Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 62 đến 69

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nắm được các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình, xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm.

2. Kỹ năng:

- Biết cách tính thu chi của gia đình trong 1 tháng hoặc 1 năm.

3. Thái độ:

- Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.

- Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm

- Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn

4. Năng lực:

- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh sử dụng máy tính, mạng internet, các phần mềm hỗ trợ học tập để xử lý các yêu cầu bài học.

- Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.

II. Chuẩn bị bài học:

1. Chuẩn bị của GV:

- Soạn KHBH. Tranh ảnh. Sơ đồ tóm tắt nội dung. Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến bài học.

 + Tranh ảnh về các ngành nghề sản xuất trong xã hội.

 + Hình ảnh một số hoạt động, sinh hoạt, chi tiêu hằng ngày của gia đình.

- Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phiếu học tập. Máy tính, máy chiếu

 

docx25 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 62 đến 69, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................................................................................................................................... 
Ký duyệt của ban giám hiệu
Ngày tháng năm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Khối lớp:
Số tiết: 2
(Tiết 64, 65)
CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
Nhận biết được chi tiêu trong gia đình là gì?
Nhận biết được các khoản cần chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam.
2. Kĩ năng
Phân biệt được các khoản chi tiêu trong gia đình, từ đó làm được một số công việc trong gia đình để tiết kiệm các khoản chi tiêu trong nhà.
	3. Thái độ
Quan tâm tới việc tiết kiệm chi tiêu cho bản thân và gia đình.
- Có thói quen học tập và làm việc theo quy trình.
- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
4. Năng lực:
- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh sử dụng máy tính, mạng internet, các phần mềm hỗ trợ học tập để xử lý các yêu cầu bài học, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
- Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.
II. Chuẩn bị bài học: 
1. Chuẩn bị của GV:
- Soạn KHBH. Tranh ảnh. Sơ đồ tóm tắt nội dung. Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến bài học.
	+ Tranh ảnh về các ngành nghề sản xuất trong xã hội.
	+ Hình ảnh một số hoạt động, sinh hoạt, chi tiêu hằng ngày của gia đình.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phiếu học tập. Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của HS:
	- Đọc và tìm hiểu trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan.
	+ Xem lại bài cũ, đọc và xem trước bài mới.
	+ Tìm hiểu các khoản chi tiêu của gia đình mình và các hộ gia đình ở địa phương.
III. Tiến trình bài học:
1. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu:
 +Tạo hứng thú, động lực cho HS khi tìm hiểu kiến thức mới.
 + Xuất hiện nhu cầu dẫn đến việc cần tiếp nhận kiến thức mới.
+ Chuyển giao:
GV treo một số hình ảnh về sinh hoạt hằng ngày trong gia đình cho HS quan sát: Ăn uống, mua sắm, đi lại, may mặc
GV: Con người chúng ta nhu cầu sinh hoạt trong gia đình là rất nhiều ngoài các hình ảnh trên, em hãy cho biết các nhu cầu sinh hoạt khác nào? (Học hành, giải trí)
Vậy ta làm thế nào để đáp ứng những nhu cầu đó?
+ Thực hiện:
- HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi 
- GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS.
+ Báo cáo thảo luận:
- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận câu hỏi.
- GV gọi học sinh đứng tại chỗ trình bày, học sinh khác theo dõi và bổ sung.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp 
- GV nhận xét về ý thức học tập, nhận xét về kêt quả bài tập của HS
- GV: Chốt lại kiến thức
Hằng ngày con người có rất nhiều hoạt động, các hoạt động đó có thể tạo ra của cải, vật chất cho xã hội hoặc tiêu dùng của cải vật chất của xã hội, mỗi người phải chi một khoản nhất định
Hoạt động 2: Tìm hiểu "Chi tiêu trong gia đình là gì?" 
Mục tiêu: Nhận biết được chi tiêu trong gia đình là gì?
+ Chuyển giao: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
? Hằng ngày gia đình em có những khoản chi gì?
? Khoản nào chi thường xuyên? khoản nào không chi thường xuyên?
? Thế nào là chi tiêu trong gia đình?
+ Thực hiện:
- HS làm việc nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS.
