Giáo án Công nghệ 8 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016

BIỂU DIỄN REN

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết.

2.Kĩ năng:Biết được qui ước vẽ ren.

3.Thái độ:Liên hệ thực tế các chi tiết có ren, rèn tính quan sát.

II.Chuẩn bị:

1.GV: Nghiên cứu SGK tàu liệu tham khảo.

+Các mẫu vật có ren ( Bút bi, đinh vít lọ mực )

2.HS : Một số chi tiết có ren. Kiến thức liên quan.

III.Các bước lên lớp:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số

2.Kiểm tra bài cũ.

3.Nội dung bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5/9/2015
Tuần:5 Tiết: 9
Thực hành
ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ HÌNH CẮT
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức: Nắm được trình tự đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt .
2.Kĩ năng: Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt.
3.Thái độ: Có tác phong làm việc cẩn thận, ý thức nghiêm túc thực hành
II.Chuẩn bị :
1.GV: Chuẩn bị H.10.1 (Bản vẽ chi tiết vòng đai)
2.HS: Báo cáo thực hành, dụng cụ vẽ, giấy vẽ.
III.Các bước lên lớp :
1.Ổn định lớp.:Kiểm tra sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ. 
Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết ?
3.Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV- HS
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ban đầu
 - Giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần cho bài.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của lớp.
- GV hướng dẫn học sinh các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Kẻ bảng theo mẫu như bài 9(Bảng 9.1) 
Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc bản vẽ vành đai theo trình tự như ở cột 1 và2 ở bảng 9.1
-HS lắng nghe
-HS đem dụng cụ cho GV kiểm tra
-HS lắng nghe
I. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Thước kẻ, bút
- Vật liệu: Giấy A4, nháp
II. Nội dung:
-Đọc bản vẽ chi tiết vòng đai.
-Đọc bản vẽ côn có ren.
III. Quy trình:
-Ôn lại cách đọc bản vẽ chi tiết.
-Đọc bản vẽ chi tiết vòng đai, 
-Kẻ bảng theo mẫu 9.1 và ghi phần trả lời vào bảng. Bài làm thực hiện trên giấy 
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành
- Mỗi bài làm trên một tờ giấy A4 hoặc giấy có dòng kẻ
- Kích thước chung: Là kích thước chung của chi tiết: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao, bề dày của chi tiết.
- Kích thước riêng: Là các kích thước các phần nhỏ tạo thành chi tiết.
Trong quá trình TH,Nhắc nhở hs TH theo các bước, giữ vệ sinh chung
- HS làm theo sự hướng dẫn của GV.
IV.Tiến hành:
Đọc bản vẽ chi tiết vòng đai:
- Khung tên:
+ Tên gọi chi tiết: Vành đai 
+ Vật liệu: thép 
+ Tỉ lệ 1:2
- Hình biểu diễn:
+ Tên gọi hình chiếu: Hình chiếu bằng.
+ Vị trí hình cắt: Hình cắt ở hình chiếu đứng 
- Kích thước:
+ Kích thước chung của chi tiết: 140, 50, R39, 10
+ Kích thước các phần của chi tiết: Bán kính trong R25, bán kính ngoài R39, đường kính hai lỗ là Φ12 
- Yêu cầu kỹ thuật:
+ Gia công ( làm tù cạnh)
+ Xử lí bề mặt ( mạ kẽm)
- - Tổng hợp:
+ Mô tả hình dạng và cấu tạo chi tiết (Phần giữa là nửa hình trụ tròn, hai bên là các hình hộp chữ nhật có lỗ tròn)
+ Công dụng của chi tiết (Dùng để ghép nối các chi tiết hình trvới các chi tiết khác)
4.Củng cố. 
Tổng kết và đánh giá bài thực hành
- GV nhận xét về giờ thực hành.
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài làm dựa vào mục tiêu của bài.
- GV thu báo cáo thực hành
5.Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
-Đọc trước bài 11: “Biểu diễn ren”
IV.Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 5/9/2015
Tuần: 5 tiết: 10
BIỂU DIỄN REN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết.
2.Kĩ năng:Biết được qui ước vẽ ren.
3.Thái độ:Liên hệ thực tế các chi tiết có ren, rèn tính quan sát.
II.Chuẩn bị:
1.GV: Nghiên cứu SGK tàu liệu tham khảo.
+Các mẫu vật có ren ( Bút bi, đinh vít lọ mực ) 
2.HS : Một số chi tiết có ren. Kiến thức liên quan.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Nội dung bài mới.	
Hoạt động của GVvà HS
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu các chi tiết có ren
- GV cho HS quan sát mẫu vật ( ốc, vít) và mô tả về ren.
- Hãy kể tên một số vật dụng có phần ren?
- Công dụng của ren là gì? 
-Hsquan sát
-HS kể
- Ren dùng để ghép nối các chi tiết có ren với nhau
1.Chi tiết có ren:
- Rất nhiều chi tiết sử dụng ren trong thực tế như bóng đèn, ốc vít, chai, lọ 
- Ren dùng để ghép nối các chi tiết có ren với nhau. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các qui ước về ren 
 Cho HS quan sát ren trục H11.2 và 11.3/SGK.
- Hãy điền các cụm từ liền đậm và liền mảnh để có quy ước vẽ ren ngoài (ren trục).
- Cho HS đọc nội dung quy ước.
- Cho HS quan sát ren trục H11.4 và 11.5/SGK.
- Hãy điền các cụm từ liền đậm và liền mảnh để có quy ước vẽ ren ngoài (ren trục).
- Cho HS đọc nội dung quy ước.
- Ta thấy rằng quy ước vẽ ren trục và ren lỗ giống hệt nhau nhưng trên bản vẽ chúng khác nhau như thế nào?
-HS quan sát
-HS điền từ
-HS đọc
-HS quan sát
-Hs điền từ
-HS đọc
-HS trả lời
2.Qui ước vẽ ren: 
- Ren có kết cấu phức tạp nên các loại ren đều được vẽ theo một qui ước.
a,Ren ngoài: (ren trục) 
- Là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.
* Quy ước vẽ ren ngoài ( ren trục):
- Đường đỉnh ren, giới hạn ren, vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm
- Đường chân ren, vòng chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh
- Vòng chân ren chỉ vẽ 3/4 hình tròn.
b,Ren trong (ren lỗ) 
- Là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ.
* Quy ước vẽ ren trong ( ren lỗ):
- Đường đỉnh ren, giới hạn ren, vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm
- Đường chân ren, vòng chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh
- Vòng chân ren chỉ vẽ 3/4 hình tròn.
Hoạt động 3 : Ren bị che khuất 
- GV cho HS quan sát Hình 11.6
- GV nêu qui ước vẽ ren trục hoặc ren lỗ trong trường hợp bị che khuất. 
- Hãy q/ sát H11.6 và cho biết đó là bản vẽ của ren nào?
-HS quan sát
Khi ren trục hoặc ren lỗ bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren  đều được vẽ bằng nét đứt.
-Là bản vẽ của ren lỗ
3.Ren bị che khuất:
Khi ren trục hoặc ren lỗ bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren  đều được vẽ bằng nét đứt.
4.Củng cố.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK Tr 37.
- GV cho HS đọc phần có thể em chưa biết.
5.Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK Tr 37..
- Làm bài tập trong SGK Tr 37,38.
- Chuẩn bị giấy A4 và các đồ dùng cho tiết sau thực hành .
IV.Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phong Thạnh Tây,ngày....tháng....năm 2015
Tổ trưởng
Nguyễn Hữu Lĩnh

File đính kèm:

  • docTUAN 5.CN8.doc
Giáo án liên quan