Giáo án Địa lý 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Đỗ Thị Thủy

Bài 16 : ĐÔ THỊ HOÁ Ở ĐỚI ÔN HOÀ.

I. Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

- Nắm đượcnhững đặc điểm cơ bản của đô thị hoá ở đới ôn hoà

- Nắm được những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hoá ở các nước phát triển

- Hiểu được sự phát triển và mở rộng quá nhanh của các đô thị đã gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường ở đới ôn hoà

2. Kĩ năng:

- Nhận biết đô thị mới và đô thị cổ qua ảnh .

- Phân tích ảnh địa lí về ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đô thị .

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết và tranh ảnh về đô thị hóa và các vấn đề của đô thị hóa ở đới ôn hòa .

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Tự nhận thức: Tự tin khi đặt câu hỏi và thảo luận có thể sử dụng

3. Thái độ

- Ủng hộ các chủ trương ,biện pháp nhằm hạn chế sức ép của các đô thị tới môi trường .

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Bản đồ dân cư và đô thị thế giới.

- Ảnh một vài đô thị lớn của các nước phát triển ở đới ôn hòa .

- Ảnh về người thất nghiệp, các khu dân nghèo thành thị ở các nước phát triển đới ôn hòa .

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa

III Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

? Tại sao nói công nghiệp ở đới ôn hoà rất phát triển, có cơ cấu ngành đa dạng ?

? Đới ôn hòa có các cảnh quan công nghiệp phổ biến nào ?

3. Bài mới:

a. Khám phá

Đới ôn hòa không chỉ phát triển công nông nghiệp mà mức độ đô thị hóa cũng xếp vào loại cao nhất thế giới. Đô thị hóa vừa là niềm tự hào vừa là nỗi lo về kinh tế - xã hội và môi trường phức tạp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về vấn đề đô thị đới ôn hòa.

 

