Giáo án Địa 7 kỳ 2

TIẾT 55 BÀI 49: DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm dân cư Châu Đại Dương.

- Sự phát triển kinh tế- xã hội Châu Đại Dương.

2. Kĩ năng:

 - Củng cố kĩ năng đọc, phân tích, nhận xét nội dung các lược đồ, các bảng số liệu để hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với sự phân bố dân cư và sự phân bố phát triển sản xuất.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Lược đồ kinh tế Châu Đại Dương.

2. Chuẩn bị của học sinh: học bài cũ, đọc bài mới.

 

doc87 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa 7 kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài 35 đến 46, Chuẩn bị Cho tiết sau ôn tập.
IV. PHỤ LỤC
Độ cao
Sườn tây
Sườn đông
0-1000m
1000-1300m
1300-2000m
2000-3000m
3000-4000m
4000-5000m
Trên 5000m
Nửa hoang mạc
Cây bụi xương rồng
Cây bụi xưong rồng
Đồng cỏ cây bụi
Đồng cỏ cây bụi và đồng cỏ núi cao
Đồng cỏ núi cao
Băng tuyết vĩnh cửu
Rừng nhiệt đới
Rừng lá rộng
Rừng lá kim
Rừng lá kim
Đồng cỏ
Đồng cỏ núi cao
Đồng cỏ núi cao
Đồng cỏ núi cao, băng tuyết.
Điều chỉnh sau khi dạy 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:11/2/2015
Ngày giảng: 13/2/2015 (7a)
 13/2/2015 (7b)
TIẾT 50: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố các kiến thức học sinh học từ bài 37 đến bài 46.
- Củng cố kĩ năng làm bài tập cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
	- Sgk, giáo án, các bản đồ
2. Chuẩn bị của học sinh: sgk, sách bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Sĩ số: 7a......................................................7b....................................................
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài tập: 39’
 Hoạt động của GV và HS 
Nội dung chính
Gv đưa ra câu hỏi
Hs thảo luận theo bàn
Hs lên chỉ trên bản đồ
Gv chuẩn xác
Gv đưa ra yêu câu
Hs thảo luận
Hs lên bảng thực hiện
Gv chuẩn xác
Gv đưa ra yêu câu
Hs thảo luận
Hs lên bảng thực hiện
Gv chuẩn xác
Gv đưa ra yêu câu
Hs thảo luận
Hs lên bảng thực hiện
Gv chuẩn xác
* Bài tập 1: Lãnh thổ Châu Mĩ kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ ?
- Lãnh thổ Châu Mĩ kéo dài trên khoảng 50
* Bài tập 2: Tại sao dân cư ở miền bắc và phía tây Bắc Mĩ lại rất thưa thớt?
Vì: 
- Phía bắc gần vòng cực bắc khí hậu rất lạnh.
- Phía tây địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt.
* Bài tập 3: Giải thích vì sao dải đất phía tây An-đét lại có hoang mạc ?
Vì:
- Có dòng biển lạnh Pê-ru chảy sát bờ nên hình thành các hoang mạc.
* Bài tập 4: Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào ?
- Tỉ lệ đô thị hóa không đi đôi với phát triển kinh tế nên đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ở các đô thị.
4. Củng cố: 3’
	- Gv lưu ý hs các dạng bài tập.
5. Dặn dò: 2’
- Về nhà ôn tập lại các tiết đã học từ đầu học kì II để Chuẩn bị Cho tiết ôn tập.
IV. PHỤ LỤC
Điều chỉnh sau khi dạy 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:3/3/2015
Ngày giảng: 5/3/2015 (7a)
 5/3/2015 (7b)
TIẾT 51 : ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Hs hệ thống kiến thức cơ bản về tự nhiên, dân cư và kinh tế- xã hội của các khu vực của Châu Phi và Châu Mĩ.
- Rèn kĩ năng quan sát bản đồ đê so sánh đặc điểm tự nhiên, kinh tế của các khu vực.
- Thiết lập được mối liên hệ giữa các điều kiện tự nhiên với đặc điểm dân cư- xã hội.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Lược đồ tự nhiên Châu Mĩ.
- Lược đồ các khu vực Châu Mĩ.
- Lược đồ kinh tế Châu Mĩ
2. Chuẩn bị của học sinh: 
	- Đọc sgk, vở ghi ở nhà
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Sĩ số: 7a....................................................7b......................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
	Câu hỏi
- Tại sao ở sườn đông An-đet lại mưa nhiều hơn sườn tây ?
Đáp án
