Giáo án Địa lý 8 - Tiết 19-51 - Trương Thị Luyến

THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

I- Mục tiêu:

1- Kiến thức:

- Thấy được tính phức tạp, đa dạng của địa hình thể hiện ở sự phân hóa Bắc - Nam,

 Đông - Tây.

- Nhận biết được các đơn vị địa hình cơ bản trên bản đồ.

2- Kỹ năng:

- Đọc, đo tính được dựa vào bản đồ địa hình VN.

- Phân tích được mối quan hệ địa lí.

* Rèn luyện các kỹ năng sống: - Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin , phân tích, trình bày suy nghĩ, giải quyết vấn đề.

 3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho HS.

 4. Những năng lực được hướng tới:

+ Năng lực chung: q. sát,nhận xét,trình bày trình kiến thức, so sánh.

+ Năng lực chuyên biệt: đọc bản đồ địa hình Việt Nam

II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

*Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên VN. Bản đồ hành chính VN.Máy tính.

* Học sinh: Chuẩn bị bài TH, ôn lại đặc điểm địa hình và các khu vực địa hình nước ta.

III- Phương pháp:

 Trực quan bản đồ, vấn đáp , thảo luận nhóm, thuyết giảng.

IV- Hoạt động trên lớp:

1- Ổn định:

2- Kiểm tra: ( 10 ph )

-HS 1: Xác định chỉ ra trên bản đồ các khu vực địa hình đồi núi? Nêu đặc điểm nổi bật của các khu vực đó?

-HS 2: Xác định vị trí địa lí của 2đb lớn? So sánh sự giống và khác nhau giữa 2đb?

-HS 3: Xác định chỉ ra những khu vực tập trung nhiều địa hình núi đá vôi? Khu vực tập trung các cao nguyên badan?

1- Bài mới: Bài thực hành

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính

*HĐ 1: Cá nhân / cặp ( 10 ph )

GV chiếu hình lát cắt.

-GV hướng dẫn qua nội dung, yêu cầu bài thực hành:

+ Xác định vị trí lát cắt và hướng cắt trên bản đồ TNVN ngang vĩ tuyến 220B (từ Tây  Đông.)

+ Xác định vị trí lát cắt và hướng cắt dọc kinh tuyến 1080Đ (từ Bắc  Nam)

+ Xác định dọc quốc lộ 1A từ Lạng Sơn Cà Mau.

HS q.sát, xác định, báo cáo, hoàn thành vào vở.

.

.

*HĐ2: Nhóm. (20/)

GV chiếu H.28.1 + H.33.1

? Căn cứ vào H.28.1 + H.33.1 hoàn thành các câu hỏi:

- Nhóm 1: Câu 1

- Nhóm 2: Câu 2

- Nhóm 3: Câu 3

- HS đại diện các nhóm lên báo cáo ghi bảng.

- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.

- GV chuẩn kiến thức và bổ sung thêm:

+ Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đèo Hải Vân là một trong những trọng điểm bị đánh phá ác liệt nhất. Ngoài ra các đèo và các sông lớn là nơi trọng điểm giao thông quan trọng ghi lại những chiến công lẫy lừng của quân và dân ta

.

.

*Câu 1: Đi theo vĩ tuyến 220B, từ biên giới Việt- Lào đến biên giới Việt -Trung ta phải vượt qua:

a) Các dãy núi Pu-đen-đinh  Hoàng Liên Sơn Con Voi  CC sông Gâm  CC Ngân Sơn  CC Bắc Sơn.

b) Các dòng sông: S.Đà  S.Hồng  S.Chảy  S.Lô  S.Gâm S.Cầu  S.Kì Cùng.

*Câu 2: Đi dọc kinh tuyến 1080Đ từ núi Bạch Mã  bờ biển Phan Thiết ta phải đi qua:

a) Các cao nguyên:

- Kon Tum: Cao TB >1400m đỉnh cao nhất Ngọc Linh 2598m.

- Plây-ku: Cao TB >1000m tương đối bằng phẳng.

- Đắc-lắc: Cao TB <1000m. Vùng hồ Đắc Lắc thấp nhất ở độ cao 400m.

