Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.

- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- HS khá kể lại được toàn bộ câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa.

- Bảng phụ viết 2 đề bài và tiêu chuẩn đánh giá bài KC.

III. Hoạt động dạy học

 

doc15 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-GV hướng dẫn đọc trên bảng phụ đoạn 3 + 4.
- Cho HS thi đọc .
3) Củng cố :
+ Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo với cái chữ nói lên điều gì ?
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
 –Xem trước bài: Về ngôi nhà đang xây
-Đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 HS giỏi đọc, cả lớp đọc thầm
- HS nối tiếp đọc đoạn.
-Luyện đọc từ khó.
- 1 HS đọc chú giải – 2 HS giải nghĩa từ
-Lắng nghe.
1 HS đọc to, lớp đọc thầm
+ Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.
+ Họ đến rất đông, ăn mặc như đi hội, trải lông thú trên lối đi, trưởng buôn đón khách, cho cô giáo thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn, chém dao vào cột.
 + Mọi người im phăng phắt 
+ Mọi người hò reo khi Y Hoa viết xong chữ.
+ Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. Họ muốn trẻ em biết chữ.
- Luyện đọc.
- Thi đọc.
+ Điều đó thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên: mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu
 Chiều, thứ 2 ngày 16 tháng 12 năm 2019
Tiết: 2 Chính tả: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
 - Nghe-viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
 - Làm được bài tập 2a/b hoặc BT3 a/b
 - Cẩn thận khi viết.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: bảng nhóm HS : SGK
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ :5'
B. Dạy bài mới : 25'
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc đoạn văn
- GV lưu ý HS những từ dễ viết sai: Y Hoa, phăng phắc, ...
- GV đọc cho HS chép bài
 - GV đọc cho HS dò bài
- Hướng dẫn chấm chữa
- Chấm bài : 5-7 em nhận xét
Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả
Bài 2b: Lựa chọn
Bài 3b: Lựa chọn
Nhắc h/s cách làm bài
3. Củng cố dặn dò: 5'
Nhận xét tiết học 
1 HS viết các tiếng khó: sương giá, xương xẩu, siêu nhân, liêu xiêu, lần lượt, sơ lược.
- HS theo dõi SGK
- HS đọc thầm đoạn văn chú ý các câu đối thoại, câu hỏi và các chữ dễ viết sai
- HS viết bài
- HS tự dò bài
- Từng cặp HS đổi vở sửa lỗi
2b) HS làm bài rồi chữa bài .3b) HS làm bài rồi chữa bài 
 Thứ 3 ngày 17 tháng 12 năm 2019
Tiết: 2 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân. 
 - So sánh các số thập phân. Vận dụng để tìm x. 
 - GDHS cẩn thận khi tính và so sánh kết quả.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ ghi BT 2 HS: sgk
III. Các hoạt động dạy hoc:
1. Giới thiệu bài:2'
2. Dạy bài mới: 30'
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Cho HS tự làm rồi đổi vở kiểm tra chữa bài.
 Lưu ý HS không nên cộng 1 số tự nhiên với 1 phân số
Bài 2 (cột 1): Cho HS đổi hỗn số
- GV h/d HS đổi hỗn số thành số thập phân
* Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài toán 
- H/d HS tương tự bài 4 tiết trước
Bài 4 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
3. Củng cố dặn dò: 3'
BT1)1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở
400 + 50 + 0,07 = 450,07
30 + 0,5 + 0,04 = 30,54
100 + 7 + = 100 + 7 + 0,08 = 107,08
35 + + = 35 + 0.5 + 0,03 = 35,53
 = 4,6 và 4,6 > 4,35 Vậy > 4,35
* BT3)HS làm như bài 4 tiết trước: Lấy số dư đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương.
BT4) 4 HS làm bảng, lớp nhận xét
a) x = 15 * b) x = 25
c) x = 15,625 * d) x = 10
Tiết: 3 Luyện từ và câu: MRVT: HẠNH PHÚC
I- Mục tiêu:
-Hiểu nghĩa từ hạnh phúc (BT1); tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc (BT2); xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4).
II- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 2 HS đọc bài tập 3.
-GV nhận xét.
2) Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập: 
* Hướng dẫn HS làm bài tập1
 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập1.
+ Bài tập cho 3 ý trả lời a, b, c. cả 3 đều đúng. Hãy chọn ra ý đúng nhất trong 3 ý đó.
-Cho HS làm bài 
- Trình bày kết quả.
-GV nhận xét: Ý b là đúng nhất.
* Hướng dẫn HS làm BT2 
-Cho HS đọc yêu cầu BT2.
+Tìm từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc.
+Tìm từ trái nghĩa với từ hạnh phúc.
-Cho HS làm bài theo nhóm và trình bày kết quả.
-Chốt lại ý đúng:
*Những từ đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn
*Những từ trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, khổ cực, cơ cực
* Hướng dẫn HS làm BT4: 
-Cho HS đọc yêu cầu của BT4
+ Đọc lại và chọn 1 trong 4 ý: a, b, c, d.
-Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại ý đúng: Ý c
3) Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà
- Chuẩn bị bài sau : Tổng kết vốn từ
-2HS đọc BT3 của tiết On tập về từ loại tiếng Việt.
-1HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-1HS đọc to, lớp đọc thầm.
-Các nhóm làm bài.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét.
*Bài tập 4
-1HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-1 vài em phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
Tiết: 4 GDKNS:	Chủ điểm tháng 12
 Chiều, thứ 3 ngày 17 tháng 12 năm 2019
Tiết: 1 Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. 
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS khá kể lại được toàn bộ câu chuyện. 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa.
- Bảng phụ viết 2 đề bài và tiêu chuẩn đánh giá bài KC. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy của gv	
Hoạt động học của hs
A. Ổn định 
B. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu kể một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường mà em đã làm hoặc chứng kiến.
C. Bài mới
1,Giới thiệu: .
2, Kể chuyện
- Yêu cầu quan sát tranh minh họa và đọc thầm các yêu cầu trong bài.
- Kể với giọng hồi hộp, nhấn mạnh những từ ngữ nói về cái chết thê thảm đang đến gần với cậu bé Giô-dép, nỗi xúc động, tâm trạng day dứt, lo lắng, hồi hộp của Lu-i Pa-xtơ.
 + Kể lần 1 kết hợp với viết tên riêng, từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ lên bảng.
 + Kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa.
* Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện (8 phút)
- Gọi HS đọc lần lượt từng yêu cầu.
- Hướng dẫn: Kể chuyện cần kết hợp với trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
a) Kể theo cặp
- Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe, mỗi em kể 2-3 tranh.
- Yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
b) Tổ chức thi kể trước lớp:
- Yêu cầu từng nhóm tiếp nối nhau kể từng đoạn theo tranh.
- Yêu cầu HS khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi chất vấn.
- Yêu cầu lớp đặt câu hỏi chất vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét và tuyên dương HS kể hay, tự nhiên; HS đặt câu hỏi hay, hiểu nội dung câu chuyện.
3/ Củng cố 
- Yêu cầu nêu ý nghĩa câu chuyện và ghi bảng.
- Với loại vắc-xin ngừa bệnh dại đã tìm được, nhà khoa học Lu-i Pa-xtơ đã cứu được nhiều người.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Đọc đề bài và quan sát tranh.
- Chú ý và quan sát.
- HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Kể với bạn ngồi cạnh và trao đổi theo yêu cầu.
- HS được chỉ định tham gia thi kể.
- HS khá giỏi kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi chất vấn.
- Tiếp nối nhau đặt câu hỏi chất vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét và bình chọn.
- Tiếp nối nhau phát biểu
Chú ý.
Tiết : 2 Tự học: Ôn luyện.
 Thứ 4 ngày 18 tháng 12 năm 2019
Tiết: 1 Toán: LUYEÄN TAÄP CHUNG
I– Mục tiêu :
-Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
 	 -Bài tập cần làm: 1 (a,b,c), 2 (a), 3
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1– Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 2 HS lên bảng chữa bài 4 c
- Nhận xét, sửa chữa .
