Giáo án Giáo dục công dân 8 - Năm học 2014-2015
BÀI 11. MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. (Tiết 2)
. @ .
I. Mục tiêu bài học.
1/Kiến thức.
- Nêu được thế nào là mục đích học tập của học sinh.
- Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai
- Nêu được ý nghĩa của mục đích học tập đúng.
2/ Kĩ năng.
- Biết xác định mục đích học tập đúng cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện mục đích đó.
3/Thái độ.
Quyết tâm thực hiện mục đích học tập đã xác định.
II. Phương tiện dạy học.
+Gv: sgk, sgv, giáo án, tấm gương
+Hs : vở ghi, sgk.
III. Hoạt động dạy học.
1/ Ổn định lớp. (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
(?) Mục đích học tập của học sinh là gì?
3/ Dạy bài mới. (2 phút)
*Giới thiệu bài.
Nghiên cứu các bài đã học để chuẩn bị tiết ôn tập học kỳ. Tuần 17 Ngày soạn: 5/12/2014 ÔN THI HỌC KÌ I. I. Mục tiêu. 1/ Kiến thức. Giúp hs ôn lại và khắc sâu các kiến thức đã học: - Thế nào là biết ơn, sống chan hòa, thiên nhiên bao gồm những gì? - Ý nghĩa của lòng biết ơn, sống chan hòa. - Vai trò của thiên nhiên đối với đời sống cùa con người. 2/ Thái độ. - Biết tự đánh giá hành vi của bản thân,của người khác về lòng biết ơn. - Có nhu cầu sống chan hòa với tập thể lớp, trường, mọi người trong cộng đồng và mong muốn giúp đỡ bạn bè để tập thể đoàn kết. - Giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên, tôn trọng yêu quý thiên nhiên và có nhu cầu sống gần gũi với thiên nhiên. 3/ Kĩ năng. - Biết ngăn chặn kịp thời những hành vi vô tình hoặc cố ý phá hoại MTTN, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên . - Có kỹ năng giao tiếp ứng xử cởi mở, hợp lý với mọi người, trước hết với cha mẹ, anh chị em, thầy cô, bạn bè. - Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối cha mẹ, thầy cô giáo và mọi người II. Phương tiện dạy học. Sgk Gdcd 6, Giáo án, III.Tiến hành ôn tập. Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Nội dung. ** “Thảo luận nhóm”. - Mục tiêu: Giúp hs củng cố lại các kiến thức đã học từ bài 6→ bài 11. -Cách tiến hành: Gv yêu cầu hs thảo luận 5’ và giao nhiệm vụ cho các nhóm. *Nhóm 1. (1) Thế nào là biết ơn? Nêu một số câu ca dao, tục ngữvề lòng biết ơn và sự vô ơn ? (2) Vì sao phải biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo? Đối với những người đó ta phải thể hiện lòng biết ơn như thế nào? *Nhóm 2. (1) Thế nào là sống chan hòa? Nêu một số việc làm thể hiện sống chan hòa của bản thân em? (2) Vì sao phải sống chan hòa với mọi người? *Nhóm 3. (1) Thiên nhiên bao gồm những gì? Hs phải làm để bảo vệ thiên nhiên? *Nhóm 4. (1) Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Nêu một số hoạt động tập thể, hoạt động xã hội mà em đã được tham gia? (2) Vì sao mọi người phải tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? *Nhóm 5. (1)Mục đích học tập của học sinh là gì? Mục đích học tập như thế nào là đúng đắn? 2) Nhiệm chủ yếu của người học sinh là gì? + Chia nhóm (5 nhóm). + Tiến hành thảo luận. + Đại diện các nhóm trình bày. - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Uống nước nhớ nguồn. - Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. - Ân trả nghĩa đền. - Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi. Vô ơn: Ăn cháo đá bát Ăn giấy bỏ bìa Qua cầu rút ván → Ông bà, cha mẹ: sinh thành, nuôi dưỡng. Thầy cô giáo: dạy dỗ. → Chăm chỉ học tập ; kính trọng, vâng lời, lễ phép ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo ; luôn ghi nhớ những điều hay lẽ phải mà họ đã dạy. Việc làm: + Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn. + Cởi mở vui vẻ. + Tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp tổ chức. → Trồng, chăm sóc cây, hoa. +Không vứt rác bừa bãi. +Không mua bán, săn bắt các động vật quý hiếm. +Trồng,bảo vệ rừng. +Không sử dụng chất nổ, điện để đánh bắt cá Hs: +Tham gia văn nghệ, thể dục thể thao của trường. +Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt. +Tham gia câu lạc bộ học tập. +Tham gia dọn vệ sinh nơi công cộng +Giúp đỡ người neo đơn. Hs: Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước, Hs phải nỗ lực