doc145 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2015-2016 - Đỗ Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng suất, tăng sản lượng; tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển.
- Việc áp dụng những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật và các chính sách nông nghiệp đúng đắn đã giúp nhà nước giải quyết nạn đói. Một số nước đã xuất khẩu lương thực 
10. Ở đới nóng việc trồng trọt được tiến hành quanh năm, có thể xen canh, gối vụ nhiều loại cây nếu có đủ nước tưới .
- Trong điều kiện khí hậu nóng, mưa nhiều hoặc mưa tập trung theo mùa, đất dễ bị rửa trôi, xói mòn. Thời tiết thất thường có nhiều thiên tai, dịch bệnh .
- Làm thuỷ lợi, trồng cây, đảm bảo tính mùa vụ, phòng chống dịch bệnh, thiên tai.
11. Dân số phát triển nhanh " tài nguyên cạn kiệt, suy giảm
- Chất lượng cuộc sống người dân thấp.
- Việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường .,
4. Củng cố:
- Đặc điểm các kiểu môi trường đới nóng .
- Vấn đề dân số và tài nguyên môi trường đới nóng .
5. Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị giấy kiểm tra, ôn bài tiết sau kiểm tra 1 tiết
Tuần 8	 Ngày soạn: 6/10/2015
Tiết 14	 Ngày dạy: 09/10/2015
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung: Thành phần nhân văn của môi trường, Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng, (chủ đề các môi trường địa lí và hoạt động kinh tế của con người).
2. Kĩ năng: 
- Củng cố kĩ năng: Phân tích biểu đồ, các mối quan hệ địa lí để giải thích đặc điểm tự nhiên
3. Thái độ: 
- Làm bài nghiêm túc, tự giác, trung thực
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên
- Chuẩn bị nội dung đề kiểm tra theo quy định
- Photo đầy đủ theo số lượng học sinh
2. Học sinh
- Các đồ dùng học tập cần thiết.
- Ôn tập các kiến thức kĩ năng cơ bản
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
I, MA TRẬN
 Mức độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thành phần nhân văn của môi trường
- Nêu được tình hình gia tăng dân số và sự phân bố dân cư thế giới
- So sánh quần cư nông thôn và quần cư đô thị
Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
- Biết vị trí đới nóng
- Nguyên nhân di dân ở đói nóng.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Trình bày những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng
100% TSĐ
= 10 điểm
20% TSĐ
= 2điểm
45% TSĐ
= 4.5điểm
35% TSĐ
= 3.5 điểm
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thành phần nhân văn của môi trường
Câu 2
(1đ)
Câu 1
(1.5đ)
2
(2.5đ)
Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng
Câu 1
(1đ)
Câu 3
(1đ)
Câu 2
(2đ)
Câu 3
(3.5đ)
4
(7.5đ)
Tổng điểm
2
(2đ)
1
(1đ)
1
(3.5đ)
1
(3.5đ)
6
(10đ)
II. ĐỀ BÀI:
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
A. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: (1 điểm)
1. Vị trí đới nóng:
a. Xích đạo đến chí tuyến Nam.
b. Xích đạo đến chí tuyến Bắc.
c. Chí tuyến đến vòng cực.
d. Chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. 
2. Dân cư châu Á thuộc chủng tộc:
a. Ơ-rô-pê-ô-it. 	b. Môn-gô-lô-it. 
c. Nê-grô-it. 	d. Có cả ba chủng tộc
B. Chọn từ thích hợp điền chỗ trống: (1 điểm)
1. Dân cư thế giới tập trung đông ở khu vực (a), .. (b)..
2. Bùng nổ dân số xảy ra vào những năm (a) khi tỉ lệ tăng tự nhiên trên (b) 
C. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các câu sau cho phù hợp với đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa (1 điểm)
 1. Thiên nhiên thay đổi theo mùa . 
 2. Trong năm có đủ 4 mùa.
 3. Thời tiết diễn biến thất thường. 
 4. Quá trình xói mòn đất diễn ra mạnh mẽ. 
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm)
- Nêu sự khác biệt cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn? 
Câu 2: (2 điểm)
Nguyên nhân dẫn đến sự di dân ở đới nóng. Di dân tự do gây ra hậu quả gì ?
Câu 3: (3.5 điểm)
- Sản xuất nông nghiệp của đới nóng có những thuận lợi và khó khăn gì? Cần có những biện pháp gì khắc phục khó khăn do khí hậu gây ra?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
A. Chọn câu đúng: 1- d (0.5 điểm) 2 – b (0.5 điểm)
B. Chọn từ thích hợp:
