Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 15 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh

I. MỤC TIÊU:

- HS thực hiện đư¬¬¬ợc các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 9. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.

- HS làm đúng, thành thạo các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 9.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

HS thực hiện các phép tính sau: 9 - 2 - 3 = 9 - 5 + 1 =

 9 - 4 - 2 = 9 - 3 + 1 =

- HS nêu các cách nhẩm khác nhau, nhận xét bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, sửa sai.

 

doc43 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chương trình giảng dạy lớp 3 - Tuần 15 Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phạm Mệnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sửa sai, đánh giá.
Việc 2: Em thực hành ngữ âm
Em vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích ( chạy, bẫy)
- T hướng dẫn H vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, phân tích.
- H làm bài vào vở, H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài. 
- H đọc trơn và phân tích lại mô hình vừa vẽ. T quan sát, sửa sai. 
Nghỉ giải lao
Việc 3: Em thực hành chính tả
a. Cho mô hình như sách Bài tập thực hành TV trang 34.
- T đọc yêu cầu, hướng dẫn H tìm tiếng mới, H nối tiếp nêu miệng.
- H viết 5 tiếng có âm đầu khác nhau vào vở. T quan sát, sửa sai.
b. Em gạch dưới các tiếng chứa vần ây:
- H lần lượt đọc, tìm và gạch. 
- T quan sát, kiểm tra từng H, nhắc nhở các em gạch đúng.
	2. Bài vần /ao/ Cách tiến hành tương tự.
* Củng cố, dặn dò: Gv củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
Tiết 2 Toán (ôn)
ÔN: PHÉP CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 9
I/ MỤC TIÊU:
- Củng cố phép cộng, trừ trong phạm vi 8, 9
- Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: Đọc bảng trừ trong phạm vi 8
 GV nhận xét, đánh giá
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
 b. Các hoạt động
	Hoạt động 1: Củng cố về phép cộng, trừ trong phạm vi 8, 9
- HS nêu các phép cộng : 7 + 1 = 8 6 + 2 = 8 5 + 3 = 8
 1 + 7 = 8 2 + 6 = 8 3 + 5 = 8
- HS nêu các phép trừ : 8 - 1 = 7 8 - 2 = 6 8 - 3 = 5
 8 - 4 = 4 8 - 5 = 3 8 - 0 = 7
- HS luyện đọc: CN, ĐT
- Phép cộng, trừ trong phạm vi 9 (tương tự)
	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
	9 – 1	 	9 – 3 	9 – 2	 	8 - 4	8 - 0	9 - 9
- Học sinh làm bảng con, GV gọi HS đồng thời lên bảng làm. 
- GV chữa bài. HS đọc lại kết quả. Củng cố trừ trong phạm vi 8, 9 và trừ một số với 0.
Bài 2: Tính: 
	9 - 3 – 1 = 	3 + 3 + 3 = 	9 – 5 – 2 = 
	8 – 3 – 2 = 	3 + 3 + 2 = 	8 – 4 – 3 =
- GV yêu cầu HS nêu cách làm, hướng dẫn HS làm mẫu dòng thứ nhất.
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm phiếu.
- GV nhận xét, củng cố cộng, trừ trong phạm vi 9,8.
Nghỉ giải lao
Bài 3 : >, <, = ?
3 + 5  9 	5 + 3  8 	9 – 6  4 + 2	
9 – 4  2 	9 – 2  8 	9 – 3  4 + 2
3 + 4  8 	3 + 4  9 	8 – 3  7 + 2
- HS tự làm trong phiếu, 3HS lên bảng chữa.
- GV đánh giá một số bài, chữa bài.
Bài 4: Số?
	 + 6 = 8	7 +  = 9 	5 +  = 9
 + 9 = 9 	7 - . = 5 	4 +  = 9 
 + 7 = 9 	9 -  = 6 	9 + = 9
- GV hướng dẫn HS làm mẫu dòng thứ nhất.
- GV yêu cầu 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm phiếu.
- GV nhận xét, củng cố cộng, trừ trong phạm vi 9,8.
* Củng cố tiết học.
- GV củng cố nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương, nhắc nhở HS
Tiết 3: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HỌC VUI – VUI HỌC
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Hệ thống, củng cố một số kiến thức cơ bản của tất cả các môn học.
- HS trả lời câu hỏi nhanh, đúng.
