Giáo án giảng Tuần 26 Lớp 3

Toán

Làm quen với thống kê số liệu

( tiếp theo )

I/ Mục tiêu :

- Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.

- Biết cách đọc các số liệu của một bảng.

- Biết cách phân tích số liệu của một bảng.

* Bài 3 dành cho HS khá giỏi.

II/ Chuẩn bị :

GV : băng giấy kẻ bảng nội dung bài học.

HS : vở, SGK.

 

doc37 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng Tuần 26 Lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
Số 118cm đứng thứ tư trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
+ Dãy số liệu này có mấy số ?
Dãy số liệu này có 4 số 
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ cao đến thấp.
Phong, Ngân, Anh, Minh 
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ thấp đến cao.
Minh, Anh, Ngân, Phong 
+ Chiều cao của bạn nào cao nhất ?
Chiều cao của bạn Phong cao nhất
+ Chiều cao của bạn nào thấp nhất ?
Chiều cao của bạn Minh thấp nhất
+ Phong cao hơn Minh bao nhiêu xăng-ti-mét?
Phong cao hơn Minh 12cm
+ Những bạn nào cao hơn bạn Anh ?
Những bạn cao hơn bạn Anh là Ngân, Phong
+ Bạn Ngân cao hơn những bạn nào ? 
Bạn Ngân cao hơn bạn Anh và Minh 
Hoạt động 2: hướng dẫn thực hành 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào ?
Bốn bạn Dũng, Hà, Hùng, Quân có chiều cao theo thứ tự 129cm 132cm 125cm 135cm 
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm
Giáo viên nhận xét.
a) Hùng cao 125cm, Dũng cao 129cm, Hà cao 132cm, Quân cao 135
b) Dũng cao hơn Hùng 4 cm, Hà thấp hơn Quân 2cm, Hà cao hơn Hùng Dũng thấp hơn Quân 
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Hãy đọc dãy số liệu của bài.
Các ngày chủ nhật tháng 2 năm 2004 1:8:15:22:29
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét.
a)Tháng 2 năm 2004 có 5 ngày chủ nhật .
b)Ngày 1 là ngày chủ nhật .
c)Ngày 22 là ngày chủ nhật thứ tư .
Bài 3: 
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh quan sát hình minh hoạ bài
Cho học sinh đọc số đựng trong 4 thùng
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét. 
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn : 35kg; 40kg; 45kg; 50kg; 60kg; 
b.Theo thứ tự từ lớn đến bé 60kg; 50kg; 45kg; 40kg; 35kg; 
Bài 4.
Gọi học sinh đọc đề bài 
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 
Yêu cầu học sinh 2 em lên bảng làm bài lớp làm bài vào vỡ 
Giáo viên nhận xét sửa sai 
a. Dãy số có tất cả 9 số số 25 là số thứ năm trong dãy .
b. Số thứ ba trong dãy là số15, lớn hơn số thứ nhất 10 đơn vị.
c. Số thứ hai lớn hơn số thứ nhất trong dãy.
4/ Củng cố dặn dò :
Cho HS thi lập thống kê nhanh về chiều cao của 3 bạn trong tổ.
GV nhận xét tuyên dương .
Về nhà học bàivà chuẩn bị bài tiếp theo.
 5/ Nhận xét :
 GV nhận xét tiết học. 
Hát
Học sinh quan sát và trả lời 
HS trả lời 
HS đọc 
Học sinh trả lời 
Học sinh khác nhận xét 
Học sinh trả lời 
Học sinh đọc đề bài
Học sinh đọc 
Học sinh trả lời 
Học sinh đọc đề bài 
Học sinh quan sát hình 
Học sinh sửa bài vào vỡ 
Học sinh đọc đề bài 
Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn và làm vào vỡ 
- HS thi lập nhanh thống kê. 
Tự nhiên xã hội 
Tôm, cua
I/ Mục tiêu :
Nêu được ích lợi của tôm và cua đối với đời sống con người.
Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm , cua trên hình vẽ. 
* HSKG : Biết tôm cua là những động vật không xương sống, cơ thể chúng bao phủ lớp vỏ cứng , có nhiều chân và chân phân thành các đốt. 
GDMT: - Nhận ra sự phong phú đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
 - Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
 - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
 II/Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trong SGK trang 98, 99 pho tô.
Học sinh : SGK. 
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định : 
