Giáo án Công nghệ 6

I-MỤC TIÊU :

 1/ Kiến thức : Thông qua bài thực hành, củng cố được những hiểu biết về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở cho học sinh.

 2/ Kỹ năng : Có nếp sống ăn ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ và khoa học.

 3/ Thái độ: Giáo dục HS có ý thức gọn gàng, sạch sẽ trong việc sử dụng đồ đạc.

II- TRỌNG TM:

 Hs sắp xép đượ đồ đạc hợp lí trong nhà ở.

III-CHUẨN BỊ :

 1/Giáo viên : Tranh vẽ sơ đồ sắp xếp phòng ở 10 m2 để làm mẫu, góc học tập.

 2/Học sinh: Bìa cứng hoặc mút xốp cắt sơ đồ một số đồ đạc và sơ đồ phòng ở, giấy rôki, keo dán.

IV- TIẾN TRÌNH :

 1/ Ổn định tổ chức v kiểm diện : (1) Kiểm diện

 2/ Kiểm tra miệng: (2)

 Kiểm tra dụng cụ thực hành của HS.

 3/ Giảng bài mới : (37)

 

doc29 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù gian bên kê giường ngủ của bố, mẹ, giường ngủ và bàn học của các con, chổ để thóc.
-Nhà phụ : Có bếp chổ để dung cụ lao động.
+ Chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh thường được đặt ở xa nhà cuối hướng gió.
Nhà ở đồng bằng sông Cửu long.
	Chỉ có khoảng 20-30 % nhà ở làm bằng gạch ngói tương đối chắc chắn. Số còn lại làm bằng gổ, tràm, đước lợp lá dừa nước, rơm rạ. Hầu hết đều tạm bợ, đồ đạc ít, sơ sài.
2/ Nhà ở thị xã, thị trấn
3/ Nhà ở miền núi
- Chủ yếu là nhà sàn :
+ Phần sàn để ở và sinh hoạt.
+ Dưới sàn trước kia thường nuôi súc vật để bảo vệ nhưng mất vệ sinh. 
- Ngày nay, chuồng nuôi súc vật đã được đặt xa nhà ở, phần dưới sàn xây thành kho để dụng cụ lao động.
4/ Câu hỏi và bài tập củng cố : (3’)	
Hãy nêu các khu vực chính của nhà ở ?
	- Chỗ sinh hoạt chung, Chỗ thờ cúng, Chỗ ngủ nghỉ, Chỗ ăn uống
	- Khu vực bếp, Khu vệ sinh, - Chỗ để xe
Khu vực bếp cần như thế nào ?
- Cần sáng sủa, sạch sẽ có đủ nước sạch
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : (2’)
*Bài cũ: 
 Về nhà học thuộc phần: - Phân chia các khu vực trong nhà ở
 	 - Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực
 - Các loại nhà ở trong nước Việt Nam.
	 - Làm bài tập 2, trang 39 SGK
* Bài mới: THỰC HÀNH SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở
* Trọng tâm của bài: Thực hiện được các thao tác sắp xếp đồ đạc trên mô hình
* Chuẩn bị :
	- Giấy cứng, giấy rôki
- Mút xốp cắt sơ đồ phòng ở
- Keo dán
- Kéo
V-RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết PPCT: 21
Ngày dạy:
THỰC HÀNH: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ
TRONG NHÀ Ở
I-MỤC TIÊU :
	1/ Kiến thức : Thông qua bài thực hành, củng cố được những hiểu biết về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở cho học sinh.
 2/ Kỹ năng : Có nếp sống ăn ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ và khoa học.
 3/ Thái độ: Giáo dục HS có ý thức gọn gàng, sạch sẽ trong việc sử dụng đồ đạc.
II- TRỌNG TÂM:
 Hs sắp xép đượ đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
III-CHUẨN BỊ :
	1/Giáo viên : Tranh vẽ sơ đồ sắp xếp phòng ở 10 m2 để làm mẫu, góc học tập.
 2/Học sinh: Bìa cứng hoặc mút xốp cắt sơ đồ một số đồ đạc và sơ đồ phòng ở, giấy rôki, keo dán.
IV- TIẾN TRÌNH :	
	1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : (1’)	Kiểm diện	
	2/ Kiểm tra miệng:	(2’)
	Kiểm tra dụng cụ thực hành của HS.
