Giáo án Giáo dục công dân 10 cả năm

Bài 9: (tiết 1)

CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ,

LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

I- Mục tiêu bài học:

 Học sinh cần đạt được:

* Về kiến thức:

- Hiểu rõ cơ sở hình thành và phát triển của xã hội loài người.

- Hiểu rõ con người là chủ nhân của các giá trị vật chất, tinh thần và sự biến đổi của xã hội.

- Con người sáng tạo ra lịch sử dựa trên sự nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan.

- Con người là mục tiêu phát triển của xã hội và con người giữ vị trí trung tâm.

* Về kỹ năng:

- HS lấy được ví dụ để chứng minh: tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụ sản xuất đối với việc hình thành và phát triển của xã hội loài người.

- Nắm được các thông tin, chứng minh được sự quan tâm của đảng và Nhà nước ta đối với sự phát triển toàn diện của con người.

* Về thái độ:

- Có ý thức vận dụng quy luật khách quan vào cuộc sống, học tập và hoạt động hàng ngày.

 

doc101 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 10 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, bao gồm:
- Quan hệ sở hữu về TLSX: TLSX thuộc về ai ? về cá nhân hay xã hội?
- Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất: Ai là người lập kế hoạch và điều hành sản xuất?
- Quan hệ trong phân phối sản phẩm: Ai có quyền phân phối và phương thức phân phối sản phẩm như thế nào ?
C3 - Mối quan hệ giữa QHSX và LLSX. (10/)
- Trong quá trình phát triển của PTSX thì LLSX luôn là yếu tố năng động và phát triển.
- QHSX có tính ổn định tương đối nên thay đổi chậm hơn.
- Khi LLSX phát triển thì QHSX trở nên lỗi thời, lạc hậu không con phù hợp, dẫn đến mâu thuẫn với LLSX.
- LLSX phát triển phá vỡ QHSX, làm cho mâu thuẫn được giải quyết
- Khi QHSX cũ mất đi, QHSX mới ra đời, tức là PTSX cũ mất đi, PTSX mới ra đời.
- Vậy PTSX mới ra đời khi QHSX phù hợp với LLSX.
* Kết luận: Trong TTXH, PTSX là yếu tố quyết định vì PTSX như thế nào nó quyết định bộ mặt của xã hội như thế ấy.
D- Củng cố, luyện tập:(5/)
- GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm qua nội dung thảo luận.
- GV: Cho HS đọc phần tư liệu tham khảo – sgk trang 52
- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập số13,15,16,17– Tài liệu Câu hỏi luyện tập GDCD 10 trang 27 để củng cố kiến thức.
E- Hoạt động tiếp nối (2/):
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, nghiên cứu tiếp nội dung mục 2 và 3.
* Yêu cầu tìm hiểu: Phân tích các cấp độ của YTXH, mối quan hệ giữa TTXH và YTXH.
I- Gợi ý kiểm tra, đánh giá: 
- Khái niệm PTSX, phân tích yếu tố: LLSX và QHSX.
- Phương pháp kiểm tra: Kết hợp câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm
----------------------------------------------------
Tuần 15 Tiết 15	 
 S: 03/12	 	 Bài 8:
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội 
	(tiết 3)
I- Mục tiêu bài học: 
* Về kiến thức:
- Phân biệt được các cấp độ của ý thức xã hội – mối quan hệ giữa các cấp độ đó.
- Nhận biết được mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
* Về kỹ năng: - Phân tích được mối quan hệ giữa TTXH và YTXH.
- Phân loại và kết luận được tính tích cực và tính tiêu cực của một số YTXH.
* Về thái độ: - Kế thừa và phát huy có chọn lọc truyền thống văn hoá dân tộc và di sản văn hoá nhân loại. đấu tranh chống các hiện tượng văn hoá ngoại lai độc hại, các tập tục cổ hủ, lạc hậu.
II- Nội dung trọng tâm: 
- Tiết 3: Làm rõ khái niệm ý thức xã hội; mối quan hệ giữa TTXH và YTXH.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 