1. (a) Đông Á, 	(b) Nam Á ( 0.5 điểm )
2. (a) 50 của thế kỉ XX, 	(b) 2.1 % (0.5 điểm)
C. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai )
1. Đ (0.25 điểm)	2. S (0.25 điểm)
3. Đ (0.25 điểm)	4. Đ (0.25 điểm)
II. Tự luận (7 điểm) 
Câu 1.
- Sự khác nhau:
Quần cư nông thôn
Quần cư đô thị
- Mật độ dân số thấp. (0.25 điểm)
- Nhà cửa phân tán thành thôn xóm, làng, bản ...(0.25 điểm)
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp. (0.25 điểm)
- Mật độ dân số rất cao. (0.25 điểm)
- Nhà cửa tập trung mật độ cao thành phố xá. (0.25 điểm)
- Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ. (0.25 điểm)
Câu 2. 
* Nguyên nhân di dân: 
- Thiên tai (0.25 điểm)	 - Chiến tranh (0.25 điểm)
- Kinh tế chậm phát triển . (0.25 điểm) - Nghèo đói (0.25 điểm)
- Thiếu việc làm (0.25 điểm)
* Hậu quả: 
- Tạo sức ép về việc làm, (0.25 điểm) chổ ở (0.25 điểm) và môi trường đô thị.(0.25điểm)
Câu 3. Đặc điểm nông nghiệp:
+ Thuận lợi :
- Trồng trọt được tiến hành quanh năm. (0.5 điểm)
- Có thể xen canh, gối vụ nhiều loại cây nếu có đủ nước tưới (0.5 điểm)
+ Khó khăn :
- Trong điều kiện khí hậu nóng, mưa nhiều hoặc mưa tập trung theo mùa, đất dễ bị rửa trôi, xói mòn. (0.5 điểm) 
- Thời tiết thất thường có nhiều thiên tai, dịch bệnh. (0.5 điểm)
+ Biện pháp :
- Làm thuỷ lợi, đảm bảo tính mùa vụ, (0.5 điểm) 
- Phòng chống dịch bệnh, thiên tai. (0.5 điểm) 
- Trồng và bảo vệ rừng. (0.5điểm)
4. Củng cố:
 - Nhận xét chung giờ kiểm tra, Thu bài về chấm điểm
5. Hướng dẫn về nhà
- Sưu tầm một số tranh ảnh bài viết về các môi trường tự nhiên, hoạt động kinh tế - xã hội ở đới ôn hoà 
Tuần 8	 Ngày soạn: 6/10/2015
Tiết 15	 Ngày dạy: 10/10/2015
Chương II: MÔI TRƯỜNG ĐÓI ÔN HOÀ. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 
CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HOÀ
Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Nắm được vị trí , khí hậu của môi trường đới ôn hòa . 
- Sự khác nhau của các kiểu khí hậu thuộc môi trường ôn hòa qua biểu đồ khí hậu .
- Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà .
- Sự phân hóa thiên nhiên theo thời gian , không gian .
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục củng cố thêm về kỹ năng đọc , phân tích ảnh và BĐ ĐL , bồi dưỡng kỹ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn đới qua các biểu đồ và qua ảnh .
3. Thái độ: 
- Yêu thiên nhiên có ý thức bảo vệ tự nhiên .
II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: 
- Bản đồ cảnh quan thế giới .
- Ảnh 4 mùa ở đới ôn hoà .
- Hình 13.1 phóng to .
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa 
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trả bài kiểm tra 1 tiết
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1 phút)
Đới ôn hoà nằm giữa đới nóng và đới lạnh. Do vị trí trung gian, đới ôn hoà có những nét khác biệt và hết sức độc đáo. Đặc điểm khí hậu và sự phân hoá của đới này ra sao chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 13 .
b. Nội dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN & HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khí hậu (cá nhân) (15 phút)
GV: Quan sát hình 13.1 phóng to .
 ? Xác định và nêu phạm vi đới ôn hoà ?
 ? Nhận xét diện tích đất nổi ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu thuộc đới ôn hòa ?
GV: Yêu cầu HS Đọc bảng số liệu trang 42 SGK .
 ? Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của đới ôn hòa so với các đới khác .
 ? Thời tiết đới ôn hòa có đặc điểm gì ?
 ? Phân tích yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa .
Hoạt động 2: Sự phân hóa của môi trường 
? Đới ôn hoà 1 năm có mấy mùa ? Đó là những mùa nào? Thực vật và thời tiết từng mùa như thế nào ?
GV: Giới thiệu ảnh bốn mùa.
? Nêu tên và xác định vị trí các kiểu môi trường đới ôn hòa .
? Đới ôn hoà quanh năm chịu ảnh hưởng những yếu tố nào ?
? Vai trò của dòng biển nóng và gió tây ôn đới đối với khí hậu đới ôn hòa .
GV: Dựa vào bảng số liệu nhận xét nhiệt độ và lượng mưa giữa đới ôn hoà với đới nóng và đới lạnh? 
? Các khối khí nóng, lạnh từ đâu tới? Ảnh hưởng đới ôn hoà như thế nào ?