	3/ Giảng bài mới : (37’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV nêu yêu cầu của bài thực hành.
	-HS sắp xếp đồ đạc trong phòng ở 10 m2 bằng sơ đồ hoặc mô hình bằng giấy cứng cắt hoặc bằng mút xốp hoặc tranh vẽ.
Hoạt động 1: Chuẩn bị thực hành (5’)
Hoạt động 2: Thực hành (32’)
GV yêu cầu các nhóm thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của SGK.
HS các nhóm tiến hành thực hành trên mô hình thu nhỏ đã được phân công.
GV theo dõi uốn nắn giúp đỡ những nhóm làm sai hoặc làm chậm.
HS Đại diện của nhóm trình bày mô hình đã làm được tại lớp.
HS các nhóm HS khác nhận xét và bổ sung
GV tổng kết, giới thiệu một vài phương án hay và mô hình đẹp, có tính sáng tạo. Cho điểm các nhóm thực hiện tốt.
Ví dụ : Bàn học, ghế kê gần cửa sổ 1, giường kê gần cửa sổ 2
+ Giả sử em có một phòng riêng 10 m2 và một số đồ đạc gồm 1 giường cá nhân, tủ đầu giường, 1 tủ quần áo, 1 bàn học, 2 ghế, 1 giá sách.
I-Chuẩn bị :
- Sơ đồ 2,5 x 4 m theo tỉ lệ thu nhỏ, sơ đồ một số đồ đạc theo tỉ lệ căn phòng, hình 2-7 trang 39 SGK
II-Thực hành :
 4/ Câu hỏi và bài tập củng cố :	
	-GV nhận xét lớp học trong tiết thực hành.
	-Thu các mô hình của các tổ chấm điểm.
	-Nhận xét tổ nào sắp xếp hay, tổ nào chưa hay.
	-Nhắc nhở các tổ làm vệ sinh nơi thực hành.
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :	
* Bài cũ: Về nhà hoàn thành tiếp phần bài thực hành còn chưa xong ở trên lớp.
	Thiết kế trên mô hình về sự sắp xếp đồ đạc và vị trí từng khu vực trong gia đình của em.
* Bài mới: THỰC HÀNH SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (tiếp theo)
* Trọng tâm của bài: Thực hiện được nhuần nhuyễn các thao tác sắp xếp đồ đạc trên mô hình về góc học tập của em ở nhà.
* Chuẩn bị :
	- Giấy cứng, giấy rôki
- Mút xốp cắt sơ đồ phòng ở
- Keo dán
- Kéo
V-RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết PPCT: 22
Ngày dạy:
THỰC HÀNH: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ
TRONG NHÀ Ở (tt)
I-MỤC TIÊU :
	1/ Kiến thức : Thông qua bài thực hành, củng cố những hiểu biết về sắp xếp được đồ đạc trong chổ ở của bản thân và gia đình.
 2/ Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng sắp xếp đồ đạc trong nhà ở một cách hợp lí
 3/ Thái độ : GD HS có nếp ăn ở gọn gàng, biết tiết kiệm bìa vở cũ, võ hộp hay các vật liệu tre, gỗ để tập làm các mô hình đồ vật trong nhà dùng để sắp xếp.
II- TRỌNG TÂM:
 Hs sắp xép đượ đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
III-CHUẨN BỊ :
	1/Giáo viên : Tranh vẽ sơ đồ sắp xếp phòng ở 10 m2 để làm mẫu, góc học tập.
 2/Học sinh: Bìa cứng hoặc mút xốp cắt sơ đồ một số đồ đạc và sơ đồ phòng ở, giấy rôki, keo dán.
IV- TIẾN TRÌNH :	
	1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : (1’)	Kiểm diện	
	2/ Kiểm tra miệng:	(2’)
	Kiểm tra dụng cụ thực hành của HS.
	3/ Giảng bài mới : (37’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* GV nêu yêu cầu của bài thực hành 
	-HS sắp xếp đồ đạc trong phòng góc học tập bằng sơ đồ hoặc mô hình, bằng giấy cứng cắt hoặc bằng mút xốp hoặc tranh vẽ.
Hoạt động 1: Thực hành (30’)
MT: HS hoạt động có tính tập thể, phát huy được tính sáng tạo. Mỗi nhóm thực hiện thành công một mô hình.
* GV theo dõi uốn nắn
*HS: Đại diện các tổ trình bày tại lớp.
