Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 - Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà.

 - Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ dùng trên bản vẽ nhà.

 - Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.

2. Kỹ năng: - Hình thành các kỹ năng đọc bản vẽ nhà đơn giản.

3.Thái độ: yêu thích môn học

 2. Năng lực, phẩm chất: Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ nhà, làm việc nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Giáo án, SGK Tranh vẽ H15.1 SGK. Bảng phụ: bảng 15.1 và 15.2 SGK.

2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (2’): nhắc nhở vệ sinh, GV ổn định tổ chức lớp, Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ : (5 Phút)

Em hãy so sánh nội dung của bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết?

Bản vẽ lắp dùng để làm gì? Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?

3. Bài mới:

HĐ1. Hoạt động khởi động (3’): Bản vẽ nhà là bản vẽ thường dùng trong xây dựng. Bản vẽ gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà. Bản vẽ nhà thường được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà. Để hiểu rõ nội dung của bản vẽ nhà và cách đọc bản vẽ nhà đơn giản chúng ta cùng nghiên cứu bài “Bản vẽ nhà”.

HĐ 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 07 	 Ngày soạn 15 tháng 09 năm 2019
Tiết 13
Bài 13: BẢN VẼ LẮP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
 - Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp.
 - Biết cách đọc bản vẽ lắp đơn giản.
2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ lắp.
 3. thái độ: - Có ý thức tìm hiểu về cách đọc bản vẽ lắp.
 2. Năng lực , phẩm chất: - Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ lắp, có năng lực làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Giáo án, SGK- Tranh vẽ H13.1 và H13.3 SGK.Bảng phụ bảng 13.1 SGK.
2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (2’): nhắc nhở vệ sinh, GV ổn định tổ chức lớp, Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : (5 Phút)
- Ren dùng để làm gì ? kể một số chi tiết có ren mà em biết ?
- Quy ước vẽ ren trục và ren lổ khác nhau như thế nào?
3. Bài mới: 
HĐ1. Hoạt động khởi động (3’): Để biết được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp và biết được cách đọc bản vẽ lắp đơn giản ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 HĐ 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Kiến thức 1: Nội dung của bản vẽ lắp:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv cho học sinh quan sát vòng đai được tháo rời từng chi tiết. Để xem hình dạng và kết cấu của từng chi tiết, lắp lại để biết sự quan hệ giữa các chi tiết.
-HS xem hình vẽ bộ vòng đai tiến hành phân tích :
+ Bản vẽ lắp gồm có những hình chiếu gì ? mỗi hình chiếu diễn tả mỗi chi tiết nào ? vị trí tương quan giữa các chi tiết như thế nào?
+ các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì?
+ Bảng kê gồm những nội dung gì?
+ Khung tên ghi từng mục gì? Yï nghĩa của từng mục ?
- GV hướng dẫn HS trả lời trên bản vẽ.
- GV kết luận và điền vào sơ đồ 
- Nêu công dụng của bản vẽ lắp?
- HS ghi vở.
I. Nội dung bản vẽ lắp:
- Hình biểu diễn : Gồm các hình chiếu, hình cắt. Diễn tả hình dạng, kết cấu, vị trí từng chi tiết của sản phẩm.
- Kích thước : Gồm kích thước chung của sản phẩm và kích thước lắp các chi tiết.
- Bảng kê : Số thự tự, tên gọi, số lượng, vật liệu của từng chi tiết.
- Khung tên : Tên sản phẩm, tỉ lệ, ký hiệu, ...
* Công dụng : Dùng để hình dung hình dạng của sản phẩm và lắp ghép các chi tiết.
Kiến thức 2: Hướng dẫn và đọc bản vẽ lắp: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H13.1 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu. 