- HS có ý thức trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hệ thống câu hỏi, bảng phụ.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Cách tổ chức:
a. Thành lập BGK: GV
b. Luật chơi: HS luần lượt trả lời 14 câu hỏi, mỗi câu hỏi trả lời trong 30 giây. Sau khi GV đưa ra câu hỏi HS viết câu trả lời vào bảng con. Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm. Từ câu 11 mỗi câu trả lời đúng được tính 2 điểm. Từ câu 11 HS nào trả lời sai bị loại khỏi cuộc chơi.
2. Hệ thống câu hỏi.
Câu 1: Số nhỏ nhất có 1 chữ số là số nào? ( Số 0)
Câu 2: Tìm 3 số cộng lại bằng 5? ( 0 + 2 + 3 = 5 ...)
Câu 3: Tìm từ có chứa vần oe? ( hoa hoe, ...)
Câu 4: Ghi chữ cái trước câu trả lời đúng: Bài hát" Tìm bạn thân của nhạc sĩ nào?" ( Việt Anh)
 a. Việt Anh b. Hoàng Long
Câu 5: Điền vần ang hay an vào chỗ chấm: th... đá ( an - than đá)
Câu 6: Cho các tiếng: quả, hoa, cà, huệ. Hãy ghép thành hai từ có nghĩa. ( quả cà, hoa huệ)
Câu 7: Một cộng ba cộng hai bằng mấy? ( 4)
Câu 8: Đúng ghi chữ Đ, sai ghi chữ S
 Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần chăm luyện tập thể dục thể thao.( Đ)
Câu 9: 6 bằng 4 cộng mấy? ( 2)
Câu 10: Đúng ghi chữ Đ, sai ghi chữ S
 Hằng ngày chúng ta cần ăn khi đói, uống khi khát. (Đ)
Câu 11: Chọn số nào điền vào chỗ chấm: 2 = 5 - ... ( 3)
Câu 12: Điền số thích hợp vào ô trống
 9 > 	> 7 ( 8)
Câu 13: Ghi kết quả của phép tính sau
 2 + 3 - 0 = ( 5)
Câu 14: Đúng ghi chữ Đ, sai ghi chữ S
 Khi chào cờ em phải đứng nghiêm trang. ( Đ)
IV. Tổng kết
 - GV thông báo kết quả cuộc thi, công bố người thắng cuộc.
 - Cả lớp khen ngợi. GV nhận xét, nhắc HS tiếp tục ôn kiến thức đã học.
Thứ sáu ngày 15 tháng 12 năm 2017
Buổi 2 - Tiết 1: Tiếng Việt* 	
ÔN: VẦN /AU/, /ÂU/; MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẦN
I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc, viết, thực hành ngữ âm
- HS đưa tiếng vào mô hình, đọc, viết đúng các tiếng, từ, câu chứa vần ay, ây, ao.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	Việc 1: Em luyện đọc
- T hướng dẫn cho H đoạn văn. H đọc nhóm cá nhân, cả lớp.
- H đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T)
- T nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Việc 2: Em thực hành ngữ âm
Em vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, đọc phân tích (sáu, cầu)
- T hướng dẫn H vẽ và đưa tiếng vào mô hình rồi đọc trơn, phân tích.
- H làm bài vào vở, H lên bảng làm bài. T, H nhận xét, chữa bài. 
- H đọc trơn và phân tích lại mô hình vừa vẽ. T quan sát, sửa sai. 
Việc 3: Em thực hành chính tả
a. Em đánh dấu x vào ô trống trong bảng (theo mẫu)
- H tự đọc các tiếng và đánh dấu x vào ô trống. T quan sát, sửa sai.
b. Em tìm và viết các tiếng chứa vần au, âu có trong bài đọc trên:
- H đọc lại đoạn văn tìm và viết 
	Đáp án đúng: sáu, hậu, đầu, cẩu, au
Nghỉ giải lao
	2. Ôn: Mối liên hệ giữa các vần
Việc 1: Em luyện đọc
- T hướng dẫn cho H đọc đoạn văn. H đọc nhóm cá nhân, cả lớp.
- HS đọc theo 4 mức độ đọc ( T - N - N - T)
- GV nhận xét, sửa sai, đánh giá.
Việc 2: Em thực hành ngữ âm
	Khoanh tròn vào chữ cái trước cách ghi mô hình đúng .....:
1. bà, bố, mẹ	2. loa, quá, hòa	3. can, cháu, thích
- T hướng dẫn H cách làm
- H làm bài vào vở, H lên bảng làm bài.(đáp án đúng 1. a. 2.c, 3. b)
- T, H nhận xét, chữa bài. Củng cố lại cách ghi mô hình của các kiểu vần)
Việc 3: Em thực hành chính tả.