	-Học sinh các nhóm khác chất vấn và bổ sung hoàn thiện các mô hình.
* GV tổng kết giới thiệu nhiều phương án hay.
	Ví dụ : Bàn học, ghế kê gần cửa sổ, giá sách kê gần bàn học.
* Giả sử em có một góc học tập riêng và một số đồ đạc, 1 bàn học, 2 ghế, 1 giá sách. Em sẽ sắp xếp đồ đạc trong phòng như thế nào để thuận tiện cho sinh họat, học tập ?
I-Chuẩn bị :
	-Sơ đồ phòng có góc học tập theo tỉ lệ thu nhỏ, sơ đồ một số đồ đạc theo tỉ lệ căn phòng hình 2-7 trang 39 SGK.
II-Thực hành :
Làm mô hình theo hướng dẫn hình 2 – 7/ 39
 4/ Câu hỏi và bài tập củng cố : (3’)
	-GV nhận xét lớp học trong tiết thựcc hành.
	-Thu các mô hình của các tổ chấm điểm.
	-Nhận xét tổ nào làm sắp xếp hay, tồ nào chưa hay.
	-Nhắc nhở các tổ làm vệ sinh.
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :	(2’)
	*Bài cũ: -Tổ nào chưa xong về nhà làm tiếp, tiết sau nộp cho GV kiểm tra.
	*Bài mới: 	 GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ NGĂN NẮP
	* Trọng tâm của bài: Vai trò của nhà ở ngăn nắp, sạch sẽ đối với đời sống con người
	* Chuẩn bị : Nghiên cứu trước nội dung của bài, trả lời được câu hỏi:
	 	- Nhà sạch sẽ, ngăn nắp cần thực hiện như thế nào ?
	 	- Giữ gìn nhà sạch sẽ ngăn nắp có vai trò gì ?
	- Tác hại của nhà ở lộn xộn mất vệ sinh là gì ?
V-RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết PPCT: 23
Ngày dạy:
 GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ NGĂN NẮP
I-MỤC TIÊU :
	-Sau khi học xong bài HS
	1/ Kiến thức : Biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, các công việc cần làm để giữ nhà ở luôn sạch sẽ và ngăn nắp.
	2/ Kỹ năng : Vận dụng được một số công việc vào cuộc sống ở gia đình.
	3/ Thái độ :Lồng ghép GDMT: Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp để môi trường luôn sạch, đẹp ; Có trách nhiệm thực hiện và nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
II- TRỌNG TÂM:
 Hs biết cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
III-CHUẨN BỊ :
 1/Giáo viên : Tranh ảnh nhà sạch sẽ ngăn nắp.
 2/Học sinh : Nghiên cứu trước nội dung thông tin bài; Dự đoán trả lời câu hỏi thảo luận của bài
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) Kiểm diện HS; Kiểm tra vệ sinh lớp học
	2/ Kiểm tra miệng:	Không
	3/ Giảng bài mới : (40’)	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Tìm hiểu nhà ở sạch sẽ ngăn nắp (23’)
GV yêu cầu HS xem hình 2-8 và 2-9 và trả lời các câu hỏi.
GV treo câu hỏi lên bảng yêu cầu HS thảo luận theo từng bàn trả lời câu hỏi (5’)
? Em có nhận xét gì về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh ?
? Cho ví dụ : Ngoài nhà không có rác, lá rụng 
( có bồ rác ), có cây cảnh, điều này thể hiện điều gì ? Là ngôi nhà có bàn tay chăm sóc, giữ gìn môi trường sạch đẹp?
? Trong nhà ở cần đặt các đồ đạc ở vị trí như thế nào cho tiện sử dụng, hợp lý? 
? Chỗ ngủ ngăn nắp như thế nào ?
-Chăn, màn gấp gọn, để ngay ngắn, dép guốc để gọn từng đôi, phía dưới giường. Bàn học kê sát với giá sách, sách vở xếp ngay ngắn trên bàn, trên giá sách.
? Chỗ nấu ăn (bếp) ngăn nắp gọn gàng như thế nào? 
-Có tủ lạnh, chan chứa thức ăn, có giá, tủ, kệ đựng các vật dụng trong bếp, nồi xoong. . . Bếp nấu được đặt gần chổ rửa, phía trên có giá đựng các loại gia vị, mắm muối để tiện việc nấu nướng. . .