- Ở sườn đông An-đet là sườn đón gió tín phong hướng đông bắc và đông nam thổi thường xuyên quanh năm mang lại hơi ấm của dòng biển nóng Guy-a-na và Bra-xin Chạy ven bờ vào sâu trong đất liền, do đó khí hậu mang tính Chất nóng ẩm , mưa nhiều và mưa quanh năm tạo điều kiện Cho rừng nhiệt đới phát triển.
3. Bài mới: 35’
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung chính
Hoạt động 1: Cá nhân
Gv treo lược đồ tự nhiên Châu Mĩ và yêu cầu hs lên xác định vị trí Châu Mĩ? Nhận xét? 
CH : Cho biết các luồng nhập cư vào Châu Mĩ? Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư Châu Mĩ?
CH: Kể tên và xác định vị trí các khu vực Châu Mĩ?
Hs trả lời, gv nhận xét, Chốt ý.
Hoạt động 2: Nhóm 
Gv Chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận trong 4 phút theo phiếu học tập
* Nhóm 1: Phiếu học tập số 1:
- Nêu đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Mĩ ? (Vị trí địa lí, địa hình và khí hậu)
- Khí hậu Bắc Mĩ có sự phân hoá như thế nào? Giải thích về sự phân hoá đó?
* Nhóm 2: Phiếu học tập số 2: 
Nêu đặc điểm dân cư và kinh tế khu vực Bắc Mĩ? Điều kiện nào giúp Cho kinh tế Bắc Mĩ phát triển?
* Nhóm 3: Phiếu học tập số 3:
 Khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm những bộ phận nào? Nêu đặc điểm tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ?( địa hình, khí hậu, thảm thực vật)
* Nhóm 4: Phiếu học tập số 4:
 Nêu đặc điểm dân cư và kinh tế khu vực Trung và Nam Mĩ? Việc phát triển kinh tế của khu vực còn gặp những khó khăn gì?
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả vào bảng phụ và trình bày trước lớp.
Gv nhận xét, Chốt những kiến thức cơ bản.
Hoạt động 3 : Nhóm 
Gv tổ Chức Cho hs thảo luận nhóm ( 5 phút)
N1 : So sánh đặc điểm địa hình Nam Mĩ với địa hình Bắc Mĩ ?
N2 : So sánh sự phân bố dân cư, quá trình dô thị hóa ở Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ?
N3 : So sánh nền nông nghiệp giữa 2 khu vực Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ ?
N4 : So sánh nền công nghiệp giữa Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ ?
N5 : So sánh hai khối kinh tế : Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ với khối thị trường Chung Méc-cô-xua?
 A. Châu Mĩ.
* Vị trí: Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cực Nam.
* Các khu vực Châu Mĩ:
1. Khu vực Bắc Mĩ:
a. Địa hình: Gồm 3 khu vực
 + Phía tây: Hệ thống Cooc-đi-e
 + Ở giữa: Đồng bằng
 + Phía đông: Miền núi già và sơn nguyên
b. Khí hậu: Phân hoá theo Chiều từ từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
c. Dân cư: Phân bố không đều, tốc độ đô thị hóa nhanh gắn với sự phát triển kinh tế.
d. Kinh tế:
 + Nền nông nghiệp tiên tiến.
 + Công nghiệp Chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới.
 + Dịch vụ Chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
2. Khu vực Trung và Nam Mĩ.
 Bao gồm eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và lục địa Nam Mĩ.
a. Địa hình: 
 - Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti: có nhiều núi cao và núi lửa.
 - Lục địa Nam Mĩ: Gồm 3 khu vực địa hình
 + Phía tây: Dãy núi trẻ An-đet
 + Ở giữa: Các đồng bằng rộng lớn
 + Phía đông: Các sơn nguyên
b. Khí hậu: có gần đủ các kiểu khí hậu trên trái đất
- Thiên nhiên phong phú, đa dạng, có sự phân hoá từ bắc xuống nam và từ tây sâng đông.
c. Dân cư:
- Phần lớn là người lai, có nền văn hóa Mĩ la tinh độc đáo.
- Quá trình đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế Chậm phát triển à Gây nhiều tác động xấu đến xã hội.
d. Kinh tế:
- Nông nghiệp: Chế độ sở hữu ruộng đất còn nhiều bất hợp lí, Chủ yếu trồng cây công nghiệp để xuất khẩu.
- Công nghiệp: Phân bố không đồng đều.
- Khối thị trường Chung Mec-cô-xua.
4. Củng cố: (3 phút)
 - Gv hướng dẫn hs hệ thống lại các kiến thức.
5. Dặn dò: (2 phút) 
 	- Học bài, ôn tập theo dàn ý để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
