Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 29, Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Loan Huyền

*Hoạt động 2( cặp). Hướng dẫn HS tìm hiểu địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau

- Y/c hs dựa vào kênh chữ sgk và sự hiểu biết của bản thân hãy trả lời các câu hỏi sau:

H: Trong lịch sử phát triển tự nhiên lãnh thổ Việt Nam được tạo lập vững chắc trong giai đoạn nào?

H: Sau vận động tạo núi giai đoạn này Tân kiến tạo địa hình nước ta có đặc điểm như thế nào?

- GV chốt ý

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 29, Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Loan Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 28/4/2020
Lớp dạy: 8A1, 8A2
Tuần: 25
Tiết: 29
Bài 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh
 1. Kiến thức: 
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình VN
 2. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ địa hình VN để hiểu và trình bày một số đặc điểm chung của địa hình
- Nhận xét tác động ( tích cực, tiêu cực) của con người tới địa hình qua tranh ảnh và trên thực địa( GDMT)
 3. Thái độ:
- Hiểu và thêm yêu thiên nhiên địa hình Việt Nam 
- Bảo vệ môi trường địa hình Việt Nam
 4. Lồng ghép, tích hợp:
* GD môi trường
- Biết vai trò của địa hình đối với đời sống, sản xuất của con người, một số tác động tiêu cực, tích cực của con người tới địa hình nước ta: sự cần thiết phải bảo vệ địa hình (mục 3)
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên 
- Bản đồ tự nhiên Viêt Nam 
- Át lát VN
 2. Học sinh 
- Sgk, bài soạn, vở ghi
 - Át lát VN
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1. Ổn định lớp(1’): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ(5’): Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết
3. Dạy nội dung bài mới:(1’): Quan sát H28.1 + sự hiểu biết của mình hãy cho biết nước ta có những dạng địa hình nào? (Đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa...)
- Địa hình nước ta đa dạng như vậy đã phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm, phong hóa mạnh mẽ...Điều đó được thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung viết bảng
 8’
 10’
 12’
*Hoạt động 1( Cả lớp) : Hướng dẫn HS tìm hiểu Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN 
H: Quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam trả lời các câu hỏi sau: H: Cho biết lãnh thổ Việt Nam có các dạng địa hình nào?
H: Trong các dạng địa hình trên dạng nào chiếm diện tích lớn?
H: Đồi núi chiếm bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ? Chủ yếu dạng đồi núi có độ cao bao nhiêu?
- GV chốt ý
H: Hãy phân tích tầm quan trọng của địa hình đồi núi?
H: Đồi núi có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?
GV: Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam các đỉnh Phanxipăng, Tây Côn Lĩnh, Tam Đảo, Ngọc Lĩnh các cánh cung lớn vùng ĐB và NTB...Cánh cung NTB là cao nguyên xếp tầng hướng bề lồi cánh cung ra phía Bắc
H: Địa hình đồng bằng chiếm diện tích là bao nhiêu? Đặc điểm đồng bằng miền Trung?
H: Em hãy tìm trên h28.1 một số nhánh núi, khối núi lớn, ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta.
GV: Bản thân nền móng các ĐB là miền đồi sụt vũng tách dãn được phù sa sông bồi thành nền còn sót nhiều ngọn núi nhô cao
- Vịnh Hạ Long, trước đây các đảo này đều nằm trên lục địa, là vùng đồi núi nằm sát biển. Cùng với thời gian trải qua các giai đoạn lịch sử kiến tạo nên toàn bộ vùng này bị sụt võng, tách dãn, bị biển nhấn chìm tạo thành các khu vực đảo và quần đảo như ngày nay.
*Hoạt động 2( cặp). Hướng dẫn HS tìm hiểu địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
- Y/c hs dựa vào kênh chữ sgk và sự hiểu biết của bản thân hãy trả lời các câu hỏi sau:
H: Trong lịch sử phát triển tự nhiên lãnh thổ Việt Nam được tạo lập vững chắc trong giai đoạn nào?
H: Sau vận động tạo núi giai đoạn này Tân kiến tạo địa hình nước ta có đặc điểm như thế nào? 
- GV chốt ý
H: Sự phân bậc của địa hình thể hiện như thế nào?
GV dùng lát cắt khu Việt Bắc phân tích các bậc địa hình lớn. thềm lục địa...
- GV chốt ý
- GV phân tích:
+ Nâng lên với biên độ lớn -> núi trẻ có độ cao lớn.
+ Sự cắt xẻ sâu của dòng nước -> tạo ra thung lũng hẹp, vách dựng đứng (thung lũng sông Đà). 
+ Núi lửa -> tạo cao nguyên ba dan với các đứt gãy sâu ở NT.Bộ.
+ Sụt lún sâu -> tạo đồng bằng và Vịnh Hạ Long. 
+ Phân bậc địa hình (hướng dẫn h/s đọc lát cắt). 
Kết luận: Địa hình nước ta được tạo dựng ở giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.
H: Tìm trên H28.1 các vùng núi cao, CN, các ĐB trẻ, phạm vi thềm lục địa?
H: Nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng của chúng? 
H: X/đ các cánh cung lớn vùng Đông Bắc
* Hoạt động 3( nhóm): Hướng dẫn HS tìm hiểu về Đia hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người 