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi theo bàn. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV hướng dẫn HS tổng kết lại về ích lợi của nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp trong đời sống của mỗi gia đình và sức khoẻ con người.
GV yêu cầu HS mô tả về nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh.
GV gợi ý cho HS bằng những câu hỏi :
	+ Xung quanh nhà ở như thế nào ?
	+ Trong nhà bố trí như thế nào ?
	+ Nếu ở trong ngôi nhà như vậy sẽ có tác hại gì ?
	+ Nơi học tập, tập vở bề bộn thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập ?
ð Muốn lấy một vật gì cũng phải tìm kiếm mất thời gian.
GV yêu cầu HS tổng kết về tác hại của nhà ở lộn xộn, mất vệ sinh.
HĐ2: Cách giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp (17’)
GV yêu cầu HS nhắc lại những tác hại khi nhà ở lộn xộn, không giữ vệ sinh, không gọn gàng.
HS nhắc lại kiến thức trên, các HS nhận xét và bổ sung.
GV hướng dẫn giúp HS rút ra kết luận.
GV yêu cầu HS phân tích : Ví dụ về ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường và hoạt động của con người đến nhà ở qua câu hỏi :
?Thiên nhiên, môi trường và các hoạt động hàng ngày của con người đã ảnh hưởng thế nào đến nhà ở ?
? Vỏ, củ, quả, lá già, vụn thức ăn sau khi sơ chế như thế nào ?
? Nồi, xoong, chảo được sử dụng chế biến món ăn cần phải làm gì sau khi sử dụng? 
? Bát, dĩa, ly, chén dùng để dọn thức ăn và ăn uống sau khi dùng xong phải như thế nào ?
(Cần phải rửa, dọn úp bát, dĩa vào giá, nồi xoong treo ở nơi quy định, vụn thức ăn đổ vào thùng rác và đem vứt ở nơi quy định )
?Hoạt động tắm rửa giặt giủ phải như thế nào?
?Ở nhà em ai là người làm công việc dọn dep nhà cửa và các công việc nội trợ?
?Kể những công việc cần làm hàng ngày tại gia đình?
-Lau nhà, dọn dẹp chỗ ngủ, dọn dẹp nhà bếp, khu vê sinh, đổ rác, dọn dẹp chỗ ăn uống, quét dọn trong nhà, ngoài sân.
?Những công việc làm hàng tuần như thế nào ? Hàng tháng như thế nào ?
-Lau bụi trên cửa sổ, trên đồ đạc, cửa kính, giặt rèm cửa.
- Giữ gìn nhà ở sạch sẽ giúp ta : sống thoải mái, giữ được sức khoẻ tốt, đồng thời làmtăng vẻ đẹp cho nhà ở.
I-Nhà sạch sẽ ngăn nắp.
	1/ Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
* Ích lợi của nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp :
- Giữ gìn môi trường sạch đẹp, các đồ đạc được đặt ở vị trí tiện sử dụng, hợp lý.
-Đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm thời gian
2/ Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh
* Tác hại nhà ở lộn xộn mất vệ sinh :
	-Muốn lấy vật gì củng phải tìm kiếm mất thờì gian.
	-Dễ đau ốm do môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn.
	-Cảm giác khó chịu, làm việc không có hiệu quả.
	-Làm cho nơi ở xấu đi, như một ngôi nhà hoang, không có bàn tay người chăm sóc, môi trường sống bị ô nhiễm.
II-Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
1/ Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
+ Cần thường xuyên quét dọn, lau chùi, sắp xếp đúng vị trí mới giữ được nhà ở gọn gàng, sạch đẹp.
2/ Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
+ Cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp, giữ vệ sinh cá nhân, gấp chăn gối gọn gàng, các đồ vật sau khi sử dụng phải để đúng nơi quy định.