+ Báo cáo thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- GV gọi học sinh đứng tại chỗ trình bày, học sinh khác theo dõi và bổ sung.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp 
- GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS
- GV: Chốt lại kiến thức
Hướng dẫn HS quan sát lại tranh hình đầu chương và kể các khoản chi của gia đình trong tranh.
Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các khoản chi tiêu trong gia đình (20’)
Mục tiêu: 
Nhận biết được các khoản cần chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam.
Phân biệt được các khoản chi tiêu trong gia đình, từ đó làm được một số công việc trong gia đình để tiết kiệm các khoản chi tiêu trong nhà.
+ Chuyển giao: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
? Nêu một số nhu cầu thường ngày của con người?
? Kể các nhu cầu văn hóa, tinh thần của gia đình em?
? Kể các khoản chi phí cho học tập?
? Kể các chi phí cho nhu cầu xem TV, báo chí?
Giới thiệu về 2 loại chi tiêu chính trong gia đình.
Nhóm 1: Kể tên các sản phẩm dùng cho việc ăn uống.
Nhóm 2: Liệt kê các sản phẩm may mặc và gia đình dùng hằng ngày.
Nhóm 3: Kể tên các khoản chi cho nhu cầu lại của gia đình.
Yêu cầu HS liên hệ thực tế các khoản chi của gia đình.
+ Thực hiện:
- HS làm việc nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS.
+ Báo cáo thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- GV gọi học sinh đứng tại chỗ trình bày, học sinh khác theo dõi và bổ sung.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp 
- GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS
- GV: Chốt lại kiến thức
Các khoản chi tiêu trong gia đình 
 Chi cho nhu cầu vật chất
Chi cho ăn uống: mua thực phẩm, gia vị, 
chi cho may mặc: quần áo, giày dép
Chi cho nhu cầu đi lại: mua xe đạp, xe máy
Chi cho bảo vệ sức khỏe: khám, chữa bệnh, mua bảo hiểm
Chi cho nhu cầu văn hóa, tinh thần
Chi cho học tập: học phí, mua sách vở
Chi cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí: đi công viên, xem biểu diễn văn nghệ
Chi cho nhu cầu giao tiếp xã hội: đám cưới, thăm viếng 
Tùy địa phương mà có các nhu cầu giải trí khác nhau.
GV chốt lại: đời sống nâng cao, các nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng do đó mức chi tiêu cho nhu cầu này cũng tăng lên.
Hoạt động vận dụng, luyện tập:
- Mục tiêu:
	- Củng cố kiến thức về chi tiêu gia đình. 
+ Chuyển giao: Yêu cầu HS làm trả lời câu hỏi SGK.
- Sau khi học xong bài này em rút ra được điều gì? 
- Để góp phần tổ chức cuộc sống gia đình văn minh, hạnh phúc bản thân em có trách nhiệm gì đối với gia đình?
- Để tạo nguồn kinh tế cho gia đình em cần làm việc gì?
+ Thực hiện:
 - HS cả lớp làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
 	- GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận: 
 - Cá nhân HS trả lời câu hỏi.
 - Các HS khác nhận xét bổ sung.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp 
- GV chốt phương án trả lời đúng.
- Nhận xét hoạt động của cá nhân, của các nhóm 
Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
	? Qua bài này các em nắm được những kiến thức gì?
Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè hoặc qua ti vi, internet, sách báo cho biết những người dân sông ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có nhu cầu cơ bản và thiết yếu như (ăn, mặc, ở, đi lại và thu chi trong gia đình) như thế nào?
b. Lập sơ đồ nội dung bài học
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà 
- GV tổng kết nội dung bài học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- Tìm hiểu các biện pháp tăng thu nhập trong gia đình ở địa phương.
RÚT KINH NGHIỆM :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Ký duyệt của ban giám hiệu
Ngày tháng năm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Khối lớp:
Số tiết: 2
(Tiết 66, 67)
THỰC HÀNH: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VỀ THU,
CHI TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Nắm được các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình, xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm.
2. Kỹ năng: 
- Biết cách tính thu chi của gia đình trong 1 tháng hoặc 1 năm.
3. Thái độ:
- Có ý thức giúp đỡ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.
- Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
- Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn 
4. Năng lực:
- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh sử dụng máy tính, mạng internet, các phần mềm hỗ trợ học tập để xử lý các yêu cầu bài học.
- Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.
II. Chuẩn bị bài học: 
1. Chuẩn bị của GV:
