Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 5: Tôn trọng kỷ luật - Năm học 2019-2020 - Lê Hồng Như

Kiến thức 1:10’ Gọi HS đọc truyện SGK.

- Gọi HS đọc truyện.

? Qua câu truyện trên em thấy Bác Hồ đã tôn trọng nhhững quy định chung như thế nào?

- GV: Mặc dù là Chủ tịch nước, nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho tất cả mọi người.

Kiến thức 2:18’ Tìm hiểu nội dung bài

? Thế nào là tôn trọng kỉ luật?

? Trong gia đình em đã tôn trọng kỉ luật như thế nào?

? Trong nhà trường em đã tôn trọng kỉ luật như thế nào?

GV cho hs xem lại bảng nội quy của trường

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 5: Tôn trọng kỷ luật - Năm học 2019-2020 - Lê Hồng Như, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 8 / 9 /2019
Tiết 5 Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
 - Kiến thức: Giúp HS hiểu: 
+ Nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật.
+ Nêu được ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.
+ Biết được: Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên của gia đình, tập thể, xã hội.
 - Kĩ năng
+Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè.
 + Biết chấp hành tốt nề nếp trong gia đình, nội quy nhà trường và những quy định chung của đời sống cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
 - Thái độ: Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.
2. Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh: 
 - Năng lực tự học, đọc, hiểu vấn đề.
 - Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm
 - Nghe, nói, đọc, viết.
 - Phẩm chất: Giáo dục học sinh.....
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH
 1. GV: - SGK, SGV, tài liệu.
- Câu chuyện về tấm gương tôn trọng kỉ luật;
- Tục ngữ, ca dao nói về sự tôn trọng kỉ luật.
 2. HS: - SGK, chuẩn bị bài trước ở nhà.
- Liên hệ bản thân, sưu tầm ca dao, tục ngữ, sắm vai,
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’): Kiểm tra sĩ số, tâm thế HS 
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
? Thế nào là lễ độ? Đức tính lễ độ biểu hiện như thế nào? 
? Em hãy nêu một tình huống thể hiện lễ độ? 
3. Bài mới 
Hoạt động I: Giới thiệu bài: 
Một học sinh không xuống xe khi vào cổng trường, bị bác bảo vệ phê bình. Theo các em, bạn đó bị phê bình vì lí do gì? Để biết bạn ấy bị phê bình vì lí do gì, chúng ta tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để làm rõ vấn đề trên. Để hiểu được vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động II: Tìm tòi, tiếp nhận kiến thức
Kiến thức 1:10’ Gọi HS đọc truyện SGK.
- Gọi HS đọc truyện.
? Qua câu truyện trên em thấy Bác Hồ đã tôn trọng nhhững quy định chung như thế nào?
- GV: Mặc dù là Chủ tịch nước, nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho tất cả mọi người.
Kiến thức 2:18’ Tìm hiểu nội dung bài
? Thế nào là tôn trọng kỉ luật? 
? Trong gia đình em đã tôn trọng kỉ luật như thế nào? 
? Trong nhà trường em đã tôn trọng kỉ luật như thế nào?
GV cho hs xem lại bảng nội quy của trường
? Ngoài xã hội em đã tôn trọng kỉ luật như thế nào?
? Qua các việc làm cụ thể của các bạn thực hiện tôn trọng kỉ luật em có nhận xét gì?
 ? Phạm vi thực hiện như thế nào?
? Hãy cho ví dụ về những hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật?
? Nêu biểu hiện của tôn trọng kỉ luật?
- GV: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu mọi người thiếu tôn trong kỉ luật?
GV cho HS tìm VD và phân tích.
? Việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì?
? Khẩu hiệu nào yêu cầu chúng ta nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật?
? Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của ai?
* GDĐĐHCM: Dù ở cương vị Chủ tịch nước, Bác vẫn luôn tôn trọng nội quy, quy định chung. 
Hoạt động III: 10’ HD HS Luyện tập
Bài tập a :
Bài tập b :
- GV cho bài tập: 
? Hãy phân biệt kỉ luật với pháp luật?
- GV: Một HS có ý thức dừng xe khi có đèn đỏ là tôn trọng kỉ luật. Còn pháp luật bắt buộc em phải thực hiện (kể cả em không muốn) vì không thực hiện thì sẽ bị xử phạt.
- Vi phạm kỉ luật thì bị phê bình, cảnh cáo, còn vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt theo luật định.
- Bỏ dép trước khi vào Chùa.
- Đi theo sự hướng dẫn của các vị sư.
- Đến mỗi gian thờ thắp hương.
- Đến mỗi gian thờ và thắp hương.
- Gặp đèn đỏ, Bác dừng xe lại, đèn xanh mới đi.
- Bác nói: “Phải gương mẫu, tôn trọng luật lệ giao thông”.
- Ngủ dậy đúng giờ
- Đồ đạc để ngăn nắp đúng quy định
- Thực hiện đúng giờ tự học
 - Không đọc truyện trong giờ học
- Hoàn thành công việc gia đình giao...
- Vào lớp đúng giờ trật tự nghe giảng bài
- Làm đủ bài tập
- Mặc đúng đồng phục đi giày, dép quai hậu
- Không vứt rác, vẽ bẩn lên bàn
- Trực nhật đúng phân công...
- Thực hiện nếp sống văn minh
- Không hút thuốc lá giữ gìn trật tự chung, đoàn kết 
- Bảo vệ môi trường; an toàn giao thông...
- Việc tôn trọng kỉ luật là tự mình thực hiện quy định chung.
- Thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
- Tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội một cách bắt buộc; thấy tín hiệu đèn đỏ dừng lại vì sợ mọi người chê trách...
- Nếu mọi người tôn trọng kỉ luật thì gia đình, nhà trường, xã hộ có kỉ cương, nề nếp, mang lại lợi ích cho mọi người và giúp xã hội tiến bộ.
- Là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, tập thể, xã hội.
- Không đồng ý
Kỉ luật
Quy định, nội quy
GĐ, tập thể, XH đề ra
Tự giác
Nhắc nhở, phê bình
Pháp luật
Quy tắc xử sự chung
Nhà nước đặt ra
Bắt buộc
Xử phạt
I. Truyện đọc: 
“Giữ luật lệ chung”
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
 Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.
2. Biểu hiện: 
Tôn trọng kỉ luật là sự tự giác, việc chấp hành sự phân công của tập thể.
3. Ý nghĩa: 
- Giúp cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội có nề nếp, kỉ cương.
- Bảo vệ lợi ích cá nhân, cộng đồng.
 “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”
III. Bài tập.
Bài tập a :
Thể hiện tính kỉ luật: 2,6,7
Bài tập b :
- Không đồng ý. Vì kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Nếu một tập thể làm việc không có tổ chức kỉ luật, ai muốn làm gì thì làm, thì sẽ trở nên hỗn loạn.
4. Dặn dò HS Chuẩn bị tiết tiếp theo: 
	- Học bài, làm các bài tập còn lại ở sgk
	- Xem trước, chuẩn bị bài tiếp theo bài 6: “Biết ơn”
IV. Kiểm tra đánh giá: 1’ 
 - GV hệ thống lại nội dung bài học
 - Nhận xét khái quát những nội dung chính của bài
 - GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học
V. RÚT KINH NGHIỆM.
- Ưu điểm:
.
- Nhược điểm:..
 TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
 Ngày ký: /8/2019
 Lê Văn Danh 

File đính kèm:

  • docGDCD 6 B5.doc