- Y/c hs dựa vào kênh chữ sgk và sự hiểu biết của bản thân em hãy cho biết:
*H( GDBVMT) Địa hình nước ta bị biến đổi to lớn bởi những nhân tố chủ yếu nào?
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 3’ theo yêu cầu
+ Nhóm 1: Ảnh hưởng của khí hậu đối với địa hình?
+ Nhóm 2: Ảnh hưởng của lượng mưa đối với địa hình?
.
+ Nhóm 3: Sự tác động của con người đối với địa hình?
- Dựa hiểu biết thực tế em hãy:
H: Kể tên một số hang động nổi tiếng trên lãnh thổ nước ta?
- GV chuẩn kiến thức 
GV giới thiệu một số hình ảnh về địa hình Cacxtơ, rừng bị phá xói mòn, lũ lụt, đê biển, 1 số hình ảnh về tác động của con người: xây dựng đô thi, giao thông, chặt phá rừng.
+ Nhóm 4: Khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì?
*H GDMT: Bảo vệ rừng có những lợi ích gì?
- Đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa
- Đồi núi chiếm DT lớn
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích chủ yếu < 1000m: 85% 
- Đồi núi chiếm diện tích lớn và chủ yếu đồi núi thấp, ảnh hưởng nhiều cảnh quan chung, ảnh hưởng tới phát triển KT – XH
- Tạo thành biên giới tự nhiên quanh phía Bắc, Tây nước ta
- Thuận lợi: Khai thác khoáng sản, thủy điện, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, du lịch sinh thái
- Khó khăn: Kinh tế lạc hậu, đời sống nghèo, đầu tư nhiều khó khăn, giao thông...	
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích.
- ĐB không liên tục do một số nhánh núi đâm ngang như Đèo Ngang, Đèo Hải Vân
- Xác định: Dãy Bạch Mã, đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Cả
+ Trong giai đoạn Cổ kiến tạo trong giai đoạn này địa hình bề mặt bị san bằng cổ ....
+ Địa hình nước ta được nâng cao với độ lớn điển hình như Hoàng Liên Sơn, cắt xẻ sâu của dòng nước như thung lũng sông Đà, địa hình cao nguyên badan đứt gãy Tây Nguyên, Nam Trung Bộ... Sự sụt lún sâu, rộng hình thành các đồng bằng trẻ Sông Hồng, Sông Cửu Long
- Đồi núi, đồng bằng, thềm luc địa....
- Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, các dãy núi hình cánh cung; các cao nguyên badan: Kon Tum, Plây Ku, Lâm Viên; Đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung; Phạm vi thềm lục địa: Mở rộng hai đầu Bắc bộ và Nam Bộ và thu hẹp ở miền Trung
- Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung
- Cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Sông Gâm
+ Sự biến đổi của khí hậu
+ Sự biến đổi tác động dòng nước
+ Do tác động của con người
- Tập hợp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận một vấn đề, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV kết luận
- Khí hậu nóng ẩm làm đất đá bị phong hoá mạnh mẽ.
- Mưa lớn và tập trung theo mùa gây xói mòn, cắt xẻ, xâm thực địa hình à Địa hình Cacxtơ nhiệt đới
- Xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, giao thông, kênh rạch, hồ chứa nước  à Địa hình biến đổi
- Động Phong Nha- Kẽ Bàng (Quảng Bình), hang Đầu Gỗ
( Hạ Long)...
--> xói lở, đất đai bị xói mòn, lũ quét, lũ bùn...
- Lợi ích của bảo vệ rừng: bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn, xâm thực, bảo vệ đất, bảo vệ sự đa dạng sinh vật, khí hậu trong lành, giữ được mạch nước ngầm,
1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình VN:
- Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chiếm 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Đồng Bằng chiếm ¼ diện tích.
2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên thành nhiều bậc kế tiếp nhau: Đồi núi, đồng bằng, thềm lục điạ, ...
- Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển. 
- Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là hướng Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người:
a. Tính chất nhiệt đới 
gió mùa
- Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ.
- Địa hình bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn 
- Tạo địa hình cacxtơ nhiệt đới 
b. Tác động của con người 
- Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều: Đê điều, hồ chứa nước, các đô thị, các công trình giao thông
=> Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
4. Củng cố, luyện tập: (5’)
- Hãy nêu đặc điểm chính của địa hình VN.
- Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nguyên nhân nào?
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’)
- Các em về nhà học thuộc nội dung bài hôm nay và trả lời câu hỏi cuối sgk/103
- Soạn trước bài 29 với nội dung sau:
+ Địa hình nước ta chia làm mấy khu vực? Nêu đặc điểm địa hình từng khu vực
+ Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào?
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
........................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 28 Dac diem dia hinh Viet Nam_12828889.doc
Giáo án liên quan