1. Phương pháp: Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại và thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức: Học sinh động não, thảo luận lớp, thảo luận nhóm, làm bài tập tình huống.
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; bảng phụ và phiếu học tập.
V- Tiến trình bài học:
A- Kiểm tra bài cũ: (8/)
Câu hỏi 1: Trình bày các yếu tố của LLSX và QHSX ?
Câu hỏi 2: Phân tích mối quan hệ giữa LLSX và QHSX? 
B- Giới thiệu bài mới: 
- GV nêu yêu cầu cần tìn hiểu: Phân tích các yêu tố của PTSX, mối quan hệ giữa LLSX và QHSX
C- Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Nghiên cứu cá nhân tìm hiểu khái niệm ý thức xã hội.
- Cách tiến hành: 
Bước 1: hình thành khái niệm: GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk.
? Điều kiện để hình thành ý thức là gì ? (gợi ý HS nhớ lại bài 1).
+ HS phát biểu cá nhân.
+ GV nhận xét và kết luận
Bước 2: tìm hiểu hai cấp độ của YTXH.
+ GV hướng dẫn HS nghiên cứu sgk so sánh 2 cấp độ của YTXH: nguồn gốc - bản chất - đặc điểm – ví dụ...
+ HS trả lời cá nhân
+ Cả lớp nhận xét.
+ GV bổ sung, kết luận
 So với tâm lý xã hội, hệ tư tưởng phản ánh TTXH 1 cách sâu sắc hơn, có thể vạch ra bản chất quy luật vận động, phát triển của xã hội.
* Hoạt động 2: Thảo luận lớp chứng minh: TTXH quyết định YTXH.
- Cách tiến hành: 
+ GV nêu vấn đề: Em tán thành ý kiến nào sau đây ? (phần gợi ý sgk tr. 50)
+ GV dùng bảng phụ hướng dẫn HS so sánh mối quan hệ giữa TTXH và YTXH.
+ HS nghiên cứu sgk, so sánh và nhận xét.
Câu hỏi thảo luận:
1, Loài người đã trải qua các hình thái xã hội nào ?
2, Nêu những đặc điểm về TTXH và YTXH trong các xã hội đó? (điền các thông tin vào bảng phụ)
3, Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa TTXH và YTXH ?
+ HS nghiên cứu sgk, trả lời cá nhân
+ Cả lớp thảo luận.
+ GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
* Hoạt động 3: Đàm thoại tìm hiểu sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH.
- Cách tiến hành: 
+ GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để chứng minh.
+ HD HS nhận xét, phân tích các ý kiến:
1, Con người nhận thức và cải tạo tự nhiên đúng quy luật.
2, Con người cải tạo tự nhiên tuỳ theo ý thích của mình.
3, Khi nền kinh tế phát triển thì mọi ý thức trong xã hội đều tốt đẹp.
+ HS nhận xét, phát biểu ý kiến cá nhân.
+ GV hướng dẫn HS nhận xét, phân tích.
? Theo em YTXH có tác động trở lại TTXH như thế nào ?
? Hãy nêu kết luận chung về mối quan hệ giữa TTXH và YTXH ?
+ HS trả lời cá nhân 
+ GV nhận xét và kết luận
? Qua bài TTXH và YTXH hãy rút ra bài học cho bản thân ?
II- ý thức xã hội
1- ý thức xã hội là gì ?(5/)
* YTXH là sự phản ánh TTXH, bao gồm toàn bộ quan điểm, quan niệm của cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lý đến các quan điểm và học thuyết chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật
2- Hai cấp độ của ý thức xã hội.(5/)
* Tâm lý xã hội:
- Là toàn bộ tâm tư, tình cảm, thói quen của con người trong xã hội, được hình thành 1 cách tự phát do ảnh hưởng điều kiện sống của xã hội.
Ví dụ: lối sống tình nghĩa, nhân ái
* Hệ tư tưởng: 
- Là toàn bộ các quan điểm, quan niệm, học thuyết chính trị, đạo đứcđược hệ thống hoá thành lý luận.
Ví dụ: các học thuyết khoa học, triết học..
III- Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
1- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
* Ví dụ: (GV dùng bảng phụ) (13/)
Chế độ 
LLSX
QHSX
Công xã nguyên thuỷ
Chiếm hữu nô lệ
Phong kiến
Tư bản chủ nghĩa
Xã hội chủ nghĩa
* Nhận xét: 
