức đồng dạng

-GV: Đưa vài số thực khác 0 minh họa cho chú ý.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 7 - Bài 4: Đơn thức đồng dạng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Tuyết Nhung
Giáo sinh: Nguyễn Thị Hà
Ngày soạn: 18/5/2020
Ngày giảng: 20/5/2020
BÀI 4: ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG
I.MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức:
Học sinh biết được thế nào là hai đơn thức đồng dạng,
Học sinh biết lấy ví dụ về 2 đơn thức đồng dạng, biết cộng ( và trừ) các đơn thức đồng dạng với nhau.
 2/ Kỹ năng:
Làm thành thạo việc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, 
Rèn kĩ năng trình bày.
 3/ Thái độ:
Có thái độ học tập nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài.
II.TRỌNG TÂM:
	Khái niệm đơn thức đồng dạng, cộng trừ đơn thức đồng dạng.
III.CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SBT, giáo án, 
HS: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập,
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình,luyện tập thực hành.
IV.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định lớp: (1’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
-GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
Bài 1: Tính tích của các đơn thức sau rồi xác định hệ số và bậc của tích thu được.
a) x4y và 6xy4
-HS: 2HS lên bảng làm bài tập
-HS1:
a) x4y và 6xy4
x4y . 6xy4 
= 6(x4x)(y.y4) 
= 6x5y5
+Hệ số: 6
+ Phần biến: x5y5
+Bậc: 10
b) 12 x2y2 và -6x3y3
12 x2y2 và -6x3y3
12 x2y2. (-6x3y3
=12.(-6)(x2.x3)(y2y3)
=-3x5y5
+ Hệ số: -3
+ Phần biến: x5y5
+ Bậc: 10
-GV: Gọi HS nhận xét 
-GV: Nhận xét và cho điểm 
-GV: Các em quan sát vào phần biến và hệ số của đơn thức em có nhận xét gì? 
-Gv: Như vậy đây 2 đơn thức như thế gọi là hai đơn thức đồng dạng. Vậy cụ thể hai đơn thức đồng dạng nó như thế nào thì ta vào bài hôm nay: “ Bài 4: Đơn thức đồng dạng” 
-HS: Nhận xét
-HS: Các đơn thức là đơn thức thu gọn có hệ số khác nhau và có cùng phần biến.
Hoạt động 2: ( 8’)
1)Đơn thức đồng dạng
-GV: Vừa rồi cô đã nói 
6x5y5 ; -3x5y5 là hai đơn thức đồng dạng. Vậy theo em hiểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng?
-GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức
-HS: Trả lời theo ý hiểu
-HS: Lắng nghe
Đơn thức đồng dạng 
VD: 6x5y5,-3x5y5 ; 65 x5y5; 2,5 x5y5; 3 x5y5
-GV: Gọi HS nhắc lại khái niệm
-GV: Vậy đây là ví dụ cụ thể về hai đơn thức đồng dạng
-GV: Gọi HS lấy ví dụ về 2 đơn thức đồng dạng
-HS: 2 HS nhắc lại khái niệm SGK
-HS: 3 HS lấy ví dụ 
KN:Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
-GV: Đưa vài số thực khác 0 minh họa cho chú ý.
-Hs: Lắng nghe
Chú ý: Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng. 
-GV: Đưa ra tình huống
Trong khi thảo luận nhóm, bạn Sơn nói: “ 0,9xy2 và 0,9x2y là hai đơn thức đồng dạng”, bạn Phúc nói: “Hai đơn thức trên không đồng dạng”. Theo em bạn nào đúng?
