Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tuần 30, Tiết 29, Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (Tiếp theo)

Nhóm 3,4: Theo em Hải có thể có những cách ứng xử nào? Trong đó, cách ứng xử nào là đúng nhất? Vì sao?

HS: - Cãi nhau, đánh lại Tuấn; Giải thích rõ ràng cho Tuấn hiểu, không đánh nhau với bạn; Báo cáo cho cô giáo, cha mẹ biết để giúp đỡ

 - Cách tốt nhất là bình tĩnh giải thích cho bạn và nhờ người lớn giúp đỡ.

HS khác nhận xét.

GV: Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh ý chính.

GV: Chúng ta phải có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm?

HS: Trả lời.

Học sinh khác nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học về:

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tuần 30, Tiết 29, Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29- Tuần : 30
Ngày daïy: 
Baøi 16:QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM(TT)
1. Mục tiêu : 
1.1. Kiến thức: 
Giúp học sinh:
- Bieát ñöôïc yù nghóa cuûa quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. 
- Hiểu đó là tài sản quý nhất của con người cần phải giữ gìn, bảo vệ. 
1.2. Kĩ năng:
- Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
- Không xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
- GDKNS: ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ứng phó trong các tình huống có liên quan đến các quyền nhân thân của con người.
1.3.Thái độ:
- Có thái độ biết quý trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân.
- Tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
2. Nội dung học tập :
YÙ nghóa cuûa quyeàn ñöôïc PL baûo hoä tính maïng söùc khoûe, thaân theå, danh döï nhaân phaåm cuûa coâng daân.
3. Chuẩn bị:
	3.1. Giáo viên:
 - Hình ảnh, câu chuyện có liên quan, báo pháp luật
3.2. Học sinh: 
 - Chuẩn bị tiểu phẩm sắm vai về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
4. Tổ chức các hoạt động :
	4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh1’
 -6A 1: / Vaéng :  
 -6A 2: / Vaéng :  
 -6A 3 : / Vaéng :  
	4.2 Kiểm tra miệng:4’
Câu 1: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm? (8đ)
Câu 2:Em hãy nêu một vài ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm? 2đ
Câu 1HS: Mọi người phải tôn trọng, ai xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị trừng trị
Câu 2HS: Nêu từ 1 đến 2 ví dụ. 
 	4.3 Tiến trình bài học :30’
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Hoạt động 1: Giới thiệu bài 3’
GV: Cho HS xem hình ảnh, giới thiệu một số vụ án xâm phạm danh dự, tính mạngngười khác trong báo tiền phong. 
HS: Quan sát hình ảnh, nghe đọc bài, phát biểu suy nghĩ cá nhân.
GV:Nhận xét dẫn vào bài mới.
 Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.17’
* GDKN ra quyết định, tư duy gqvđ:
Hình thành ý thức trách nhiệm bản thân.
HS: Đọc bài tập b (SGK/54)
GV: Chia lớp làm 64nhóm, thảo luận nhóm(3 phút)
HS:Thảo luận, trình bày kết qủa.
Nhóm 1,2,: Trong tình huống trên ai vi phạm pháp luật? Vi phạm điều gì?
HS: - Tuấn vi phạm: đã chửi và rủ anh đánh Hải, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của Hải.
 - Anh trai Tuấn sai: không can ngăn mà còn tiếp tay cho em làm sai.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Nhóm 3,4: Theo em Hải có thể có những cách ứng xử nào? Trong đó, cách ứng xử nào là đúng nhất? Vì sao?
HS: - Cãi nhau, đánh lại Tuấn; Giải thích rõ ràng cho Tuấn hiểu, không đánh nhau với bạn; Báo cáo cho cô giáo, cha mẹ biết để giúp đỡ
 - Cách tốt nhất là bình tĩnh giải thích cho bạn và nhờ người lớn giúp đỡ. 
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh ý chính.
GV: Chúng ta phải có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm? 
HS: Trả lời.
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học về:
Trách nhiệm của công dân:
- Phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình. 
- Phê phán, tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật.
- Hoạt động 3: Liên hệ thực tế, rèn kỹ năng. 10’
GV: Tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện cách ứng xử đúng ở bài tập c (SGK/54)
HS các nhóm lên sắm vai. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Vì sao em chọn cách ứng xử đó? 
HS: Trả lời.
Học sinh khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
GV: Bài tập đ (SGK/54): Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong trường hợp bị xâm hại tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm?
HS: Trả lời. 
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
GV: Kết luận bài học
I. Tìm hiểu truyện đọc: “Một bài học”
II.Nội dung bài học
2. Ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sk, danh dự, nhân phẩm của CD:
 Đây là những quyền quan trọng nhất, cơ bản nhất, đáng quý nhất của con người. Nhờ đó mà chúng ta được sống bình an, hạnh phúc và tự do.
III. Bài tập:
* Bài tập c. (SGK/54)
- Phê phán việc làm xấu của nhóm con trai.Vì đó là cách ứng xử giúp ta bảo vệ mình trước việc làm xấu 
* Bài tập đ. (SGK/54)
- Khi bị xâm hại phải biết phản kháng, thông báo, tìm sự giúp đỡ của người có trách nhiệm.
4.4/ Tổng kết :5’
GV: Cho HS chơi trò chơi: “Đến trung tâm tư vấn”. 
GV: Hướng dẫn HS chơi trò chơi: chọn 3-4 HS làm “luật sư”, các HS khác làm “công dân” đưa ra các câu hỏi về pháp luật nhờ “luật sư” giải đáp. 
GV: Nhận xét, kết luận toàn bài.
HS: Thảo luận nhóm và thực hiện.
.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:5’
* Đối với tiết học này:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang,53,54.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 54.
* Đối với tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 17: “Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở” 
 + Xem trước tình huống (đóng vai), trả lời câu hỏi gợi ý.
 + Xem phần nội dung bài học, bài tập sách giáo khoa trang 55, 56.
 + Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống sắm vai theo nội dung bài học.
5/ Phụ lục :

File đính kèm:

  • docBai_16_Quyen_duoc_phap_luat_bao_ho_ve_tinh_mang_than_the_suc_khoe_danh_du_va_nhan_pham.doc
Giáo án liên quan