TTXH có trước YTXH, mỗi khi PTSX của TTXH thay đổi thì kéo theo sự thay đổi nội dung phản ánh của YTXH. Như vậy, TTXH quyết định YTXH. YTXH chỉ là sự phản ánh TTXH.
2- Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH.(10/)
* Ví dụ:
- ý thức xã hội đúng, khoa học -> tác động tích cực, thúc đẩy TTXH phát triển.
- ý thức xã hội lạc hậu, phản khoa học -> tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của TTXH.
* Nhận xét:
- TTXH quyết định YTXH, nhưng YTXH cũng có tác động trở lại đối với TTXH.
- Khi YTXH phản ánh đúng quy luật khách quan, chỉ đạo hoạt động của con người, thúc đẩy TTXH phát triển và hoàn thiện.
* Kết luận: Trên cơ sở lý luận về mqh giữa TTXH và YTXH, chúng ta cần hiểu rõ và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về dân số và môi trường, biết chủ động trong cuộc sống, tiếp thu những quan điểm tiến bộ, phê phán các tư tưởng lỗi thời, lạc hậu để phát triển.
D- Củng cố, luyện tập:(5/)
- GV hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức trọng tâm qua nội dung toàn bài.
- GV: Cho HS đọc phần tư liệu tham khảo – sgk trang 52
- GV sử dụng phiếu học tập cho HS làm bài tập trắc nghiệm câu số 18, số 22– Tài liệu Câu hỏi luyện tập GDCD 10 trang 27.
E- Hoạt động tiếp nối (2/):
- GV yêu cầu học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi và bài tập trong sgk
- Chuẩn bị để giờ sau ôn tập học kỳ (theo kế hoạch của trường)
I- Gợi ý kiểm tra, đánh giá: 
- Khái niệm YTXH, phân tích mối quan hệ giữa TTXH và YTXH.
- Phương pháp kiểm tra: Kết hợp câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm
----------------------------------------------------
Tuần 16 tiết 16
 S: 10/12
	Ôn tập học kỳ 1
* Mục tiêu bài học: Học sinh cần nắm được:
- Hệ thống hoá các kiến thức đã học từ bài 1 -> bài 8
- Có khả năng liên hệ thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã học, phân tích và chứng minh được sự vận động, phát triển của giới tự nhiên và một số vấn đề về đời sống xã hội.
- Từ đó rút ra được bài học về thế giới quan và phương pháp luận.
* Nội dung trọng tâm: Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn nội dung trọng tâm ôn tập.
* Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp: kết hợp nêu vấn đề và đàm thoại
- Hình thức: Đàm thoại
* Phương tiện dạy học: GV chuẩn bị nội dung ôn tập; học sinh làm đề cương ôn tập
* Tiến trình dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ : (8 /)
Câu hỏi:
1, Hãy chứng minh: TTXH quyết định YTXH ?
2, Chứng minh: YTXH có tác động trở lại đối với TTXH ?
3, Làm bài tập số 4 phần Câu hỏi và bài tập sgk trang 53.
B- Giới thiệu bài mới: 
- GV nêu nội dung bài học, yêu cầu và cách tiến hành.
C- Dạy bài mới:
I- Phần 1: hệ thống hoá kiến thức đã học.
* Cách tiến hành: GV sử dụng PP đàm thoại hướng dẫn học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản trong các bài đã học từ bài 1 -> bài 8.
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng
Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật hiện tượng
Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
II- Phần 2: Giải đáp thắc mắc và hướng dẫn học sinh ôn tập nội dung trọng tâm
* Cách tiến hành: 
- Qua việc làm đề cương, HS nêu câu hỏi thắc mắc hoặc những nội dung cần giải đáp.
- GV giải đáp thắc mắc, nhấn mạnh thêm các phần nội dung trọng tâm, hướng dẫn học sinh cách thức làm bài qua các dạng câu hỏi.
Câu hỏi ôn tập:
I- Phần lý thuyết:
Câu 1: Vấn đề cơ bản của Triết học là gì ? Cơ sở để phân biệt các hệ thống thế giới quan trong triết học ?
Câu 2: Giới tự nhiên là gì ? Bằng kiến thức thực tế hãy chứng minh: Giới tự nhiên tồn tại khách quan?
