Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 20, Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Lê Hoàng Phương

- GV: giải thích 2 thuật ngữ “Mưa axít” và “Hiệu ứng nhà kính”.

 + Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như: lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuaric (H2SO4) và axit nitric(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit.

 + Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,. làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, di tích lịch sử.

 + Làm các sinh vật suy yếu hoặc chết hoàn toàn, làm giảm năng suất cây trồng

 + Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp không khí ở gần mặt đất bị nóng lên do các khí thải tạo ra 1 màn chắn trên cao, ngăn cản nhiệt mặt trời bức xạ từ mặt đất không thoát được vào không gian

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lý 7 - Tiết 20, Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - Lê Hoàng Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 17 - Tiết: 20
Tuần 10
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ở ĐỚI ÔN HÒA
1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức:
-HS biết: Nguyên nhân hậu quả và biện pháp xử lí ô nhiễm không khí ở các nước phát triển.Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp xử lí ô nhiễm môi trường nước ở các nước phát triển
- HS hiểu: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sự sống của con người.: Ô nhiễm môi trường là vấn đề toàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của loài người
1.2/Kỹ năng: 
- HS thực hiện được: Phân tích ảnh địa lí về ô nhiễm môi trường không khí
- HS thực hiện thành thạo: Vẽ sơ đồ tư duy về ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước.
* Kĩ năng sống :
- Tư duy:
+ Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết và tranh ảnh về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.
+ Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước
+ Phê phán những tác động tiêu cực của con người đới với môi trường
- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích cực ; trình bày suy nghĩ/ý tưởng , hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Tự nhận thức : Tự tin khi trình bày 1 phút kết quả làm việc nhóm
1.3/Thái độ:
- Thói quen: Giữ gìn vệ sinh ở nơi các em đang sống và học tập 
- Tính cách: Có ý thức bảo vệ môi trường sống. Không có hành động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí. Không đồng tình với các hành vi làm ô nhiễm nguồn nước
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm nước
3. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh ô nhiễm môi trường
- HS:Tập bản đồ, SGK, tập bản đồ
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1Ổn định tổ chức và kiểm diện : KDSS
4.2. Kiểm tra miệng:
- Câu 1( 7đ ): Các đô thị ở đới ôn hòa có gì khác so với đô thị ở đới nóng? 
- Đáp án câu 1:
 + Đới ôn hòa là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới
 + Các đô thị phát triển theo quy hoạch
Câu 2( 3đ ):
 Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học: Nguyên nhân gây ô nhiểm không khí? 
- Đáp án câu 2: Khí thải của các nhà máy xí nghiệp và phương tiện giao thông.
4.3 Tiến trình bài học
Hoạt động 1 :Ô nhiễm không khí
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nguyên nhân hậu quả và biện pháp xử lí ô nhiễm không khí ở các nước phát triển .Ô nhiễm không khí ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với sự sống của con người
- Kĩ năng : Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày kiến thức về các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan
-Phương tiện dạy học: Tranh ô nhiễm môi trường
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 1 phút )
Giới thiệu bài :Con người ở đới ôn đã tạo nên một xã hội công nghiệp với các nhà máy xí nghiệp, giao thông đi lại như mắc cửi, các trung tâm tài chính, thương mại, các tòa nhà chọc trời. Cũng chính nơi đây con người đã làm cho bầu khí quyển, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay
Bước 2( 20 phút )
Tìm hiểu sự ô nhiễm không khí
- GV : Cho biết hiện trạng của bầu khí quyển hiện nay như thế nào ?
HS : bị ô nhiễm nặng nề
- GV: giải thích 2 thuật ngữ “Mưa axít” và “Hiệu ứng nhà kính”.
 + Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như: lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuaric (H2SO4) và axit nitric(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. 
 + Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, di tích lịch sử.
 + Làm các sinh vật suy yếu hoặc chết hoàn toàn, làm giảm năng suất cây trồng
 + Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng lớp không khí ở gần mặt đất bị nóng lên do các khí thải tạo ra 1 màn chắn trên cao, ngăn cản nhiệt mặt trời bức xạ từ mặt đất không thoát được vào không gian
- GV: Dựa vào H17.1 và H17.2 kết hợp kênh chữ 
trong SGK cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm không khí 
- GV: Hậu quả do ô nhiễm không khí gây nên? Phương hướng giải quyết?
- HS: Trình bày. Giáo viên bổ sung:
*Liên hệ thực tế( 2 phút )
- GV :Hiên nay môi trường không khí ở Việt Nam có ô nhiễm hay không? Có gây tác hại đến môi trường không khí chưa?
- HS : Tình trạng hoạt động của các phương tiện giao thông, đốt phá rừng bừa bãi để mở rộng đất canh tác nông nghiệp, hoạt động của các nhà máy gây ô nhiễm bầu không khí
* GDBVMT ( 2 phút )
- GV :Theo em cần làm gì để giảm sự ô nhiễm do giao thông và sản xuất công nghiệp gây ra?
- HS Các nước cần thực hiện theo nghị định thư Kiôtô
1. Ô nhiễm không khí
- Hiện trạng : Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề
- Nguyên nhân: Khí thải của các nhà máy xí nghiệp và phương tiện giao thông.
- Hậu quả: 
 + Mưa axit: Ăn mòn công trình xây dựng, gây bệnh đường hô hấp.
 + Hiệu ứng nhà kính tạo lỗ thủng tầng ôzôn làm trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan, mực nước biển dâng cao
 + Ô nhiễm phóng xạ
- Biện pháp: Nghị định thư Kiôtô (cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm).
Hoạt động 2:Ô nhiễm nước
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp xử lí ô nhiễm môi trường nước ở các nước phát triển. Ô nhiễm môi trường là vấn đề toàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của loài người
- Kĩ năng :Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày kiến thức về các vấn đề ô nhiễm môi trường nước
2. Phương pháp,phương tiện dạy học:
-Phương pháp: Đàm thoại,trực quan, thảo luận nhóm
-Phương tiện dạy học: Tranh ô nhiễm môi trường
3. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1 ( 15 phút )
Tìm hiểu sự ô nhiễm nước
- GV: Quan sát H17.2 và H17.4 cho biết:
Các nguồn nước trên Trái Đất hiện nay như thế nào ?
HS : bị ô nhiễm 
* Thảo luân nhóm và rèn kĩ năng sống ( 5 phút )
- Nhóm 1,2: Tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông ngòi? Tác hại tới thiên nhiên và con người ra sao?
- Nhóm 3,4: Tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước biển? Tác hại?
- HS: Thảo luận và trình bày . 
- GV: Bổ sung
- GV: Sự ô nhiễm đã gây ra hậu quả gì? Biện pháp ?
- GV : giải thích các hiện tượng
+ Ô nhiễm nước sông hồ.
 + Ô nhiễm nước ngầm.
 + Ô nhiễm nước biển và tạo nên “Thủy triều đỏ” , “Thủy triều đen ”
* Liên hệ thực tế ( 3 phút )
- GV : Nguồn nước sông ngòi ở địa phương em có bị ô nhiễm không?
- HS : Nước thải của các nhà máy mì ở Hòa Hiệp chưa được xử lí thải ra sông suối làm chết ngạt các loài sinh vật, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, gây hôi thối trong không khí
*GDBVMT( 3 phút )
- GV : Trước tình hình sông ngòi, biển bị ô nhiễm theo em con người cần phải làm gì?
- HS : tuyên truyền cho mọi người hiểu nguyên nhân và tác hại của việc ô nhiễm các nguồn nước chính cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất của con người, từ đó mọi người sẽ có ý thức hơn trong việc giữ gìn các nguồn nước hiện có
2.Ô nhiễm nước
- Hiện trạng : Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển, nước ngầm
- Nguyên nhân: 
 + Ô nhiễm nước biển do váng dầu, các chất độc hại đưa ra biển.
 + Ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy,lượng phân bón háo học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải nông nghiệp
- Hậu quả: Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất
- Biện pháp: Xử lý các loại nước thải trước khi đổ ra sông, hồ, biển
5 / Tổng kết và hướng dẫn học tập
5.1/ Tổng kết
- Câu 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa ? 
- Đáp án câu 1: Khí thải của các nhà máy xí nghiệp và phương tiện giao thông
- Câu 2: Hướng dẫn HS làm sơ đồ tư duy
* Ô nhiểm môi trường ở đới ôn hòa
+ Ô nhiễm không khí
 # Nguyên nhân
 # Hậu quả
 # Biện pháp
+ Ô nhiễm nước
 # Nguyên nhân
 # Hậu quả
 # Biện pháp
5.2/Hướng dẫn học tập
Đối với bài học ở tiết này
+ Học bài cũ,trả lời câu 1,2 trang 38 SGK.
+ Làm bài tập bản đồ
Đối với bài học ở tiết tiếp theo
- Chuẩn bị bài THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
+ Ôn lại các đặc điểm cơ bản của khí hậu đới ôn hòa
+ Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
+ Chuẩn bị trước câu 1,3 SGK.
6./ PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docxT20 - BAI 17.docx