Giáo án GDCD 10 - Tiết 29, Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (tt) - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường

HĐ1. Trách nhiệm XD bảo vệ Tổ quốc.

- Đặt vấn đề: HS chúng ta-những công dân trẻ tuổi của đất nước, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là câu hỏi đặt ra cho các em hôm nay.

- Tổ chức cho HS xem clip “phóng sự : Đất nước trên đường đổi mới”

- Cho HS thảo luận nhóm sau khi xem phóng sự trên.

Câu 1: Phóng sự trên giúp em hiểu được điều gì? Suy nghĩ của em về điều đó?

Câu 2: Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta hiện nay là gì? Vì sao trong đ.kiện thời bình vẫn phải thực hiện 2 nhiệm vụ?

- Giải thích: Thế nào là lối sống lai căng?

HĐ 2:

Câu 3: Trách nhiệm của thanh niên, HS chúng ta là gì? Em sẽ làm gì để xứng đáng với công lao của cha ông chúng ta?

 Kết luận các ý kiến của 3 nhóm. Cho học sinh ghi vào vở.

- Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ:

“Các vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ Tổ quốc?

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 29, Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (tt) - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016	 Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 20/03/2016
Tiết: 29 	Bài dạy: 	Bài 14
C«ng d©n víi sù nghiƯp x©y dùng vµ b¶o vƯ Tỉ quèc (tiÕt 2)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
2. Kĩ năng: 
- Biết tham gia các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.
- Kĩ năng sống: Tư duy phê phán, giải quyết vấn đề
3. Thái độ: 
- Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Tranh ảnh về hđ XD và bảo vệ q.hương, đất nước; Các bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, câu chuyện, tấm gương , . . . về hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của nhân dân.
	- Phương án tổ chức lớp học: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Học bài cũ, 	
	- Các bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, câu chuyện, tấm gương , . . . về hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của thanh niên và nhân dân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tình hình lớp:	(1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh. 	
2. Kiểm tra bài cũ: 	(4 phút)
Thế nào là lòng yêu nước? Biểu hiện của lòng yêu nước của dân tộc ta?
| Dự kiến trả lời:
	* Lòng yêu nước là tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
	* Biểu hiện của lòng yêu nước của dân tộc ta:
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
- Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc.
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
- Đoàn kết kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Cần cù và sáng tạo trong lao động. 
3. Giảng bài mới: 
- Giới thiệu bài: (1 phút) Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về lòng yêu nước, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
16/
12/
|HĐ1. Trách nhiệm XD bảo vệ Tổ quốc.
- Đặt vấn đề: HS chúng ta-những công dân trẻ tuổi của đất nước, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Đó là câu hỏi đặt ra cho các em hôm nay.
- Tổ chức cho HS xem clip “phóng sự : Đất nước trên đường đổi mới”
- Cho HS thảo luận nhóm sau khi xem phóng sự trên.
Câu 1: Phóng sự trên giúp em hiểu được điều gì? Suy nghĩ của em về điều đó?
Câu 2: Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta hiện nay là gì? Vì sao trong đ.kiện thời bình vẫn phải thực hiện 2 nhiệm vụ?
- Giải thích: Thế nào là lối sống lai căng?
|HĐ 2:
Câu 3: Trách nhiệm của thanh niên, HS chúng ta là gì? Em sẽ làm gì để xứng đáng với công lao của cha ông chúng ta?
ð Kết luận các ý kiến của 3 nhóm. Cho học sinh ghi vào vở.
- Em hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ Tổ quốc?
- Chia thành 6 nhóm (2 nhóm 1 câu)
- Các nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày
- Cả lớp cùng trao đổi.
Câu 1: - Tinh thần đấu tranh giải phóng đất nước – sự kế thừa truyền thống yêu nước của ông cha ta từ bao đời nay. 
- Tinh thần LĐ hết mình để xây dựng quê hương, đất nước . . .
Câu 2: - Hai nhiệm vụ: XD đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
- Vì: XD để đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh. Đồng thời phải bảo vệ thành quả cách mạng mà chúng ta đã tạo dụng nên, để được sống trong tự do, hoà bình.
Câu 3: - Thanh niên HS chúng ta phải có trách nhiệm XD và bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của 1 học sinh.
- HS ghi bài
2. Trách nhiệm XD Tổ quốc:
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, LĐ; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn.
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; đấu tranh với lối sống lai căng, thực dụng
- Quan tâm đến đời sống chính trị, XH của địa phương, đất nước. Thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước.
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
3. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc:
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ XHCN. Cảnh giác với âm mưu của kẻ thù, phê phán, đấu tranh với mọi thủ đoạn phá rối an ninh chính trị.
- Tích cực học tập, rèn luyện sức khoẻ.
- Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Tích cực tham gia hoạt động an ninh ở địa phương; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
10/
|HĐ 3. Củng cố, luyện tập:	
- Tổ chức cho HS chơi “sắm vai”.
- GV: Đưa ra tình huống (SGK Tr. 101)
- HS: Các tổ xây dựng tiểu phẩm, lời thoại, phân vai.
Tổ 1: Anh Hùng có giấy gọi nhập ngũ. Bố mẹ Hùng không muốn con đi bộ đội nên bàn cách xin cho con ở lại.
Tổ 2: Thanh được địa phương cử và cấp kinh phí học để sau này trở về phục vụ quê hương. Như sau khi học xong Thanh tìm mọi cách xin ở lại thành phố.
Tổ 3: Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tiến muốn theo học và phát triển nghề truyền thống của gia đình, dòng họ mình mà bạn có năng khiếu và rất yêu thích nó.
Tổ 4: Hiền học giỏi nhưng rất lười lao động và không thích tập thể dục
Ä Nhận xét phần trình bày tiểu phẩm của các tổ. Đánh giá tổ có tiểu phẩm hay cả về chất lượng và hình thức.
ð Kết luận toàn bài: Mục tiêu tổng quát chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Để làm được điều này, thế hệ trẻ chúng ta cần phải phát huy được truyền thống yêu nước, tiếp bước cha ông xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu đẹp hơn.
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	(1 phút)
	- Bài tập về nhà 1, 3, 4 SGK Tr. 102
	- Về nhà chuẩn bị các tài liệu (số liệu, tranh ảnh của thế giới, Việt Nam, địa phương) phục vụ cho bài 15 về Dân số, tự nhiên môi trường, những bệnh dịch hiểm nghèo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docTiết 29 (Bài 14).doc
Giáo án liên quan