- Mơ-nông và Di Linh: Cao TB >1000m

b) Nhận xét:

- Ngoài phân hóa theo chiều Đông - Tây, địa hình còn có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam.

- Nham thạch chủ yếu là đá badan. Ngoài ra có đá Gra-nit và đá biến chất. Một phần nhỏ ven biển Phan Thiết là đá trầm tích.

*Câu 3: Trên quốc lộ 1A từ Lạng Sơn  Cà Mau ta phải qua:

a) Các đèo lớn:

Sài Hồ (Lạng Sơn)  Tam Điệp (Ninh Bình) Ngang (Hà Tĩnh)  Hải Vân (Thừa Thiên - Huế)  Cù Mông (Bình Định)  Cả (Phú Yên)

b) Các đèo ảnh hưởng rất lớn tới giao thông Bắc -Nam: Thuận lợi cho việc giao thông đi lại dọc từ Bắc  Nam.

 

doc88 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 8 - Tiết 19-51 - Trương Thị Luyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xã hội. ( 1 ph )
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* HĐ1: Cá nhân/ nhóm (25 ph )
? Hãy cho biết địa hình nước ta có thể chia làm mấy khu vực địa hình chính? Đó là những khu vực địa hình nào.
? Hãy xác định chỉ ra trên bản đồ vị trí của các khu vực địa hình đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa biển.
- Dựa thông tin sgk + H28.1 hãy cho biết:
? Khu vực đồi núi chia thành mấy tiểu khu vực ? Hãy nêu đặc điểm từng tiểu khu vực ?
- Nhóm 1 : Khu vực núi Đông Băc - Tây Bắc
- Nhóm 2: Khu vực núi Trường Sơn Bắc - Trường Sơn Nam.
? Em có n. xét gì về đặc điểm địa hình bờ biển nước ta?
? Tìm trên H28.1 vị trí của vịnh Hạ Long, Ca Ranh, bãi biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên
- HS đại diện báo cáo.
- Các HS khác nhận xét, bổ xung.
- GVchuẩn kiến thức, bổ xung phần địa hình chuyển tiếp giữa vùng núi với đồng bằng "Chiếu bảng đáp án hướng dẫn HS ghi theo bảng sau:
I- Khu vực đồi núi:
Khu vực
Vị trí địa lí
Đặc điểm địa hỡnh
a)Vùng núi Đông Bắc
-Nằm tả ngạn sông Hồng từ dãy núi Con voi " ven vùng biển Quảng Ninh
- Là vùng đồi núi thấp, 4 cánh cung lớn. Địa hình Cat-xtơ khá phổ biến, tạo cảnh quan đẹp hùng vĩ.
b)Vùng núi Tây Bắc
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Núi cao, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng TB"ĐN xen giữa là những sơn nguyên đá vôi hiểm trở và những cánh đồng nhỏ trù phú (Điện Biên, Nghĩa Lộ)
c)Vùng Trường Sơn Bắc
- Nằm từ phía nam sông Cả " dãy núi Bạch Mã (dài 600km)
- Là vùng núi thấp, có 2 sườn không cân xứng. Sườn Đông dốc có nhiều dãy núi nằm ngang lan ra sát biển.
d)Vùng núi và CN Nam Trường Sơn
- Nằm ở phía tây khu vực Nam Trung Bộ
- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.Địa hình nổi bật là các cao nguyên badan rộng lớn xếp tầng với những độ cao khác nhau.
...........................................................................
...........................................................................
* HĐ2: Cá nhân ( 3 ph )
? Xác định trên bản đồ 4 cánh cung lớn của tiểu khu vực Đông Bắc? Dãy Hoàng Liên Sơn, vì sao dãy Hoàng Liên sơn được coi là nóc nhà của VN.
? Dãy Trường Sơn Bắc và hướng chạy của nó?
? Xác định vị trí của các đèo: Ngang, Lao Bảo, Hải Vân? Các cao nguyên: Kom Tum, PlâyKu, Đắc Lắc, Di Linh.
...........................................................................
...........................................................................
4- Củng cố - bài tập: ( 5 ph )
 a. Xác định chỉ ra trên bản đồ các khu vực địa hình đồi núi ? Nêu đặc điểm nổi bật của các khu vực đó ?
 b- Xác định chỉ ra những khu vực tập trung nhiều địa hình núi đá vôi ? Khu vực tập trung các cao nguyên badan ?
 c. Cho biết giá trị kinh tế của vùng đồi núi ? (HS: Phát triển trồng rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc).
