Giáo án công nghệ 9 - Trường THCS Quang Trung
Bài 7 : Thực hành – LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG
I. Mục tiêu:
Sau bài này GV phải làm cho HS
1. Kiến thức:
- Hiểu nguyên lý làm việc của mạch đèn huỳnh quang
2. Kĩ năng:
- Lắp đặt mạng điện đèn huỳnh quang đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
3. Thái độ:
- Đảm bảo an toàn điện.
4. Nội dung tích hợp:
- Giáo dục bảo vệ môi trường.
- Giáo dục an toàn trong khi làm việc.
ao động của nghề điện dân dụng -Ví dụ về nội dung lao động của nghề điện dân dụng Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.25 2.5% 0.5 0.75 7.5% 0.5 0.75 7.5% 2 1.5 15% 2. Vật liệu dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà -Biết được vật liệu thường dung làm lõi dây dẫn điện - Cấu tạo của dây cáp điện -Khái niệm vật liệu cách điện -Cách sử dụng dây dẫn điện -Giải thích được ý nghĩa của lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện có màu sắc khác nhau Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.25 2.5% 1 1.5 15% 2 1.5 15% 1 0.5 5% 4 2.25 37.5% 3. Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà -Biết được những đại lượng đo của đồng hồ đo điện -Biết được công dụng của đồng hồ vạn năng -Biết được công dụng của các dụng cụ cơ khí -Hiểu được những đại lượng đo của đồng hồ đo điện -Công dụng của đồng hồ đo điện Số câu Số điểm Tỉ lệ % 3 1 10% 1 0.25 2.5% 1 1 10% 5 2.25 22.5% 4. TH: Nối dây dẫn điện - Biết được các loại mối nối dây dẫn điện - Biết được quy trình chung nối dây dẫn điện -Yêu cầu mối nối dây dẫn điện Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 0.5 5% 1 1 10% 3 1.5 15% 5. TH: Sử dụng đồng hồ đo điện Hiểu được ý nghĩa các số liệu ghi trên đồng hồ đo điện -Biết được cách mắc các đồng hồ đo điện Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.25 2.5% 1 0.5 5% 2 0.75 7.5% Tổng 8 3.5 35% 5.5 3.25 32.5% 2.5 2.25 22.5% 1 0.5 5% 16 10.0 100% ĐỀ KIỂM TRA Họ và tên HS:...................................................... Lớp: 9.................... Trường THCS Quang Trung KIỂM TRA 1 TIẾT HKI ( 2014 - 2015) MÔN: CÔNG NGHỆ 9 Thời gian làm bài: 45 phút A. TRẮC NGHIỆM (3Đ) I. Chọn đáp án đúng (2 điểm): Câu 1: Quy trình chung nối dây dẫn điện 1. Bóc vỏ cách điện 3. Nối dây 5. Làm sạch lõi 2. Hàn mối nối 4. Cách điện mối nối 6. Kiểm tra mối nối A. 1,5,3,6,2,4 B. 1,2,4,5,3,6 C. 5,3,1,2,6,4 D. 1,4,5,6,2,3 Câu 2: Lõi của dây dẫn điện thường được làm bằng gì? A. PVC B. Mica C. Nhôm D. Đồng Câu 3: Có ....... loại mối nối dây dẫn điện A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4: Những đại lượng đo của đồng hồ đo điện: A. Điện trở mạch điện C. Đường kính dây dẫn B. Cường độ sáng D. Cường độ dòng điện Câu 5: Vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà là: A. Thiếc B. Mica C. Nhôm D. Không có đáp án nào Câu 6: Đâu không phải là môi trường làm việc của nghề điện dân dụng? A. Làm việc ngoài trời C. Tiếp xúc với nhiều chất độc hại B. Thường phải đi lưu động D. Làm việc trong nhà Câu 7: Dụng cụ cơ khí nào dùng để đo chiều sâu lỗ: A. Thước dây B. Thước kẹp C. Thước Pan me D. Thước cặp Câu 8: Trên công tơ điện có ghi 50Hz có nghĩa là: A. Hiệu điện thế định mức C. Cường độ dòng điện định mức B. Tần số định mức D. Công suất định mức CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/ÁN II. Hãy điền chữ Đ nếu câu đúng và chữ S nếu câu sai vào bảng sau. Với những câu sai, tìm từ sai và sữa lại để nội dung của câu thành đúng: (1 đ) STT Câu Đ- S Từ sai Từ đúng 1 Đồng hồ vạn năng có thể đo được cả điện áp và điện trở của mạch điện 2 Ampe kế được mắc song song với mạch điện cần đo B. TỰ LUẬN (7Đ) 1. Cấu tạo dây cáp điện? 2. Yêu cầu mối nối dây dẫn điện? 3. Trong quá trình sử dụng dây dẫn điện cần chú ý điều gì? 4. Công dụng của đồng hồ đo điện? 5. Thế nào là vật liệu cách điện? 6. Nêu nội dung của nghề điện dân dụng? Cho ví dụ 7. Tại sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau? ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) A. Chọn đáp án đúng nhất: (1,5 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/ÁN A C-D B A-D C C D B B. Chọn đúng, sai (1,5 điểm) Câu hỏi Đ-S Từ sai Từ đúng Câu 1 Đ 0,5 Câu 2 S Ampe kế Vôn kế 0,5 II. Phần tự luận: (7 điểm) Trình bày đúng cấu tạo dây cáp điện gồm 3 phần. 1.5 điểm Nêy đủ 4 yêu cầu của mối nối dây dẫn điện: 1 điểm Trình bày đúng 2 đặc điểm cần chú ý khi sử dụng dây dẫn điện: 1 điểm Nêu đúng công dụng của đồng hồ đo điện: 1 điểm Nêu đúng vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua 0.5 điểm Ví dụ: gỗ khô, sứ, mica, nhựa, ( Trình bày đúng và đủ 3 nội dung của nghề điện dân dụng: 0.75 điểm Lấy đúng ví dụ cho 3 phần: 0.75 điểm 7. Giải thích đúng: 0.5 điểm Tuần: 11 Ngày soạn: Tiết: 11 Ngày dạy: Bài 6 : Thực hành – LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN I. Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS 1. Kiến thức: - Hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện 2. Kĩ năng: - Nắm được các phần tử cần cho một bảng điện bảng điện 3. Thái độ: Giáo dục cho HS lòng yêu thích môn học. 4. Nội dung tích hợp: - Giáo dục bảo vệ môi trường. - Giáo dục an toàn trong khi làm việc. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan - Dụng cụ cần cho bài thực hành: Một bảng điện đã lắp sẵn gồm 2 cầu chì, một công tắc, một ổ cắm. 2. Học sinh: - Đọc SGK và các tài liệu tham khảo. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Giới thiệu bài mới Mọi hệ thống điện nói chung, mạng điện trong nhà nói riêng dù đơn giản hay phức tạp đều có bộ phận điều khiển khác nhau. Bảng cầu dao chính hay bảng phân phối là bảng điều khiển đầu tiên lấy điện từ nguồn điện đưa tới. Trong mỗi phòng ở, các đồ dùng điện được điều khiển bằng công tắc, hộp số lắp trên những bảng điện nhánh. Vì vậy, bảng điện là một phần không thể thiếu được của mạng điện trong nhà, nó có chức năng phân phối và điều khiển nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điện trong nhà. Để hểu rõ mạch điện bảng điện, chúng ta cùng làm bài thực hành “Lắp mạch điện bảng điện”. 3. Nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Nêu mục tiêu và những yêu cầu khi học bài thực hành - GV nêu mục tiêu bài thực hành - Nêu tiêu chí để đánh giá bài thực hành. + Hoạt động theo đúng yêu cầu + Các thiết bị được lắp chắc chắn, bố trí đúng theo sơ đồ lắp đặt, đẹp. + Các mối nối đúng yêu cầu kỹ thuật + Lắp đặt theo đúng quy trình + Đúng thời gian quy định + Làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường. - Nêu nội quy thực hành - Chia nhóm thực hành: mỗi nhóm từ 4-5 HS - GV gọi đại diện các nhóm nhận dụng cụ và nguyên liệu thực hành. - GV hỏi: Đại diện các nhóm báo cáo về các dụng cụ nhận được đã đủ hay thiếu? - HS nhắc lại mục tiêu - HS lắng nghe - Các nhóm vào vị trí và phân công nhóm trưởng - Đại diện các nhóm nhận dụng cụ và nguyên liệu thực hành. - Các nhóm báo cáo về tình hình các dụng cụ nhận được Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng bảng điện - GV: Hãy quan sát và mô tả mạng điện trong lớp học theo yêu cầu sau (?) Hãy liệt kê những thiết bị được lắp đặt trên bẳng điện? Trình bày chức năng của các thiết bị đó trong mạch điện? (?) Bảng điện trong lớp học là bảng điện chính hay bảng điện nhánh của hệ thống điện trường học? (?) Hãy mô tả cấu tạo một bảng điện nhánh của mạng điện trong nhà em? - GV kết luận về vai trò, chức năng bảng điện của mạng điện trong nhà. - Các nhóm quan sát thảo luận trả lời các câu hỏi - HS liên hệ thực tế trả lời - HS lắng nghe Hoạt động 3: Tổng kết, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS chuẩn bị tiếp phần sau Tuần: 12 Ngày soạn: Tiết: 12 Ngày dạy: Bài 6 : Thực hành – LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN I. Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS 1. Kiến thức: - Hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện 2. Kĩ năng: - Vẽ được sơ đồ nguyên lí và lắp đặt mạch điện bảng điện 3. Thái độ: - Đảm bảo an toàn điện. 4. Nội dung tích hợp: - Giáo dục bảo vệ môi trường. - Giáo dục an toàn trong khi làm việc. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan - Bảng phụ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt 2. Học sinh: - Đọc SGK và các tài liệu tham khảo. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý A O - GV đưa tranh vẽ một số sơ đồ điện cho HS nhận biết, phân biệt sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện qua việc so sánh đặc điểm và chức năng của hai loại sơ đồ. - GV kết luận Đặc điểm Công dụng Sơ đồ nguyên lí Chỉ nêu lên mối liên hệ về điện giữa các phần tử Để tìm hiểu nguyên lý làm việc của mạch điện Sơ đồ lắp đặt Biểu thị rõ vị trí lắp đặt của các phần tử Dự trù vật liệu, lắp đặt, sữa chữa mạch điện (?) Nhìn sơ đồ nguyên lý (hình 6.2) mạch điện bảng điện gồm những phần tử gì? Chúng được nối với nhau như thế nào? - GV kết luận: mạch điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển, 1 bóng đèn. (?) Cầu chì công tắc được nối như thế nào với dụng cụ dùng điện? (nối tiếp) (?) Ổ cắm, bóng đèn được mắc như thế nào với nguồn điện? (song song) - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm phân biệt 2 loại sơ đồ - HS lắng nghe - HS quan sát, trả lời - HS lắng nghe - HS trả lời Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện - GV hướng dẫn HS xây dựng sơ đồ theo các bước sau + Vẽ đường dây nguồn + Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn + Xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện + Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ - GV kiểm tra, nhận xét kết quả của từng nhóm - HS làm việc theo nhóm xây dựng sơ đồ lắp đặt Hoạt động 3: Tổng kết, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS chuẩn bị tiếp phần sau Tuần: 13 Ngày soạn: Tiết: 13 Ngày dạy: Bài 6 : Thực hành – LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN I. Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS 1. Kiến thức: - Hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện 2. Kĩ năng: - Lắp được bảng điện gồm: 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc đều khiển, 1 bóng đèn đúng quy trình kỹ thuật. 3. Thái độ: - Đảm bảo an toàn điện. 4. Nội dung tích hợp: - Giáo dục bảo vệ môi trường. - Giáo dục an toàn trong khi làm việc. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan - Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS + Vật liệu: bảng gỗ để lắp mạch điện chiếu sang kích thước 800x500x20mm, bảng điện, dây dẫn điện, giấy ráp, băng dính cách điện, 1 bóng đèn. + Thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc. + Dụng cụ: kìm cắt dây, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tuốt nơ vít, bút thử điện, khoan điện cầm tay (hoặc khoan tay), mũi khoan ø2mm và ø5mm. 2. Học sinh: - Đọc SGK và các tài liệu tham khảo. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Quy trình Nội dung công việc của công đoạn Dụng cụ cần thiết Yêu cầu kỹ thuật của công đoạn Vạch dấu - Bố trí thiết bị trên bảng điện - Vạch dấu các lỗ khoan Thước, mũi vạch hoặc bút chì - Bố trí thiết bị hợp lý - Vạch dấu chính xác Khoan lỗ BĐ - Chọn mũi khoan cho lỗ luồn dây và lỗ vít - Khoan Mũi khoan Máy khoan - Khoan chính xác lỗ khoan - Lỗ khoan thẳng Nối dây các thiết bị điện - Nối dây các thiết bị trên bảng điện - Nối dây ra đèn Kìm tuốt dây, Kìm tròn, kìm điện, băng dính - Nối dây đúng sơ đồ - Mối nối đúng yêu cầu kỹ thuật Lắp TBĐ vào BĐ Vít cầu chì, công tắc và ổ cắm vào các vị trí được đánh dấu trên bảng điện, Tua vít, kìm - Lắp thiết bị đúng vị trí - Các thiết bị được lắp chắc, đẹp Quy trình Nội dung công việc của công đoạn Dụng cụ cần thiết Yêu cầu kỹ thuật của công đoạn Kiểm tra và vận hành thử - Lắp đặt thiết bị và đi dây đúng sơ đồ mạch điện - Nối nguồn - Vận hành thử mạch điện Bút thử điện - Mạch điện đúng sơ đồ - Mạch điện làm việc tốt, đúng yêu cầu kỹ thuật Hoạt động 1: Lắp đặt bảng điện - GV kẻ các ô trống của quy trình lên bảng đen. - GV yêu cầu các nhóm lên điền vào bảng quy trình - Sau khi lập bảng quy trình, GV nói rõ cho HS hiểu công đoạn nào đã được học, công đoạn nào mới để thực hiện làm mẫu những thao tác hình thành kỹ năng mới cho HS. - GV lưu ý lại cho HS về an toàn lao động - GV quản lý chặt nguồn điện, chỉ sau khi kiểm tra mạch điện được lắp đặt đúng mới cho phép đóng nguồn và vận hành thử. - GV hướng dẫn HS kiểm tra . Cho các nhóm kiểm tra chéo giữa các nhóm. - HS lập bảng quy trình vào giấy A4 - Các nhóm lên điền vào bảng quy trình. Nhóm khác bổ sung - HS lắng nghe - HS thực hành theo nhóm lắp đặt bảng điện - Các nhóm kiểm tra chéo sản phẩm Hoạt động 2: Tổng kết, dặn dò - Tổng kết, nhận xét bài thực hành về tinh thần thái độ, tác phong làm việc, thực hiện an toàn lao động và ý thức bảo vệ môi trường. - GV chấm sản phẩm của các nhóm - Dặn dò chuẩn bị bài sau Tuần: 14 Ngày soạn: Tiết: 14 Ngày dạy: Bài 7 : Thực hành – LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG I. Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS 1. Kiến thức: - Hiểu nguyên lý làm việc của mạch đèn huỳnh quang 2. Kĩ năng: - Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn huỳnh quang. 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh yêu thích môn học 4. Nội dung tích hợp: - Giáo dục bảo vệ môi trường. - Giáo dục an toàn trong khi làm việc. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan - Bảng phụ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt 2. Học sinh: - Đọc SGK và các tài liệu tham khảo. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Giới thiệu bài mới Đèn huỳnh quang là loại đèn thông dụng nhất hiện nay. Tùy theo hình dang, kích thước, màu sắc, ánh sáng, công suất mà đèn được chiếu sáng trong gia đình, trên đường phố (compact huỳnh quang), trong các xưởng máy..