- Dựa vào khung tên em hãy nêu tên gọi của bộ sản phẩm và tỉ lệ bản vẽ?
Dựa vào bảng kê em hãy nêu tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết?
- Dựa vào các hình biểu diễn em hãy nêu các hình chiếu, hình cắt?
- Em hãy đọc các kích thước trên bản vẽ?
- Nêu vị trí giữa các chi tiết trên bản vẽ?
-Từ bản vẽ trên em hãy nêu công dụng của sản phẩm và trình tự tháo lắp của sản phẩm?
- GV tổng kết, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV nêu phần chú ý trong SGK để HS hiểu rõ hơn về bản vẽ lắp.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
II- Đọc bản vẽ lắp:
 1. Khung tên Tên gọi sản phẩm là bộ vòng đai và tỉ lệ thu nhỏ 1:2
 2. Bảng kê Vòng đai (2), đai ốc (2), vòng đệm (2), bulông (2).
 3. Hình biểu diễn Gồm hình chiếu bằng và hình chiếu đứng có cắt cục bộ.
4. Kích thước :Kích thước chung 140, 50, 78. Kích thước chi tiết lắp M10. Khoảng cách giữa các chi tiết lắp 50, 110.
5. Phân tích chi tiết: tô màu
6. Tổng hợp Đai ốc ở trên cùng rồi đến vòng đệm, vòng đai và bulông M10 ở dưới cùng. Tháo (2-3-4-1), lắp (1-4-3-2).
* Chú ý: SGK/43.
HĐ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghệm (3’)
Gv :Em hãy so sánh nội dung của bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết? 
 Bản vẽ lắp dùng để làm gì? Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
HĐ 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (3’) 
GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại kiến thức của bài.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (4’)
- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị đồ dùng bút chì, thước kẻ, giấy vẽ A4... giờ sau thực hành. Kẻ sẵn bảng 13.1 SGK (chỉ ghi nội dung ở cột trình tự đọc và nội dung cần hiểu).
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Tiết 14 	 Bài 15: BẢN VẼ NHÀ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 - Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà.
 - Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ dùng trên bản vẽ nhà.
 - Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.
2. Kỹ năng: - Hình thành các kỹ năng đọc bản vẽ nhà đơn giản.
3.Thái độ: yêu thích môn học
 2. Năng lực, phẩm chất: Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ nhà, làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Giáo án, SGK Tranh vẽ H15.1 SGK. Bảng phụ: bảng 15.1 và 15.2 SGK.
2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (2’): nhắc nhở vệ sinh, GV ổn định tổ chức lớp, Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : (5 Phút)
Em hãy so sánh nội dung của bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết? 
Bản vẽ lắp dùng để làm gì? Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp?
3. Bài mới: 
HĐ1. Hoạt động khởi động (3’): Bản vẽ nhà là bản vẽ thường dùng trong xây dựng. Bản vẽ gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà. Bản vẽ nhà thường được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà. Để hiểu rõ nội dung của bản vẽ nhà và cách đọc bản vẽ nhà đơn giản chúng ta cùng nghiên cứu bài “Bản vẽ nhà”.
HĐ 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Kiến thức 1: Tìm hiểu nội dung của bản vẽ nhà:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV yêu cầu HS quan sát H15.2 SGK, sau đó treo tranh vẽ H15.1 SGK cho HS quan sát.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Mặt đứng có hướng chiếu từ phía nào của ngôi nhà? Diễn tả mặt nào của ngôi nhà?
* H: Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các bộ phận nào của ngôi nhà? Diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?
- H: Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nào?
- H: Mặt cắt diễn tả mặt nào của ngôi nhà?