2 – Bài mới 
 a– Giới thiệu bài :
*Bài 1: (HSK-G Bd)
-Gọi 4 HS lên bảng giải , cả lớp làm vào vở .
-Nhận xét , sửa chữa .
*Bài 2: (HSK-G Bb)
-Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu, đại diện nhóm trình bày kết quả.
+Nêu thứ tự thực hiện các phép tính ?
-Nhận xét , sửa chữa .
*Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài, tóm tắt vào vở.
-Cho HS làm vào vở, thu vở chấm 10 em.
-Nhận xét , sửa chữa
* Bài 4: (HSK-G)
-Cho HS làm vào vở, thu vở chấm
3– Củng cố 
+ Nêu qui tắc chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên ?
+ Qui tắc chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân ?
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Tỉ số phần trăm
- 1 HS lên bảng chữa bài .
-HS làm bài .
a) 266,22 34 b)483 35
 28 2 7,83 133 13,8
 10 2 280
 00 00
-HS làm bài .
a)(128,4 – 73,2) : 2,4 – 18,32 = 55,2:2,4 -18,32 = 23 – 18,32 = 4,68
-HS nêu .
-HS đọc đề , tóm tắt .
-HS giải .
Số giờ mà động cơ đó chạy được là :
 120 : 0,5 = 240 (giờ)
 ĐS: 240 giờ .
HS làm .
KQ: a) x= 4,27 b) x= 1,5 
c) x = 1,2
Tiết: 2 Tập đọc VEÀ NGOÂI NHAØ ÑANG XAÂY
I- Mục tiêu:
-Đọc rành mạch, lưu loát. Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) 
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa sgk.
- Bảng phụ .
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1)Kiểm tra bài cũ : 
-2 HS (đọc bài và trả lời câu hỏi):
+ Người dân Chư Lênh đã chuẩn bị đón cô giáo trang trọng như thế nào ?
+ Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì ?
- GV nhận xét
2) Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc: 
 - Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài.
 - Cho HS đọc khổ nối tiếp 
 - Cho HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc...
 - Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
 -Đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
c) Tìm hiểu bài: 
 -Gọi 1 HS đọc lại bài thơ
+ Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
+ Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?
+ Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi? 
+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây dở nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
d) Luyện đọc lại:
 -GV hướng dẫn HS đọc cả bài thơ.
 -GV hướng dẫn đọc trên bảng phụ.
-Cho HS thi đọc.
 -Cho HS HTL 2 khổ thơ đầu và thi đọc. 
-GV nhận xét .
3) Củng cố 
 + Qua bài thơ tác giả đã ca ngợi điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL 2 khổ thơ đầu.
 -Đọc trước bài Thầy thuốc như mẹ hiền
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-Cả lớp đọc thầm
-HS nối tiếp nhau đọc khổ thơ ( 2 lần)
-HS luyện đọc từ khó.
-1HS đọc chú giải, 2 HS giải nghĩa từ
-HS lắng nghe
-1HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm.
 +Những chi tiết: giàn giáo, trụ bê tông, mùi vôi vữa, tường chưa trát
 +Hình ảnh so sánh là: 
Giàn giáo tựa cái lồng; ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong; ngôi nhà như bức tranh; ngôi nhà như đứa trẻ, 
+Hình ảnh nhân hoá là:
 Ngôi nhà tựa vào; nắng đứng ngủ quên; làn gió mang hương ủ đầy; ngôi nhà như đứa trẻ, lớn lên cùng trời xanh.
 +Cuộc sống náo nhiệt, khẩn trương trên đất nước ta; đất nước ta là một công trường xây dựng to lớn; bộ mặt đất nước đang hàng ngày, hàng giờ thay đổi.
- HS luyện đọc từng khổ + cả bài.
-HS luyện đọc sau khi nghe hướng dẫn.
-4 HS thi đọc.
- HS thi đọc thuộc lòng. 
- Lớp nhận xét.
+Tác giả ca ngợi cuộc sống lao động trên đất nước ta.