Câu 3: Hãy chứng minh quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên ?
Câu 4: Nêu quan điểm của triết học về vận động ? Vì sao nói: Vận động là phương thức tồn tại của vật chất ?
Câu 5: Thế nào là phát triển ?Vì sao phát triển là khuynh hướng chung của sự vật, hiện tượng?
Câu 6: Thế nào là nhận thức ? Phân tích hai giai đoạn của quá trình nhận thức ?
Câu 7: Thực tiễn là gì ? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức ? Qua đó rút ra bài học cho bản thân ?
Câu 8: Tồn tại xã hội là gì ? Phân tích các yếu tố của tồn tại xã hội ? Mối quan hệ giữa TTXH và YTXH ?
II- Phần bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: Đánh dấu X vào ô trống sao cho phù hợp quan điểm chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm trong những câu sau:
Nội dung
CN duy vật
CN duy tâm
1- ý thức là cái có trước sản sinh ra tự nhiên.
2- ý thức có trước vật chất, ý thức quyết định vật chất
3- Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
4- Con người có thể nhận thức được thế giới
5- Con người không thể nhận thức được thế giới
Bài 2: Con người nhận thức, cải tạo tự nhiên thế nào là đúng ? Đánh dấu X vào ô trống
	1 a) Trái quy luật tự nhiên
	1 b) Tách khỏi sự ràng buộc quy luật tự nhiên
	1 c) Tôn trọng, tuân theo quy luật tự nhiên.
Bài 3: Đánh dấu X vào ô trống những lựa chọn đúng trong câu sau: Nếu con người làm trái quy luật khách quan thì con người sẽ:
1 a) Cải thiện được cuộc sống
1 b) Cải tạo được tự nhiên và xã hội
1 c) Hứng chịu hậu quả khôn lường
1 d) Vẫn sống bình yên
Bài 4: Sự biến đổi nào sau đây được coi là sự phát triển ? Đánh dấu X vào ô trống.
	1 a) Sự biến hoá của sự vật từ đơn bào đến đa bào.
	1 b) Sự thoái ở một số loài động vật.
	1 c) Nước bị sưởi nóng bốc thành hơi, hơi nước gặp lạnh bị ngưng tụ.
	1 d) Học sinh tích luỹ kiến thức trong suốt 12 năm học phổ thông.
Bài 5: Hãy lựa chọn các nội dung cột A để nối với cột B sao cho phù hợp. 
A
B
a) Con người đã đúc rút được kinh nghiệm trong sản xuất.
b) Tri thức thiên văn
c) Tri thức toán học
d) Kinh nghiệm sống 
1- Sự đo đạc ruộng đất
2- Quan hệ giữa con người trong cuộc sống
3- Quan sát thời tiết
4- Gieo trồng, chăn nuôi
D- Củng cố, dặn dò: (3/):
* Trọng tâm các câu hỏi trong bài 1, bài 2, bài 7, bài 8. 
* Học sinh về nhà hoàn thiện đề cương và ôn tập kỹ theo nội dung trọng tâm, chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ.
	-----------------------------------
Tuần 18 tiết 18
 S: 15/12
Kiểm tra học kỳ 1
* Mục tiêu: 
- Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm kiến thức, sự hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh trong phần nội dung trọng tâm đã học.
- Yêu cầu học sinh biết liên hệ thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, chứng minh được sự vận động và phát triển của giới tự nhiên và đời sống xã hội. Từ đó rút ra được bài học về thế giới quan và phương pháp luận
I- Đề bài:
Đề 1:
Câu 1: (5 điểm)
Giới tự nhiên là gì ? Hãy chứng minh quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên ?
Câu 2: (3 điểm)
Thực tiễn là gì ? Nêu vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức ? Qua đó rút ra bài học cho bản thân ?
Câu 3: (2 điểm)
 Hãy lựa chọn các nội dung cột A để ghép nối với cột B sao cho phù hợp. 
A
B
a) Con người đã đúc rút được kinh nghiệm trong sản xuất.
b) Tri thức thiên văn
c) Tri thức toán học
d) Kinh nghiệm sống 
1- Sự đo đạc ruộng đất
2- Quan hệ giữa con người trong cuộc sống
3- Quan sát thời tiết
4- Gieo trồng, chăn nuôi
Đề 2: 
Câu 1: (3 điểm)