 5- HDVN: ( 1 ph )
- Trả lời câu hỏi, bài tập sgk/108.
- Làm bài tập 29 bài tập bản đồ thực hành.
- Nghiên cứu và chuẩn bị bài thực hành 30(sgk/109)
Soạn ngày 
Dạy ngày: Tiết 34
ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH ( tiếp theo)
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Nêu được vị trí địa lí, đặc điểm địa hình cơ bản của khu vực đồng bằng: Đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải.
+ Đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa.
2- Kỹ năng:
- Đọc bản đồ địa hÌnh VN để làm rõ một số đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin , phân tích, trình bày suy nghĩ, giải quyết vấn đề.
3- Thái độ: Hiểu được đặc điểm các khu vực địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển và thềm lục địa của VN. Có ý thức bảo vệ môi trường ở từng khu vực.
4- Những năng lực được hướng tới:
+ Năng lực chung: q. sát,nhận xét,trình bày kiến thức, so sánh...
+ Năng lực chuyên biệt: đọc bản đồ các miền địa hình
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Giáo viên:
 - Bản đồ tự nhiên VN. Lược đồ địa hình VN.Tranh ảnh các khu vực địa hình. Máy tính.
* Học sinh: n/c trước bài học.
III- Phương pháp:
 Trực quan bản đồ, vấn đáp , thảo luận nhóm, thuyết giảng.
IV- Hoạt động trên lớp:
1- Ổn định:
2- Kiểm tra: (8 ph) 
* HS1: Hãy nêu đặc điểm chính của địa hình vùng núi đông bắc và Tây Bắc nước ta ? Tìm trên bản đồ các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều ?
3- Bài mới:
 GV giới thiệu bài ( 1 ph)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Nhóm ( 15 ph )
- GVchiếu hình ảnh 2 đồng bằng
Q.sát hình vẽ kết hợp kênh chữ sgk hãy:
? So sánh: Diện tích, hính dạng, kích thước của 2 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, chúng giống và khác nhau như thế nào.
- HS đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung
- GV chuẩn kiến thức, chiếu bảng đáp án.
2- Khu vực đồng bằng.
a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn.
Đồng bằng
ĐB sông Hồng
ĐB sông Cửu Long
Giống : 
Đều là đb châu thổ phì nhiêu màu mỡ
Khác:
Vị trí 
Diện tích
- Nằm ở hạ lưu sông Hồng
- 15.000km2
- Nằm ở hạ lưu sông Cửu Long
- 40.000km2
Đặc điểm địa hình
- Dọc 2 bên bờ sông có hệ thống đê điều chống lũ vững chắc, dài >2.700km.
- Các cánh đồng trở thành các ô trũng thấp, không được bồi đắp phù sa thường xuyên.
- Cao TB 2"3m so với mực nước biển, không có hệ thống đê ngăn lũ. 
- Ảnh hưởng của thủy triều rất lớn vào mùa lũ một phần lớn S bị ngập nước. 
...........................................................................
...........................................................................
HĐ 2: cá nhân/ cặp ( 8 ph ).
GV chiếu H28.1
? Hãy kể tên các đồng bằng duyên hải Trung Bộ và chỉ trên bản đồ.
? Vì sao các đồng bằng duyên hải lại kém phì nhiêu?
-HS: Do địa hình hẹp ngang, núi lan sát biển, độ dốc rất lớn nên các hạt phù sa nhỏ mịn chưa kịp lắng đọng mà bị cuốn ra biển. Ảnh hưởng của biển lại rất lớn " phù sa lắm cát, giữ màu, giữ nước kém nên không phì nhiêu bằng đb châu thổ.
...........................................................................
...........................................................................
*HĐ4: Cặp bàn. ( 7 ph ) GV chiếu H28.1
? Nêu đ.điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa nước ta.
? Hãy cho biết giá trị kinh tế của các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa của nước ta
- HS: + Vùng đồng bằng châu thổ thường là những vựa lúa lớn, đb duyên hải trồng nhiều hoa màu.
