Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 23, Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Hoạt động 1: tìm hiểu các loại vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội:
-Cho học sinh tìm:
• Các loại vũ khí thông thường? (súng, đạn,lựu đạn, bom, mìn, lưỡi lê.)
• Chất nổ? ( thuốc nổ, thuốc pháo, ga.)
• Chất cháy? (xăng, dầu.)
• Chất độc hại? ( chất độc da cam, chất phóng xạ, thuốc bảo vệ thực vật, thủy ngân.
Cho học sinh đọc phần đặt vấn đề
* Vì sao vẫn có người chết do bị trúng bom mìn gây ra?(chiến tranh đã kết thúc nhưng bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn rãi rác khắp nơi).
* Thiệt hại đó như thế nào?(Quãng Trị trong 10 năm: 1985-1995 có 25 người chết và 449 người bị thương)
* Thiệt hại về cháy ở nước ta như thế nào trong thời gian 1998-2002?(gần 6000 vụ cháy, thiệt hại gần 1 tỉ đồng)
* Thiệt hại về ngộ độc thực phẩm như thế nào? Nguyên nhân?(sgk)
-Em có suy nghĩ gì về các thông tin trên? ( những tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thế nào?)
-Ngoài những tác hại trên còn gây ra tác hại gì nữa? (ô nhiễm môi trường)
GDBVMT: Tai nạn do cháy, nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về của mà còn gây ô nhiễm môi trường.
-Nguyên nhân dẫn đến các tai nạn nói trên? ( chiến tranh, thiếu hiểu biết, thiếu kĩ năng. Vô trách nhiệm.)
- Tích hợp KT GQQP&AN: Ví dụ về hình ảnh các vụ tai nạn, cháy nổ gây ra
-Cần làm gì để hạn chế, loại trừ những tai nạn đó? (phải có các Luật, các quy định của nhà nước)
Ngày soạn: Bài 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, Tuần 23 Ngày dạy: CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI Tiết 23 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: -Nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, chất độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và XH. -Nêu được một số qđịnh của PL về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại. 2.Kĩ năng: *KN kiến thức: Biết phòng, chống tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại trong cs hàng ng ày. *KN sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin Kĩ năng tư duy sáng tạo Kĩ năng ứng phó 3.Thái độ: -Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi. -Có ý thức nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại. - Tích hợp KT GQQP&AN: Ví dụ về hình ảnh các vụ tai nạn, cháy nổ gây ra 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng luật giải quyết vấn đề, Năng lực tư duy, Năng lực giao tiếp và điều chỉnh hành vi, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên Học sinh -Sách giáo khoa GDCD lớp 8 -Tranh ảnh -Điều 232,233,234,235,236,237,238,239,240 bộ luật hình sự năm 2000 -Trích bộ luật Phòng cháy và chữa cháy -Các thông tin và sự kiện -Đọc trước bài -Liên hệ các vụ tai nạn do vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại ở địa phương III. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với loài người? - Qui định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS? - Dẫn vào bài mới: GV đưa thông tin: Ngày 2.5.03, chiếc xe khách mang biển số 29H 6583 bốc cháy tại khu cổng chợ thôn Đại Bái - Đại Bái - Gia Bình - Bắc Ninh. Nguyên nhân do trên xe chở thuốc súng. 88 người bị nạn trong vụ cháy này. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Để hiểu rõ hơn về vấn đề có liên quan đến vụ tai nạn, chúng ta..... B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: tìm hiểu các loại vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội: -Cho học sinh tìm: Các loại vũ khí thông thường? (súng, đạn,lựu đạn, bom, mìn, lưỡi lê...) Chất nổ? ( thuốc nổ, thuốc pháo, ga...) Chất cháy? (xăng, dầu...) Chất độc hại? ( chất độc da cam, chất phóng xạ, thuốc bảo vệ thực vật, thủy ngân... Cho học sinh đọc phần đặt vấn đề * Vì sao vẫn có người chết do bị trúng bom mìn gây ra?(chiến tranh đã kết thúc nhưng bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn rãi rác khắp nơi). * Thiệt hại đó như thế nào?(Quãng Trị trong 10 năm: 1985-1995 có 25 người chết và 449 người bị thương) * Thiệt hại về cháy ở nước ta như thế nào trong thời gian 1998-2002?(gần 6000 vụ cháy, thiệt hại gần 1 tỉ đồng) * Thiệt hại về ngộ độc thực phẩm như thế nào? Nguyên nhân?(sgk) -Em có suy nghĩ gì về các thông tin trên? ( những tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thế nào?) -Ngoài những tác hại trên còn gây ra tác hại gì nữa? (ô nhiễm môi trường) GDBVMT: Tai nạn do cháy, nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về của mà còn gây ô nhiễm môi trường. -Nguyên nhân dẫn đến các tai nạn nói trên? ( chiến tranh, thiếu hiểu biết, thiếu kĩ năng. Vô trách nhiệm...) - Tích hợp KT GQQP&AN: Ví dụ về hình ảnh các vụ tai nạn, cháy nổ gây ra -Cần làm gì để hạn chế, loại trừ những tai nạn đó? (phải có các Luật, các quy định của nhà nước) 1. Các loại vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội: a) Các loại vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại: Các loại vũ khí thông thường :súng, đạn,lựu đạn, bom, mìn, lưỡi lê... Chất nổ: thuốc nổ, thuốc pháo, ga... Chất cháy: xăng, dầu... Chất độc hại: chất độc da cam, chất phóng xạ, thuốc bảo vệ thực vật, thủy ngân... b)Tính chất nguy hiểm và tác hại: Gây tổn thất to lớn về người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. Hoạt động 2: tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại: HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC -Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, nhà nước ta đã ban hành các luật nào?(luật phòng cháy, chữa cháy, luật Hình sự và một số văn bản pháp luật khác) -Cho học sinh đọc phần tóm lược về nội dung Luật Phòng cháy chữa cháy, luật Hình sự 232,233,234,235,236,237,238,239,240 về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại -Yêu cầu học sinh trả lời: * Nhà nước cấm những hành vi nào? * Ai mới có quyền giữ, chuyên chở và sử dụng các chất trên? GDBVMT:Chỉ những cơ quan, tổ chức xã hội, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng chất nổ, cháy, chất phóng xạ, chất độc -Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có trách nhiệm như thế nào? GDBVMT: phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn - Tích hợp KT GQQP&AN: Ví dụ về hình ảnh các vụ tai nạn, cháy nổ gây ra -Giáo viên kết luận: -Cho học sinh làm bài tập 3- sgk (a, b, d, e, g) 2. Một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại: -Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. -Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở, sử dụng vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn. Hoạt động 3: cho học sinh liên hệ bản thân: HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC -Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận hoặc chơi sắm vai bài tập 4-sgk -Để góp phần phòng ngừa tai nạn nói trên, theo em học sinh có thể làm được những việc gì? GDBVMT: Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè, mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên. Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Cho hs làm bài tập 1,2 SGK/ 43 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ? Em có nhận xét gì về việc thực hiện an toàn thực phẩm ở địa phương mình, gia đình em, các bạn trong lớp? E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Tìm hiểu thêm về tình hình thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn cháy nổ và chất độc hại ở địa phương? - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Học bài, Chuẩn bị bài 16. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:chuẩn bị trước phần đặt vấn đề - Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................ TƯ LIỆU THAM KHẢO Điều 232. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 1. .thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. Điều 233. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ 1. đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. Điều 236. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ 1. .thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi. Điều 238. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc 1. thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. Điều 240. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy 1. .gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
File đính kèm:
- bai 15 lop 8.doc