Bài cũ : Côn trùng 
Côn trùng có mấy chân? 
Chân côn trùng có gì đặc biệt ?
Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? 
Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
Trên đầu côn trùng thường có gì ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Dạy bài mới :
Giới thiệu bài: 
Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loài tôm và cua
Ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trang 98, 99 trong SGK và kết hợp quan sát những tranh ảnh các con vật học sinh sưu tầm được.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng.
Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua
Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Tôm và cua có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp 
Giáo viên cho học sinh thảo luận làm việc theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo các gợi ý sau:
Tôm, cua sống ở đâu ?
Tôm, cua sống ở dưới nước
Kể tên 1 số loài vật thuộc họ tôm
Tôm càng xanh, tôm rào, tôm lướt, tôm sú 
Kể tên 1 số loài vật thuộc họ cua 
Cua biển, cua đồng
Nêu ích lợi của tôm và cua
Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật và làm hàng xuất khẩu.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 5 và hỏi
+ Cô công nhân trong hình đang làm gì ?
Cô công nhân trong hình đang chế biến tôm để xuất khẩu.
Giáo viên giới thiệu tên các tỉnh nuôi nhiều tôm, cua: Kiên Giang, Cà Mau, Huế, Cần Thơ, Đồng Tháp 
Kết luận: Tôm và cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. 
Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta
+ GDMT: Chúng ta cần phải biết bảo vệ môi trường trong sạch để bảo vệ các con vật có ích .
4/ Củng cố dặn dò : 
Cho HS nêu lại về đặc điểm giống nhau và khác nhau của tôm và cua. 
GV nhận xét tuyên dương những học sinh học tốt 
Về nhà học bài và chuẩn bị bài Cá .
 5/ Nhận xét :
GV nhận xét tiết học. 
Hát
Học sinh trình bày 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
 Học sinh lắng nghe
- HS nêu.
Thứ tư ngày 11 tháng 03 năm 2015
Tập đọc
Rước đèn ông sao 
I/ Mục tiêu :
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Hiểu nội dung và bước đầu hiểu biết ý nghĩa của bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau.( trả lời được các câu hỏi SGK ). 
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.
HS : SGK. 
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1Ổn đinh : 
2.Bài cũ : Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. 
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
Giáo viên nhận xét,.
GV nhận xét chung bài cũ.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Các bạn trong tranh đang rước đèn Trung thu
+ Tết Trung thu được tổ chức vào ngày nào trong năm ?
Tết Trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng tám âm lịch trong năm
Giáo viên: Tết Trung thu, ngày 15 – 8 âm lịch là ngày hội của thiếu nhi. Đêm ấy, trăng rất sáng, rất tròn. trẻ em Việt Nam ở khắp nơi đều vui chơi đón cỗ, rước đèn dưới trắng. Hôm nay các em sẽ được học bài: “Rước đèn ông sao” qua đó các em sẽ biết được ngày hội của bạn Tâm và các thiếu nhi cùng xóm. 
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc 
GV đọc mẫu toàn bài
Giáo viên đọc với giọng vui tươi, thể hiện tâm trạng háo hức, rộn ràng của hai bạn nhỏ trong đêm đón cỗ, rước đèn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
GV cho HS đọc thầm nêu từ ngữ khó GV hướng dẫn HS đọc.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài 
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Tết Trung thu  non rất vui mắt.
Đoạn 2: Chiều rồi đêm xuống  ba lá cờ con
Đoạn 3: còn lại.
Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp nhau mỗi em 1 đoạn .
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: chuối ngự 