+ Vùng thềm lục địa, biển: Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản biển.
GV tích hợp ý thức BVMT và chủ quyền biển đảo cho hs
....................................................................................
..........................................................................................
b- Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ:
- Diện tích = 15.000km2 . 
- Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp, kém phì nhiêu.
- Rộng nhất là đb Thanh Hóa: 3.100km2
III- Địa hình bờ biển và thềm lục địa:
- Bờ biển nước ta dài >3.260km kéo dài từ Móng Cái " Hà Tiên.
- Chia 2 loại: 
+ Bờ biển bồi tụ.
+ Bờ biển mài mòn
4- Củng cố - bài tập: ( 5 ph )
 a. Xác định vị trí địa lí của 2 đông bằng sông Hồng và sông Cửu Long ? So sánh sự giống và khác nhau giữa 2đb đó ?
 b. Hãy cho biết giá trị kinh tế của dạng địa hình bờ biển và thềm lục địa ?
 5- HDVN: ( 1 ph )
- Trả lời câu hỏi, bài tập sgk/108.
- Làm bài tập 29 bài tập bản đồ thực hành.
- Nghiên cứu và chuẩn bị bài thực hành 30(sgk/109) 
Soạn ngày 
Dạy ngày: Tiết 35
THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Thấy được tính phức tạp, đa dạng của địa hình thể hiện ở sự phân hóa Bắc - Nam, 
 Đông - Tây.
- Nhận biết được các đơn vị địa hình cơ bản trên bản đồ.
2- Kỹ năng: 
- Đọc, đo tính được dựa vào bản đồ địa hình VN.
- Phân tích được mối quan hệ địa lí.
* Rèn luyện các kỹ năng sống: - Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin , phân tích, trình bày suy nghĩ, giải quyết vấn đề.
 3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho HS.
 4. Những năng lực được hướng tới:
+ Năng lực chung: q. sát,nhận xét,trình bày trình kiến thức, so sánh...
+ Năng lực chuyên biệt: đọc bản đồ địa hình Việt Nam
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên VN. Bản đồ hành chính VN.Máy tính.
* Học sinh: Chuẩn bị bài TH, ôn lại đặc điểm địa hình và các khu vực địa hình nước ta.
III- Phương pháp:
 Trực quan bản đồ, vấn đáp , thảo luận nhóm, thuyết giảng.
IV- Hoạt động trên lớp:
1- Ổn định:
2- Kiểm tra: ( 10 ph )
-HS 1: Xác định chỉ ra trên bản đồ các khu vực địa hình đồi núi? Nêu đặc điểm nổi bật của các khu vực đó?
-HS 2: Xác định vị trí địa lí của 2đb lớn? So sánh sự giống và khác nhau giữa 2đb?
-HS 3: Xác định chỉ ra những khu vực tập trung nhiều địa hình núi đá vôi? Khu vực tập trung các cao nguyên badan?
Bài mới: Bài thực hành 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
*HĐ 1: Cá nhân / cặp ( 10 ph )
GV chiếu hình lát cắt.
-GV hướng dẫn qua nội dung, yêu cầu bài thực hành:
+ Xác định vị trí lát cắt và hướng cắt trên bản đồ TNVN ngang vĩ tuyến 220B (từ Tây " Đông.)
+ Xác định vị trí lát cắt và hướng cắt dọc kinh tuyến 1080Đ (từ Bắc " Nam)
+ Xác định dọc quốc lộ 1A từ Lạng Sơn "Cà Mau.
HS q.sát, xác định, báo cáo, hoàn thành vào vở.
.........................................................................
.........................................................................
*HĐ2: Nhóm. (20/)
GV chiếu H.28.1 + H.33.1
? Căn cứ vào H.28.1 + H.33.1" hoàn thành các câu hỏi: 
- Nhóm 1: Câu 1
- Nhóm 2: Câu 2
- Nhóm 3: Câu 3
- HS đại diện các nhóm lên báo cáo ghi bảng.
- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức và bổ sung thêm:
+ Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đèo Hải Vân là một trong những trọng điểm bị đánh phá ác liệt nhất. Ngoài ra các đèo và các sông lớn là nơi trọng điểm giao thông quan trọng ghi lại những chiến công lẫy lừng của quân và dân ta 
.........................................................................