học tập xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc. *Bài 6 - Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình,với người có công với dân tộc, đất nước. *Bài 8. - Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sang tham gia vào các hoạt động chung có ích. - Sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt Bài 7. TN bao gồm không khí, bầu trời, sông , suối, núi , động thực vật *Bài 10. -Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội là sự tự nguyện tham gia các hoạt động của tập thể, hoạt động xã hội vì lợi ích chung, vì mọi người. - Mở rộng sự hiểu biết; rèn luyện đượn những kĩ năng cần thiết của bản thân; góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quý. * Bài 11. - Mục đích học tập của Hs là trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân hữu ích - Phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình, xã hội. - Học sinh phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 4/ Củng cố. 5/ Dặn dò. Học bài từ bài 8 → bài 11 thi học kì 1.phần tự luận Phần trắc nghiệm xem hết các bài tập skk Trường THCS An Thạnh 1 ĐỀ THI HỌC KỲ 1. Năm học : 2013 – 2014 Họ và tên: .. Môn: GDCD 6 Lớp: . Thời gian 45 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm Lời phê I/ Trắc nghiệm: (6 đ) Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng. Câu 1: Người được xem là lịch sự, tế nhị khi: (0.5 đ) a. Hay nói xấu người khác khi thấy không vừa mắt. b. Cử chỉ, hành động sỗ sàng, to tiếng. c. Luôn khéo léo trong ứng xử, giao tiếp. Câu 2: Người biết tiết kiệm thường biểu hiện: (0.5 đ) a. Sáng nào cũng vòi tiền mẹ để ăn vặt. b. Quý trọng thời gian và sức lực của mình và người khác. c. Thích chạy theo để ăn và xài tiền của bạn. Câu 3: Mục đích học tập của học sinh là: (0.5 đ) a. Học để mở rộng kiến thức và cống hiến cho đời. b. Học để trở thành người giàu có. c. Học để kiếm điểm số cao nhất. Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây nói lên lòng Biết ơn: (0.5 đ) a. Uống nước nhớ nguồn. b. Trên kính, dười nhường c.Vung tay quá trán. Câu 5: Chọn nội dung thích họp để điền vào chỗ nhiều chấm (hoạt động chung ; sẵn sàng ; vui vẻ) (2 điểm) Sống chan hòa là sống ., hòa hợp với mọi người và cùng tham gia vào các .có ích. Câu 6: Hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp với các nội dung em đã học.(2 điểm) Cột A- Hành vi Cột B – Tên bài học Trả lời 1. Nhường chỗ cho phụ nữ có thai. a. Tôn trọng, kỉ luật. 1........ 2. Dù bài tập khó, An quyết tâm làm cho kỳ được. b. Lễ độ. 2........ 3. Mỗi buổi sáng Lan thường đánh răng rửa mặt trước khi ăn. c. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. 3........ 4. Quân thường mặc đồng phục trước khi đến lớp. d. Siêng năng, kiên trì. 4 II/ Tự luận: (4 điểm) Câu 7: Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ đem lại ý nghĩa gì ? Em đã tham gia được những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội gì ở trường – lớp (nêu 3 ví dụ). (2đ) Câu 8: Mục đích học tập của học sinh là gì? Nhiệm vụ chủ yếu của học sinh là gì ? (2 đ) Bài làm Tuần 20, tiết PPCT 20 Ngày soạn: 28/12/2014 BÀI 12. CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM. (tiết 1) .. @ .. I. Mục tiêu bài học. 1/Kiến thức. - Nêu được tên bốn nhóm quyền và mọt số quyền trong bốn nhóm theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. - Nêu được ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2/ Thái độ. - Tôn trọng quyền của mình và của mọi người. 3/ Kĩ năng. Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè. - Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân. II. Phương tiện dạy học. - Gv:Giáo án, sgk Gdcd 6, Hiến pháp 1992. - Hs: Sgk, vở ghi. III. Hoạt động dạy học. 1/ Ổn định lớp. (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ. 3/ Bài mới.