Giáo viên cho học sinh đọc nhóm : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài và hỏi: 
+ Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì ? 
Đoạn 1 tả mâm cỗ của Tâm. Đoạn 2 tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn, Tâm và Hà rước đèn rất vui.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi
+ Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào ?
Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày rất vui mắt: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh mâm cỗ còn bày mấy thứ đồ chơi của Tâm, nom rất vui mắt.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi:
+ Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ?
Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi:
+ Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ?
Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn, reo “tùng, tùng, tùng, dinh dinh!...”
Hoạt động 3 : luyện đọc lại 
Giáo viên đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối. Gọi vài học sinh thi đọc đoạn văn 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất
4/ Củng cố dặn dò :
Cho HS nêu lại nội dung bài học. 
Gv tuyên dương những HS tích cực tham gia phát biểu.
Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới .
5/ Nhận xét :
GV nhận xét tiết học. 
Hát
Học sinh đọc bài
Học sinh quan sát và trả lời
HS trả lời 
Học sinh lắng nghe
Cá nhân 
- Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm đôi.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Đồng thanh 
Học sinh đọc thầm.
Học sinh trả lời học sinh khác nhận xét 
Học sinh trả lời 
Học sinh khác nhận xét 
Học sinh trả lời 
Học sinh trả lời học sinh khác nhận xét 
Học sinh trả lời 
Học sinh trả lời học sinh khác nhận xét 
Học sinh lắng nghe 
HS đọc bài theo sự hướng dẫn của GV 
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
Học sinh thi đọc 
Lớp nhận xét
- HS nêu. 
Toán
Làm quen với thống kê số liệu 
( tiếp theo )
I/ Mục tiêu : 
- Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.
- Biết cách đọc các số liệu của một bảng.
- Biết cách phân tích số liệu của một bảng.
* Bài 3 dành cho HS khá giỏi.
II/ Chuẩn bị :
GV : băng giấy kẻ bảng nội dung bài học.
HS : vở, SGK..
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định : 
2.Bài cũ : Làm quen với thống kê số liệu 
- GV kiểm tra lại kiến thức đã học.
- GV gọi 3 HS làm BT3 trang 135, lớp làm nháp.
- GV nhận xét.
Nhận xét chung . 
3.Dạy bài mới :
Giới thiệu bài: Làm quen với thống kê số liệu ( TT ) 
Hoạt động 1: Làm quen với thống kê số liệu 
Hình thành bảng số liệu
Giáo viên cho học sinh quan sát bảng số trong SGK và hỏi:
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
Bảng số liệu đưa ra tên của các gia đình và số con tương ứng của mỗi gia đình.
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
Bảng có 4 cột và 2 hàng
 + Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên của các gia đình.
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
Hàng thứ hai của bảng cho biết số con của mỗi gia đình 
Giáo viên giới thiệu: bảng trên là bảng thống kê về số con của ba gia đình. Bảng này gồm có 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất nêu tên của các gia đình được thống kê, hàng thứ hai nêu số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
Đọc bảng số liệu
Giáo viên hỏi:
+ Bảng thống kê số con của mấy gia đình ?
Bảng thống kê số con của ba gia đình: gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng.
+ Gia đình cô Mai có mấy người con ?
 - Gia đình cô Mai có 2 người con
+ Gia đình cô Lan có mấy người con ?
Gia đình cô Lan có 2 người con
+ Gia đình cô Hồng có mấy người con 
Gia đình cô Hồng có 2 người con
+ Gia đình nào có ít con nhất ?
Gia đình cô Lan có ít con nhất
+ Những gia đình nào có số con bằng nhau ?