Vấn đề cơ bản của Triết học là gì ? Cơ sở để phân biệt các hệ thống thế giới quan trong triết học ?
Câu 2: (5 điểm)
Thế nào là nhận thức ? Phân tích hai giai đoạn của quá trình nhận thức ?
Câu 3: (2 điểm)
Hãy lựa chọn các nội dung cột A để ghép nối với cột B sao cho phù hợp. 
A
B
a) Con người đã đúc rút được kinh nghiệm trong sản xuất.
b) Tri thức thiên văn
c) Tri thức toán học
d) Kinh nghiệm sống 
1- Sự đo đạc ruộng đất
2- Quan hệ giữa con người trong cuộc sống
3- Quan sát thời tiết
4- Gieo trồng, chăn nuôi
II- Hướng dẫn chấm:
	Đề 1:
	Câu 1: (5 điểm)
* ý 1: Nêu đúng khái niệm về giới tự nhiên. (1 điểm)
* ý 2: Phân tích và chứng minh được: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
(2,0 điểm)
* ý 2: Phân tích và chứng minh được: Xã hội loài người cũng là sản phẩm của giới tự nhiên.	(2,0 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
* ý 1: Nêu đúng khái niệm thực tiễn là gì. 	(1,0 điểm)
* ý 2: Nêu đúng các vai trò của thực tiễn. (4 vai trò- mỗi vai trò đúng 0,25 điểm = 1,0 điểm)
* ý 3: Rút ra được bài học về quan điểm về thực tiễn.	(1,0 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
Mỗi ý lựa chọn và ghép đúng 0,5 điểm
	Đáp án: 1- c; 2- d; 3- b; 4- a.
	Đề 2:
	Câu 1: (3 điểm)
* ý 1: Nêu đúng 2 mặt của Vấn đề cơ bản của Triết học. (1,0 điểm).
* ý 2: - Nêu được cơ sở để phân biệt các hệ thống thế giới quan. (1,0 điểm)
- Nêu được nội dung quan điểm của TGQDV và TGQDT. (1,0 điểm)
Câu 2: (5 điểm)
* ý 1: Nêu đúng quan điểm về nhận thức theo quan điểm triết học M-LN.(1,0 điểm)
* ý 2: Phân tích được hai giai đoạn của quá trình nhận thức
	- Nhận thức cảm tính (có ví dụ- đặc điểm- ưu điểm- nhược điểm).(1,5 điểm)
	- Nhận thức lý tính (có ví dụ- đặc điểm – ưu điểm- nhược điểm). (1,5 điểm)
	- Kết luận về mối quan hệ giữa hai giai đoạn nhận thức.	(1,0 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
Mỗi ý lựa chọn và ghép đúng 0,5 điểm
	Đáp án: 1- c; 2- d; 3- b; 4- a.
-----------------------------------------
Soạn ngày 03.01.2009
Tuần 19 tiết 19 
Bài 9: (tiết 1)
Con người là chủ thể của lịch sử,
là mục tiêu phát triển của xã hội
I- Mục tiêu bài học:
 Học sinh cần đạt được:
* Về kiến thức: 
- Hiểu rõ cơ sở hình thành và phát triển của xã hội loài người.
- Hiểu rõ con người là chủ nhân của các giá trị vật chất, tinh thần và sự biến đổi của xã hội.
- Con người sáng tạo ra lịch sử dựa trên sự nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan.
- Con người là mục tiêu phát triển của xã hội và con người giữ vị trí trung tâm.
* Về kỹ năng: 
- HS lấy được ví dụ để chứng minh: tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụ sản xuất đối với việc hình thành và phát triển của xã hội loài người.
- Nắm được các thông tin, chứng minh được sự quan tâm của đảng và Nhà nước ta đối với sự phát triển toàn diện của con người.
* Về thái độ:
- Có ý thức vận dụng quy luật khách quan vào cuộc sống, học tập và hoạt động hàng ngày.
II- Nội dung trọng tâm: 
- Tiết 1: Phân tích rõ được Con người là chủ thể của lịch sử.
- Tiết 2: Làm rõ: Con người là mục tiêu phát triển của xã hội.
III- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: 
1. Phương pháp:
 Kết hợp phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm.
2. Hình thức tổ chức: 
Học sinh thảo luận nhóm, làm bài tập tình huống.
IV- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10; chuẩn bị phiếu học tập.
V- Tiến trình bài học:
A- Kiểm tra bài cũ: (nhắc lại kiến thức đã học)
B- Giới thiệu bài mới: 
- GV cho học sinh đọc phần mở đầu bài học trong sách giáo khoa.