- H: Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì?
- H: Kích thước của từng phòng, từng bộ phận ngôi nhà như thế nào?
-> HS trả lời cá nhân.
* H: Trong các nội dung của bản vẽ nhà thì nội dung nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- H: Vậy em hãy nêu những nội dung của bản vẽ nhà?
-> HS trả lời cá nhân.
- H: Bản vẽ nhà có công dụng như thế nào?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV kết luận.
- HS lắng nghe, ghi bài.
-> TL: Mặt đứng có hướng chiếu từ phía trước của ngôi nhà. Diễn tả mặt chính của ngôi nhà.
-> TL: Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các cửa sổ và song song với nền nhà. Diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ và các bộ phận của ngôi nhà.
-> TL: Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh hoặc chiếu đứng.
-> TL: Diễn tả vì, kèo, kết cấu tường, vách, móng nhà, kích thước các phòng, mái... theo chiều cao.
-> TL: Cho ta biết kích thước các bộ phận và cả ngôi nhà.
-> TL: Mặt bằng là quan trọng nhất vì nó diễn tả nhiều thông tin của ngôi nhà.
I. Nội dung:
 + Hình biểu diễn (mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt).
 + Các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.
- Công dụng: bản vẽ nhà dùng trong thiết kế, thi công xây dựng ngôi nhà.
Kiến thức 2: Tìm hiểu kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV cho HS quan sát bảng phụ – bảng 15.1 SGK và ghi nhớ một số kí hiệu.
-> HS quan sát bảng và ghi nhớ.
- GV gọi một số HS lên bảng vẽ kí hiệu một số bộ phận của ngôi nhà và giải thích nó nằm trên hình biểu diễn nào?
-> HS lên bảng vẽ và giải thích các kí hiệu quy ước.
II- Kí hiệu quy ước 1 số bộ phận của ngôi nhà: 
Bảng 15.1 SGK/47
Kiến thức 3: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ nhà
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV cho HS quan sát tranh vẽ H15.1 SGK và cùng HS lần lượt đọc bản vẽ nhà để thực hiện các bước đọc bản vẽ nhà.
-> HS quan sát và cùng GV đọc bản vẽ nhà.
- H: Nêu tên gọi và tỉ lệ bản vẽ ngôi nhà?
- H: Nêu tên gọi hình chiếu và tên gọi mặt cắt?
- H: Hãy nêu các kích thước của bản vẽ nhà một tầng?
-> HS nêu kích thước các bộ phận của ngôi nhà.
* H: Hãy phân tích các bộ phận của bản vẽ nhà một tầng?
- GV kết luận.
-> HS lắng nghe, ghi chép.
- GV treo bảng phụ – bảng 15.2 SGK yêu cầu một học sinh lên bảng điền các thông tin vào bản vẽ nhà một tầng.
-> Một HS lên bảng đọc bản vẽ nhà một tầng, dưới lớp nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, kết luận.
III- Đọc bản vẽ nhà:
 1. Khung tên: Nhà 1 tầng, tỉ lệ 1:100
 2. Hình biểu diễn: Mặt đứng, mặt cắt, mặt bằng.
 3. Kích thước:
 - Kích thước chung: 
 - Kích thước từng bộ phận: 
Phòng ngủ: 3000x 3000
Phòng sinh hoạt chung: (3000x 3000) + (3000x 600)
Hiên rộng: 3000 x 1500
Nền cao: 600
Tường cao: 2700
Mái cao: 2200
4.Các bộ phận của ngôi nhà: Có 3 phòng, 1 cửa đi hai cánh, 6 cửa sổ, 1 hiên có lan can.
HĐ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghệm (3’)
Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? Chúng thường được đặt ở những vị trí nào trên bản vẽ? Các hình biểu diễn thể hiện các bộ phận nào của ngôi nhà?
HĐ 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (3’) :
Để đọc bản vẽ nhà ta thực hiện theo trình tự nào?
GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại kiến thức của bài.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (4’)
GV yêu cầu HS về nhà hoc bài và xem trước bài TH
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Tổ trưởng Duyệt
Ngày . . . tháng 09 năm 2019
Lê Quốc Anh Thanh
Zalo: 0973111147

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_8_tuan_7_nam_hoc_2019_2020.docx
Giáo án liên quan