Giáo án Công nghệ 9 - Tiết 7: Thực hành xây dựng thực đơn

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Hiểu rõ về các loại thực đơn dùng trong nấu ăn

2. Kĩ năng: Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày, các bữa liên hoan chiêu đãi.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, vận dụng tốt vào thực tế.

II. Chuẩn bị

 1. Thầy: Danh mục các món ăn thức uống dùng cho tiệc liên hoan.

 SGK, SGV.

 2. Trò: Đọc trước bài ở nhà.

III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học

 1. Ổn định tổ chức:

 9A1 . .

 9A2

 9A3 .

 2. Kiểm tra bài cũ

 - Tại sao phải xây dựng thực đơn?

- Thực đơn cho bữa ăn hằng ngày được xây dựng trên cơ sở nào?

 (Đáp án: SGK/25, 26)

 3. Bài mới:

 Cách xây dựng thực đơn một cách hợp lí để thay đổi món ăn đảm bảo ngon miệng, tránh nhàm chán kiểm soát được cân bằng sinh dưỡng trong các bữa ăn, đồng thời tiết kiệm được thời gian mua sắm thực phẩm. Để hiểu rõ về thực đơn và cách xây dựng thực đơn thì bài học hôm nay chúng ta đi thực hành xây dựng một thực đơn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 - Tiết 7: Thực hành xây dựng thực đơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18 / 9 / 2014
Ngày giảng 9A1….…………….
9A2…………………..
9A3………………………..
Tiết 7- Bài 5
THỰC HÀNH: XÂY DỰNG THỰC ĐƠN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu rõ về các loại thực đơn dùng trong nấu ăn.
2. Kĩ năng: Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày, các bữa liên hoan chiêu đãi.
3. Thái độ: Cẩn thận. chính xác vận dụng vào thực tế.
II. Chuẩn bị
	1. Thầy: SGK, SGV.
	2. Trò: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
	1. Ổn định tổ chức:
	9A1…………………………………………….………………………….
	9A2………………………………………………………………………
	9A3………………………………………………...………………………
	2. Kiểm tra bài cũ
	Biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nhà bếp?
	* Đáp án: SGK/ 23,24
	3. Bài mới:
Cách xây dựng thực đơn một cách hợp lí để thay đổi món ăn đảm bảo ngon miệng, tránh nhàm chán kiểm soát được cân bằng sinh dưỡng trong các bữa ăn, đồng thời tiết kiệm được thời gian mua sắm thực phẩm. Để hiểu rõ về thực đơn và cách xây dựng thực đơn thì bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Thực đơn dùng cho các bữa ăn hàng ngày
* Theo em thực đơn dùng cho bữa ăn hàng ngày thường gồm mấy món? được xây dựng trên cơ sở nào?
* Tại sao phải quan tâm đến đặc điểm của các thành viên trong gia đình?
- Vì mỗi người đều có sở thích về ăn uống nhu cầu dinh dưỡng, tuổi tác nghề nghiệp…khác nhau.
Hoạt động 2: Thực đơn dùng cho các bữa liên hoan chiêu đãi
Cho HS quan sát danh mục các món dùng trong chiêu đãi tiệc… 
* Em hãy nhớ lại các bữa tiệc cỗ trong gia đình đã tổ chức nêu nhận xét về thành phần số lượng món ăn?
* So sánh với bữa ăn thường ngày em có nhận xét gì?
- So với bữa ăn hàng ngày, bữa tiệc cỗ đa dạng, phong phú hơn về cá món ăn, trang trọng chu đáo hơn. Số lượng người ăn lớn.
* Bữa ăn tự phục vụ có hình thức như thế nào?
* Bữa ăn có người phục vụ có hình thức như thế nào?
I. Thực đơn dùng cho các bữa ăn hàng ngày
- Thực đơn dùng cho bữa ăn hàng ngày thường gồm 3 đến 4 món và được xây dựng trên cơ sở: đảm bảo thực đơn có số lượng và chất lượng phù hợp tính chất của bữa ăn hàng ngày. 
 Món chính theo cơ cấu của bữa ăn gồm: món canh, món mặn, món xào và thêm 1- 2 món phụ như trộn rau củ, dưa chua…
Món ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và phải quan tâm đến sở thích đặc điểm của mọi thành viên trong gia đình.
II Thực đơn dùng cho các bữa liên hoan chiêu đãi.
* Bữa cỗ hoặc liên hoan chiêu đãi có từ 4 - 5 món trở lên. Các món được chia thành các loại sau:
- Các món canh hoặc súp.
- Các món rau củ trộn hoặc món nộm.