.........................................................................
*Câu 1: Đi theo vĩ tuyến 220B, từ biên giới Việt- Lào đến biên giới Việt -Trung ta phải vượt qua:
a) Các dãy núi Pu-đen-đinh " Hoàng Liên Sơn "Con Voi " CC sông Gâm " CC Ngân Sơn " CC Bắc Sơn.
b) Các dòng sông: S.Đà " S.Hồng " S.Chảy " S.Lô " S.Gâm "S.Cầu " S.Kì Cùng.
*Câu 2: Đi dọc kinh tuyến 1080Đ từ núi Bạch Mã " bờ biển Phan Thiết ta phải đi qua:
a) Các cao nguyên: 
- Kon Tum: Cao TB >1400m đỉnh cao nhất Ngọc Linh 2598m.
- Plây-ku: Cao TB >1000m tương đối bằng phẳng.
- Đắc-lắc: Cao TB <1000m. Vùng hồ Đắc Lắc thấp nhất ở độ cao 400m.
- Mơ-nông và Di Linh: Cao TB >1000m
b) Nhận xét:
- Ngoài phân hóa theo chiều Đông - Tây, địa hình còn có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam.
- Nham thạch chủ yếu là đá badan. Ngoài ra có đá Gra-nit và đá biến chất. Một phần nhỏ ven biển Phan Thiết là đá trầm tích.
*Câu 3: Trên quốc lộ 1A từ Lạng Sơn " Cà Mau ta phải qua:
a) Các đèo lớn:
Sài Hồ (Lạng Sơn) " Tam Điệp (Ninh Bình) "Ngang (Hà Tĩnh) " Hải Vân (Thừa Thiên - Huế) " Cù Mông (Bình Định) " Cả (Phú Yên) 
b) Các đèo ảnh hưởng rất lớn tới giao thông Bắc -Nam: Thuận lợi cho việc giao thông đi lại dọc từ Bắc " Nam.
4- Củng cố- bài tập: ( 4 ph)
 Khoanh tròn vào ý em cho là đúng trong các câu sau: Dọc quốc lộ 1A từ Lạng sơn "Cà Mau ta không phải qua:
1- Các đèo lớn nào?
a) Sài Hồ b) Tam Điệp c) Hải Vân ( Đáp án d )
d) Ô quy hồ h) Cù Mông e) Đèo Cả.
2- Các sông lớn nào?
 a) Sông Cầu b) Sông Hồng c) Sông Đà ( Đáp án a )
 d) Sông Cả h) Sông Mã e) Sông Cửu Long.
5- HDVN: ( 1 ph)
- Hoàn thiện bài thực hành, làm bài tập 30 bản đồ thực hành. Nghiên cứu bài 31 sgk/110
+ Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì ? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào?
+ Nước ta có mấy miền khí hậu ? Nêu đặc điểm của từng miền?
Soạn ngày: 
Dạy ngày: Tiết 36
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu VN (2 đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam)
+ Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: Thể hiện qua số giờ nắng, nhiệt độ TB năm, hướng gió, lượng mưa và độ ẩm.
+ Tính chất đa dạng, thất thường: Phân hóa theo thời gian, không gian.
2- Kỹ năng:
- Phân tích bản đồ khí hậu để làm rõ một số đặc điểm của khí hậu nước ta và của mỗi miền
- Phân tích về nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm. 
* Rèn luyện các kỹ năng sống: - Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin , phân tích, trình bày suy nghĩ, giải quyết vấn đề.
 3- Thái độ : Hiểu được đặc điểm khí hậu nước ta, chủ động khắc phục những bất lợi do khí hậu mang lại.Có ý thức phòng chống sự biển đổi khí hậu.
4. Những năng lực được hướng tới:
+ Năng lực chung: q. sát,nhận xét,phân tích, trình bày kiến thức, so sánh...
+ Năng lực chuyên biệt: đọc bảng số liệu về nhiệt độ lượng mưa...
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 *Giáo viên:
 - Bản đồ khí hậu VN.Bảng số liệu khí hậu các trạm: Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh (sgk)
 - Máy tính
* Học sinh: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu V.Nam
III- Phương pháp:
 Trực quan bản đồ, vấn đáp , thảo luận nhóm, thuyết giảng.
IV- Hoạt động trên lớp:
1- Ổn định:
2- Kiểm tra: không 
3- Bài mới:
* Khởi động: VN có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đa dạng, thất thường. So với các nước khác cùng vĩ độ, khí hậu VN có nhiều nét khác biệt. VN không bị khô hạn như khu vực Bắc Phi, Tây Nam Á, cũng không nóng ẩm như các quốc đảo ở khu vực ĐN Á( 1 ph)