(2 phút) *Giới thiệu bài. Theo ngạn ngữ Hi Lạp “những ngọn tháp là niềm tự hào của thành phố. Những con tàu là niềm tự hào của biển cả. Và trẻ em là niềm tự hào của con người. Đúng như vậy, trẻ em chính là tương lai, chủ nhân của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc mai sau. Chính vì thế mà Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời. Hoạt động của Gíao viên Hoạt động của Học sinh Nội dung Gv: Ngày 22/12/1987, Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định với Làng trẻ em SOS Quốc tế về việc thành lập Làng trẻ em SOS Việt Nam, Việt Nam hiện có 14 làng trẻ em SOS đang hoạt động trải đều từ Bắc vào Nam: Điện Biên Phủ (Điện Biên), Việt Trì (Phú Thọ, Hải Phòng, Mai Dịch (Hà Nội), Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh), Bến Tre, Cà Mau. *Hoạt động 1. Phân tích truyện đọc “ Tết ở làng trẻ em SOS ở Hà Nội”. (17 phút) - Mục tiêu: Giúp Hs biết các tổ chức giúp đỡ, chăm sóc trẻ em. Rèn cho Hs kĩ năng phân tích, trình bày suy nghĩ. - Cách tiến hành. Gv gọi hs đọc truyện đọc. Gv nêu câu hỏi: (?) Tết ở làng trẻ em SOS diễn ra như thế nào? (?) Em có nhận xét gì cuộc sống của trẻ em mồ côi ở đó? (?) Nếu không có làng SOS thì trẻ em ở đây sẽ ra sao? Gv: Giới thiệu điều 20 Công ước LHQ “ Trẻ em tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình của mìnhcó quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của nhà nước. (?) Thế nào là Công ước? Gv: Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Năm 1990 VN kí và phê chuẩn Công ước.VN là nước thứ 2 trên thế giới, đầu tiên ở Châu Á tham gia Công ước ( 54 điều). Có 193 nước tham gia Công ước. Thông tin một số điều trong bản Công ước. * Hoạt động 2 “Thảo luận nhóm”.(18 phút) - Mục tiêu: Giúp hs biết và phân biệt được 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em. Rèn cho Hs kĩ năng hợp tác. - Cách tiến hành. Gv: Yêu cầu hs thảo luận Gv: Giới thiệu 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước LHQ. (?) Tìm những hình vẽ trong tranh có liên quan tới nhóm quyền sống còn? Quyền bảo vệ ? Quyền phát triển? Quyền tham gia? Gv: Bác Hồ nói “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Bác rất quan tâm lo lắng đến quyền lợi và nhiệm vụ thiêng liêng đối với thế hệ trẻ là việc học tập” Non sông VN có trở nên vẻ vang hay khônghọc tập của các cháu”. Gv: Kết luận 4 nhóm quyền. (?) Em hãy kể lại những quyền mà em được hưởng? Em có suy nghĩ gì khi được hưởng những quyền đó? Gv: Giáo dục hs phải biết ơn gia đình, nhà trường, xã hội. (?) Kể tên những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết? (?) Nêu một số hoạt động ở gia đình, nhà trường, địa phương thực hiện quyền trẻ em? Gv: Không chỉ có luật bảo vệ, mà còn nhiều Luật khác nữa quan tâm thích đáng tới quyền lợi của trẻ em: Luật phổ cập giáo dục, Luật lao động, Luật dân sự Hs: Đọc truyện → Hs: Tết ở làng trẻ em SOS rất vui và ấm cúng: + Nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng thâu đêm. + Trước tết 1 tuần chị Đỗ sắm quần áo, giày dép cho các con. + Chị sắm đầy đủ kẹo bánh, hạt dưa, thịt gà, thịt lợn + Đêm giao thừa trẻ em quây quần bên tivi đón năm mới, phá cỗ ngọt, thi nhau hát hò vui vẻ Hs: Trẻ en nơi này sống rất hạnh phúc (trong vòng tay chăm sóc, dạy dỗ của chị Đỗ)→ Quyền của trẻ em không nơi tương tựa được nhà nước bảo vệ, chăm sóc. Sống lang thang, không được chăm sóc, không được học hành Công ước là 1 văn bản pháp luật (Công ước LHQ là luật quốc tế về quyền trẻ em). Hs: Sưu tầm trước ở nhà + Nhóm quyền sống còn + Nhóm quyền bảo vệ + Nhóm quyền phát triển (học tập, vui chơi giải trí) + Nhóm quyền tham gia Hs: Ghi bài. Hs: Tự liên hệ. Trung tâm bảo trợ xã hội, trường khuyết tật, trại mồ côi Hs: Tự liên hệ. I. Truyện đọc. II. Nội dung bài học. 1/ Giới thiệu. - Năm 1989 Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời. - Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á tham gia Công ước (1990) . 2/ Các quyền cơ bản của trẻ em. - Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại. - Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. - Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi - Nhóm quyền tham gia:là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. 