	+ Tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở, quét dọn lau chùi sạch sẽ, đổ rác đúng nơi quy định.
 + Làm thường xuyên thì sẽ mất ít thời gian và có hiệu quả tốt hơn
4/ Câu hỏi và bài tập củng cố :	 (3’)
	* Bài tập 1 trang 41 SGK. Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
	-Giữ gìn môi trường sạch đẹp , các đồ đạc được đặt ở vị trí tiện sử dụng, hợp lý.
	-Đảm bảo sức khoẻ, tiết kiệm thời gian.
	* Em phải làm gì để giữ nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp?
	-Cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp, giữ vệ sinh cá nhân.
	-Tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở.
	-Làm thường xuyên.
	5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :	(2’)
	* Bài cũ: 	- Về nhà học thuộc phần: 	Ích lợi của nhà ở sạch sẽ ngăn nắp
 	Tác hại của nhà ở lộn xộn thiếu vệ sinh.
	* Bài mới: TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT.
 Trọng tâm của bài : Nắm được vai trò của các đồ vật như : tranh ảnh, rèm cửa, . . . trong việc trang trí nhà ở.
Chuẩn bị : Sưu tầm tranh ảnh về trang trí nhà ở bằng tranh ảnh, gương, rèm cửa, mành.
	- Nghiên cứu trước nội dung của bài, dự đoán các phần câu hỏi thảo luận trong bài.
V-RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết PPCT: 24
Ngày dạy:
TRANG TRÍ NHÀ Ở
BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT
I-MỤC TIÊU :
	-Sau khi học xong bài HS
	1/ Kiến thức : Biết được công dụng của tranh ảnh, gương, rèm cửa. . . trang trí nhà ở.
	2/ Kỹ năng : Lựa chọn được một số đồ vật để trang trí phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
 3/ Thái độ : Lồng ghép GDMT : Giáo dục học sinh ý thức thẩm mĩ , biết làm đẹp nhà ở của mình bằng các đồ vật trang trí trong nhà. GD các em có thói quen quan sát, nhận xét việc trang trí nhà ở bằng các đồ vật. 
II- TRỌNG TÂM: 
 Hs hiểu được tranh, ảnh, gương, rèm cửa... đối với nhà ở. 
III-CHUẨN BỊ :
	1/Giáo viên : Các tranh ảnh, tài liệu, tranh sơn mài.
	2/Học sinh : Một số tranh ảnh.
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : (1’)	Kiểm diện HS. Kiểm tra vệ sinh lớp học
	2/ Kiểm tra miệng:	 (4’)
Câu hỏi 1 trang 41 SGK.
- Giữ gìn môi trường sạch đẹp, các đồ đạc được đặt ở vị trí tiện sử dụng, hợp lý.
- Đảm bảo sức khoẻ, tiết kiệm thời gian.
Câu hỏi 2 trang 41 SGK.
- Cần có nếp sống sạch sẽ ngăn nắp, giữ vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở.
 - Làm thường xuyên.
	3/ Giảng bài mới :	(35’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh ảnh (20’)
GV treo câu hỏi yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (3’)
?Tranh, ảnh có công dụng như thế nào ?
? Gia đình em thường treo tranh gì ?
? Màu sắc của tranh và màu tường treo như thế nào ?
GV tổ chức cho HS thảo luận chọn màu tranh treo tường.
1/ Đối với tường màu vàng nhạt, màu kem, màu xám nhạt, thì chọn màu tranh :
	+ Tranh màu rực rỡ, màu sáng, màu tối.
2/ Đối với tường màu xanh, màu sẫm thì chọn màu tranh là màu sáng, màu tối.
GV gợi ý cho HS
	+ Tranh màu rực rỡ cho tường màu sáng.
* Lưu ý: Bức tranh ảnh to không nên treo trên khoảng tường nhỏ.
	- Có thể ghép nhiều bức tranh nhỏ để treo trên khoảng tường rộng.
GV cho HS quan sát những hình ảnh về cách trang trí tranh ảnh trong nhà ở của một số tranh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về gương (15’)
GV hướng dẫn HS quan sát hình 2-11 trang 43 SGK về cách treo tranh ảnh. Yêu cầu HS thảo luận từng đôi trả lời câu hỏi (2’)
? Nên treo tranh như thế nào ?
? Gương dùng để làm gì ?
HS thảo luận từng đôi trả lời câu hỏi, đại diện nhóm trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.
GV nhận xét và có thể bình điểm cho nhóm đầu tiên (nếu trả lời đúng)
GV yêu cầu HS tiếp tục xem hình 2-12 trang 44 SGK và trả lời câu hỏi :
? Vị trí treo gương như thế nào ?
- Treo gương trên tủ, kệ, trên bàn làm việc hay ngay sát cửa ra vào sẽ làm tăng vẻ thân mật , ấm cúng và tiện sử dụng.
I-Tranh ảnh :
1/ Công dụng :
-Thừơng dùng để trang trí tường nhà, biết cách lựa chọn tranh và cách bày trí sẽ góp phần làm đẹp căn nhà, tạo sự tươi vui thoải mái, dể chịu.
2/ Cách chọn tranh ảnh :
a/ Nội dung tranh ảnh :
- Tùy ý thích của chủ nhân và điều kiện kinh tế của gia đình mà chọn nhiều loại tranh khác nhau.
Ví dụ : Phong cảnh ảnh diển viên, ảnh gia đình, tranh tĩnh vật.
b/ Màu sắc của tranh ảnh :
- Màu sắc của tranh khi chọn cần phải tương xứng và phù hợp với màu của tường nhà.
c/ Kích thước của tranh ảnh phải cân xứng với tường.
- Tranh treo tường cần cân đối với ngôi nhà và gian phòng được treo. Bức tranh ảnh to không nên treo trên khoảng tường nhỏ.
3/ Cách trang trí tranh ảnh :
+ Vị trí treo tranh ảnh trang trí tùy theo ý thích của mỗi gia đình.
+ Nên treo tranh vừa tầm mắt, ngay ngắn, không để dây treo tranh lộ ra ngoài, không nên treo quá nhiều tranh rải rác trên một bức tường.
II-Gương :
1/ Công dụng :
- Gương dùng để soi và trang trí, tạo vẻ đẹp, tạo cảm giác căn phòng rộng rải và sáng sủa hơn.
2/ Cách treo gương :
-Treo gương to phía trên ghế dài, đi văng.
-Treo gương trên tủ, kệ.
- Treo gương khu vực vệ sinh (nơi đánh răng, nhà tắm)
- Treo gương nơi phòng ngủ (nơi dành cho trang điểm)
	4/ Câu hỏi và bài tập củng cố :	(3’)
	1- Hãy nêu cách chọn tranh ảnh như thế nào ?
 2- Nêu cách trang trí tranh ảnh.
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : (2’)	
* Bài củ: -Về nhà học thuộc phần : Trang trí nhà ở bằng tranh ảnh 
 Trang trí nhà ở bằng gương
	 - Làm bài tập 1 trang 45 SGK.
* Bài mới: TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT (tiếp theo)
Trọng tâm của bài : Công dụng của một số đồ vật dùng để trang trí nhà ở.
Chuẩn bị : tranh ảnh về một số kiểu rèm cửa, mành.
V-RÚT KINH NGHIỆM :	
Tiết PPCT: 25
Ngày dạy:
 TRANG TRÍ BẰNG MỘT SỐ ĐỒ VẬT ( tt )
I-MỤC TIÊU :	Sau khi học xong bài HS
	1/ Kiến thức : Biết được công dụng của rèm cửa, mành trong trang trí nhà ở.
	2/ Kỹ năng : Lựa chọn được một số đồ vật để trang trí phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
	3/ Thái độ : Giáo dục HS biết làm một số đồ vật đơn giản để trang trí nhà ở của mình.
II- TRỌNG TÂM: 
 Hs hiểu được tranh, ảnh, gương, rèm cửa... đối với nhà ở. 
III-CHUẨN BỊ :
	1/Giáo viên : Các tranh ảnh, tài liệu, tranh sơn mài.
	2/Học sinh : Một số tranh ảnh.
IV-TIẾN TRÌNH :
	1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : 	Kiểm diện HS. Kiểm tra ve

File đính kèm:

  • docCN 6 tiet 17 18.doc