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* HĐ1: Cá nhân. ( 10 ph)
GV chiếu bảng 31.1
Dựa vào thông tin mục 1 sgk/110 + bảng 31.1 hãy nêu: 
? Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta thể hiện như thế nào.
? Dưa bảng 31.1 cho biết những tháng nào có nhiêt độ không khí giảm dần từ Nam " Bắc và giải thích tại sao.
? Nêu đặc tính của 2 loại gió mùa ?Vì sao 2 loại gió mưa trên lại có đặc tính trái ngược nhau như vậy.
?Tại sao một số đ. điểm lại có lượng mưa lớn
- HS trả lời từng câu hỏi, lớp N.xét, bổ xung
- GV chuẩn kiến thức, bổ sung:
+ So các nước khác cùng vĩ độ như Bắc Phi, Tây Nam Á thì VN có khí hậu mát mẻ, mưa nhiều và không bị sa mạc hóa.
.........................................................................
.........................................................................
* HĐ2: Nhóm. ( 28 ph)
- HS n/c TT sgk về 4 miền khí hậu ở nước ta: Mỗi nhóm 1 miền.
- Đại diện các nhóm báo cáo điền nhanh thông tin vào bảng sau: ( cột 2 và 3)
I-Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:
- Quanh năm cung cấp một nguồn nhiệt năng to lớn: 
+ Bình quân: 1 triệu kilocalo/1m2 lãnh thổ, số giờ nắng cao đạt từ 3000 giờ/năm.
+ Nhiệt độ TB năm đạt >210C, tăng dần từ Bắc " Nam
- Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mưa gió:
+ Mùa hạ nóng, ẩm với gió Tây Nam.
+ Mùa đông lạnh, khô với gió mùa Đông Bắc.
- Lượng mưa TB năm lớn từ 1500 " 2000mm/năm. Một số nơi đón gió có lượng mưa khá lớn TB > 2000mm/năm.
- Độ ẩm không khí cao TB>80%
II- Tính chất đa dạng, thất thường:
- Phân thành các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt: 4 miền.
Miền khí hậu
Vị trí
Tính chất của khí hậu
Phía Bắc
- Từ Hoành Sơn (180B) trở ra
Có mùa đông lạnh, ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt. Mùa hè nóng, mưa nhiều.
Đông Trường Sơn 
-Từ Hoành Sơn (180B) "Mũi Dinh (110B) 
Có mùa hè nóng, khô. 
Mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
Phía Nam
- Nam Bộ và Tây Nguyên
Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa khô và một mùa mưa tương phản sâu sắc.
Biển Đông
Vùng Biển Đông
Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.
? Những nhân tố nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?
-HS:+ Do vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, ảnh hưởng của gió mùa, của địa hình, của biển, sự biến đổi khí hậu
+ En Ninô: Gây bão, gió, lũ lụt.
+ La Nina: Gây hạn hán nhiều nơi.
 ? Hãy nêu n. nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
HS: nêu một số n/n (chặt phá rừng, cháy rừng đặc biệt rừng đầu nguồn, ô nhiễm KK, chất thải, khí thải công nghiệp...)
?Chúng ta cần làm gì để chống lại sự BĐKH
HS:bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng,BVMT..
- GV giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không khí, chống lại và thích ứng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
.........................................................................
.........................................................................
- Ngoài ra khí hậu miền núi còn phân hoá theo độ cao, theo hướng sườn núi.
- Khí hậu nước ta rất thất thường ( có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão)
- Những năm gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đó tác động mạnh đến khí hậu nước ta.
- Nhận biết sự thay đổi khí hậu những năm gần đây và có biện pháp bảo vệ bản thân khi có những biến đổi bất thường về thời tiết và khí hậu
4- Củng cố - bài tập: ( 5 ph)
a- Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào?
b- Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm của từng miền?
5- HDVN: ( 1phút)
 Học bài theo câu hỏi SGK. Tìm hiểu câu ca dao nói về thời tiết khí hậu ở nước ta.
Soạn ngày 
Dạy ngày Tiết 37
CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA
I - Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của 2 mùa gió: Mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam.
- Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của 3 miền: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ
2- Kỹ năng: Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm.
* Rèn luyện các kỹ năng sống: - Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin , phân tích, trính bày suy nghĩ, giải quyết vấn đề.
 3- Thái độ : Hiểu được đặc điểm khí hậu nước ta, chủ động khắc phục những bất lợi do khí hậu mang lại. 
4. Những năng lực được hướng tới:
+ Năng lực chung: q. sát,nhận xét,phân tích, trình bày kiến thức, so sánh,liên hệ thực tế
+ Năng lực chuyên biệt: đọc bảng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa ở một số trạm ở nước ta và rút ra kiến thức.
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
*Giáo viên:
- Bản đồ khí hậu VN.Máy tính
- Biểu đồ khí hậu 3 trạm Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh.
* Học sinh: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu V.Nam
III- Phương pháp:
 Trực quan bản đồ, vấn đáp , thảo luận nhóm, thuyết giảng.
IV- Hoạt động trên lớp:
1- Ổn định:
2- Kiểm tra: Kiểm tra 15 phút
 Câu 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào?
 Câu 2: Tại sao nói khí hậu nước ta rất thất thường?
Biểu điểm đáp án:
Câu
Sơ lược đáp án
Điểm
Câu 1
7 đ
*Tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ở nước ta:
- Tính nhiệt đới:
+Bình quân 1m2 diện tích lãnh thổ nhận được 1 triệu kilocalo.
+Số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ trong một năm.
+Nhiệt độ trung bình năm của không khí đạt trên 210C
-Tính gió mùa: một năm có 2 mùa rõ rệt phù hợp 2 mùa gió
+Mùa đông lạnh, khô với gió mùa đông bắc.
+ Mùa hạ nóng, ẩm với gió mùa tây nam.
-Tính ẩm: 
+Lượng mưa hàng năm lớn từ 1500mm -2000mm.
+Độ ẩm không khí trên 80%
3 đ
2 đ
 2 đ
Câu 2
3 đ
*Tính thất thường của khí hậu:
-Năm rét sớm,năm rét muộn,năm mưa ít, năm mưa nhiều, năm nhiều bão, năm ít bão...
-Hiện tượng En Ninô, La Nina làm tăng cường tính đa dạng và thất thường.
1,5 đ
1,5 đ
3- Bài mới: 
* Khởi động: Muốn hiểu đúng và sát thực tế khí hậu của nước ta phải xét tới diễn biến của thời tiết, khí hậu trong từng mùa và trên các vùng, miền của lãnh thổ VN. Theo chế độ gió mùa, VN có 2 mùa khí hậu: Mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. ( 1 ph)
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* HĐ1: Cá nhân/ cặp. (8 ph)
Dựa kiến thức đã học + thông tin sgk + Bảng 31.1 sgk/110 hãy:
? So sánh đặc điểm thời tiết - khí hậu 3 trạm đại diện cho 3 miền khí hậu nước ta vào mùa gió Đông Bắc " nêu nhận xét.
? Qua kết quả tìm được hãy nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta về mùa đông? Giải thích tại sao có sự khác biệt đó. 
- HS: Nêu đặc điểm thời tiết - khí hậu của nước ta trong mùa gió đông bắc như sgk.
- GV chuẩn kiến thức.
.........................................................................
.........................................................................
* HĐ2: cá nhân/cặp. ( 15 ph)
? So sánh đặc điểm thời tiết - khí hậu 3 trạm đại diện cho 3 miền khí hậu nước ta vào mùa gió Tây Nam 
? Qua kết quả tìm được hãy nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta về

File đính kèm:

  • docBai_9_Khu_vuc_Tay_Nam_A.doc