4/ Củng cố. (5 phút) (?) Công ước của LHQ về quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào? (?) Nêu 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ emCông ước LHQ? (?) Em đã được hưởng những quyền nào? Em cảm thấy như thế nào khi được hưởng những quyền đó? 5/ Dặn dò. (2 phút) - Học bài phần nội dung đã học - Nghiên cứu nội dung còn lại của bài. - Các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Tuần 21 tiết 21 Ngày soạn: 29/12/2014 BÀI 12. CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (TT) .. @ .. I. Mục tiêu bài học. 1/Kiến thức. - Nêu được tên bốn nhóm quyền và mọt số quyền trong bốn nhóm theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. - Nêu được ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2/ Thái độ. Tôn trọng quyền của mình và của mọi người. 3/ Kĩ năng. - Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè. - Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân. II. Phương tiện dạy học. - Gv:Giáo án, sgk Gdcd 6, Hiến pháp 1992. Công ước - Hs: Sgk, vở ghi. III. Hoạt động dạy học. 1/ Ổn định lớp. (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ.(5 phút) (?) Trình bày các nhóm quyền cơ bản của trẻ em? Em hãy kể lại những quyền mà em đã được hưởng? 3/ Dạy bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung * Hoạt động 1 “ Thảo luận nhóm”. (17 phút) - Mục tiêu: Giúp hs biết và phân biệt được những hành vi vi phạm quyền trẻ em. Rèn cho Hs kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em. - Cách tiến hành: Gv nêu câu hỏi thảo luận (?) Hãy nêu những hành vi vi phạm quyền trẻ em? Theo em, cần làm gì để hạn chế những hành vi đó? Gv: Cho học sinh xem một số tranh vi phạm quyền trẻ em. Gv: Để hạn chế những tình trạng này cần phải: + Tăng cường công tác tuyên truyền. + Tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm Báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời xử lí. + Nhà nước phải xử lí nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm quyền trẻ em. Gv: Giới thiệu một số điều trích từ Công ước LHQ về quyền trẻ em ( Điều 33, 34, 37). Gv: Giáo dục hs, rèn luyện cho hs kĩ năng biết cảm thông với những trẻ em thiệt thòi. * Hoạt động 2 “Xử lí tình huống”.(15 phút) - Mục tiêu: Giúp hs biết được ý nghĩa của Công ước LHQ; biết bảo vệ quyền và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Rèn cho Hs kĩ năng thể hiện sự thông cảm với những trẻ em thiệt thòi. - Cách tiến hành: Gv nêu tình huống. Tình huống 1. Hòa bé trai 11 tuổi. Cha mẹ Hòa làm nghề chài lưới và đã chết vì một tai nạn bất ngờ trên biển. Hòa có 2 người thân là cô và chú ruột nhưng không ai chịu nhận nuôi Hòa vì họ thấy Hòa bị khuyết tật không giúp gì cho họ được. Hòa phải bỏ nhà đi lang thang xin ăn để kiếm sống. (1) Nguy cơ gì sẽ đến với Hòa trong cuộc sống lang Thang ? (2) Theo em, làm thế nào để Hòa không phải sống cuộc sống lang thang? Gv: Giới thiệu điều 23 “Trẻ em bị tàn tật về thể chất, về tâm thần cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹn, đầy đủtạo điều kiện cho trẻ em tham gia tích cực vào cộng đồng” (?) Công ước LHQ có ý nghĩa như thế nào? (?) Em hãy tự đánh giá xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với ông bà , cha mẹ, thấy cô giáo chưa? Gv: Giáo dục hs. (?) Bản thân là hs, em sẽ làm gì để đối với quyền trẻ em? - Chia nhóm:4 nhóm. - Tiến hành thảo luận(4’) - Đại diện các nhóm trình bày. + Buôn bán, bắt cóc trẻ em (Vĩnh Long: Muốn có tiền tiêu tết Tăng Hiền Đức đã bắt cóc 4 bé trai Nguyễn Quốc Huy (9 tuổi) đòi tiền chuộc 300tr. + Hành hạ, đánh đập. + Bóc lột sức lao động . + Bỏ rơi trẻ em + Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em vào các tệ nạn xã hội + Xâm hại trẻ em (1) Hòa có nguy cơ trở thành đứa trẻ bụi đời sinh ra trộm cắp, cướp giật để đáp ứng cuộc sống của mình.Và cũng có thể bị kẻ xấu lợi dụng bị bắt di xin ăn (2) Đưa Hòa vào trường nuôi dạy trẻ khuyết tật để Hoà có thể học văn hóa hoặc học nghề. Hs: Trả lời Tự liên hệ . → Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em như ngược đãi, bóc lột trẻ emđều bị trừng phạt nghiêm khắc. 3/ Ý nghĩa. Công ước thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của Cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. * Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và phải thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình. 4/ Củng cố. (5 phút) (?) Ý nghĩa của Công ước LHQ về quyền trẻ em? ( ? ) Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào thời gia nào ? Có mấy nhóm quyền ? 