- T đọc yêu cầu, hướng dẫn H làm bài. 
- H đọc lại bài đọc sau đó tìm các tiếng chứa các kiểu vần trong bài đọc.
- T nhận xét, đánh giá. H đọc lại các tiếng vừa tìm được.
* Củng cố, dặn dò
- T củng cố nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương H.
Tiết 2: Toán*
LUYỆN TẬP: CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 7, 8, 9
I/ MỤC TIÊU:
- Củng cố cho học sinh cách đặt tính, cộng trừ nhẩm, so sánh các số trong phạm vi 7,8,9.
- Học sinh làm tính đúng, chính xác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III/ THỰC HÀNH
- Học sinh tự làm các bài tập . Giáo viên chữa bài.
* Bài 1: Đặt tính rồi tính:
	3 + 4 	 9 - 2 	4 + 5 	 3 + 5 	 3 + 5
- Học sinh làm bảng con.
- Giáo viên gọi 4HS lên bảng làm.
- Giáo viên củng cố đặt tính, cộng, trừ nhẩm.
* Bài 2: Tính:
	 9 - 3 = 	 9 - 4 - 5 = 	9 - 6 + 5 =
	5 + 4 = 	 8 - 8 - 0 =	9 - 7 + 6 =
- GV gọi 3HS lên bảng làm, dưới lớp tự làm.
- HS khác nhận xét. GV chữa bài, nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Củng cố trừ nhẩm các số với 2 dấu phép tính.
	 Nghỉ giải lao
* Bài 3: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
	8  9 	9 + 1 .. 8 	 9 - 3 .. 6 - 0
	7  5 	9 - 2 .. 8	 9 - 5 .. 1 + 4
	9 . 9	 9 - 3 .. 7 	 9 +1 .. 3 + 4
- Học sinh tự làm vở. 	
- GV nhận xét, đánh giá vào vở HS.
- Chữa bài, củng cố cách cộng, trừ nhẩm, so sánh hai số, điền dấu >, <, = . 	
* Bài 4: Đúng ghi đ, sai ghi s vào chỗ chấm: 
	9 - 2 = 9 ...	7 - 5 + 4 = 8 ...
	9 - 5 = 6 ...	8 - 2 + 3 = 8 ...
	8 + 1 = 9 ...	9 - 8 + 9 = 9 ...
	- HS làm vở, 2 HS lên chữa bài, GV chữa bài, nhận xét, củng cố.
* Củng cố, dặn dò.
	- Giáo viên củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học. 
	- Tuyên dương HS tích cực, nhắc nhở HS chưa chú ý.
Tiết 4 Sinh hoạt tập thể 
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
	- Đánh giá chung ưu, nhược điểm các mặt hoạt động trong tuần..
	- Tuyên dương nhắc nhở HS.
	- Sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm " Uống nước nhớ nguồn".
	- Phương hướng, biện pháp
II. NỘI DUNG:
* Hoạt động 1: Sinh hoạt Văn nghệ
	- Học sinh múa, hát tập thể, cá nhân, song ca, đơn ca,.. theo chủ điểm Uống nước nhớ nguồn, hát về anh bộ đội Cụ Hồ.
* Hoạt động 2: Kiểm điểm trong tuần
	- GV hướng dẫn các tổ trưởng phản ánh tình hình của tổ mình.
	- GV hướng dẫn lớp trưởng nhận xét chung.
	- Cả lớp thảo luận, ý kiến
- GV nhận xét chung:
	+ Nề nếp truy bài đầu giờ, ý thức đạo đức, Đồ dùng học tập, đi học, vệ sinh cá nhân, trường lớp, thể dục giữa giờ,....
	+ Kết quả học tập trong tuần
	+ Các hoạt động khác
- Tuyên dương:........................
- Nhắc nhở riêng:..............................................................................
* Hoạt động 3: Phương hướng tuần tới 
- Tiếp tục sinh hoạt về chủ đề Uống nước nhớ nguồn. Các em tiếp tục tập những bài hát, bài múa, câu chuyện về Đảng, Bác Hồ, anh bộ đội.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt chào mừng ngày 22 - 12, ngày Quốc Phòng toàn dân.
- Tiếp tục duy trì mọi nề nếp như: Đi học đúng giờ, truy bài nghiêm túc, giữ vệ sinh chung và riêng, đồng phục đúng. 
