Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 13: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Lê Hồng Như

I. Truyện đọc:

 “ Điều ước của

 Trương Quế Chi”

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm

- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.

- Tự giác là chủ động làm việc, học tập không cần ai nhắc nhở, giám sát.

2. Trách nhiệm của mỗi người trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội:

- Phải có ước mơ.

- Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi, đồng thời tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

III. Bài tập.

Bài tập a

Biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội: 1,2,3,4,5,6,7,8,10,12

 

doc3 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 13: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Lê Hồng Như, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 3/11/2018
Tiết 13	
BÀI 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG 
TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU
 1.Về kiến thức: 
- Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
 2. Kĩ năng: 
- Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.
- Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Kinh nghiệm sống được giáo dục: hợp tác, thể hiện sự tự tin trước đông người, đảm nhận trách nhiệm, tư duy phê phán, đánh giá.
3. Thái độ: Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH
 1. GV: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh,
 2. HS: SGK, soạn bài, sưu tầm gương những bạn học sinh làm nhiều việc tốt.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
? Thế nào là lịch sự, tế nhị?.
? Em sẽ làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức này?. Nêu 1số biểu hiện cụ thể
3. Bài mới
 Đọc trên báo Thiếu niên Tiền phong, chúng ta đã biết được nhiều tấm gương học giỏi, chăm ngoan, tham gia các hoạt động đoàn thể một cách tích cực, tự giác. Vậy để hiểu điều đó có ý nghĩa gì? Chúng ta đi vào tìm hiểu bài học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
- Gọi Hs đọc truyện
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
(4 nhóm)
- Nhóm 1:Trương Quế Chi có suy nghĩ và ước mơ gì? 
- Nhóm 2: Để thực hiện mơ ước của mình Chi đã làm gì?
- Nhóm 3: Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể?
- Nhóm 4: Em học tập được những gì ở bạn Trương Quế Chi?.
Hoạt động 2:
? Từ câu chuyện trên, em hiểu thế nào là tích cực, tự giác?
? Hãy nêu các biểu hiện tích cực tự giác trong học tập, lao động và rèn luyện?
? Em có ước mơ gì về nghề nghiệp trong tương lai?
? Từ tấm gương của Trương Quế Chi, em sẽ xây dựng kế hoạch ra sao để thực hiện được ước mơ của mình?
? Theo em, để trở thành người tích cực, tự giác chúng ta phải làm gì?
*Tích hợp Giáo dục môi trường: HS góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch đẹp và tham gia các hoạt động BVMT tại khu dân cư: làm vệ sinh, trồng cây xanh
? Em hiểu thế nào là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Cho ví dụ?
GV yêu cầu HS thảo luận xử lí tình huống.
- HS thảo luận xử lí tình huống.
Nhân dịp 20-11, nhà trường phát động cuộc thi văn nghệ. Bạn Phương, lớp trưởng lớp 6A khích lệ các bạn trong lớp tham gia phong trào người viết kịch bản, người diễn xuất, hát, múa, còn bạn chăm lo nước uống cho lớp trong các buổi tập. Cả lớp đều sôi nổi, nhiệt tình tham gia; chỉ duy nhất bạn Khanh là không nhập cuộc mặc dầu rất nhiều người động viên. Khi lớp được giải xuất sắc ai cũng khen ngợi Phương. Chỉ có mình Khanh thui thủi một mình.
? Hãy nêu nhận xét của em về Phương và Khanh?
Hoạt động 3:
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, sgk/31
- Đọc truyện “Điều ước của Trương Quế Chi”
- Nhóm 1:
+ Ước mơ trở thành con ngoan ,trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ
 + Muốn trở thành nhà báo cần phải giỏi văn, phải viết hay, viết nhanh, phải có cảm xúc...
- Nhóm 2: Chi rủ các bạn cùng tập viết văn, làm thơ, say sưa học tập và dịch thơ, dịch truyện
- Nhóm 3: Sáng lập ra nhóm “Những người nói tiếng Pháp trẻ tuổi của trường”, nòng cốt trong tốp ca thiếu nhi.
- Nhóm 4: Quế Chi là người có ước mơ, sớm xác định lí tưởng nghề nghiệp cuộc đời; có quyết tâm kiên trì vượt khó thực hiện kế hoạch đã định.
- HS tự bộc lộ.
- Phương tích cực, chủ động trong hoạt động tập thể.
- Khanh xa rời tập thể, không quan tham gia vào các hoạt động chung.
- HS bộc lộ.
I. Truyện đọc: 
 “ Điều ước của 
 Trương Quế Chi”
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập không cần ai nhắc nhở, giám sát.
2. Trách nhiệm của mỗi người trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội:
- Phải có ước mơ.
- Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi, đồng thời tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
III. Bài tập.
Bài tập a
Biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội: 1,2,3,4,5,6,7,8,10,12
4. Dặn dò HS Chuẩn bị tiết tiếp theo: 
- Học bài, làm các bài tập còn lại ở sgk
- Lập kế hoạch để đạt được mục đích của bản thân.
- Nắm vững nội dung bài học: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Xem trước, chuẩn bị phần còn lại của bài .
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
- Ưu điểm:..........
......................
- Nhược điểm:...........
.............................
 TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
 Ngày ký: /11/2018 
 Lê Văn Danh

File đính kèm:

  • docGDCD 6 B10-1.doc