Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016

I.TRẮC NGHIỆM(4 ĐIỂM)

Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

1.Loại vải cần là(ủi) thường xuyên là:

A. Vải sợi hóa học C.Vải sợi bông,lanh

B.Vải sợi tổng hợp D.Vải sợi nhân tạo

2.Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ đâu?

A.Than đá, dầu mỏ C.Than đá,lanh, đai

B.Bông, lanh, đai D.Dầu mỏ, bông, lanh

3.Màu sắc có thể kết hợp với nhiều màu khác nhau?

A.Xanh, đỏ C.Vàng, hồng

B.Tím, cam D.Trắng, đen

4.Các công việc bảo quản trang phục gồm:

A.Giặt, là, cất giữ C.Giặt, phơi, ủi

B.Giặt, là, ủi D.Là, giặt, ủi

5.Em hãy sử dụng cụm từ thích hợp nhất ở cột B để hoàn thành mỗi câu ở cột A: Tính chất của các loại vải thường dùng trong may mặc ?

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/12015
 Tiết thứ: 21 Tuần: 11
 KIỂM TRA LÍ THUYẾT 1 TIẾT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
GV đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức
2.Kĩ năng:
 Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết tiinhf huống, rèn luyện kĩ năng phân tích
3.Thái độ:
 Qua bài kiểm tra giúp HS rút kinh nghiệm, cải tiến phương pháp học tập.
II. Chuẩn bị:
1.giáo viên 
 Đề kiểm tra.
 2. Học sinh
 Chuẩn bị kiến thức để kiểm tra.
III. Hoạt động trên lớp:
	1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số 
	2. Ma trận đề kiểm tra:
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.Các loại vải thường dùng trong may mặc
 1
0,5đ 
 1
2
 2
2,5đ
2.Lựa chọn trang phục
 1
1đ
 1 
3đ
 2
4đ
3.Sử dụng và bảo quản trang phục
 1
0,5đ
 2
1đ
 1 
2đ
 3
1,5đ
 1
2đ
3.Đề kiểm tra: 
I.TRẮC NGHIỆM(4 ĐIỂM)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
1.Loại vải cần là(ủi) thường xuyên là:
A. Vải sợi hóa học	 	 	C.Vải sợi bông,lanh 
B.Vải sợi tổng hợp	 	D.Vải sợi nhân tạo 
2.Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ đâu?
A.Than đá, dầu mỏ 	C.Than đá,lanh, đai 
B.Bông, lanh, đai 	D.Dầu mỏ, bông, lanh
3.Màu sắc có thể kết hợp với nhiều màu khác nhau?
A.Xanh, đỏ 	C.Vàng, hồng	 
B.Tím, cam 	D.Trắng, đen	
4.Các công việc bảo quản trang phục gồm:
A.Giặt, là, cất giữ 	C.Giặt, phơi, ủi 	
B.Giặt, là, ủi 	D.Là, giặt, ủi
5.Em hãy sử dụng cụm từ thích hợp nhất ở cột B để hoàn thành mỗi câu ở cột A: Tính chất của các loại vải thường dùng trong may mặc ?
Cột A
Cột B
1.Vải sợi thiên nhiên
2.Vải sợi nhân tạo
3.Vải sợi tổng hợp
4.Vải sợi pha
a.Độ hút ẩm cao,ít bị nhàu
 b.Độ hút ẩm thấp,không bị nhàu
c.Độ hút ẩm cao,dễ bị nhàu
d.Có những ưu điểm của các loại sợi thành phần
Đáp án: 1+.......;2+......;3+..........;4+............
II.TỰ LUẬN(6 ĐIỂM)
1.Trang phục có chức năng gì? (1 điểm)	
2.Khi đi lao động ra nhiều mồ hôi nên mặc như thế nào? (2 điểm)
3.Người gầy, cao nên lựa chọn vải như thế nào cho phù hợp? (3 điểm)
6A1: 1.Trang phục có chức năng gì? (1 điểm)
2.Khi đến thăm bạn có hoàn cảnh khó khăn nên mặc như thế nào? (2 điểm)
3.Để có được trang phục phù hợp cần chú ý điều gì? Lấy ví dụ? (3 điểm)	
4.Đáp án	
I.TRẮC NGHIỆM(4 ĐIỂM)
Mỗi câu 0,5 điểm
1+ C;2+B;3+D;4+A
5. Mỗi ý 0,5 điểm:1+c ;2+a ;3+b ;4+d
II.TỰ LUẬN(6 ĐIỂM)
1.Mỗi ý 0,5 điểm
Trang phục có chức năng:
-Bảo vệ cơ thể, làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động
-Trang phục thể hiện phần nào tính cách, nghề nghiệp, trình độ văn hóa của người mặc
2.Mỗi ý 0,5 điểm	
Trang phục đi lao động:
-Chất liệu vải: vải sợi bông	
-Màu sắc: màu sẫm
-Kiểu may: đơn giản, rộng
-giày, dép: dép thấp, giày ba ta
3.Mỗi ý 1 điểm
Người gầy, cao nên lựa chọn
-Màu sáng: màu trắng, vàng nhạt, xanh nhạt
-Mặt vải: bóng láng, thô xốp
-Kẻ sọc ngang, hoa văn có dạng sọc ngang, hoa to	
6A1:1.Trang phục có chức năng:
-Bảo vệ cơ thể, làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động
-Trang phục thể hiện phần nào tính cách, nghề nghiệp và trình độ văn hóa của người 
2.Mỗi ý 0,5 điểm
Khi đến thăm bạn có hoàn cảnh khó khăn nên mặc:
-Chất liệu vải: vải bông, vải sợi hóa học
-Màu sắc: màu sáng 	
-Kiểu may: đơn giản, trang nhã, lịch sự
-giày, dép: dép thấp, giày ba ta
3.Mỗi ý 0,5 điểm; ví dụ: 1 điểm	
Để có được trang phục đẹp cần chú ý tới:
-Xác định vóc dáng-Xác định kiểu may
-Lựa chọn loại vải
-Lựa chọn vật dụng đi kèm
*Ví dụ: lấy ví dụ về lựa chọn trang phục đi chơi, đi tiệc
5.Nhận xét-đánh giá	
 -Nhận xét thái độ, ý thức, chuẩn bị của HS
 -Đánh giá	