- Tiếp tục rèn đọc và chữ viết trong các tiết tự học; duy trì các hoạt chung như thể dục giữa giờ, chào cờ đầu tuần.
Luyện viết
BÀI 27, BÀI 28
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố cho HS cách viết chữ: tre ngà, nhà ga, ý nghĩ, ia, lá mía, vỉa hè. HS bước đầu nhận biết nét thanh, nét đậm khi viết chữ.
- Viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ, rõ ràng các chữ: tre ngà, nhà ga, ý nghĩ, ia, lá mía, vỉa hè 
- HS có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Mẫu chữ: tre ngà, nhà ga, ý nghĩ, ia, lá mía, vỉa hè kiểu viết thường
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2HS lên bảng viết chữ dưới lớp viết bảng con.
- HS nói câu có từ chú ý.
- GV đánh giá bài viết của HS .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp.
b. Luyện viết
+ Luyện viết chữ
- GV viết bảng chữ : tre ngà, nhà ga, ý nghĩ, ia, lá mía, vỉa hè
- HS đọc và đánh vần: tre ngà, nhà ga, ý nghĩ, ia, lá mía, vỉa hè
- HS nhắc lại cách viết các chữ: tre ngà, nhà ga, ý nghĩ, ia, lá mía, vỉa hè 
- GV gắn chữ mẫu, HS quan sát nhận xét. 
- GV lưu ý HS cách viết thanh đậm.
- HS viết bảng con chữ 
- HS tập viết nét thanh, nét đậm. GV uốn nắn, sửa lỗi cho các em.
- Lớp, GV nhận xét.
* Giải lao: hát
c. Thực hành viết vở:
- HS nêu nội dung bài viết trong vở Luyện viết lớp 1.
- HS cả lớp viết bài, GV giúp HS hoàn thành bài viết.
- GV chấm 7 – 8 bài viết và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta vừa luyện viết những chữ gì?
- HS về nhà luyện viết lại. Chuẩn bị bài sau.
***************************************
Tiếng Việt*
LUYỆN TẬP: VẦN AI
I. MỤC TIÊU:
- H nắm chắc cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vần ai.
- H đọc , viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần ai
- H yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoàn thành bài học buổi sáng
2. Luyện đọc, viết:	
* Luyện đọc sách giáo khoa.
* Luyện viết:
+ Luyện viết bảng con: sớm mai, thứ hai, hải sản, cá mại
+ Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà)
+ Viết chính tả: Khu đất nhà Thái dài lắm, có đủ thứ quả: cam, mận, mơ, vải,Hàng năm vải ra quả rất sai.Thái hái quả cho các bạn ăn.
3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1.
4. Củng cố dặn dò:
- H đọc lại các chữ vừa viết trong bài.
- Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau.
***************************************
Toán*
 LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8
I. MỤC TIÊU
- Củng cố phép cộng trong phạm vi 8, củng cố tính chất của phép cộng.
- HS làm tính cộng và giải toán tốt.
- HS có ý thức tự học và làm bài chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Mô hình BT 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con: 7 + 1 + 0 = 0 + 4 + 4 = 3 + 5 =
- HS đọc lại các phép cộng trong phạm vi 8.
- HS nói cách cộng khác.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.
b. Nội dung: 
* Củng cố kiến thức:
- HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 8, GV hỏi để củng cố lại
Bảy cộng một bằng mấy? GV hỏi về tính chất của phép cộng.
*Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: Tính
 4 + 1 + 3 = 1 + 5 + 2 = 4 + 3 + 1 =
 5 + 1 + 1 = 5 + 2 + 1 = 2 + 2 + 4 = 
- HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS nhẩm rồi điền kết quả đúng. HS làm bảng con theo tổ.
- HS nêu cách nhẩm khác.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Điền dấu thích hợp vào ô trống (+, -)
 5 2 = 7 5  3 = 8 4  4 = 8
 8 0 = 8 3  5 = 8 0  8 = 8
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. Lớp làm vở.
- 3 HS lên chữa bài. GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 
 5 +  < 8  + 2 = 8  +  = 8
 1 +  = 8 1 + ...  + 3
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. Lớp làm vở.
- 3 HS lên chữa bài. GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
 + GV đưa ra mô hình gồm 2 nhóm đồ vật có số lượng 5 cái ô và 3 cái ô.
 + HS nêu đề toán:"Có 5 cái ô, có thêm 3 cái ô nữa. Hỏi tất cả có mấy cái ô?”
- HS nêu yêu cầu. HS nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.
- HS nêu bài toán và viết phép tính bằng các cách khác nhau.
