Giáo án GDCD 10 - Tiết 13, Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Công Cường

HĐ1.

Tìm hiểu các yếu tố của tồn tại xã hội

- Đặt vấn đề bằng các câu hỏi:

+Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển cần phải làm gì? Để làm ra những gì?

+Lao động sản xuất cần 2 yếu tố cơ bản nào?

Tổng hợp ý kiến và kết luận: Các xã hội trong LS muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành LĐSX làm ra của cải VC nuôi sống XH. Muốn LĐSX, XH cần có nguồn lực LĐ và tác động vào môi trường tự nhiên. Trong quá trình ấy con người phải tiến hành theo một cách nhất định.

Như vậy: Môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất là 3 yếu tố không thể thiếu trong tồn tại xã hội.

- Tổ chức thảo luận nhóm: Chia lớp thành 2 dãy, thảo luận theo bàn.

Dãy bên phải: Nêu yếu tố môi trường tự nhiên, vai trò, nguyên nhân chi phối? Ví dụ minh hoạ.

(Tích hợp giáo dục môi trường)

Chúng ta phải làm gì để khai thác môi trường đúng quy luật?

 Yêu cầu HS trình bày trong 1 phút.

Dãy bên trái: Phân tích yếu tố dân số, vai trò dân số và nguyên nhân xã hội nào chi phối sự phát triển dân số?