IV. PHỤ LỤC
Bắc Mĩ
Trung và Nam Mĩ
Địa hình
Phía tây
Ở giữa
Phía đông
Dân cư và đô thị hóa
Nông nghiệp
Công nghiệp
Khối kinh tế
Điều chỉnh sau khi dạy 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:4/3/2015
Ngày giảng: 6/3/2015 (7a)
 6/3/2015 (7b)
TIẾT 52: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU: 
	- Đánh giá mức độ tiếp thu cũng như vận dụng kiến thức đã học của học sinh.
	- Hs tự đánh giá lại tình hình học tập của bản thân mình.
	- Củng cố lại những kiến thức cơ bản và rèn luyện kĩ năng địa lí Cho hs.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
	- Đề kiểm tra
2. Chuẩn bị của học sinh: 
	- Giấy kiểm tra
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: 1’
	Sĩ số: 7a.............................................................7b...............................................
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Đề kiểm tra:
I. MA TRẬN ĐỀ 
 Mức độ 
 tư duy
Chủ đề (nội dung)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Bắc Mĩ
- Nêu được các khu vực địa hình Bắc Mĩ. (C1)
- Tại sao Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao. (C2)
TSĐ: 6,5 đ
TL: 65 %
Đ: 3,5đ
TL: 35%
Đ: 3
TL: 30%
Trung và Nam Mĩ
- Nêu được đặc điểm nông nghiệp Trung và Nam Mĩ. (C3)
TSĐ: 3,5đ
TL: 35%
Đ: 3,5 đ
TL: 35% 
TSĐ: 10đ
TL: 100%
Đ: 7 đ
TL:70% 
 Đ: 3 đ
TL: 30%
II. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 (3,5 điểm): Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ.
Câu 2 (3 điểm): Tại sao Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao?
Câu 3 (3,5 điểm): Ngành nông nghiệp Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì?
III. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
CÂU
ĐÁP ÁN 
ĐIỂM
1
a. Hệ thống Coo-đi-e ở phía tây
- Là miền núi trẻ cao đồ sộ, dài 9000km, độ cao trung bình 3000- 4000m
1,5
b. Miền đồng bằng ở giữa
- Cấu tạo dạng lòng máng, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần ở phía nam và đông nam.
1
c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông
- Là miền núi già cổ thấp, có hướng đông bắc- tây nam.
1
TĐ:3,5
2
- Do có vị trí địa lí thuận lợi.
1
- Có nhiều tài nguyên khoáng sản
1
- Do sự điều tiết linh hoạt của nhà nước.
1
TĐ: 3
3
- Trồng trọt:
+ Nông sản chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả để xuất khẩu.
1
+ Đa số các nước Trung và Nam Mĩ vẫn phải nhập lương thực và thực phẩm
1,5
- Ngành chăn nuôi và đánh bắt cá khá phát triển
1
TĐ: 3,5
TỔNG ĐIỂM
10,0 Đ
4. Thu bài, nhận xét: 1’
5. Dặn dò: 1’
- Đọc trước bài 47-Châu Nam Cực
IV. PHỤ LỤC
Điều chỉnh sau khi dạy 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:10/3/2015
Ngày giảng: 12/3/2015 (7a)
 12/3/2015 (7b)
CHƯƠNG VIII : CHÂU NAM CỰC
TIẾT 53 BÀI 47: CHÂU NAM CỰC – CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 	- Các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của một châu lục ở cực nam Trái Đất.
2. Kĩ năng: 
 	- Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ địa lý ở vùng địa cực.
 	- Nhận dạng dược một số loài động vật ở Nam Cực qua tranh ảnh.
3. Thái độ: 
 	- Giáo dục tinh thần dũng cảm, không ngại nguy hiểm trong nghiên cứu, thám hiểm địa lý.
 	- Giáo dục ý thức bảo vệ khí hậu trước hiện tượng Trái Đất đang nóng lên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 	- Bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực.
2. Chuẩn bị của học sinh: sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Sĩ số: 7a.....................................................7b......................................................
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: 39’
	Vào bài: Gv dùng bản đồ để vào bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí giới hạn (15’).
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung chính
Gv treo bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực kết hợp quan sát H.47.1/ tr.140/sgk