GV: Cho học sinh tiến hành thảo luận nhóm với nội dung: Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa nêu đặc điểm các kiểu môi trường đới ôn hòa .
+ Nhóm 1, 2: Ôn đới hải dương .
+ Nhóm 3, 4: Ôn đới lục địa.
+ Nhóm 5, 6: Địa Trung Hải .
HS: Tiến hành thảo luận trong vòng 4 phút, đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
GV: Theo dõi, nhận xét và chuẩn xác.
? Đối chiếu xem từng biểu đồ phù hợp với ảnh nào?
1. Khí hậu:
- Vị trí: Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu.
- Đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, thời tiết thay đổi thất thường.
2. Sự phân hoá của môi trường: (20 phút)
- Theo thời gian tạo ra 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông .
- Theo không gian 
+ Từ tây sang đông: 
* Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa .
* Rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim .
+ Từ bắc xuống nam:
* Ôn đới lạnh, Địa Trung Hải 
* Rừng lá kim, rừng hỗn giao, thảo nguyên, rừng cây bụi gai.
4. Củng cố
- Nêu đặc điểm khí hậu đới ôn hoà ? Cho biết sự phân hóa khí hậu của môi trường ôn hoà ?
5. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị bài 14 : Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hoà. 
Tuần 9	 Ngày soạn: 12/10/2015
Tiết 16	 Ngày dạy: 16/10/2015
Bài 14 : HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HOÀ.
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Biết hai hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp . 
- Giải thích được vì sao đới ôn hòa có nền nông nghiệp tiên tiến .
- Trình bày được sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu .
2. Kĩ năng:
- Xác định sự phân bố một số nông sản chủ yếu đới ôn hòa trên bản đồ 
- Rèn luyện tư duy tổng hợp địa lí
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
+ Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ bài viết, tranh ảnh về nền nông nghiệp và sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở đới ôn hòa.
+ Phân tích quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và các sản phẩm nông nghiệp ở các kiểu môi trường của đới ôn hòa 
+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm
+ Tự nhận thức: Tự tin khi trình bày 1 phút về kết quả làm việc của nhóm nhỏ
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
+ Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút, thuyết giảng tích cực . 
3. Thái độ: 
- Ủng hộ hoạt động nông nghiệp tích cực đối với môi trường .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Giáo viên
- Bản đồ các môi trường địa lí .
- Tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa 
2. Học sinh
- Sách giáo khoa . 
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
- Nêu đặc điểm khí hậu môi trường đới ôn hoà 
- Cho biết sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
Do hoàn cảnh lịch sử, phần lớn các nước đới ôn hòa có nền nông nghiệp tiên tiến, môi trường đới ôn hòa sớm được cải tạo để phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Đây là hình mẫu cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trên thế giới. Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ hơn ..
b. Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: (cặp) 
GV: Quan sát hình 14.1,14.2,14.3, 14.5, 14.6
 ? Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chính .
 ? Quy mô, trình độ chuyên môn hóa như thế nào ?
 ? Nêu một số biện pháp khoa học kĩ thuật áp dụng trong nông nghiệp đới ôn hòa?
 ? Nhận xét khối lượng, số lượng, chất lượng sản phẩm 
HS trình bày - bổ sung 
GV chuẩn kiến thức .
? Ưu điểm của các biện pháp trên . (Giáo dục học tập)
Hoạt động 2: ( 20 phút)
GV: Quan sát bản đồ các môi trường địa lí, lược đồ 13.1. Hoàn thành phiếu học tập (phụ lục) trong thời gian 5 phút:
- Nhóm 1, 2: Điền mục 1.2.3.
- Nhóm 3, 4: Điền mục 4.5.6 .
HS: Tiến hành thảo luận
 Đại diện nhóm trình bày – bổ sung .
GV chuẩn kiến thức theo bảng 
? Nhận xét và giải thích sự phân bố cây trồng, vật nuôi ở đới ôn hòa?
HS: Có sự phân bố cây trồng, vật nuôi khác nhau do môi trường đới ôn hòa đa dạng, sự thích nghi cây trồng, vật nuôi khác nhau, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu từng kiểu môi trường  )