 Bổ sung và kết luận: Tuy nhiên, cũng như vai trò của môi trường tự nhiên, điều kiện dân số không phải là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 817 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 13, Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD 10 Năm học: 2010 - 2011	 Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 13/11/2010
Tiết: 13 	Bài 8. 	
Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nêu được nội dung khái niệm tồn tại xã hội, hiểu rõ các yếu tố của tồn tại xã hội
2. Kĩ năng: - Giải thích được mặt tích cực và tiêu cực tồn tại trong xã hội.
 - Kĩ năng sống: Tìm kiếm và xử lí thơng tin
3. Thái độ: Đồng ý với quan điểm duy vật lịch sử, phê phán các yếu tố tiêu cực, sai trái của các học thuyết; Có ý thức thực hiện tốt chính sách dân số và môi trường của Đảng và Nhà nước.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- SGK, SGV GDCD 10
	- Phiếu học tập.
	2. Chuẩn bị của HS:
	- Đọc trước bài học ở nhà
	- Giấy khổ to, bút dạ, nam châm.
Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:	Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh 	(1 phút)
Kiểm tra bài cũ: 	(4 phút)
Những việc làm nào sau đây thể hiện học đi đôi với hành? Giải thích.
Thí nghiệm các môn học	¨
Tham gia lao động sản xuất ở địa phương	¨
Làm kế hoạch nhỏ	¨
Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sỹ	¨
Tham quan du lịch	¨
| Dự kiến trả lời:
	Tất cả các việc làm trên đều thể hiện học đi đôi với hành . . .
	3.Giới thiệu bài: (2 phút)	Chúng ta đã nghiên cứu, tìm hiểu thế giới quan duy vật biện chứng phần nào giúp chúng ta tích luỹ về tri thức Triết học và làm quen dần với cách học Triết học. Ở bài này trực tiếp đề cập tới quan điểm Triết học Mác – Lênin về lịch sử. Tức là sự vận dụng các quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào lịch sử, xã hội. Những quy luật của đời sống xã hội cũng khách quan, độc lập với ý thức của con người như quy luật tự nhiên.
	Đời sống xã hội bao gồm 2 lĩnh vực: Đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Triết học Mác – Lênin hiểu đời sống vật chất là tồn tại xã hội, đời sống tinh thần là ý thức xã hội. Đây là sự cụ thể hoá vấn đề cơ bản triết học vào đời sống xã hội. Vậy các yếu tố của tồn tại xã hội và ý thức xã hội là gì? Mối quan hệ của 2 lĩnh vực đó như thế nào? Chúng ta xem xét bài học hôm nay
	Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
30
|HĐ1. 
Tìm hiểu các yếu tố của tồn tại xã hội
- Đặt vấn đề bằng các câu hỏi:
+Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển cần phải làm gì? Để làm ra những gì?
+Lao động sản xuất cần 2 yếu tố cơ bản nào?
ðTổng hợp ý kiến và kết luận: Các xã hội trong LS muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành LĐSX làm ra của cải VC nuôi sống XH. Muốn LĐSX, XH cần có nguồn lực LĐ và tác động vào môi trường tự nhiên. Trong quá trình ấy con người phải tiến hành theo một cách nhất định.
Như vậy: Môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất là 3 yếu tố không thể thiếu trong tồn tại xã hội.
- Tổ chức thảo luận nhóm: Chia lớp thành 2 dãy, thảo luận theo bàn.
Dãy bên phải: Nêu yếu tố môi trường tự nhiên, vai trò, nguyên nhân chi phối? Ví dụ minh hoạ.
(Tích hợp giáo dục môi trường)
Chúng ta phải làm gì để khai thác môi trường đúng quy luật?
 Yêu cầu HS trình bày trong 1 phút.
Dãy bên trái: Phân tích yếu tố dân số, vai trò dân số và nguyên nhân xã hội nào chi phối sự phát triển dân số?
ð Bổ sung và kết luận: Tuy nhiên, cũng như vai trò của môi trường tự nhiên, điều kiện dân số không phải là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
- Cần phân tích thêm:
+Phê phán quan điểm duy tâm và duy vật siêu hình về tự nhiên.
+Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định: Tự nhiên là cái có trước, con người, xã hội là sản phẩm của tự nhiên.
+Aûnh hưởng của môi trường tự nhiên đến đời sống con người tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá, KHKT của con người. Con người khai thác tự nhiên theo đúng quy luật của nó hoặc trái quy luật.
- Nhấn mạnh nguyên nhân kinh tế – xã hội là nguyên nhân cơ bản, quyết định nhất.
ð Hệ thống hoá lại kiến thức của phần thảo luận 
Chuyển sang hoạt động củng cố.
- HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
- Cả lớp góp ý bổ sung
- HS ghi vào vở.
- HS: đại diện mỗi dãy lên ghi ý kiến lên bảng
1. Các t/p của yếu tố MTTN: Điều kiện địa lý, của cải trong tự nhiên, nguồn năng lượng. . .
 Là điều kiện sinh sống tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội
- Nguyên nhân chi phối:
Dân số.
Đời sống kinh tế.
Đường lối, chính sách
Pháp luật.
Phong tục tập quán
. . .
2. - Dân số cũng là điều kiện tất yếu và thường xuyên của tồn tại và phát triển của xã hội.
- Nguyên nhân chi phối:
+ Kinh tế – xã hội
+ Nhận thức của con người.
+ Chủ trương chính sách.
+ Pháp luật.
+ Phong tục tập quán.
- HS cả lớp tham gia đóng góp, nhận xét.
- HS: Ghi bài vào vở
1. Tồn tại xã hội:
Là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất.
a) Môi trường tự nhiên:
- MTTN là điều kiện sinh sống tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc gây ra những khó khăn cho q/tr sản xuất của con người.
- Sự khai thác môi trường tự nhiên phụ thuộc vào nhận thức của con người: đúng quy luật hay trái quy luật.
b) Dân số:
- Dân số cũng là điều kiện tất yếu và thường xuyên của tồn tại và phát triển của xã hội.
- Dân số và tốc độ phát triển dân số của mỗi nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của nước đó.
|HĐ2. Củng cố, luyện tập : 	(8 phút)
- Cho HS làm bài tập. (Ghi lên bảng phụ hoặc giấy khổ to)
Câu 1. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Trên thế giới có những nước tài nguyên, khoáng sản khan hiếm nhưng lại có nền kinh tế phát triển.
b. Nước nào dân số đông, xã hội sẽ phát triển cao, dân số thấp thì xã hội sẽ phát triển chậm?
Câu 2. Em cho biết ý kiến đúng về hậu quả của hành vi tiêu cực của con người đối với môi trường tự nhiên.
a. Lũ lụt ¨
b. Hạn hán ¨
c. Lốc ¨
d. Cháy rừng ¨
e. Xói lở bờ biển, sạt lở đất ¨
g. Các loài tự nhiên suy giảm ¨
h. Suy thoái hệ sinh thái ¨
Câu 3. Hậu quả do việc tăng dân số (cho biết ý kiến đúng)
a. Nghèo nàn lạc hậu ¨
b. Chất lượng cuộc sống giảm ¨
c. Sức ép lương thực thực phẩm ¨
d. Sức ép giáo dục, ytế ¨
e. Thiếu việc làm ¨
d. Khó khăn về nhà ở, đi lại ¨
g. Ô nhiễm môi trường ¨
h. Tệ nạn xã hội ¨
- GV: Nhận xét, bổ sung
ð Kết luận: Môi trường tự nhiên, dân số là điều kiện để xã hội tồn tại và phát triển. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều phải có trách nhiệm với việc bảo vệ phát triển môi trường tự nhiên và ổn định dân số để có được số dân đảm bảo số lượng và chất lượng tham gia xây dựng và phát triển xã hội. Mỗi học sinh chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường tự nhiên và ổn định dân số của đất nước.
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	
Xem phần c. Phương thức sản xuất.
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc(Bài 8).doc
Giáo án liên quan