CH : Xác định vị trí, giới hạn và diện tích của Châu Nam Cực?
Hs trả lời.
CH : Châu Nam Cực được bao bọc bởi những biển và đại dương nào?
Hs lên bảng: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
Gv giảng ở Châu Nam Cực Chỉ xác định 2 hướng bắc và nam
1 . Khí hậu
a. Vị trí giới hạn:
- Nằm trọn trong vòng cực nam của Trái Đất.
- Bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa
- Diện tích: 14,1 triệu km2
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên (24’)
Gv tổ chức cho hs quan sát H.47.2/ tr.141 sgk và tổ chức thảo luận nhóm (4 phút)
Nhóm 1: Phân tích nhiệt độ ở trạm Lit-tơn A-mê-si-can
Nhóm 2: Phân tích nhiệt độ ở trạm Vô-xtốc.
Nhóm 3: Nhận xét về chế độ nhiệt ở Châu Nam Cực?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Gv chính xác
Gv: vào năm 1967 Na Uy đã đo được nhiệt độ thấp nhất của Nam Cực là -94,5◦c
CH : Ở Nam cực thuộc đai áp gì? Gió bão ở đây có đặc điểm gì ?
Hs trả lời
CH : Vì sao khí hậu Nam Cực lại vô cùng lạnh giá như vậy?
Hs: Do vị trí nằm ở cực Nam của Trái Đất, mùa đông đêm địa cực kéo dài, mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu, tia sáng bị băng tuyết khuyếCh tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể.
CH : Dựa vào H47.3/141 SGK nêu đặc điểm nổi bật của địa hình Châu Nam Cực?
Hs trả lời
Gv: lớp băng phủ ở lục địa Nam cực.....rất nguy hiểm cho ...
Gv treo ảnh và giới thiệu ngày nay dưới tác động của hiệu ứng nhà kính.........tan chảy nhiều.
CH : Sự tan băng ở Châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống con người trên Trái Đất như thế nào ?
Hs trả lời, gv nhận xét.
? Để hạn chế băng tan theo em cần phải làm gì ?
Hs trả lời
CH: Trong điều kiện rất bất lợi cho sự sống như vậy, thực vật, động vật châu Nam Cực phát triển như thế nào? Kể tên một số loài động vật điển hình?
Gv: Cho hs quan sát ảnh chim cánh cụt.
Hs trả lời
CH: Nêu các tài nguyên khoáng sản quan trọng ở Châu Nam Cực? 
Hs lên bảng Chỉ trên bản đồ.
CH: Tại sao Nam Cực lạnh như vậy lại có nhiều mỏ than?
Hs: trả lời
Gv nhận xét, giảng giải về sự xuất hiện của các mỏ than (dùng bản đồ để giải thích).
Gv: gọi hs đọc
b . Đặc điểm tự nhiên
* Khí hậu.
- Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC à “cực lạnh” của Trái Đất
- Nhiều gió bão, vận tốc gió trên 60 km/giờ
* Địa hình: là cao nguyên băng khổng lồ, cao tb 2000m.
* Sinh vật:
- Thực vật: không tồn tại.
- Động vật: Chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi...
* Khoáng sản: than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí đốt.
Hoạt động 3: Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu (Hs tự tìm hiểu).
4. Củng cố: (3 phút)
- Gv khái quát lại nội dung bài học.
- Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi bài tập 2.
5. Dặn dò: (2 phút)
- Học bài cũ.
- Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về Châu Đại Dương.
- Chuẩn bị bài 48 : Thiên nhiên Châu Đại Dương.
IV. PHỤ LỤC
Điều chỉnh sau khi dạy 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:11/3/2015
Ngày giảng: 13/3/2015 (7a)
 13/3/2015 (7b)
 CHƯƠNG IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNG
TIẾT 54 BÀI 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Vị trí địa lý, giới hạn Châu Đại Dương gồm bốn quần đảo và lục địa Ô-xtrây-li-a. 
- Đặc điểm tự nhiên của lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo khác.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích các biển đồ khí hậu, sát định mối quan hệ giữa khí hậu và động thực vật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ tự nhiên Châu Đại Dương.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
	- Đọc bài trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Sĩ số: 7a...................................................7b........................................................