5/ Dặn dò.(2 phút) - Về nhà học bài - Làm các bài tập sgk - Xem và soạn trước bài 13 Tuần 22 Ngày soạn: 6/1/2014 BÀI 13. CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. (tiết 1) ..... @ ..... I. Mục tiêu bài học. 1/ Kiến thức. - Nêu được thế nào là công dân ; căn cứ để xác định công dân của một nước ; thế nào là công dân nước CHXHCNVN. - Nêu được mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước. 2/ Kĩ năng. Biết được quyền và nghĩa vụ công dan phù hợp với lứa tuổi. 3/ Thái độ. - Tự hào là công dân nước CHXHCNVN II. Phương tiện dạy học. Tranh luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. III. Hoạt dộng dạy học. 1/ Ổn định lớp. (1phút) Kiểm tra sỉ số lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ. (5 phút) (?) Nêu một số hành vi vi phạm quyền trẻ em? Theo eo cần làm gì để hạn chế những hành vi vi phạm đó? (?) Ý nghĩa của Công ước LHQ về quyền trẻ em? Em cần phải làm gì đối với quyền trẻ em? 3/ Dạy bài mới. (2 phút) * Giới thiệu bài. Các thế hệ công dân VN đã không ngừng cống hiến công sức, kể cả xương máu của mình để xây dựng bảo vệ tổ quốc và nhà nước của mình. Vì vậy được là công dân Việt Nam là một điều rất đáng tự hào. Vậy thế nào là công dân? Dựa vào đâu để có thể xác định công dân một nước? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung * Hoạt động 1 “Phân tích tình huống”.(10 phút) - Mục tiêu: Giúp hs xác định được trường hợp là công dân VN. + Kĩ năng: Rèn cho Hs kĩ năng phân tích, trình bày suy nghĩ. - Cách tiến hành: Gv nêu câu hỏi: (?) Theo em, bạn A-li-a nói mình là công dân Việt Nam là đúng không? Vì sao? Gv: A-li-a là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam ( nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh) * Hoạt động 2 “ Thảo luận nhóm”.(20 phút) - Mục tiêu: Giúp hs biết được công dân là gì? Căn cứ để xác định công dân của một nước. + Kĩ năng: Rèn cho Hs kĩ năng hợp tác. - Cách tiến hành: GV thông qua Điều 49 Hiến pháp 1992 có quy định: “Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là người có quốc tịch VN” Gv: Giới thiệu điều kiện để có quốc tịch VN. + Trẻ em khi sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ VN mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân VN thì có quốc tịch VN (điều 15). + Trẻ em khi sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ VN mà khi sinh ra có mẹ hoặc cha là công dân VN, còn người kia là người không quốc tịch, hoặc không rõ là ai hoặc là công dân Việt Nam thì có quốc tịch VN (điều 16). + Trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ VN mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại VN hoặc mẹ là người không quốc tịch có nơi thường trú tại Vn, cha không rõ là ai thì có quốc tịch VN (điều 17). + Trẻ em bị bỏ rơi, tìm thấy trên lãnh thổ Vn mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch VN . Gv: Trường hợp trẻ bị bỏ rơi, tìm thấy trên lãnh thổ VN khi trẻ chưa đủ 15 tuổi mà tìm thấy cha hoặc mẹ, cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài thì trẻ không còn quốc tịch VN (điều 18). Gv: Yêu cầu hs thảo luận câu hỏi phần gợi ý và các câu hỏi sau: (1) Người nước ngoài đến VN công tác, sống lâu dài ở VN có được xem công dân VN không? (2) Người VN định cư ở nước ngoài có phải là công dân VN không? (3) Công dân nước ngoài đang thường trú tại VN có thể nhập quốc tịch VN không? Gv: Giới thiệu điều 19 Luật Quốc Tịch. Công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch đang thường trú ở VN có đơn xin nhập quốc tịch VN thì có thể nhập quốc tịch VN nếu có đủ các điều kiện: - Tuân thủ hiến pháp, pháp luật VN; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc VN. - Biết tiếng Việt. - Đã thường trú ở VN từ 5 năm trở lên. - Có khả năng đảm bảo cuộc sống ở VN. (4) Người mất quốc tịch VN có đơn xin trở lại QTVN được hay không? Gv: Giới thiệu điều 23 Luật Quốc tịch VN. - Xin
File đính kèm:
- GDCD8.doc