Tiết : 3 Tập làm văn: LUYEÄN TAÄP TAÛ NGÖÔØI
I – Mục tiêu :
-Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1).
-Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2).
II - Đồ dùng dạy học : 
-Bảng phụ ghi sẵn lời giải bài tập 1.
III - Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Kiểm tra bài cũ
-Gọi 2HS đọc lại biên bản của tiết trước.
2-Bài mới
a-Giới thiệu bài :
b-Hướng dẫn HS luyện tập: 
* Bài tập 1 :
-GV cho HS đọc toàn văn bài tập 1.
- Nhắc lại yêu cầu của bài tập:
+Bài văn có mấy đoạn ? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu ?
+Tìm câu mở đầu đoạn của mỗi đoạn. 
+ Nêu ý chính của mỗi đoạn .
+Ghi lại những chi tiết tả Bác Tâm trong bài văn .
-Cho HS làm bài và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu .
-Nhận xét chung và chốt lại kết quả đúng 
* Bài tập 2:
-Cho HS đọc đề bài và gợi ý SGK .
-Kiểm tra việc chuẩn bị của HS .
-Cho HS giới thiệu người các em sẽ chọn tả hoạt động .
-Cho HS làm bài và trình bày kết quả .
-Cho lớp nhận xét.
-GV nhận xét và ghi điểm cho những HS làm bài tốt.
3 - Củng cố - dặn dò
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn tả hoạt động .
-Chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới: 
Tả hoạt động của 1 bạn nhỏ hoặc 1 em bé ở 
tuổi tập đi, tập nói.
- 2 HS đọc biên bản .
-1 HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-HS lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân vào vở bài tập và phát biểu ý kiến .
-Lớp nhận xét .
-1HS đọc, cả lớp đọc thầm SGK .
-Mở phần chuẩn bị để lên bàn.
-HS lần lượt giới thiệu .
-HS làm bài và trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét .
Tiết: 4 Luyện TV: ÔN luyện
 Thứ 5 ngày 19 tháng 12 năm 2019
Tiết: 1 Toán: Gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng để giải các bài toán đơn giản về tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
B- Bài mới 
 1. Giới thiệu bài
2. H/d giải toán về tỉ số phần trăm
a) GV nêu bài toán ví dụ
a) Ví dụ: Tóm tắt
Có : 600 học sinh
Có: 315 học sinh nữ
?Tỷ số % của học sinh nữ và số học sinh toàn trường?
? Tìm thương của 315 : 600
? Hãy nhân 0, 525 với 100 rồi chia cho 100?
? Viết 5,25 : 100 thành tỉ số phần trăm?
Vậy tỉ số phần trăm giữa HS nữ và số HS toàn trường là: 52,5%
GV nêu cách viết ngắn gọn
- Yêu cầu HS nêu lại các bước.
 Từ ví dụ, cho học sinh rút quy tắc.
b) Ví dụ 2:
GV nêu bài toán (như sgk).
 Tóm tắt
 8kg nước biển : 2,8kg muối
 Tỷ số % của nước : ?
.- GV nhận xét.
3. Luyện tập, thực hành
Bài 1:
GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Nhận xét.
Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Y/c HS làm bài theo mẫu.
- Nhận xét.
Chú ý: Trong trường hợp để tính tỉ số % của hai số đầu chỉ tìm được thương gần đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài toán.
? Muốn biết số HS chiếm bao nhiêu % số HS cả lớp ta phải làm ntn.
- Y/c HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- H/d luyện tập thêm.
- HS nghe và tóm tắt.
+ Tỷ số học sinh nữ và học của trường là:
 315 : 600 
 315 : 600 = 0,525 
+ 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100
+ 52,5%
+ 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- 3 HS nêu quy tắc tìm tỉ số phần trăm
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
- 1 HS lên bảng làm
 - Cả lớp làm vở.
Giải
Tỷ số % của lượng muối trong nước biển
2,8 : 80 = 0,035
0,035 = 3,5%
 Đáp số: 3,5%
- HS làm vào vở, đối chéo vở kiểm tra.
 0,57 = 57; 0,3=30%.