Những gia đình có số con bằng nhau là gia đình cô Mai và cô Hồng.
Hoạt động 2: hướng dẫn thực hành 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm 
Giáo viên nhận xét sửa 
a. Lớp 3B có 13 Hs giỏi 3D có 15 HS giỏi 
b. Lớp 3C nhiều hơn 3A 7 Hs giỏi 
c. Lớp 3C nhiều nhất lớp 3B có HS giỏi ít nhất 
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
Cho học sinh nhìn vào bảng trả lòi câu hỏi 
Giáo viên nhận xét sửa 
a. Lớp 3C nhiều nhất Lớp 3B ít nhất 
b. Lớp 3A và 3C trồng được 85 cây
c. Lớp 3D trồng ít hơn 12 cây nhiều hơn 3B 15 cây
Bài 3: 
GV gọi HS đọc yêu cầu
Học sinh làm bài vào vỡ 
Giáo viên nhận xét. 
a) Tháng 2 cửa hàng bán được 1040m vải trắng và 1140m vải hoa.
b) Trong tháng 3 vải hoa bán được nhiều hơn vải trắng là 100m.
c) Mỗi tháng cửa hàng bán được là T1: 1875m,T2: 1140m, T3: 1575m vải hoa. 
4/ Củng cố dặn dò :
Cho HS thi làm bài nhanh sắp xếp thứ tự từ bé đến lớn ở BT3. 
GV nhận xét tuyên dương HS học tốt .
Về nhà học bài và chuẩn bị bài cho bài Luyện tập.
5/ Nhận xét :
 GV nhận xét tiết học.
Hát
Gia đình
Cô Mai
Cô Lan
Cô Hồng
Số con
2
1
2
Học sinh quan sát và trả lời 
HS trả lời 
HS đọc 
HS trả lời 
Học sinh lắng nghe 
Học sinh đọc yêu cầu 
Học sinh trả lời 
Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi 
Học sinh đọc yêu cầu 
Học sinh trả lời 
Học sinh làm bài vào vỡ 
- HS thi làm bài nhanh.
Tập viết
Ôn chữ hoa : 
I/ Mục tiêu :
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T ( 1 dòng ), D, Nh ( 1 dòng ); viết đúng tên riêng Tân Trào ( 1 dòng ) và câu ứng dụng: Dù ai  mồng mười tháng ba. ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu T, tên riêng: Tân Trào và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: 
Bài cũ : Oân chữ hoa S
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Sầm Sơn 
Nhận xét chung 
Bài mới:
Giới thiệu bài : Oân chữ hoa 
Ghi bảng : Ôn chữ hoa: 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con 
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết D, Nh 
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ D, Nh hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ D, Nh hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: ân rào
Giáo viên giới thiệu: ân rào là tên một xã thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự kiện nổi tiếng tong lịch sử cách mạng: thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ( 22 – 12 – 1944 ), họp Quốc dân Đại hội quyết định khởi nghĩa giành độc lập ( 16 đến 17 tháng 8 – 1945 ) 
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
Trong từ ứng dụng, các chữ cao 2 li rưỡi, chữ â, n, r, a, o cao 1 li.
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh ân rào là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu 
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ ân rào 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : 
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ca dao: nói về ngày giỗ Tổ Hùng Vương mồng mười tháng ba âm lịch hằng năm. Vào ngày này, ở đền Hùng ( tỉnh Phú Thọ ) có tổ chức lễ hội lớn để tưởng niệm các vua Hùng có công dựng nước. 
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
Chữ D, g, nh, T, h, b cao 2 li rưỡi Chữ đ cao 2 ô li
Chữ t cao 1 ô li rưỡi 
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?
Chữ u, a, i, n, ư, o, c, v, ê, x, ô, ơ, m cao 1 ô li 
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Dù, Nhớ .
 Câu ca dao có chữ Dù, Nhớ được viết hoa
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ D, Nh: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên ân rào: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ca dao : 1 lần
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đú

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_3_tuan_26_nam_2014_2015.doc