-HS: Bạn Phúc nói đúng vì hai đơn thức có phần biến khác nhau nên không đồng dạng
-GV: Cho HS làm Bài 15: Tr 34
Gọi HS đứng tại chỗ làm
- Em hãy liệt kê các phần biến khác nhau có trong đơn thức.
- GV yêu cầu HS sắp xếp thành từng nhóm có phần biến giống nhau
-HS:
+ Các phần biến khác nhau là: x2y; xy2; xy
+Nhóm 1: 53 x2y; -12 x2y; x2y; -25 x2y
+Nhóm 2: xy2; -2 xy2;14 xy2
+Nhóm 3: xy
Hoạt động 3: ( 8’)
2) Cộng trừ các đơn thức đồng dạng
2) Cộng trừ các đơn thức đồng dạng
-GV: Cho phép tính:
 62 .22.18 +38.22 .18
-GV: Yêu cầu học sinh nêu cách tính
-GV: Cho ví dụ 2
 3x2y+ x2y
-GV: hướng dẫn HS cách cộng đơn thức đồng dạng (tương tự)
-GV:Thế bây giờ cô thay dấu “+” bằng dấu “-“ các e hãy tính lại cho cô phép tính trên
-GV: Qua 3 ví dụ trên em có thể nêu cách cộng hoặc trừ hai đơn thức đồng dạng được không?
-GV: Giới thiệu cách cộng hoặc trừ hai đơn thức đồng dạng
-HS: Nêu cách tính
-HS:Nghe giảng.
-HS: Thực hiện
-HS: Muốn cộng (hay trừ) hai đơn thức đồng dạng ta cộng ( hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến
Ví dụ 1:
 62 .22.18 +38.22 .18
=(62+38).22.18
=100. 22.18
=720
Ví dụ 2:
 3x2y+ x2y
=(3+1) x2y
=4x2y
Ví dụ 3:
3x2y - x2y
=(3-1) x2y
=2x2y
Quy tắc: Để cộng (hay trừ) hai đơn thức đồng dạng ta cộng ( hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến
-GV: Gọi 2 HS nhắc lại
-GV: Cho HS làm [?3]
Em có nhận xét gì về ba đơn thức xy3; 5xy3; -7xy3 ?
-HS: Là 3 đơn thức đồng dạng vì nó có phần biến giống nhau hệ số khác 0
-GV: Gọi HS lên bảng làm
-HS: 1 học sinh lên bảng giải bài tập: 
[?3]:
 xy3 + 5 xy3 + (-7 xy3)
= (1+5-7) xy3= - xy3
-GV: Gọi HS nhận xét và cho điểm học sinh.
-GV: Cách tính 3 đơn thức hay nhiều đơn thức đồng dạng tương tự cách tính 2 đơn thức đồng dạng
Hoạt động 4: (17’) 
Củng cố
3: Luyện tập
Bài 16+ 21:SGK_Tr34+ 36
-Gv: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
Bài 16
25xy2 +55xy2+ 75 xy2
=( 25+55+75) xy2
= 155 xy2
Bài 21
34xyz2+12xyz2+(-14xyz2)
=34+12-14xyz2
=xyz2
- GV: Gọi học sinh nhận xét
- GV: Nhận xét và cho điểm
-HS: Học sinh nhận xét
Bài 23: SGK_Tr 36
-GV:Gọi 2 HS đứng tại chỗ làm bài tập phần a, b
-HS: a) 2x2y
 b) – 9x2
 c) 2x5, x5, -2x5
Bài 17: SGK: Tr35
-GV: Hướng dẫn 
+ Theo em cách làm bài 17 như thế nào? Tại sao em làm như vậy?
- HS: Ta có thể thu gọn rồi tính giá trị của đơn thức vừa thu được. 
12x5y-34x5y+x5y
=( 12-34+1)x5y
=34x5y
-GV: Gọi 1 học sinh lên làm bài tập
Thay x=1, y=-1 vào biểu thức 34.15.1=34
-GV:Qua bài học ngày hôm nay em học được những gì?
-HS: Qua bài học ngày hôm nay em biết được thế nào là đơn thức đồng dạng và cách tính tổng và trừ các đơn thức đồng dạng.
	V: BTVN (1’) 
-Học thuộc lý thuyết và làm các bài tập 20, 22 trong SGK_36, các bài tập trong VBT
-Đọc trước bài “Đa thức”.

File đính kèm:

  • docxChuong IV 4 Don thuc dong dang_12833178.docx
Giáo án liên quan