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: 39’
	Vào bài: theo sgk.
Hoạt động 1: tìm hiểu vị trí địa lí, địa hình (15’).
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung chính
Gv giới thiệu về Châu Đại Dương, thời gian gần đây được gộp lại từ hai Châu : Châu Úc và Châu Đại Dương.
Gv treo lược đồ tự nhiên Châu Đại Dương.
Hướng dẫn hs quan sát kết hợp hình 48.1 (sgk)
Yêu cầu học sinh xác định vị trí lục địa Ôxtrâylia và các đảo lớn của Châu Đại Dương
CH : Lục địa Ôxtrâylia thuộc bán cầu nào? Giáp với biển và đại dương nào?
CH : Xác định vị trí giới hạn các Chuỗi đảo thuộc Châu Đại Dương? (gồm 4 Chuỗi đảo)
Hs 
Gv chuẩn xác
 1. Vị trí địa lí, địa hình.
- Châu Đại Dương gồm:
+ Lục địa Ôxtrâylia 
+ 4 quần đảo: Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di, Niu-di-lân
Hoạt động 1: tìm hiểu khí hậu, thực vật và động vật (24’).
Gv treo biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở trạm Gu-am và Nu-mê-a (H.48.2/ tr.145/ sgk)
Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận, phân tích một biểu đồ.
Đại diện nhóm điền nội dung kiến thức vào bảng kẽ sẵn.
CH : Qua bảng phân tích trên, hãy nêu đặc điểm Chung của khí hậu các đảo thuộc Châu Đại Dương?
Hs 
CH : Nêu đặc điểm thảm thực vật ở các đảo thuộc Châu Đại Dương? Nguyên nhân nào khiến Cho Châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?
Hs: Rừng xích đạo xanh quanh năm, rừng mưa mùa nhiệt đới và rừng dừa phát triển
Gv nhận xét, giúp hs thấy rõ mối liên hệ giữa khí hậu và thực vật và động vật trên các đảo thuộc Châu Đại Dương.
Hs nghiên cứu sgk
CH : Nêu đặc điểm tự nhiên của lục địa Ôxtrâylia?
* Thảo luận theo bàn:
Dựa vào lược đồ tự nhiên Châu Đại Dương giải thích vì sao đại bộ phận lục địa Ôxtrâylia là hoang mạc? Đọc tên các hoang mạc?
 Đại diện nhóm trình bày. Gv nhận xét.
CH : Tại sao lục địa Ô-xtrây-li-a có những động vật độc đáo duy nhất trên thế giới?
Hs quan sát hình 48.3 và 48.4/ tr.46 sgk để thấy được động vật ở Châu Đại Dương
CH : Quần đảo Niu Di Len và phía nam Ôx trâylia nằm trong vành đai khí hậu nào ?
Hs 
CH : Thiên nhiên Châu Đại Dương có những thuận lợi và khó khăn gì Cho phát triển kinh tế?
Hs trả lời, gv nhận xét, Chốt ý
2. Khí hậu, thực vật và động vật
- Phần lớn các đảo và quần đảo có khí hậu nóng ẩm điều hoà, mưa nhiều à thực vật phát triển mạnh
- Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây- li-a là hoang mạc
+ Có những loài sinh vật độc đáo không nơi nào có được.
- Phía nam Ô-xtrây-li-a và quần đảo Niu Di-len có khí hậu ôn đới
- Biển và rừng là nguồn tài nguyên quan trọng ở Châu Đại Dương.
4. Củng cố: (3 phút)
- Gv khái quát lại nội dung bài học
- Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của Châu Đại Dương?
- Gv hướng dẫn hs làm bài tập 2,3.
5. Dặn dò: (2 phút)
 - Học bài cũ.
 - Lớp B câu hỏi bài tập 1 không làm.
 - Chuẩn bị bài 49: Dân cư và kinh tế Châu Đại Dương.
 - Tìm hiểu đặc điểm dân cư, kinh tế-xã hội Châu Đại Dương.
IV. PHỤ LỤC
Các yếu tố khí hậu
Đảo Gu-am
Đảo Ni – mê – a
Tổng lượng mưa
Các tháng mưa nhiều
Nhiệt độ cao nhất
Chênh lệCh nhiệt độ giữa tháng cao và thấp nhất
~ 2000 mm/năm
7,8,9,10
280C(tháng 5, 6)
20C
~ 2000 mm/năm
11, 12, 1, 2, 3, 4
260C(tháng 1, 2)
60C
Điều chỉnh sau khi dạy 
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn:17/3/2015
Ngày giảng: 19/3/2015 (7a)
 19/3/2015 (7b)
TIẾT 55 BÀI 49: DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Đặc điểm dân cư Châu Đại Dương.
- Sự phát triển kinh tế- xã hội Châu Đại Dương.
2. Kĩ năng:
 	- Củng cố kĩ năng đọc, phân tích, nhận xét nội dung các lược đồ, các bảng số liệu để hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với sự phân bố dân cư và sự phân bố phát triển sản xuất.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ

File đính kèm:

  • docGiao_an_dia_7_ki_2_20150726_025057.doc