- Lớp, GV chữa bài nhận xét.
- Củng cố cách viết phép tính cộng thích hợp với tình huống trong tranh.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 8.
- GV chốt cách viết phép tính thích hợp.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn bảng cộng trong phạm vi 8.
************************************
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2016
TNXH
LỚP HỌC
I. MỤC TIÊU	
- HS biết kể tên các thành viên của lớp học và các đồ dùng trong lớp học.
- HS nói đúng tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm tên một số bạn cùng lớp. Kể chính xác các đồ dùng có trong lớp học. Phân biệt đúng đồ dùng trong từng lớp học.
- Học sinh kính trọng cô giáo, đoàn kết với các bạn, yêu quý giữ gìn đồ dùng trong lớp học của mình.
II ĐỒ DÙNG 
- GV: Hình vẽ SGK trang 32, 33. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên một số vật sắc nhọn có thể gây đứt tay, chảy máu? Nêu cách phòng tránh tai nạn đó.
- Nêu cách phòng tránh tai nạn do lửa, điện gây ra?
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới: Cả lớp hát bài: “Lớp chúng ta kết đoàn”
+ Bài hát nói về điều gì?
- GV giới thiệu tên bài- ghi tên bài.
.HĐ1 Quan sát tranh và thảo luận nhóm
*Mục tiêu: Biết được lớp học có các thành viên, cô giáo và các đồ dùng cần thiết.
* Cách tiến hành
Bước 1: GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp và giao nhiệm vụ cho từng bàn.
- Các cặp suy nghĩ, thảo luận cặp đôi theo yêu cầu của GV.
Quan sát hình ở trang 32, 33 và trả lời các câu hỏi:
 	+ Trong lớp học có những ai và có những đồ vật gì?
+ So sánh các lớp học trong các hình đó? Bạn thích lớp học nào? tại sao?
- GV theo dõi và giúp đỡ các em trả lời câu hỏi.
Bước 2: Đại diện các cặp báo cáo kết quả thảo luận và các cặp khác nhận xét và bổ sung. 
* Kết luận: Lớp học nào cũng có cô giáo và các bạn, có các đồ dùng phục vụ cho học tập.
* Giải lao: hát
 HĐ2: Kể về lớp học của mình
* Mục tiêu: Học sinh giới thiệu được về lớp học của mình
* Cách tiến hành
Bước 1: GV cho học sinh quan sát về lớp học của mình với các bạn.
Bước 2: Đại diện các nhóm nói trước lớp.
- HS kể được tên lớp.
- HS kể được tên giáo viên chủ nhiệm.
- Kể được các thành viên và đồ dùng trong lớp học của mình.
+ Nêu ích lợi của đồ dùng?
+ Để đồ dùng bền đẹp em phải làm gì?
+ Nếu bạn làm đồ dùng bị hỏng là em em nói với bạn điều gì?
- HS khác nhận xét và bổ sung.
* Liên hệ: + Nêu một số đồ dùng có trong lớp học khác mà em biết?
 + Em cần phải làm gì đối với lớp học của mình.
* Kết luận: Các em cần nhớ tên trường, tên lớp, của mình và yêu quý giữ gìn các đồ dùng trong lớp học của mình.
3. Củng cố, dặn dò
+ Tìm một số vật trong nhà giống đồ dùng trong lớp học.
+ Em phải làm thế nào đối với các đồ dùng đó?
- Dặn học sinh ôn lại bài, chuẩn bị bài sau: Hoạt động ở lớp.
*********************************************
Buổi chiều
Tiếng Việt
VẦN /AY/, /ÂY/ ( Việc 0,1,2)
( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
**********************************
Tiếng Việt
 VẦN /AY/, / ÂY/ ( Việc 3,4)
( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
****************************************
Tiếng Việt*
LUYỆN TẬP: VẦN AY, ÂY
I. MỤC TIÊU:
- H nắm chắc cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vần ay, ây.
- H đọc , viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần ay, ây
- H yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoàn thành bài học buổi sáng
2. Luyện đọc, viết:	
* Luyện đọc sách giáo khoa.
* Luyện viết:
+ Luyện viết bảng con: nhảy dây, đám mây, máy bay, bây giờ.
+ Viết vở Em tập viết – CGD lớp 1 ( phần ở nhà)
+ Viết chính tả: Nhà bà Mai ở quê đầy trái cây. Vì vậy mà Mai thích về nhà bà lắm. Nghỉ hè năm nay, Mai lại về quê thăm bà.
