Giáo án Công nghệ 8 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016

? Các em quan sát các chi tiết: bulông, đai ốc, ta có thể tháo rời các chi tiết này ra hay không?

- Nhận xét, nói thêm: ngoài ra thì nhiều chi tiết máy còn hiểu theo nghĩa quy ước: vd khung xe đạp được liên kết bởi nhiều đoạn ống, mỗi đoạn là một chi tiết, nhưng khi lắp thành xe thì khung xe là một CTM, và vòng bi cũng là CTM kiểu này.

- Chốt ý: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và giữ nhiệm vụ nhất định trong máy

? Có mấy loại chi tiết máy?

? Các chi tiết đó có công dụng như thế nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/10/2015
Tiết thứ: 21 Tuần:11
CHƯƠNG IV: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
Bài 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được các khái niệm và phân loại chi tiết máy
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng lắp ghép các chi tiết máy 
3. Thái độ: 	
- Rèn luyện kỹ năng lao động kỹ thuật
- Yêu thích, hứng thú với môn học
II. Chuẩn bị:
1. GV:	
- Các mẫu vật có thể tháo lắp được.
- Bộ mẫu: bulông, đai ốc, vòng đệm, bánh răng, lò xo, mảnh vỡ của chi tiết máy
2. HS:	
- Tìm hiểu bài trước bài mới.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu tư thế đứng và các thao tác cơ bản khi cưa kim loại?
? Để đảm bảo an toàn khi dũa em cần chú ý những điểm gì? 
3. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chi tiết máy
 Treo hình 24.1 
? Hãy xem hình 24.1 và cho biết cụm trục trước xe đạp gồm mấy chi tiết? 
? Hãy nêu công dụng của từng phần tử trên? 
? Các phần tử này có đặc điểm chung gì? 
? Vậy chi tiết máy là gì?
* Treo hình 24.2:Hãy cho biết phần tử nào không phải là chi tiết máy? Tại sao?
? Các em quan sát các chi tiết: bulông, đai ốc,  ta có thể tháo rời các chi tiết này ra hay không?
- Nhận xét, nói thêm: ngoài ra thì nhiều chi tiết máy còn hiểu theo nghĩa quy ước: vd khung xe đạp được liên kết bởi nhiều đoạn ống, mỗi đoạn là một chi tiết, nhưng khi lắp thành xe thì khung xe là một CTM, và vòng bi cũng là CTM kiểu này. 
- Chốt ý: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và giữ nhiệm vụ nhất định trong máy
? Có mấy loại chi tiết máy?
? Các chi tiết đó có công dụng như thế nào? 
- Nhận xét nói thêm: ngoài ra còn có nhóm CTM tiêu chuẩn hóa và nhóm CTM không tiêu chuẩn hóa. Ngày nay , hầu hết các chi tiết máy đều được tiêu chuẩn hóa nhằm đảm bảo tính đồng nhất và khả năng lắp lẫn cho nhau , thuận lợi cho việc sử dụng và chế tạo hàng lọat.
Quan sát
Cụm trục trước xe đạp gồm 5 chi tiết : Trục, đai ốc, vòng đêm, đai ốc hãm côn, côn.
- Trục : Hai đầu có ren để lắp vào xe nhờ đai ốc
- Đai ốc hãm côn: giữ côn
- Đai ốc, vòng đệm: Lắp trục với xe
Côn: cùng với bi nối tạo thành trục
Có cấu tạo hòan chỉnh và giữ nhiệm vụ nhất định trong máy 
Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và giữ nhiệm vụ nhất định trong máy
Mảnh vỡ máy vì không có cấu tạo hoàn chỉnh.
Không
Lắng nghe
Có 2 loại : Nhóm chi tiết có công dụng chung, nhóm chi tiết có công dụng riêng. 
Nhóm chi tiết máy : bulông, đai ốc, vòng đệm, được sử dụng trong nhiều loại máy móc khác nhau ta gọi là nhóm chi tiết có công dụng chung.
- Nhóm chi tiết máy : trục khuỷu, kim khâu, khung xe đạp,  được sử dụng trong một loại máy móc nhất định ta gọi là nhóm chi tiết có công dụng riêng.
Lắng nghe 
CHƯƠNG IV: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
TIẾT 21 KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP I Khái niệm về chi tiết máy
1. Chi tiết máy là gì?
Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và giữ nhiệm vụ nhất định trong máy
2. Phân lọai chi tiết máy: 
- Nhóm chi tiết máy có công dụng chung được sử dụng trong nhiều loại máy móc khác nhau . VD: bulông, đai ốc, vòng đệm,
- Nhóm chi tiết máy : trục khủyu, kim khâu, khung xe đạp,  được sử dụng trong một loại máy móc nhất định ta gọi là nhóm chi tiết có công dụng riêng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
- Treo tranh một chiếc xe đạp 
- Yêu cầu HS chỉ ra các chi tiết của chiếc xe đạp và cho biết các bộ phận của chúng được ghép với nhau ntn?
- Nhận xét, bổ sung
? Các chi tiết thường được ghép với nhau bằng những mối ghép gì? 
? Thế nào là mối ghép cố định?
? Có mấy loại mối ghép cố định?
? Vậy em nào có thể cho ví dụ về hai loại mối ghép có định?
? Thế nào là mối ghép động? 
? Mối ghép có công dụng gì trong quá trình lắp ghép
- Nhận xét, cho ví dụ về các mối ghép
- Chốt ý cho HS ghi bài
Quan sát
Khung xe đạp, trục đai, ốc.. trục và đai ốc ghép với nhau bằng ren..
 Lắng nghe
Mối ghép động và mối ghép cố định
Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. Có 2 loại mối ghép cố định là mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
Bảng lề cửa, ổ trục là mối ghép động 
Mối ghép động là mối ghép mà các chi tiết được ghép có chuyển động tương đối với nhau.
Giữ mối liên hệ giữa các chi tiết với nhau
Lắng nghe
Ghi bài
II. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động.
a) Mối ghép cố định: là các chi tiết được ghép không có sự chuyển động tương đố với nhau
- Mối ghép tháo được : mối ghép ren , then, chốt,
- Mối ghép không tháo được: mối ghép hàn , đinh tán,..
b) Mối ghép động: chi tiết ghép với nhau có thể xoay, trượt, lăn, hoặc ăn khớp với nhau
VD: bản lề cửa, ổ trục, 
4. Củng cố: 
? Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào?
? Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mói ghép?
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà
 - Học bài	
 - Chuẩn bị bài 25 “Mối ghép cố định – Mối ghép không tháo được”, tìm hiểu về một số vật dụng có sử dụng 2 loại mối ghép này.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Kí duyệt tuần 11, ngày.tháng..năm 2015
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTUAN11.CN8.doc