- Soạn KHBH. Tranh ảnh. Sơ đồ tóm tắt nội dung. Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến bài học.
	+ Tranh ảnh về các ngành nghề sản xuất trong xã hội.
	+ Hình ảnh một số hoạt động, sinh hoạt, chi tiêu hằng ngày của gia đình.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phiếu học tập. Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của HS:
	- Đọc và tìm hiểu trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan.
	+ Xem lại bài cũ, đọc và xem trước bài mới.
	+ Tìm hiểu các khoản chi tiêu của gia đình mình và các hộ gia đình ở địa phương.
Đọc SGK bài 27, chuẩn bút mực, bút chì 
	Thảo luận nhóm, thực hành cá nhân, thực hành nhóm, vấn đáp.
III. Tiến trình bài học:
1. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu:
 + Tạo hứng thú, động lực cho HS khi tìm hiểu kiến thức mới.
 + Xuất hiện nhu cầu dẫn đến việc cần tiếp nhận kiến thức mới.
+ Chuyển giao:
	Tại sao phải quan tâm đến các khoản chi tiêu trong gia đình?
+ Thực hiện:
- HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS.
+ Báo cáo thảo luận:
- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận câu hỏi.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp 
- GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS
- GV: Chốt lại kiến thức
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
HTKT1: Xác định tổng thu nhập của gia đình
*Mục tiêu: 
Nhận biết xác định được các khoản cần chi tiêu của các loại hộ gia đình ở địa phương, ở chính gia đình mình.
Phân biệt được các khoản thu nhập của gia đình, từ đó làm được một số công việc trong gia đình để tăng thu nhập cho gia đình.
+ Chuyển giao:
	Yêu cầu học sinh thực hành với từng nội dung.
GV: Phân công cho từng nhóm.
+ Nhóm 1, 2: Xác định tổng thu nhập của gia đình ở thành phố.
+ Nhóm 3, 4: Xác định tổng thu nhập của gia đình ở nông thôn.
Hướng dẫn học sinh thực hành theo từng nội dung.
Bài tập TH.
a) Gia đình em có 6 người sống ở thành phố. Ông nội làm ở cơ quan nhà nước mức lương tháng là 4.000.000 đồng. Bà nội đã nghỉ hưu với mức lương 2.000.000 đồng trên một tháng.
- Bố là công nhân ở một nhà máy mức lương tháng là 5.000.000 đồng mẹ là giáo viên mức lương tháng là: 3.500.000 đồng. Chị gái học THPT và em học lớp 6. Em hãy tính tổng thu nhập trong 1 tháng.
b) Gia đình em có 4 người, sống ở nông thôn, lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 5 tấn thóc. Phần thóc để ăn là 1,5 tấn, số còn lại mang ra chợ bán với giá: 5.000đồng /kg.
Tiền bán rau quả và các sản phẩm khác là: 10.000.000đồng. Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm.
+ Thực hiện:
- HS làm việc nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 SGK tính tổng thu nhập gia đình trong một tháng.
Hướng dẫn học sinh tính tổng thu nhập của gia đình trong 1 năm.
+ Báo cáo thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp 
- GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS
- GV: Chốt lại kiến thức
- Nhận xét ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của học sinh.
- Đánh giá kết quả đạt được của học sinh sau đó cho điểm.
HTKT2: Xác định chi tiêu của gia đình
*Mục tiêu: 
Nhận biết xác định được các khoản cần chi tiêu của các loại hộ gia đình ở địa phương, ở chính gia đình mình.
Phân biệt được các khoản chi tiêu trong gia đình, từ đó làm được một số công việc trong gia đình để tiết kiệm các khoản chi tiêu trong nhà.
+ Chuyển giao:
	Yêu cầu học sinh thực hành với từng nội dung.
GV: Phân công cho từng nhóm.
+ Nhóm 1: Lập phương án thu, chi cho gia đình ở thành phố.
+ Nhóm 2: Lập phương án thu, chi cho gia đình ở nông thôn.
+ Nhóm 3: Cân đối thu chi cho gia đình em với mức thu nhập 1 tháng.
Hướng dẫn học sinh thực hành theo từng nội dung.
Bài tập TH.
a) Gia đình em có 4 người, mức thu nhập 1 tháng là 8.000.000 đồng (ở thành phố) và 4.000.000 đồng (ở nông thôn). Em hãy tính mức chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm ít nhất được 1.000.000đồng.
+ Thực hiện:
- HS làm việc nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ Báo cáo thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp 
- GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS
- GV: Chốt lại kiến thức
- Nhận xét ý thức chuẩn bị, ý thức làm việc của học sinh.
- Đánh giá kết quả đạt được của học sinh sau đó cho điểm.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
	? Qua bài này các em nắm được những kiến thức gì?
Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè hoặc qua ti vi, internet, sách báo cho biết những người dân sông ở địa phương mình có nhu cầu cơ bản và thiết yếu như (ăn, mặc, ở, đi lại và thu chi trong gia đình) như thế nào?