1. Nền nông nghiệp tiên tiến (15 phút)
- Hình thức: Hộ gia đình và trang trại.
- Qui mô lớn, chuyên môn hoá cao. 
- Áp dụng biện pháp khoa học - kĩ thuật hiện đại nhất 
- Số lượng sản phẩm nhiều, khối lượng lớn, chất lượng cao .
2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu:
- Cận nhiệt đới gió mùa: lúa nước, đậu tương, hoa quả ..
- Địa Trung Hải: nho, cam, chanh 
- Ôn đới hải dương: Lúa mì, củ cải đường, bò thịt, bò sữa 
- Ôn đới lục địa: Lúa mì, đại mạch, khoai tây, bò 
- Hoang mạc ôn đới: Cừu,..
- Ôn đới lạnh : Khoai tây, lúa mạch đen, hươu Bắc cực
4. Củng cố : 
- Cho biết đặc điểm nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà ?
- Đới ôn hoà có những sản phẩm nông nghiệp chủ yếu nào ? 
- Học bài và hoàn thành vở bài tập .
5. Hướng dẫn về nhà 
- Chuẩn bị bài 15: Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hoà
 + Quan sát hình 15.1 ,15.2 ,15.3 
 + Đặc điểm nền công nghiệp đới ôn hoà .
 + Cảnh quan công nghiệp .
Phụ lục:
Kiểu môi trường
Đặc điểm khí hậu
Nông sản chính
1. Cận nhiệt đới gió mùa 
Mùa đông ấm khô, mùa hạ nóng ẩm 
Lúa nước, đậu tương, bông, hoa quả
2. Địa Trung Hải
Mùa hạ khô nóng, mưa thu đông mát.
Nho, cam, chanh, ô liu.
3. Ôn đới hải dương 
Mùa đông ấm, mùa hạ mát mưa quanh năm
Lúa mì, củ cải đường, bò thịt, bò sữa.
4. Ôn đới lục địa
Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, có mưa giảm 
Lúa mì, đại mạch, khoai tây, bò 
5. Hoang mạc ôn đới
Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng khô .
Cừu,..
6. Ôn đới lạnh
Mùa đông rất lạnh, mùa hạ mát có mưa ít .
Khoai tây, lúa mạch đen, hươu
Tuần 9	 Ngày soạn: 15/10/2015
Tiết 17	 Ngày dạy: 17/10/2015
Bài 15 : HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HOÀ
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Hiểu được nền công nghiệp nghiệp sớm phát triển , có cơ cấu đa dạng và đạt trình độ cao , chiếm tỉ trọng cao trong tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới .
- Hiểu được nền công nghiệp hiện đại cùng với các cảnh quan công nghiệp hoá có thể gây nên sự ô nhiễm môi trường do các chất thải công nghiệp .
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bố cục một ảnh địa lý.
- Phân tích ảnh địa lí về hoạt động sản xuất công nghiệp với môi trường ở đới ôn hoà 
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin từ bài viết , tranh ảnh vế nền công nghiệp và cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa .
- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .
- Tự nhận thức: Tự tin khi trình bày 1 phút về kết quả làm việc của nhóm nhỏ .
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở, trình bày 1 phút , thuyết giảng tích cực . 
3. Thái độ 
- Không ủng hộ các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng xấu đến môi trường .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Giáo viên:
- Ảnh cảnh quan công nghiệp ở các nướcthuộc đới ôn hòa .
- Bản đồ công nghiệp thế giới .
2. Học sinh
- Sách giáo khoa . 
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
? Nêu đặc điểm tổ chức sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hoà .
? Nêu một số biện pháp khoa học kĩ thuật áp dụng ở đới ôn hoà nhằm khắc phục các khó khăn để nông nghiệp đạt hiệu quả cao . 
3. Bài mới 
a. Khám phá
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng bật nhất trong nền kinh tế quốc dân và góp phần tạo nên một diện mạo riêng cho đới ôn hòa khác biệt hẳn với các đới còn lại . Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu thêm về hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa .
b. Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 : Nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu đa dạng (cá nhân) (20 phút)
GV: Quan sát ảnh hoạt động sản xuất công nghiệp với trang thiết bị hiện đại ở đới ôn hòa .
? Nhận xét mức độ phát triển công nghiệp ở đới ôn hòa?
? Các nước ở đới ôn hoà bước vào cuộc cách mạng công nghiệp từ thời gian nào ?
? Có những ngành công nghiệp nào quan trọng ?
? Cơ cấu đa dạng thể hiện như thế nào ?
? Công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển ở những nơi nào?
HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh ảnh trả lời, GV chuẩn xác kiến thức
GV: Quan sát bản đồ công nghiệp thế giới .
? Xác định khu vực tập trung tài nguyên khoáng sản .
? Tại sao nói: “Công nghiệp chế biến ở đới ôn hoà là thế mạnh và đa dạng ? 
? Vai trò công nghiệp của đới ôn hoà đối với thế giới như thế nào ?
? Những nước nào có công nghiệp hàng đầu thế giới ?
HS nghiên cứu SGK trả lời, GV chuẩn xác kiến thức
Hoạt động 2 : Cảnh quan công nghiệp (15 phút)
GV: Quan sát hình 15.1
? Nhận xét tình hình phân bố công nghiệp đới ôn hòa
HS: Quan sát trả lời
GV: Quan sát hình 15.2. 
? Xu hướng xây dựng các cơ sở công nghiệp đới ôn hòa
HS: Quan sát trả lời
GV Yêu cầu HS đọc thuật ngữ: “Cảnh quan công nghiệp hóa” trong SGK
? Đới ôn hòa có các cảnh quan công nghiệp phổ biến nào?
? Đặc trưng của khu công nghiệp .
? Đặc trưng của trung tâm công nghiệp .
? Đặc trưng của vùng công nghiệp . 
GV cho HS thảo luận nhóm với nội dung sau: Công nghiệp tập trung với mức độ cao có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường ?
 Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong vòng 5 phút
HS: Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả ra giấy. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
GV theo dõi, lắng nghe, chuẩn xác.
Qua đó GV tích hợp giáo dục môi trường cho HS
1. Nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu đa dạng:
- Nền công nghiệp hiện đại phát triển sớm nhất .
- Nhiều nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới : hoa Kì , Nhật Bản , Đức .....
- Được trang bị máy móc thiết bị tiên tiến .
- Cơ cấu ngành đa dạng .
- 3/4 sản phẩm công nghiệp của thế giới do đới ôn hoà cung cấp .
2. Cảnh quan công nghiệp:
- Phân bố tập trung cao ,nổi bật là: các nhà máy, công xưởng, hầm mỏ 
- Cảnh quan công nghiệp phổ biến ở khắp mọi nơi :
+ Nhà máy 
+ Khu công nghiệp 
+ Trung tâm công nghiệp 
+ Vùng công nghiệp 
- Ảnh hưởng :
+ Dễ qui hoạch, khai thác tốt 
+ Hợp tác giữa các cơ sở tốt, giảm chi phí, giá thành hạ ...
+ Tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
4. Củng cố
- Tại sao nói công nghiệp ở đới ôn hoà rất phát triển, có cơ cấu ngành đa dạng ?
- Đới ôn hòa có các cảnh quan công nghiệp phổ biến nào ?
- Làm bài tập 3 trang 52 .
5. Hướng dẫn về nhà 
 - Chuẩn bị bài 16: Đô thị hoá ở đới ôn hoà
 + Quan sát hình 16.1 ,16,2 ,16.3 ,16.4
 + Đặc trưng của đô thị hoá ở môi trường đới ôn hoà 
 + Những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển nhanh 
Tuần 10	 Ngày soạn: 18/10/2015
Tiết 18	 Ngày dạy: 21/10/2015
Bài 16 : ĐÔ THỊ HOÁ Ở ĐỚI ÔN HOÀ.
I. Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:
- Nắm đượcnhững đặc điểm cơ bản của đô thị hoá ở đới ôn hoà 
- Nắm được những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hoá ở các nước phát triển 
- Hiểu được sự phát triển và mở rộng quá nhanh của các đô thị đã gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường ở đới ôn hoà 
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết đô thị mới và đô thị cổ qua ảnh .
- Phân tích ảnh địa lí về ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đô thị .
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết và tranh ảnh về đô thị hóa và các vấn đề của đô thị hóa ở đới ôn hòa .
- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .
- Tự nhận thức: Tự tin khi đặt câu hỏi và thảo luận có thể sử dụng
3. Thái độ
- Ủng hộ các chủ trương ,biện pháp nhằm hạn chế sức ép của các đô thị tới môi trường .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: 
- Bản đồ dân cư và đô thị thế giới.
- Ảnh một vài đô thị lớn của các nước phát triển ở đới ôn hòa .
- Ảnh về người thất nghiệp, các khu dân nghèo thành thị ở các nước phát triển đới ôn hòa .
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa
III Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tại sao nói công nghiệp ở đới ôn hoà rất phát triển, có cơ cấu ngành đa dạng ?
? Đới ôn hòa có các cảnh quan công nghiệp phổ biến nào ?
3. Bài mới:
a. Khám phá
Đới ô

File đính kèm:

  • docBai_47_Chau_Nam_Cuc_Chau_luc_lanh_nhat_the_gioi.doc