 Điểm
Lớp
 0-2
3-4
5-6
7-8
9-10
6A1
6A2
6A3
IV.Rút kinh nghiệm ....................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/10 / 2015
Tiết thứ:22 Tuần:11	
 CHƯƠNG II: TRANG TRÍ NHÀ Ở
	Bài 8: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH 
I.Mục tiêu: 	
1.Kiến thức: 
 - Biết được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
 - Biết được yêu cầu của việc phân chia các khu vực sinh hoạt trong nhà ở.
2. Kĩ năng:
 - Biết cách phân chia các khu vực sinh họat trong nhà ở hợp lý.
3.Thái độ:
-Có thái độ tích cực, tự lập ,biết chăm lo cho bản thân và cộng đồng.
II. Chuẩn bị:
 1.giáo viên: 
Tranh vẽ H 2.1: Vai trò của nhà ở đối với con người.
Tài liệu, tranh ảnh liên quan đến bài
 2.Học sinh: 
Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo.
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Nội dung bài mới:
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người
GV nêu vấn đề: Vì sao con người cần nơi ở, nhà ở?
GV treo tranh vẽ H2.1 SGK hướng dẫn cho HS khai thác ý trong mỗi hình nhỏ.
-Nhà ở bảo vệ cơ thể tránh khỏi ảnh hưởng xấu gì của thiên nhiên?
- Nhà ở còn thoả mãn nhu cầu gì của cá nhân?
-Nhà ở còn thoả mãn nhu cầu sinh hoạt chung gì của gia đình?
-Vậy nhà ở có vai trò gì đối với đời sống con người?
GV nêu thêm: nhà ở là một nhu cầu thiết yếu của con người. Hiến pháp và pháp luật nhà nước CHXHCNVN đều ghi nhận quyền có nhà ở của công dân, bảo vệ và khuyến khích người dân cải thiện điều kiện ở.
+quan sát tranh vè, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Mưa, gió bão, nắng nóng, tuyết lạnh
+ ngủ, tắm giặt, học tập.
+ ăn uống, xem tivi.
+HS trả lời.
I.Vai trò của nhà ở đối với đời sống con người:
- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người.
- Nhà ở bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại do ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường.
-Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách Sắp xếp đồ dạc hợp lý trong nhà ở:
GV đặt vấn đề về sự cần thiết phải sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở( SGK).
-Hãy kể tên những sinh hoạt bình thường của gia đình mình?
GV chốt lại những hoạt động chính của mọi gia đình, từ đó bố trí các khu vực sinh hoạt trong gia đình.
-Nhà ở thường có những khu vực chính nào?
-GV goi HS phân tích yêu cầu của từng khu vực.
- Ở nhà các em, các khu vực sinh hoạt trên được bố trí như thế nào?
- Nhà rộng nên bố trí các khu vực như thế nào?
- Nhà chật, 1phòng có thể bố trí các khu vực như thế nào?
GV kết luận: sự phân chia các khu vực cần tính toán hợp lý, tuỳ theo tình hình diện tích nhà ở thực tế sao cho phù hợp vào tính chất, công việc của mỗi gia đình cũng như phong tục tập quánở địa phương, đảm bảo cho mọi người trong gia đình sống thoải mái, thuận tiện.
+Ngủ nghỉ, ăn uống, làm việc, học tập, tiếp khách..
+nấu ăn, vệ sinh..
+Chỗ sinh hoạt chung
Chỗ thờ cúng 
Chỗ ngủ nghỉ 
Chỗ ăn uống
Khu vực bếp
Khu vệ sinh
Chỗ để xe, kho
+HS phân tích
+HS nêu
+ Mỗi khu vực là 1 phòng; 2,3 phòng ngủ
+ Nên kết hợp các khu vực và bố trí hợp lý.
II. Sắp xếp đồ dạc hợp lý trong nhà ở:
1.Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình:
Nhà ở thường có các khu vực chính sau đây:
- Chỗ sinh hoạt chung
Chỗ thờ cúng
Chỗ ngủ, nghỉ
Chỗ ăn uống
Khu vực bếp
Khu vệ sinh
Chỗ để xe, kho.
4. Củng cố: 
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Hãy nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người?
 - Hãy nêu các khu vực chính của nhà ở?
5. Hướng dẫn cho HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà: 
- HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK .
 - Xem trước phần còn lại của bài: Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực và một số ví dụ về bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam.
IV.Rút kinh nghiệm	
Kí duyệt tuần 11, ngày.tháng.năm 2015
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docCN6-Tuần 11.doc