Để hiểu được nguyên lý làm việc của mạch đèn huỳnh quang và lắp đặt mạng điện đèn huỳnh quang đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật, chúng ta cùng làm bài thực hành “Lắp mạng điện đèn huỳnh quang” 3. Nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị và nêu mục tiêu bài học - GV chia HS theo nhóm, gọi đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ, vật tư., yêu cầu các nhóm kiểm tra mẫu báo cáo thực hành. - GV nêu mục tiêu của bài thực hành - Cho HS đọc SGK và trao đổi để biết mục tiêu của bài thực hành - GV yêu cầu sau 3 tiết thực hành mỗi Hs phải lắp đặt được mạch điện đèn ống huỳnh quang đúng quy trình và đảm bảo kỹ thuật - HS ổn định nhóm, đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ, vật tư - HS lắng nghe - HS đọc SGK và thảo luận để biết mục tiêu của bài thực hành - HS lắng nghe Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý và vẽ sơ đồ lắp đặt - GV nêu ý nghĩa của việc sử dụng đèn ống huỳnh quang để chiếu sang: Đèn ống huỳnh quang là loại đèn có hiệu suất phát quang cao nên: + Tăng cường sử dụng đèn ống huỳnh quang để chiếu sang sẽ tiết kiệm được năng lượng do hiệu suất phát quang lớn. + Lựa chọn công suất đèn ống huỳnh quang phù hợp với yêu cầu của công việc để tiết kiệm năng lượng điện. - GV treo tranh sơ đồ nguyên lý, hướng dẫn HS quan sát và trả lời các câu hỏi (?) Mạch điện đèn ống huỳnh quang có bao nhiêu phần tử, tên gọi các phần tử đó? (?) Nêu chức năng các phần tử trong mạch điện? (?)Các phần tử liên hệ với nhau như thế nào? (chỉ cần nêu mối liên hệ về điện hay chỉ rõ đường đi của dòng điện trong mạch) - GV sữa, bổ sung - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang. - GV thu bản vẽ, nhận xét về kết quả vẽ sơ đồ của HS, bổ sung hoàn chỉnh. - HS lắng nghe - HS quan sát tranh - Các nhóm thảo luận, trao đổi và trả lời các câu hỏi trước lớp - HS lắng nghe - Các nhóm tiến hành vẽ sơ đồ lắp đặt - HS lắng nghe và điều chỉnh cho thích hợp Hoạt động 3: Tổng kết, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS chuẩn bị tiếp phần sau Tuần: 15 Ngày soạn: Tiết: 15 Ngày dạy: Bài 7 : Thực hành – LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG I. Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS 1. Kiến thức: - Hiểu nguyên lý làm việc của mạch đèn huỳnh quang 2. Kĩ năng: Lập bảng dự trù vật liệu, dụng cụ và thiết bị 3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh yêu thích môn học 4. Nội dung tích hợp: - Giáo dục bảo vệ môi trường. - Giáo dục an toàn trong khi làm việc. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan 2. Học sinh: - Đọc SGK và các tài liệu tham khảo. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Lập bảng dự trù vật liệu, dụng cụ và thiết bị - GV yêu cầu các nhóm kẻ bảng điền tên các dụng cụ cần sử dụng, vật liệu và thiết bị cần thiết theo mẫu trong SGK trang 35 - GV kiểm tra bảng dự trù của các nhóm và nhận xét bổ sung. - HS phân chia theo từng nhóm thiết bị , sắp xếp theo trình tự hợp lý để thực hiện đúng quy trình và ghi vào bảng báo cáo. Hoạt động 2: Tổng kết, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS chuẩn bị tiếp phần sau Tuần: 16 Ngày soạn: Tiết: 16 Ngày dạy: Bài 7 : Thực hành – LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG I. Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS 1. Kiến thức: - Hiểu nguyên lý làm việc của mạch đèn huỳnh quang 2. Kĩ năng: - Lắp đặt mạng điện đèn huỳnh quang đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật. 3. Thái độ: - Đảm bảo an toàn điện. 4. Nội dung tích hợp: - Giáo dục bảo vệ môi trường. - Giáo dục an toàn trong khi làm việc. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan - Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS + Vật liệu: bộ đèn huỳnh quang, bảng điện, dây dẫn. + Thiết bị: 1 cầu chì, 1 công tắc 2 cực. + Dụng cụ: kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tuốt nơ vít, bút thử điện, khoan điện cầm tay (hoặc khoan tay). 2. Học sinh: - Đọc SGK và các tài liệu tham khảo. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Thực hành lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang - GV cho HS nghiên cứu sơ đồ quy trình trong SGK trang 35 - GV phân tích các bước của quy trình * Bước 1: vạch dấu + Sắp xếp hợp lý vị trí các thiết bị, phụ kiện. + Dùng bút chì vạch dấu vị trí lắp đặt các thiết bị. + Vẽ đường đi dây (sát với thực tế) * Bước 2: Khoan lỗ (?) Yêu cầu khi lựa chọn mũi khoan để khoan lỗ trên bảng điện? + Lựa chọn mũi khoan hợp lý: chọn đường kính mũi khoan nhỏ hơn đường kính của vít và lớn hơn đường kính dây điện (kể cả vỏ cách điện). + Khoan lỗ bắt vít: khoan đúng tâm lỗ. + Khoan lỗ luồn dây: khoan đúng tâm lỗ. * Bước 3: Lắp thiết bị vào bảng điện. Gồm cầu chì, công tắc + Nối dây dẫn các thiết bị đóng cắt trên bảng điện theo sơ đồ lắp đặt (?) Sử dụng các loại dụng cụ nào để nối dây? + Lắp các thiết bị vào bảng điện (?) Sử dụng các dụng cụ và phụ kiện nào để lắp các thiết bị vào bảng điện? * Bước 4: Nối dây bộ đèn ống huỳnh quang (?) Quan sát sơ đồ lắp đặt, em hãy chỉ vị trí nối dây của đèn ống huỳnh quang? - GV hướng dẫn HS nối dây vào các vị trí theo sơ đồ lắp đặt, GV sử dụng các câu hỏi dẫn dắt (?) Nối phần tử nào với nhau? (?) Nối vị trí nào đến vị trí nào? + Lắp đặt các phần tử của bộ đèn vào ống đèn * Bước 5: Nối dây mạch điện - GV lưu ý HS khi nối dây vào mạch điện cần nối dây pha và cầu chì và công tắc * Bước 6: Kiểm tra - GV hướng dẫn HS kiểm tra theo trình tự nối dây vào các thiết bị và phần tử của mạch điện. - Kiểm tra các yêu cầu đã đề ra với HS khi thực hành - Kiểm tra sản phẩm của HS theo các tiêu chí + Lắp đặt đúng sơ đồ + Chắc chắn + Các mối nối phải cách điện an toàn - Sau đó GV thử điện. Nếu an toàn hướng dẫn HS cách thử điện. - HS nghiên cứu sơ đồ - HS lắng nghe và thực hành theo GV - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS quan sát, trả lời - HS thực hành theo hướng dẫn - HS trả lời Hoạt động 2: Đánh giá - Cho HS tự đánh giá kết quả TH theo các tiêu chí + Chất lượng sản phẩm + Thực hiện quy trình + Vận hành có kết quả - Khuyến khích đvới các HS tìm ra sai sót khi lắp đặt - Chuẩn bị cho bài học sau - Các nhóm đánh giá theo tiêu chí của GV Tuần: 17 Ngày soạn: Tiết:17 Ngày dạy: ÔN TẬP I. Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS 1. Kiến thức: - Hệ thống lại kiến thức từ bài 1 đến bài 7 2. Kĩ năng: - Mỗi học sinh có thể làm được các bài thực hành từ bài 4 đến bài 7 một cách thành thạo và vận dụng được trong thực tế - HS có đủ kiến thức để làm bài kiểm tra học kỳ 3. Thái độ: - GD thái độ yêu thích môn học, làm việc khoa học cẩn thận. 4. Nội dung tích hợp: - Giáo dục bảo vệ môi trường. - Giáo dục an toàn trong khi làm việc. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan - Bảng phụ hệ thống kiến thức 2. Học sinh: - Đọc SGK và các nội dung từ bài 1 đến bài 7 III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Hệ thống lại kiến thức
File đính kèm:
- GA_CN9_20150727_103845.doc