- Các món nguội.
- Các món xào.
- Các món mặn.
- Các món tráng miệng.
* Bữa ăn tự phục vụ : các món ăn sẽ được dọn trên bàn kể cả thức uống và tráng miệng, các đồ dùng cũng được bày sẳn ở vị trí này, khách sẽ tự phục vụ.
* Bữa ăn có người phục vụ: Các món được xây dựng theo cơ cấu sau:
- Món khai vị: súp nộm.
- Món ăn sau khai vị: các món nguội, xào, rán.
- Món chính: thường là món mặn, món nấu, hấp hoặc nướng giàu chất đạm.
- Món ăn thêm: rau, canh hoặc lẩu.
- Món tráng miệng: các loại trái cây, chè hoặc bánh.
- Đồ uống.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể: Số người ăn, kinh phí mà thực đơn này chỉ rõ số món, cấu trúc của món, cách phục vụ bữa ăn.
4. Củng cố 
	- Thực đơn dùng cho các bữa ăn hàng ngày.
	- Thực đơn dùng cho các bữa liên hoan chiêu đãi.
5. Hướng dẫn HS tự học 
	- Học bài. 
	- Chuẩn bị bài: Thực hành xây dựng thực đơn - tiếp.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………
Ngày 19 tháng 9 năm 2014
TỔ TRƯỞNG
…………………………………………..…….
Nguyễn Thị Thu Bồn
Ngày 19 tháng 9 năm 2014
…………………………………………………
Người kiểm tra: Chu Thị Thu Trang
Ngày soạn: 26 / 9 / 2014
Ngày giảng 9A1….…………….
9A2…………………..
9A3………………………..
Tiết 8 - Bài 5 - tiếp
THỰC HÀNH : XÂY DỰNG THỰC ĐƠN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu rõ về các loại thực đơn dùng trong nấu ăn
2. Kĩ năng: Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày, các bữa liên hoan chiêu đãi.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, vận dụng tốt vào thực tế.
II. Chuẩn bị
	1. Thầy: Danh mục các món ăn thức uống dùng cho tiệc liên hoan.
	 SGK, SGV.
	2. Trò: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
	1. Ổn định tổ chức:
	9A1…………………………………………….………………………….
	9A2………………………………………………………………………
	9A3………………………………………………...………………………
	2. Kiểm tra bài cũ 
 - Tại sao phải xây dựng thực đơn? 
- Thực đơn cho bữa ăn hằng ngày được xây dựng trên cơ sở nào?
	(Đáp án: SGK/25, 26)
	3. Bài mới:
 Cách xây dựng thực đơn một cách hợp lí để thay đổi món ăn đảm bảo ngon miệng, tránh nhàm chán kiểm soát được cân bằng sinh dưỡng trong các bữa ăn, đồng thời tiết kiệm được thời gian mua sắm thực phẩm. Để hiểu rõ về thực đơn và cách xây dựng thực đơn thì bài học hôm nay chúng ta đi thực hành xây dựng một thực đơn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
Gv chia tổ để tổ chức thực hành.
Gv cho HS xem:
- Tranh ảnh, tư liệu liên quan.
- Danh mục các món ăn.
- Thực đơn mẫu.
Hoạt động 2: Thảo luận theo tổ
Các tổ trao đổi thảo luận tìm các món ăn thích hợp từ thực tế để xây dựng mẫu thực đơn theo yêu cầu đã ghi trên bảng.
- Xây dựng hai thực đơn cho bữa tiệc liên hoan họp mặt. 
- Một thực đơn cho bữa ăn thường ngày.
Hoạt động 3: Đại diện tổ trình bày trước lớp
- HS trình bày trước lớp để cả lớp cùng tham khảo, rút kinh nghiệm, tự đánh giá lẫn nhau.
* Giáo viên nhận xét về các mặt:
- Cấu trúc của thực đơn.
- Chất lượng của thực đơn.
- Tính tập thể trong khi thực hiện thực đơn. 
THỰC HÀNH 
XÂY DỰNG THỰC ĐƠN
1. Hình thức: Thảo luận tổ sau đó làm bài tập cá nhân.
2. Nội dung thực hiện:
Mỗi tổ xây dựng hai thực đơn
- Thực đơn: Bữa tiệc liên hoan họp mặt theo trình tự.
- Thực đơn: Bữa ăn thường ngày. 
4. Củng cố 
	- Có mấy loại thực đơn? Yêu cầu của từng loại? Lấy ví dụ
5. Hướng dẫn HS tự học 
	- Về nhà tự thực hành xây dựng thực đơn bữa ăn hàng ngày cho gia đình.
	- Chuẩn bị bài: Trình bày và trang trí bàn ăn.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………
Ngày 26 tháng 9 năm 2014
TỔ TRƯỞNG
…………………………………………..…….
Nguyễn Thị Thu Bồn
Ngày 26 tháng 9 năm 2014
…………………………………………………
Người kiểm tra: Chu Thị Thu Trang

File đính kèm:

  • docTiet 7 8 Thuc hanh xay dung thuc don.doc