Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- HS đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có ren.

2. Kĩ năng: Có tác phong làm việc theo quy trình.

3 Thái độ: Rèn luyện ý thức, thói quen làm việc theo quy trình, tiết kiệm nguyên vật liệu, giữ gìn vệ sinh nơi thực hành, góp phần bảo vệ môi trường xung quanh.

4. Năng lực, phẩm chất: Khả năng đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK .Tranh vẽ trong SGK.

2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK. Bút chì, thước thẳng, eke, compa, gôm, giấy vẽ.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (2’): nhắc nhở vệ sinh, GV ổn định tổ chức lớp, Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ : (5 Phút): - Nêu công dụng của ren trong thực tế?

 - Trình bày quy ước vẽ ren nhìn thấy, ren khuất?

3. Bài mới:

HĐ1. Hoạt động khởi động (3’): : Để đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có ren và có tác phong làm việc đúng quy trình ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

HĐ 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 06 Ngày soạn 7 tháng 09 năm 2019
 Tiết 11 
Bài 11: BIỂU DIỄN REN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết.
2. Kĩ năng: - Biết được quy ước vẽ ren.
3 Thái độ: - Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren.
4. Năng lực, phẩm chất: Khả năng đọc bản vẽ chi tiết có ren chính xác. 
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Giáo án, SGK Tranh vẽ H11.3, H11.5 và H11.6 SGK. Một số bu lông, đai ốc.
2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (2’): nhắc nhở vệ sinh, GV ổn định tổ chức lớp, Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : (5 Phút): a. Bản vẽ chi tiết là gì? 
	 b. Em hãy đọc bản vẽ chi tiết ống lót?
3. Bài mới: 
HĐ1. Hoạt động khởi động (3’): : Để nhận diện được ren trên bản vẽ chi tiết và biết được quy ước vẽ ren như thế nào ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HĐ 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Kiến thức 1: Tìm hiểu các chi tiết có ren vàcông dụng của chúng 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Em hãy cho biết một số đồ vật hoặc chi tiết có ren thường thấy?
- GV yêu cầu HS quan sát H11.1 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- Em hãy nêu công dụng của ren trên các chi tiết H11.1 SGK?
-> HS dựa vào hình vẽ trả lời.
- Vậy ren dùng để làm gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận. 
- HS lắng nghe, tiếp thu.
I- Chi tiết có ren: SGK/35.
Vd : cổ lọ mực, đuôi đèn, đai ốc, bulông,...
Ren dùng để ghép nối hay để truyền lực.
Kiến thức 2: Tìm hiểu về quy ước vẽ ren 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Vì sao ren lại được vẽ theo quy ước giống nhau?
- GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu ren ngoài và H11.2 SGK
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- Ren ngoài được hình thành như thế nào?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận. 
-> HS lắng nghe, ghi bài.
- GV treo tranh vẽ H11.3 SGK yêu cầu HS quan sát.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- Em hãy chỉ rõ đường đỉnh ren, đường chân ren, đường giới hạn ren, vòng đỉnh ren và vòng chân ren?
-> Một HS lên bảng chỉ, các HS khác ở dưới quan sát và nhận xét.
- GV yêu cầu HS đối chiếu hình vẽ ren theo quy ước và nêu nhận xét vào phần () SGK.
-> HS hoạt động cá nhân hoàn thành phần điền vào chỗ () SGK.
- GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu ren trong và H11.4 SGK
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- Ren trong được hình thành như thế nào?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận. 
-> HS lắng nghe, ghi bài.
- GV treo tranh vẽ H11.5 SGK yêu cầu HS quan sát.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- Em hãy chỉ rõ đường đỉnh ren, đường chân ren, đường giới hạn ren, vòng đỉnh ren và vòng chân ren?
-> Một HS lên bảng chỉ, các HS khác ở dưới quan sát và nhận xét.
- GV yêu cầu HS đối chiếu hình vẽ ren theo quy ước và nêu nhận xét vào phần () SGK.
-> HS hoạt động cá nhân hoàn thành phần điền vào chỗ () SGK.
- H: Khi vẽ hình chiếu thì các cạnh khuất và đường bao khuất được vẽ bằng nét gì?
-> TL: Vẽ bằng nét đứt.
- GV treo tranh vẽ H11.6 SGK yêu cầu HS quan sát.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- GV phân tích cách vẽ ren bị che khuất.
-> HS lắng nghe, ghi bài.
-> TL: Vì ren có cấu tạo phức tạp nên vẽ theo quy ước để đơn giản hoá.
II- Quy ước vẽ ren:
 1. Ren ngoài (Ren trục):
Ren ngoài được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.
Quy ước vẽ:
-Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm
- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh.
2. Ren trong (ren lỗ):
 Ren trong được hình thành ở mặt trong của lỗ.
Quy ước vẽ:
-Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm
- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh.
 3. Ren bị che khuất:
- Ren bị che khuất các đường đỉnh ren, chân ren và giới hạn ren đều được vẽ bằng nét đứt (hình chiếu đứng của hình).
HĐ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghệm (3’)
Ren dùng để làm gì? Kể tên một số chi tiết có ren mà em biết?
Quy ước vẽ ren trục và ren lỗ có gì giống và khác nhau?
HĐ 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (5’)
- GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại kiến thức của bài. GV yêu cầu HS về nhà đọc phần “Có thể em chưa biết” SGK.
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (5’)
Chuẩn bị đồ dùng học tập, giấy vẽ A4, kẻ sẵn bảng 9.1 (chỉ ghi nội dung ở cột trình tự đọc và nội dung cần hiểu).
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
 Tiết 12 
Bài 12: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ REN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:- HS đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có ren.
2. Kĩ năng: Có tác phong làm việc theo quy trình.
3 Thái độ: Rèn luyện ý thức, thói quen làm việc theo quy trình, tiết kiệm nguyên vật liệu, giữ gìn vệ sinh nơi thực hành, góp phần bảo vệ môi trường xung quanh.
4. Năng lực, phẩm chất: Khả năng đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Giáo án, SGK .Tranh vẽ trong SGK.
2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK. Bút chì, thước thẳng, eke, compa, gôm, giấy vẽ.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (2’): nhắc nhở vệ sinh, GV ổn định tổ chức lớp, Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : (5 Phút): - Nêu công dụng của ren trong thực tế?
	 - Trình bày quy ước vẽ ren nhìn thấy, ren khuất?
3. Bài mới: 
HĐ1. Hoạt động khởi động (3’): : Để đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có ren và có tác phong làm việc đúng quy trình ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HĐ 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Kiến thức 1: Tìm hiểu yêu cầu – nội dung của bài thực hành
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Cho HS đọc phần II và III trong SGK/39 để nắm bắt nội dung và yêu cầu thực hành.
- Hs đọc và nắm bắt thông tin.
Kiến thức 2: Hướng dẫn đọc bản vẽ côn có ren 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hãy nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
- Mỗi phần trên ta cần nắm bắt các thông tin gì?
1. Đọc khung tên :
- Cho HS đọc khung tên và nêu các thông tin nhận biết được.
2.Đọc hình biểu diễn :
- Tên gọi hình chiếu
- Vị trí hình cắt của côn như thế nào?
3. Đọc các kích thước :
- Hãy cho biết các kích thước chung (tổng thể) của chi tiết?
- Cho biết các kích thước của các thành phần của chi tiết ? (chiều dày, đường kính đáy lớn, đường kính đáy nhỏ, kích thước ren)
4. Đọc yêu cầu kỹ thuật :
- Hãy cho biết các yêu cầu kỹ thuật khi gia công chi tiết?
- Tên chi tiết : Côn có ren.
- Vật liệu : bằng thép.
- Tỉ lệ : 1 : 1
- Hình chiếu cạnh
- Hình cắt ở hình chiếu đứng.
- 10, 18, M8x1
- Đường kính đáy lớn : 18
- Đường kính đáy nhỏ : 14
- Chiều dày : 10
- Kích thước ren : M8x1 (Ren hệ mét, đường kính ren 8, bước ren 1, ren phải)
- Tôi cứng.
- Mạ kẽm.
Kiến thức 3: Tổ chức thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV hướng dẫn cách trình bày bảng 9.1 trên giấy vẽ A4.
Trình tự đọc
Nội dung cần tìm hiểu
Bản vẽ vòng đai
1.Khung tên
- Tên gọi chi tiết.
- Vật liệu.
- Tỉ lệ.
- Tên chi tiết : Côn có ren.
- Vật liệu : bằng thép.
- Tỉ lệ : 1 : 1
2.Hình biểu diễn
- Tên gọi hình chiếu.
- Vị trí hình cắt.
- Hình chiếu cạnh
- Hình cắt ở hình chiếu đứng.
3.Kích thước
- Kích thước chung của chi tiết.
- Kích thước các phần của chi tiết.
- 10, 14,18, M8x1
- Đường kính đáy lớn : 18
- Đường kính đáy nhỏ : 14
- Chiều dày : 10
- Kích thước ren : M8x1 (Ren hệ mét, đường kính ren 8, bước ren 1, ren phải)
4. Yêu cầu kỹ thuật
- Gia công.
- Xử lý bề mặt.
- Tôi cứng.
- Mạ kẽm.
5. Tổng hợp
- Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết.
- Công dụng của chi tiế
.
- Côn dạng hình nón cụt, có lỗ ren ở giữa.
- Dùng để lắp với trục của cọc lái (xe đạp)
HĐ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghệm (3’)
GV nhận xét giờ thực hành, hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa vào mục tiêu của bài học.
HĐ 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng (5’)
GV thu bài làm của HS.
 4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (5’)
GV có thể hướng dẫn HS về cách vẽ, cách sử dụng dụng cụ để vẽ.
YC hs đọc trước bài 13 SGK 
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Rút kinh nghiệm
Tổ trưởng Duyệt
Ngày . . . tháng 09 năm 2019
Lê Quốc Anh Thanh

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_tuan_6_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan