Giáo án công nghệ 6 - Trường THCS Phan Bội Châu

CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ

 A. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : Sau khi học xong bài, học sinh biết đựợc :

 - Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày

 - Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

2/ Kỹ năng : - Biết giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng.

 B. CHUẨN BỊ :

 - Nội dung SGK, SGV.

 - Tranh ảnh do giáo viên và học sinh sưu tầm có liên quan đến bài dạy.

 

doc107 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án công nghệ 6 - Trường THCS Phan Bội Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chúng ta thực hiện cắm hoa dạng thẳng đứng và dạng nghiêng.
 HOẠT ĐỘNG 2 : Cắm hoa dạng thẳng đứng
1/ Dạng cơ bản :
GV treo tranh vẽ sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng, Cho học sinh nhận xét về góc độ cắm của các cành chính.
- GV vừa thông báo quy trình cắm hoa dạng thẳng đứng vừa cắm mẫu, học sinh quan sát.
- Cho học sinh các nhóm tiến hành cắm hoa theo quy trình đã nêu và dựa vào hình 2.25 ở sgk
- Thu sản phẩm của 3 nhóm, cho cán bộ lớp nhận xét, xếp loại.
- Đối với dạng vận dụng :
GV cho học sinh quan sát hình 2.26 và nêu ý kiến về góc độ cắm so với dạng cơ bản; các loại vạt liệu và dụng cụ cắm hoa.
- Cho các nhóm thuộc tổ 1 và 2 cắm hoa dạng vận dụng thay đổi góc độ cắm.
Tiếp tục cho học sinh quan sát hình 2.27 và nêu dự kiến của nhóm về vật liệu, dụng cụ cắm hoa dạng vận dụng bỏ bớt một hoặc hai cành chính thay vào đó là nhiều cành phụ hơn.
 - Cho các nhóm thuộc tổ 1 và 2 cắm hoa dạng vận dụng bỏ bớt 1 hoặc 2 cành chính.
* Nêu quy trình thực hiện cắm hoa dạng thẳng đứng?
* Dạng cắm hoa thẳng đứng có những dạng vận dụng là gì?
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG 3 : Cắm hoa dạng nghiêng.
 1/ Dạng cơ bản :
GV treo tranh vẽ sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng, Cho học sinh nhận xét về góc độ cắm của các cành chính.
- GV vừa thông báo quy trình cắm hoa dạng thẳng đứng vừa cắm mẫu, học sinh quan sát.
- Cho học sinh các nhóm tiến hành cắm hoa theo quy trình đã nêu và dựa vào hình 2.29 ở sgk
- Thu sản phẩm của 3 nhóm, cho cán bộ lớp nhận xét, xếp loại.
- Đối với dạng vận dụng :
GV cho học sinh quan sát hình 2.30 và nêu ý kiến về góc độ cắm so với dạng cơ bản; các loại vạt liệu và dụng cụ cắm hoa.
- Cho các nhóm thuộc tổ 1 và 2 cắm hoa dạng vận dụng thay đổi góc độ cắm.
Tiếp tục cho học sinh quan sát hình 2.31 và nêu dự kiến của nhóm về vật liệu, dụng cụ cắm hoa dạng vận dụng bỏ bớt một hoặc hai cành chính thay vào đó là nhiều cành phụ hơn.
 - Cho các nhóm thuộc tổ 1 và 2 cắm hoa dạng vận dụng bỏ bớt 1 hoặc 2 cành chính.
* Nêu quy trình thực hiện cắm hoa dạng nghiêng? Có những dạng vận dụng là gì?
 Về nhà ôn lại lý thuyết, chuẩn bị cho việc cắm hoa dạng toả tròn và tự do: 
- HS để các vật dụng và nguyên liệu lên bàn cho GV kiểm tra.
I/ Cắm hoa dạng thẳng đứng :
1/ Dạng cơ bản :
a/ Sơ đồ cắm hoa :
 10 -150
 450
 750
b/Quy trình cắm hoa :
+ Dụng cụ, vật liệu : sgk
+ Quy trình cắm hoa :
- Cắm cành chính thứ nhất dài khoảng 1,5(D+h) nghiêng khoảng 10 - 15 0
- Cắm cành chính thứ hai dài khoảng 2/3 cành chính thứ nhất, nghiêng khoảng 450
- Cắm cành chính thứ ba dài khoảng 2/3 cành chính thứ hai, nghiêng khoảng 750. 
- Cắm các cành phụ có độ dài ngắn khác nhau xen vào cành chính và che miệng bình.
2/ Dạng vận dụng :
a/ Thay dổi góc độ của các cành chỉnh :
 00
 50
 00
b/ Bỏ bớt một hoặc hai cành chính :
.
II/ Cắm hoa nghiêng :
1/ Dạng cơ bản :
a/ Sơ đồ cắm hoa :
 00
 150
 450
 750
b/Quy trình cắm hoa :
+ Dụng cụ, vật liệu : sgk
+ Quy trình cắm hoa :
- Cắm cành chính thứ nhất dài khoảng 1,5(D+h) nghiêng khoảng 45 0
- Cắm cành chính thứ hai dài khoảng 2/3 cành chính thứ nhất, nghiêng khoảng 150 hơi ngã ra sau
- Cắm cành chính thứ ba dài khoảng 2/3 cành chính thứ hai, nghiêng khoảng 750 hơi ngã ra trước
- Cắm các cành phụ có độ dài ngắn khác nhau xen vào cành chính và che miệng bình.
2/ Dạng vận dụng :
a/ Thay dổi góc độ của các cành chỉnh :
 450 
 2-30 
750 
b/ Bỏ bớt một hoặc hai cành chính :
.
Học sinh nghe, ghi nhớ để thực hiện
TUẦN 17 Dự phòng Ngày soạn 09/01/2014 
 TIẾT 32 -33 THỰC HÀNH CẮM HOA (tt)
	A. MỤC TIÊU : Như tiết 30,31
	B. CHUẨN BỊ: Như tiết 30,31
	C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 HOẠT ĐỘNG 1: 
1/ Nêu quy trình thực hiện cắm hoa dạng thẳng đứng? có những dạng vận dụng là gì
2/ Nêu quy trình thực hiện cắm hoa dạng nghiêng? Có những dạng vận dụng là gì?
- Kiểm tra dụng cụ, vật liệu các nhóm.
 Hôm nay chúng ta thực hiện cắm hoa dạng toả tròn.
 HOẠT ĐỘNG 2 : Cắm hoa dạng toả tròn
1/ Sơ đồ cắm hoa :
GV treo tranh vẽ sơ đồ cắm hoa dạng toả tròn.Cho học sinh nhận xét về cách cắm của các cành chính và cành phụ.
- GV vừa thông báo quy trình cắm hoa dạng toả tròn vừa cắm mẫu, học sinh quan sát.
- Cho học sinh các nhóm tiến hành cắm hoa theo quy trình đã nêu và dựa vào hình 2.32 ở sgk
- Thu sản phẩm của 3 nhóm, cho cán bộ lớp nhận xét, xếp loại.
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG 1 :Kiểm tra
- Nêu quy trình cắm hoa dạng toả tròn
- Kiểm tra dụng cụ, vật liệu các nhóm.
HOẠT ĐỘNG 2 : Cắm hoa dạng tự do.
 - Cho học sinh đọc thông tin sgk và chọn mẫu từ các hình 2.33 và mẫu tự chọn.
 - Các nhóm tiến hành cắm hoa trong 20 phút
- Thu sản phẩm của 3 nhóm, cho cán bộ lớp nhận xét, xếp loại.
 Về nhà ôn lại lý thuyết, Xem trước bài “cơ sở của ăn uống hợp lý”: 
- Học sinh trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung
- HS để các vật dụng và nguyên liệu lên bàn cho GV kiểm tra.
I/ Cắm hoa dạng toả tròn :
1/ Sơ đồ cắm hoa :
b/Quy trình cắm hoa :
+ Dụng cụ, vật liệu : sgk
+ Quy trình cắm hoa :
- Cắm cành chính thứ ba dài bằng D ở giữa bình nghiêng khoảng 10 - 15 0
- Cắm 4 cành chính thứ nhất dài bằng D xen giữa các cành chính thứ ba.
- Cắm 4 cành chính thứ hai dài bằng D xen giữa các cành chính thứ ba.
- Cắm các cành phụ có độ dài ngắn khác nhau xen vào cành chính và ở dưới toả ra xung quanh.
IV/ Cắm hoa dạng tự do :
- Học sinh đọc thông tin, bàn bạc và chọn mẫu để thực hiện.
Học sinh nghe, ghi nhớ để thực hiện
TUẦN 17 Ngày soạn 12/12/2013 
TIẾT 34 ÔN TẬP 
	A. MỤC TIÊU :
	1/ Kiến thức : Thông qua tiết ôn tập, giúp học sinh : 
 - Nắm vững những kiến thức về các loại vải thường dùng trong may mặc, cách lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục.
	 2/ Kỹ năng : - Có kỹ năng về nhận biết các loại vải thường dùng trong may mặc, lựa chọn vải phù hợp với vóc dáng, công việc. Vận dụng vào việc may mặc của bản thân và gia đình.
	3/ Thái độ : Có ý thức tiết kiệm, ăn mặc gọn gàng, lịch sự.
	B. CHUẨN BỊ :
	- Nội dung SGK, SGV và tài liệu tham khảo.
	- Câu hỏi gợi ý,...
 	C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 HOẠT ĐỘNG 1: Đặt vấn đề : Chúng ta đã nghiên cứu về chương các loại vải thường dùng trong may mặc và trang trí nhà ở. Hôm nay chúng ta ôn tập lại một số kiến thức cơ bản đã học để chuẩn bị cho thi HKI.
 HOẠT ĐỘNG 2 : Gia đình - KTGĐ :
+ Nêu vai trò của gia đình?
+ Kinh tế gia đình bao gồm những cong việc gì? Trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình?
HOẠT ĐỘNG 3 : Các loại vải thường dùng trong may mặc.
 1 Các loại vải thường dùng trong may mặc gồm những loại chính nào? Kể ra.
 a/ Nêu nguồn gốc các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học và vải sợi pha.
b/ Nêu những ưu điểm, nhược điểm và cách nhận biết mỗi loại vải đã nêu?
 HOẠT ĐỘNG 4 : Lựa chọn trang phục :
1/ Trang phục là gì? 
2/ Chức năng của trang phục.
HOẠT ĐỘNG 5: Lựa chọn trang phục :
1/ Người cao, gầy nên chọn vải và kiểu may như thế nào là phù hợp?
2/ Nên chọn vải và kiểu may như thế nào cho phù hợp với người thấp, mập?
3/ Người cân đối thì chọn vải, kiểu may như thế nào?
4/ Chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi?
 HOẠT ĐỘNG 6 : Sử dụng và bảo quản trang phục .
5/ Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động.
a/ Mô tả trang phục đi học của em?
b/ Trang phục đi lao động nên chọn như thế nào?
6/ Cách phối hợp trang phục 
a/ Phối hợp vải hoa văn với vải trơn như thế nào cho phù hợp? 
b/ Màu sắc như thế nào khi phối hợp với nhau sẽ phù hợp? Cho thí dụ cụ thể với mỗi trường hợp.
7/ Nêu cách bảo quản trang phục.
a/ Nêu quy trình giặt, phơi quần áo?
b/ Nêu các dụng cụ là và quy trình là (Ủi)
Bảng 4 : Ký hiệu giặt là.
HOẠT ĐỘNG 3 : Dặn dò :
- Về nhà ôn lại toàn bộ nội dung chương II Trang trí nhà ở đã học chuẩn bị cho tiết ôn tập tiếp theo.
- HS nghe 
I. VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÀ KINH TẾ GIA ĐÌNH
- Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mỗi người được sinh ra, lớn lên, được nuôi dưỡng, giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai.
- Mỗi thành viên trong gia đình có trách nhiệm làm tốt công việc của mình để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc.
- Kinh tế gia đình là tạo ra nguồn thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật và sử dụng nguồn thu nhập một cách hợp lý, hiệu quả để đảm bảo cuộc sống gia đình ngày càng tốt đẹp
II/ CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG :
1/ Các loại vải thường dùng trong may mặc :
 có 3 nhóm chính là Vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học và vải sợi pha
a/ Vải sợi thiên nhiện được dệt bằng những loại sợi có nguồn gốc từ thiên nhiên, thường dùng là vải sợi tơ tằm và vải sợi bông
b/ Vải sợi hoá học do con người tạo ra có nguồn gốc lấy các chất hoá học từ gỗ, tre, nứa và than đá, dầu mỏ. Có 2 loại là vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp
c/ Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha. Sợi pha thường được sản xuất bằng cách kết hợp 2 hoặc nhiều loại sợi khác nhau để tạo thành sợi dệt
2/ Tính chất các loại vải :
a/ Vải sợi thiên nhiên :
+ Ưu điểm : Có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mát
+ Nhược điểm : Dễ bị nhàu và vải sợi bông giặt lâu khô.
+ Nhận biết : Đốt sợi vải, tro bóp dễ tan.
b/ Vải sợi hoá học :
+ Vái sợi nhân tạo : 
 - Ưu điểm : có độ hút ẩm cao nên mặc thoáng mát , ít bị nhàu.
 - Nhược điểm : bị cứng lại trong nước.
 - Nhận biết : Đốt sợi vải tro bóp dễ tan
+ Vái sợi tổng hợp :
 - Ưu điểm : bền, đẹp, giặt mau khô, không bị nhàu. 
 - Nhược điểm : có độ hút ẩm thấp nên mặc bí. 
 - Nhận biết : Đốt sợi vải, tro vón cục, bóp không tan.
c/ Vải sợi pha :
 - Ưu điểm : Vái sợi pha thường có những ưu điểm của các loại sợi thành phần.
III/ LỰA CHỌN TRANG PHỤC :
1/ Khái niệm - phân loại :
 - Trang phục bao gồm quần áo và một số vật dụng đi kèm như mũ, giày, tất, khăn quàng, ... 
 2/ Chức năng của trang phục :
 a/ Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường
 b/ Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động
3/ Lựa chọn trang phục :
1/ Người cao gầy nên chọn vải màu sáng, mặt vải bóng láng, thô, xốp, kẻ sọc ngang, hoa văn có dạng sọc ngang, hoa to. Kiểu may ngang thân áo, kiểu áo có cầu vai, dún chun, tay bồng, kiểu thụng.
2/ Người thấp, béo nên chọn vải màu tối, mặt vải trơn, phẳng, mờ đục, kẻ sọc dọc, hoa văn có dạng sọc dọc, hoa nhỏ,... Kiểu may dọc thân áo, may vừa sát cơ thể, tay chéo.
3/ Người cân đối phù hợp với nhiều loại vải, kiểu may nên chỉ chú ý màu sắc phù hợp lứa tuổi và trang nhã, lịch sự.
4/ Mỗi lứa tuổi có nhu cầu, điều kiện làm việc, vui chơi và tính cách khác nhau nên sự lựa chọn cũng khác nhau
Ví dụ : SGK 
4/ Sử dụng và bảo quản trang phục
5a/ Áo quần mặc đi học dùng loại vải pha, áo màu trắng, quần màu xanh hoặc đen, đi dép có quai sau hoặc giày ba ta. Kiểu may đơn giản, dễ mặc, dễ hoạt động. Mùa đông có thêm áo khoác.
b/ Trang phục đi lao động chọn vải sợi bông, màu sẫm, may đơn giản, rộng. Đi dép thấp hoặc giày ba ta.
6.a/ Vải hoa sẽ hợp với vải trơn có màu trùng với một trong các màu chính của vải hoa.
b/ Có 4 cách phối hợp màu phù hợp là
+ Kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu.
+ Kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu.
+ Kết hợp giữa 2 màu tương phản, đối nhau /vòng màu.
+ Màu trắng hoặc đen phù hợp với bất kỳ các màu khác
7.a/ Học sinh nhớ lại bài tập điền khuyết để nêu. Các bạn còn lại nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. ( Học SGK)
b/ (SGK)
Bảng 4 cho HS làm bài tập 3 trang 25
TUẦN 18 Ngày soạn 14/12/2013 
TIẾT 35 ÔN TẬP (tt) 
	A. MỤC TIÊU : (Như tiết 34)
	B. CHUẨN BỊ : (Như tiết 34)
	C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 HOẠT ĐỘNG 1: Vai trò của nhà ở
1/ Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người “
2/ Đồ đạc trong nhà ở khi được sắp xếp hợp lý có tác dụng gì?
3/ Đối với nhà chật, nhà 1 phòng nên bố trí đồ đạc như thế nào để vẫn cảm thấy thoải mái?
4/ Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp có tác dụng như thế nào? 
5/ Nêu các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp?
6/ Nêu công dụng của tranh ảnh, gương, rèm cửa, mành?
7/ Cách chọn tranh ảnh?
8/ Cách chọn vải may rèm?
HOẠT ĐỘNG 2 : Dặn dò :
Về nhà học kỹ những nội dung đã ôn để chuẩn bị thi học kỳ I được tốt.
I. VAI TRÒ CỦA NHÀ Ở ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI ::
1/ Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên, xã hội và là nơi đáp ứng các nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần.
2/ Đồ đạc trong nhà ở được sắp xếp hợp lý, phù hợp với mọi sinh hoạt trong gia đình tạo cảm giác thoải mái, thuận tiện và xem đây là tổ ấm của mỗi người
3/ - Nhà chật, nhà một phòng cần sử dụng màn gió, bình phong, tủ tường,...để phân chia tạm thời các khu vực sinh hoạt ; sử dụng đồ đạc có nhiều công dụng.
- Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý chừa lối đi để dễ dàng đi lại.
4/ Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp :
 - Đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình, tiết kiệm thời gian khi tìm một vật dụng cần thiết hoặc khi dọn dẹp và làm tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
5/ Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
a/ Cần có nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp như giữ vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn gọn gàng, đồ vật sau khi sử dụng phải để đúng nơi quy đinh, không nhổ bậy, vứt rác bừa bãi,...
b/ Phải tham gia các công việc giữ gìn nhà ở như quét dọn sạch sẽ trong nhà và xung quanh nhà, lau nhà, lau bụi trên đồ vật, cửa, rửa ấm, chén uống trà,...
c/ Phải quét dọn nhà ở thường xuyên để mất ít thời gian và hiệu quả tốt hơn.
6/- Trang ảnh thường dùng để trang trí tường nhà. Nếu biết cách bài trí sẽ tạo thêm sự vui nắt, duyên dáng cho căn phòng và tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.
- Gương dùng để soi và trang trí, tạo vẻ đẹp cho căn phòng, tạo cảm giác căn phòng rộng rải và sáng sủa hơn.
- Rèm cửa tạo vẻ râm mát, có tác dụng che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.
- Mành dùng để che bớt nắng, gió, che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng..
7/ Cách chọn tranh ảnh 
 a/ Nội dung tranh ảnh : Tùy ý thích của chủ nhân và điều kiện kinh tế của gia đình.
 b/ Màu sắc : Tranh có màu phù hợp với màu tường, đồ đạc trong phòng.
 c/ Kích thước : Tranh ảnh to không nên treo trên khoảng tường nhỏ. Tuy nhiên nhiều tranh ảnh nhỏ có thể ghép lại và treo trên khoảng tường rộng
8/ Chọn vải may rèm
 a/ Màu sắc :
Màu sắc của vải may rèm cửa phải hài hoà với màu tường và màu cửa.
 b/ Chất liệu vải :Thường dùng vải dày in hoa, nỉ, gấm ... là những loại vải bền, có độ rủ hoặc vải mỏng như voan, ren....
TUẦN 19 CHƯƠNG III : NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH Ngày soạn 03/01/2014 
TIẾT 37 CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ 
	A. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Sau khi học xong bài, học sinh biết đựợc :
 - Vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày
	- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
2/ Kỹ năng : - Biết giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn, cách thay thế thực phẩm trong cùng nhóm để đảm bảo đủ chất, ngon miệng và cân bằng dinh dưỡng.
	B. CHUẨN BỊ :
	- Nội dung SGK, SGV.
	- Tranh ảnh do giáo viên và học sinh sưu tầm có liên quan đến bài dạy.
 	C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 HOẠT ĐỘNG 1: Đặt vấn đề : 
 Tại sao chúng ta phải ăn uống?
 GV rút ra ý chính : ăn uống để sống, làm việc đồng thời để có chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt. Sức khoẻ và hiệu quả làm việc phần lớn phụ thuộc váo loại và lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày. Vì thế chúng ta phải hiểu về “Cơ sở của ăn uống hợp lý”
GV nêu mục tiêu và yêu cầu cần đạt.
- Cho HS quan sát hình 3.1 và nêu nhận xét.
GV kết luận như sgk.
 HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng :
Trong thiên nhiên, thức ăn là những hợp chất phức tạp bao gồm mhiều chất dinh dưỡng kết hợp lại. Vậy em nào có thể nêu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người?
 1/ Tìm hiểu về chất đạm :
 Cho HS quan sát hình 3.2 và phân tích nguồn cung cấp chất đạm.
 HS tiếp tục quan sát hình 3.3 và phân tích về chức năng dinh dưỡng :Con người từ khi mới sinh ra đến khi lớn lên có sự thay đổi rõ rệt về thể chất và trí tuệ. Nó giúp cơ thể xây dựng và tu bổcác tế bào bị chết như tóc rụng, tóc khác lại mọc, răng sữa thay bằng răng trưởng thành, bị thương một thời gian sẽ lành,...
 HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu về chất đường bột (Gluxit) :
 - Cho học sinh quan sát hình 3.4 và nêu các nguồn cung cấp chất bột, đường
- GV tiếp tục cho học sinh quan sát hình 3.5 và và phân tích cho học sinh về chức năng của chất đường, bột.
 HOẠT ĐỘNG 4 : Tìm hiểu về chất béo :
- Hãy quan sát hình 3.6 và kể tên các loại thực phẩm và sản phẩm chế biến cung cấp chất béo động vật và chất béo thực vật.
- Cho học sinh thử nêu chức năng dinh dưỡng của chất béo. Vd như những ngày trời lạnh và nóng nếu ta ăn nhiều dầu mỡ thì có cảm giác như thế nào? Những người có lớp mỡ dày thì khi va chạm, bị ngã sẽ như thế nào?
GV phân tích thêm và kết luận như sgk.
 HOẠT ĐỘNG 5 : Củng cố - Dặn dò 
1/ Nêu nguồn cung cấp và chức năng chính của chất đạm?
2/ Chất đường bột có nguồn gốc từ đâu và có chức năng đối với cơ thể là gì?
3/ Nêu nguồn cung cấp và chức năng chính của chất béo.
* Về nhà học bài, tìm hiểu trước phần còn lại của bài học đến hết phần giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
- Học sinh nghe, suy nghĩ và trả lời theo ý kiến cá nhân.
I. VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG :
 1/ Chất đạm ( Protêin)
 a/ Nguồn cung cấp :
- Đạm động vật : Thịt, trứng, sữa, cá,...
- Đạm thực vật : Đậu tương, đậu phộng và các loại đậu, đỗ khác.
b/ Chức năng dinh dưỡng :
- Chất đạm được xem là chát dinh dưỡng quan trọng nhất để cấu thành cơ thể và giúp cơ thể phát triển tốt.
- Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết, tăng khử năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
2/ Chất đường, bột ( Gluxit) :
a/ Nguồn cung cấp :
- Nhóm có chát bột là thành phần chính của ngũ cốc, các loại củ, quả,...
- Nhóm có chất đường là thành phần chính của các loại trái cây tươi hoặc khô, mật ong, sữa, mía, kẹo, mạch nha,...
b/ Chức năng dinh dưỡng :
 - Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và chuyển hoá thành các chát dinh dưỡng khác
3/ Chất béo (Lipit) :
a/ Nguồn cung cấp :
- Chất béo động vật (mỡ) như mỡ lợn, bò, cừu, bơ, sữa, phomat,...
- Chất béo thực vật (dầu) : đạu phộng, mè, đậu nành, quả dừa,...
b/ Chức năng dinh dưỡng :
- Cung cấp năng lượng, tích luỹ dưới da dưới dạng lớp mỡ, bảo vệ cơ thể.
- Chuyển hoá một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
Học sinh trả lời, các bạn nhận xét, bổ sung
Học sinh ghi nhớ để thực hiện
TUẦN 19 Ngày soạn 07/01/2014 
TIẾT 38 CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ (tt) 
	A. MỤC TIÊU : Như tiết 37
	B. CHUẨN BỊ : Như tiết 37
 	C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 HOẠT ĐỘNG 1: Bài cũ :
1/ Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đạm.
2/ Chất đường, bột có nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng như thế nào?.
3/ Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất béo.
Đặt vấn đề : 
 Ngoài các chất dinh dưỡng là chất đạm, chất đường, bột và chất béo thì cần có các loại vitamin, chất khoáng và các chất cần thiết khác. Vậy các chất đó có từ đâu và chức năng dinh dưỡng của chúng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này.
 HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu vai trò của sinh tố (Vitamin), chất khoáng, nước, chất xơ :
a/ Về sinh tố :
- Hãy kể tên coác loại sinh tố mà em biết.( A, nhóm B, C, D, E, PP, K...):
 Cho HS quan sát hình 3.7 và ghi vào vở những thực phẩm cung cấp các loại sinh tố A, B, C, D.
 Cho học sinh báo cáo kết quả đã ghi, các bạn nhận xét, bổ sung,
GV chôt lại và ghi bảng.
 HS tiếp tục quan sát hình 3.7 xem gợi ý và nhắc lại chức năng dinh dưỡng của các sinh tố A, C, D và nhóm B...
b/ Tìm hiểu về chất khoáng :
 - Chất khoáng bao gồm những chất gì?
 - Cho học sinh quan sát hình 3.8 và ghi vào vở các loại thực phẩm cung cấp chất khoáng.
- GV dựa trên nguồn cung cấp để nêu chức năng của các loại chất khoáng.
c/ Tìm hiểu về nước :
 Nước là một chất quen thuộc hàng ngày đối với chúng ta, Vậy :
- Nước vào cơ thể bằng những con đường nào?
- Ngoài nước uống còn có nguồn nào khác cung cấp nước cho cơ thể? kể ra và cho ví dụ.
- Nước có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
d/ Tìm hiểu về chất xơ 
 - Chất xơ có trong những loại thực phẩm nào?
- Chất xơ phần thực phẩm mà cơ thể không tiêu

File đính kèm:

  • docGiao_an_cong_nghe_6_20150727_084906.doc