Hướng dẫn học ở nhà:
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- Tìm hiểu các biện pháp tăng thu nhập trong gia đình ở địa phương.
RÚT KINH NGHIỆM :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Ký duyệt của ban giám hiệu
Ngày tháng năm
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Khối lớp:
Số tiết: 1
Tiết 68 
ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Củng cố lại các phần nội dung đã được học trong chương IV.
- Nắm vững kiến thức thu, chi trong gia đình
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng một số kiến thức đã học vào cuộc sống.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS cẩn thận, biết tổng hợp kiến thức đã học.
- Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
- Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn 
4. Năng lực:
- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh sử dụng máy tính, mạng internet, các phần mềm hỗ trợ học tập để xử lý các yêu cầu bài học.
- Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.
II. Chuẩn bị bài học: 
1. Chuẩn bị của GV:
- Soạn KHBH. Tranh ảnh. Sơ đồ tóm tắt nội dung. Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến bài học.
	+ Tranh ảnh về các ngành nghề sản xuất trong xã hội.
	+ Hình ảnh một số hoạt động, sinh hoạt, chi tiêu hằng ngày của gia đình.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phiếu học tập. Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của HS:
	- Đọc và tìm hiểu trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan.
- Ôn tập toàn chương.
III. Tiến trình bài học:
1. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu:
 +Tạo hứng thú, động lực cho HS khi tìm hiểu kiến thức mới.
 + Xuất hiện nhu cầu dẫn đến việc cần tiếp nhận kiến thức mới.
+ Chuyển giao: 
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm vẽ sơ đồ tư duy kiến thức chương 
+ Thực hiện
- GV chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện. 
- GV bao quát lớp và hỗ trợ cho HS
+ Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
GV đánh giá về việc ghi nhớ kiến thức cũ của HS.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
* Mục tiêu:
- Ôn tập cho HS các kiến thức cơ bản trong chương.
+ Chuyển giao: GV: Nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận nhóm.
Chia lớp thành 4 nhóm và cử nhóm trưởng, thư ký.
- Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm.
- Thư ký ghi ý kiến nhóm.
Câu 1: Thu nhập gia đình là gì và có những loại thu nhập nào?
Câu 2: Em đó làm gì để góp phần tăng thu nhập gia đình?
Câu 3: Em hãy kể tên các loại thu nhập của gia đình em
Câu 4: Chi tiêu trong gia đình là gì?
Câu 5: Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình?
Câu 6: Em có đóng góp gì để cân đối thu chi trong gia đình?
+ Thực hiện:
- HS làm việc nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS.
+ Báo cáo thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp 
- GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS
- GV: Chốt lại kiến thức
Câu 1: Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.
+ Các hình thức thu nhập:
1. Thu nhập bằng tiền.
- Tiền lương: Mức thu nhập này tuỳ thuộc vào kết quả lao động của mỗi người.
- Tiền thưởng: Là phần thu nhập bổ sung cho người lao động tốt.
- Tiền lãi bán hàng, tiền tiết kiệm, các khoản tiền trợ cấp xã hội, tiền bán sản phẩm.
2. Thu nhập bằng hiện vật.
+ Mỗi gia đình có hình thức thu nhập riêng, song, thu nhập bằng hình thức nào là tuỳ thuộc vào địa phương.
+ Ví dụ: - Hoa quả.
	- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
	- Mây, tre, đan, may mặc.
	- Rau, củ.
	- Ngô, lúa, khoai.
	- Tôm, cá.
	- Gà, vịt, lợn, trứng.
Câu 2: Em có thể làm các việc để góp phần tăng thu nhập cho gia đình:
	Làm vườn, cho gia súc, gia cầm ăn, giúp đỡ gia đình những việc trong nhà, việc nội trợ.
Câu 3: Kể được các khoản thu nhập của gia đình bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
 Câu 4: Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để thoả mãn nhu cầu về vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ
Câu 5: Để cân đối được thu chi:
+ Phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định chi tiêu.
+ Chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết.
+ Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập
Câu 6: Em có những đóng góp gì để cân đối thu chi trong gia đình như: 
+ Luôn có ý thức tiết kiệm trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày
+ Chi tiêu hợp lý, không đòi hỏi bố mẹ mua những quần áo đắt tiền.
Hoạt động vận dụng

File đính kèm:

  • docxTHU CHI TRONG GD_12745198.docx