3. Hướng dẫn H hoàn thành vở Bài tập thực hành Tiếng Việt – CGD lớp 1.
4. Củng cố dặn dò:
- H đọc lại các chữ vừa viết trong bài.
- Về nhà đọc bài nhiều lần, tập đọc trước bài sau.
***************************************
Thứ tư ngày 31 tháng 11 năm 2016
Tiếng Việt
VẦN /AO/ ( Việc 0,1,2)
( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
Tiếng Việt
 VẦN /AO/( Việc 3,4)
( Dạy theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 C.GD)
**********************************
Toán
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10
I. MỤC TIÊU
********************************
Đạo đức
ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (T2)
I . MỤC TIÊU :
- HS biết đi học đều và đúng giờ là quyền lợi và bổn phận của các em để thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
- Học sinh biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình. Học sinh thực hiện tốt việc đi học đều và đúng giờ .
- HS luôn luôn có ý thức đi học đều và đúng giờ
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh Bài tập 3,4 / 24,25 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Kiểm tra bài cũ : 
+ Để đi học đúng giờ , em cần phải làm gì ?
- Giáo viên nhận xét việc đi học của học sinh trong tuần qua. Tuyên dương học sinh có tiến bộ .
3.Bài mới : Giới thiệu và ghi đầu bài
Hoạt động 1 : Thảo luận đóng vai theo tranh 
-Treo tranh cho Học sinh quan sát ( BT4) , Giáo viên đọc lời thoại trong 2 bức tranh cho Học sinh nghe.
- Nêu yêu cầu phân nhóm đóng vai theo tình huống .
+ TH1: Trên đường đi học, phải ngang qua một cửa hiệu đồ chơi thú nhồi bông rất đẹp. Hà rủ Mai đứng lại để xem các con thú đẹp đó. Em sẽ làm gì nếu em là Mai ?
+TH2: Hải và các bạn rủ Sơn nghỉ học để đi chơi đá bóng. Nếu em là Sơn, em sẽ làm gì?
- Yêu cầu học sinh thảo luận phân vai, xử lý tình huống.
- Đại diện Học sinh lên trình. Lớp nhận xét bổ sung chọn ra cách ứng xử tối ưu nhất .
- Nhận xét tuyên dương học sinh.
+ Đi học đều đúng giờ có lợi gì ? (Giúp em được nghe giảng đầy đủ , không bị mất bài , không làm phiền cô giáo và các bạn trong giờ giảng)
Hoạt động 2 : Làm bài tập
- Giáo viên nêu yêu cầu thảo luận : Hãy quan sát và cho biết em nghĩ gì về các bạn trong tranh .
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận .
- Đại diện nhóm lên trình bày. Cả lớp trao đổi nhận xét
+ Đi học đều là như thế nào? (Đi học đều đặn dù trời nắng hay trời mưa cũng không quản ngại,vẫn đến trường đều)
* Giáo viên kết luận : Trời mưa các bạn nhỏ vẫn mặc áo mưa , đội mũ , vượt khó khăn để đến lớp , thể hiện bạn đó rất chuyên cần .
Hoạt động 3 : Thảo luận lớp 
+ Cần phải làm gì để đi học đúng giờ ?
+ Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào? Khi nghỉ học em cần phải làm gì ?
* Giáo viên Kết luận : 
- Đi học đều đúng giờ được nghe giảng đầy đủ. Muốn đi học đúng giờ em cần phải ngủ sớm, chuẩn bị bài đầy đủ từ đêm trước. Khi nghỉ học cần phải xin phép và chỉ nghỉ khi cần thiết. Chép bài đầy đủ trước khi đi học lại 
- Yêu cầu học sinh đọc lại câu ghi nhớ cuối bài .
“ Trò ngoan đến lớp đúng giờ
Đều đặn đi học nắng mưa ngại gì ”
3.Củng cố dặn dò : 
- Đi học đều và đúng giờ có ích lợi gì?
- Muốn đi học đều và đúng giờ ta phải làm gì?
- Nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh có thái độ học tập tốt . 
- Dặn học sinh chuẩn bị các BT trong bài hôm sau “ Trật tự trong giờ học ”
Buổi chiều
Tiếng Việt*
LUYỆN TẬP: VẦN AO
I. MỤC TIÊU:
- H nắm chắc cách đọc, viết các vần các tiếng từ câu chứa vần ao.
- H đọc , viết đúng các vần các tiếng từ câu chứa vần ao
- H yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘN

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuong_trinh_giang_day_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2017_20.doc