Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Biết được khái niệm, phân loại mối ghép cố định.

 - Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp.

2. Kỹ năng: - Có kĩ năng phân loại mối ghép.

3.Thái độ: - Có ý thức vận dụng tính chất mối ghép không tháo được vào thực tế.

4. Năng lực – phẩm chất: - Khả năng phân loại mối ghép và công dụng của chúng để vận dụng vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh vẽ H25.1->H25.3 SGK.

2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, nhắc nhở vệ sinh lớp

2. Kiểm tra bài cũ: - Chi tiết máy là gì? Tại sao một chiếc máy lại phải gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau?

 - Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?

3. Bài mới:

HĐ1. Hoạt động khởi động (3’): Để hiểu được khái niệm, phân loại mối ghép cố định cũng như biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Kiến thức 1: Tìm hiểu về khái niệm mối ghép cố định

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 13/11/2019	Tuần11 - Tiết 21
Chương IV. CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
Bài 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Biết được khái niệm và phân loại chi tiết máy.
	 - Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy, công dụng của từng kiểu lắp ghép.
2. Kỹ năng:- Có kĩ năng phân loại chi tiết máy và các kiểu lắp ghép của chi tiết máy.
3. Thái độ:- Có ý thức tìm hiểu về các loại chi tiết máy.
4. Năng lực – phẩm chất: - Quan sát, phân tích để phân loại được chi tiết máy và kiểu lắp ghép của chi tiết đó.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh vẽ H24.1-> H24.2 SGK, mô hình cụm trục trước xe đạp.
2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK. 
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, nhắc nhở vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm về cắt kim loại bằng cưa tay, an tàn khi cưa, đục và dũa.
3. Bài mới:
HĐ1. Hoạt động khởi động (3’): Máy hay sản phẩm cơ khí thường được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Khi hoạt động, máy thường hỏng hóc ở những chỗ lắp ghép. Vì vậy, hiểu được các kiểu lắp ghép chi tiết máy là cần thiết nhằm kéo dài thời gian sử dụng của máy và thiết bị.
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
Kiến thức 1: Tìm hiểu về chi tiết máy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV tháo rời các bộ phận của cụm trục trước xe đạp và cho HS so sánh với tranh vẽ H24.1 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- Gv: Cụm trục trước xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử? Đó là những phần tử nào?
-> HS trả lời cá nhân.
- Gv: Các phần tử trên có đặc điểm gì chung?
-> TL: Chúng đều không thể tháo rời ra được nữa.
- Gv: Vậy chi tiết máy là gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV treo tranh vẽ H24.2 SGK yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- Gv: Em hãy cho biết phần tử nào không phải là chi tiết máy? 
-> TL: Mảnh vỡ máy, vòng bi.
- GV nhấn mạnh: Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy là nếu phân tách sẽ phá hỏng chi tiết hoặc chi tiết đó không sử dụng vào công dụng gì.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- Gv: Các chi tiết bu lông, đai ốc, lò xo, bánh răng ta thường thấy được sử dụng ở những đâu?
-> TL: Thường được sử dụng trong các thiết bị máy móc như xe máy, ô tô, xe đạp.
- Gv: Khung xe đạp, kim máy khâu được dùng ở những đâu?
-> TL: Khung xe đạp chỉ dùng cho xe đạp, kim khâu chỉ dùng trong may mặc.
- Gv: Theo em thì chi tiết máy được chia làm mấy loại?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV nêu thêm: Ngày nay các chi tiết máy có công dụng chung được tiêu chuẩn hoá.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
I. Khái niệm về chi tiết máy:
 1. Chi tiết máy là gì?
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
 2. Phân loại chi tiết máy:
- Nhóm chi tiết có công dụng chung: bulông, đai ốc, lò xo.
- Nhóm chi tiết có công dụng riêng: khung xe máy, xe đạp, bàn đạp xe đạp.
Kiến thức 2: Tìm hiểu về chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau bằng những mối ghép nào?
-> TL: Mối ghép cố định và mối ghép không cố định.
- Gv: Vậy mối ghép cố định là gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- Gv: Mối ghép động là gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
 1. Mối ghép cố định:
- Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. 
- Gồm mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
 2. Mối ghép động:
 Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau.
HĐ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghệm:
Gv: Chi tiết máy là gì?
Gv: Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không? Vì sao?
 HĐ 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng: 
Gv yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại kiến thức của bài.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (4’)
GV yêu cầu HS về nhà học bài và xem trước bài 25 SGK.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần13 - Tiết 25 
Bài 25: MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH- MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Biết được khái niệm, phân loại mối ghép cố định.
 - Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp.
2. Kỹ năng: - Có kĩ năng phân loại mối ghép.
3.Thái độ: - Có ý thức vận dụng tính chất mối ghép không tháo được vào thực tế.
4. Năng lực – phẩm chất: - Khả năng phân loại mối ghép và công dụng của chúng để vận dụng vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, tranh vẽ H25.1->H25.3 SGK.
2. Học sinh: Đọc trước bài, SGK. 
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, nhắc nhở vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Chi tiết máy là gì? Tại sao một chiếc máy lại phải gồm nhiều chi tiết lắp ghép với nhau?
 	 - Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
3. Bài mới:
HĐ1. Hoạt động khởi động (3’): Để hiểu được khái niệm, phân loại mối ghép cố định cũng như biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được thường gặp chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
Kiến thức 1: Tìm hiểu về khái niệm mối ghép cố định 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV treo tranh vẽ H25.1 SGK yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- Gv: Hai mối ghép trên có đặc điểm gì giống nhau?
-> TL: Chúng dùng để ghép, nối các chi tiết.
- Gv: Muốn tháo rời các chi tiết ta làm thế nào?
-> TL: Mối ghép bằng ren thì tháo được, mối ghép bằng hàn muốn tháo ta phải phá bỏ mối ghép.
- Gv: Vậy mối ghép cố định gồm những mối ghép nào?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
I. Mối ghép cố định:
- Mối ghép cố định gồm hai loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
Kiến thức 2: Tìm hiểu về mối ghép không tháo được. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV treo tranh vẽ H25.2 SGK yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- Gv: Mối ghép bằng đinh tán là loại mối ghép gì?
-> TL: Là mối ghép không tháo được.
- Gv: Mối ghép bằng đinh tán có cấu tạo gồm mấy chi tiết?
-> HS dựa vào hình vẽ trả lời.
- Gv: Em hãy nêu cấu tạo của đinh tán và vật liệu chế tạo?
-> TL: Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ, được làm bằng vật liệu dẻo như nhôm, théo cácbon thấp.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- Gv: Hãy nêu trình tự của quá trình tán đinh?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nêu đặc điểm của mối ghép bằng đinh tán.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV treo tranh vẽ H25.3 SGK yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- Gv: Em hãy cho biết cách làm nóng chảy vật hàn?
-> TL: Nung nóng kim loại ở chỗ tiếp xúc.
- GV kết luận.
-> HS lắng nghe, ghi chép.
- Gv: Em hãy nêu đặc điểm và phạm vi ứng dụng của mối ghép bằng hàn?
-> TL: Mối ghép hàn được hình thành trong thời gian rất ngắn, kết cấu nhỏ gọn, tiết kiệm vật liệu...
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- Gv: Tại sao người ta không hàn quai xoong vào xoong mà phải tán đinh?
-> TL: Vì nhôm khó hàn, mối ghép đinh tán đảm bảo chịu được lực lớn, hỏng dễ thay.
II. Mối ghép không tháo được:
 1. Mối ghép bằng đinh tán:
 a, Cấu tạo mối ghép:
- Chi tiết ghép có dạng tấm.
- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ.
 b, Đặc điểm và ứng dụng:
- Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.
- Mối ghép phải chịu được nhiết độ cao.
- Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh.
- ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, dụng cụ sinh hoạt gia đình,...
2. Mối ghép bằng hàn:
 a, Khái niệm:
-Hàn là làm nóng chảy cục bộ kim loại chỗ tiếp xúc để dính các chi tiết lại với nhau. Có các phương pháp hàn: hàn nóng chảy, hàn áp lực và hàn thiếc.
 b, Đặc điểm và ứng dụng:
-Hàn được hình thành trong thời gian ngắn nên tiết kiệm được vật liệu, giá thành giảm nhưng mối ghép dễ bị nứt, giòn và chịu lực kém.
- Dùng tạo khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp,...
HĐ 3. Hoạt động luyện tập, thực hành thí nghệm:
-Mối ghép cố định là mối ghép như thế nào? - Mối ghép cố định gồm mấy loại?
- Nêu ưu, nhược điểm của mối ghép bằng đinh tán và mối ghép bằng hàn?
HĐ 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng: 
GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại kiến thức của bài.
4. Hướng dẫn về nhà, hoạt động nối tiếp (4’)
- Gv yc hs tìm hiểu thêm 1 số mối nối khác trong cuộc sống.( quai xoong nồi dùng đinh tán, hàn bô xe máy, hàn cổng rào, ..)
- GV yêu cầu HS về học bài và xem trước bài 26 SGK.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tổ trưởng Duyệt
Ngày . . . tháng 10 năm 2019
Lê Quốc Anh Thanh
Zalo: 0973111147

File đính kèm:

  • docxCong nghe 8 Tuan 11 mau moi _12695478.docx
Giáo án liên quan