- GV giới thiệu bài: Khi nghiên cứu về quá trình phát triển của lịch sử, các nhà THDT cho rằng: Thần thánh, thượng đế đã tạo ra và quyết định sự phát triển của lịch sử loài người. Dựa vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học và nhiều ngành khoa học khác, THDVBC đã khẳng định: Giới tự nhiên có trước con người, còn người và xã hội là sản phẩm của tự nhiên. Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.
+ Giới thiệu nội dung cần nghiên cứu trong tiết 1.
C- Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1:
 Chứng minh: Con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
- Mục tiêu: HS hiểu được chính con người tạo ra lịch sử của chính mình.
- Cách tiến hành:
+ GV tổ chức cho HS thảo luận về Vai trò của lao động đối với sự phát triển của lịch sử.
+ HD học sinh nghiên cứu sgk, đọc tư liệu tham khảo -> thảo luận.
Câu hỏi:
1, Người tối cổ, người tinh khôn đã chế tạo ra những công cụ lao động nào ?
2, Việc thay đổi công cụ lao động có ý nghĩa gì đối với sự chuyển hoá từ vượn cổ thành người ?
3, Những công cụ lao động có ý nghĩa gì đối với sự ra đời và phát triển của lịch sử xã hội ?
+ HS suy nghĩ trả lời ý kiến cá nhân.
+ GV ghi nhanh ý kiến của HS lên góc bảng phụ
+ HD học sinh nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận: Lịch sử loài người hình thành từ khi con người biết lao động sản xuất. Nhờ chế tạo và sử dụng cclđ, con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật để chuyển sang thế giới loài người.
* Hoạt động 2: Chứng minh con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội, là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm
(phát phiếu học tập)
Nhóm 1: Lấy ví dụ chứng minh con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất cho xã hội ?
Nhóm 2: Lấy ví dụ chứng minh con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị tinh thần cho xã hội ?
Nhóm 3: Chứng minh con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội ?
- HS thảo luận theo nhóm, liệt kê các ý kiến ra phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận
I- Con người là chủ thể của lịch sử.
1) Con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
* Quá trình phát triển của con người:
- Người tối cổ: biết sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ lao động.
- Người tinh khôn: Lúc đầu sử dụng công cụ lao động bằng đồ đá, sau bằng đồ kim loại.
* Quá trình phát triển của xã hội.
- Người tối cổ sống theo bầy, đàn trong hang động, núi đá, sau biết dựng lều.
- Người tinh khôn: Sống từng nhóm nhỏ, có quan hệ họ hàng, dần hình thành thị tộc, bộ lạc.
=> xã hội loài người ra đời.
* Việc chế tạo ra công cụ lao động đã làm cho xã hội ngày một phát triển. 
* Tóm lại: Như vậy thông qua quá trình lao động và chế tạo công cụ lao động đã giúp con người tự sáng tạo ra lịch sử của chính mình.
2- Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
* Chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất:
- Để tồn tại và phát triển con người phải lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội.
- Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người.
- Là kết quả quá trình lao động và sáng tạo của con người.
Ví dụ:+Lương thực, thực phẩm
 + Tư liệu sinh hoạt 
* Sáng tạo ra các giá trị tinh thần:
- Đời sống lao động của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hoá, tinh thần
- Con người là tác giả của các công trình văn hoá nghệ thuật
Ví dụ:+ Các kỳ quan thế giới
 + VN: Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên
3- Con người 

File đính kèm:

  • docgiao an GDCD 10.doc
Giáo án liên quan