0,234 = 32,4% ; 135 = 135%.
- Tìm tỉ số % của hai số.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở.
a) 19 và 30
19:30 = 0,6333 = 63,33%.
b) 45 và 61
45 : 61 = 0,7377 = 73,77%
c) 1,2 và 26
1,2 : 36 = 0,0333 = 3,33%
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm.
- Tính tỉ số % giữa số HS nữ và số HS cả lớp.
- 1 HS giải trên bảng –cả lớp làm vở.
 Giải
 Tỉ số % giữa số HS nữ và số HS cả lớp là:
 13 : 25 = 0,52
 0,52 = 52%
 Đáp số: 52%.
Tiết: 4 Luyện từ và câu: TỔNG KẾT VỐN TỪ
I- Mục tiêu
-Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 (chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e).
-Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
II- Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là hạnh phúc.
? Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ “hạnh phúc”.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. H/d làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu bài tập.
- HS làm bài theo nhóm, mỗi nhóm tìm từ theo 1 yêu cầu a hoặc b,c,d.
- Đại diện từng nhóm dán bài lên bảng và đọc của nhóm mình.
- GV nhận xét, kết luận các từ đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu bài tập.
- Gọi HS nêu câu thành ngữ, tục ngữ của mình tìm được.
- GV nhận xét, khen ngợi.
+ Quan hệ gia đình:
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọ, dở hay đỡ đần
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Con có cha như nhà có nóc.
- Con hơn cha là nhà có phúc
- Y/c HS viết vào vở.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm làm 1 yêu cầu a, hoặc b,c,d,e.
- Các nhóm dán bài lên bảng và đọc.
- GV khen ngợi nhóm có từ hay, đúng.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn tả hình dáng của một người.
- Nhận xét.
- 2 HS trả lời
- 1 HS đọc.
- Chia 4 nhóm làm vào giấy khổ to.
- Nhận xét, bổ sung các từ không trùng lặp.
+ Người thân trong gia đình: cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, cố, cụ, thím, mợ, cô, bác, cậu, anh, chị, em, cháu, chắt....
+ Những người gần gũi ở trường: thầygiáo, cô giáo, bạn bè, bạn cùng lớp, các anh chị lớp trên, các em lớp dưới, bác bảo vệ....
+ Các nghềv nghiệp khác nhau: công nhân, nông dân, hoạ sĩ, kĩ sư, giáo viên, bộ đội, học sinh, sinh viên, công an....
Các dân tộc anh em trên đất nước ta: Ba NA, Gia Rai, HMông, Tày, Mường, Thái, Thổ, Khơ Mú, Nùng, Mèo, Xơ Đăng, Tà ôi...
- 1HS đọc.
- HS tiếp nối phát biểu, mỗi em một câu.
+ Quan hệ thầy trò:
- Không thầy đố mầy làm nên.
- Kính thầy yêu bạn.
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- Tôn sư trọng đạo.
+ Quan hệ bạn bè:
- Học thầy không tày học bạn
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- 1 HS đọc.
- Chia 5 nhóm làm bài vào giấy.
- Nhận xét, bổ sung.
VD: Tả mái tóc: đen nhánh, đen mượt...
- Tả làn da: trắng trẻo, nõn nà, ngăm ngăm, bánh mật, mịn màng...
- Tả khuôn mặt: trái xoan, chữ điền, thanh tú, bầu bĩnh, bánh đúc, mặt lưỡi cày...
- Tả vóc người: vạm vỡ, mập mạp, lực lưỡng, nho nhã, thanh tú, thư sinh, còm nhom, gầy đét, dong dỏng, lùn tịt, cao lớn....
- 1HS đọc.
- HS làm vào vở bài tập.
- 5-6 HS đọc đoạn văn.
VD: Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Cả cuộc đời vất vả nên lưng ông hơi còng. Mái tóc ông đã điểm hoa râm. Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu với đôi mắt sáng luôn ánh lên niềm vui. Cuộc đời dãi nắng dầm sương còn hằn rõ trên khuôn mặt có nhiều nếp nhăn và nước da đen sạm của ông.
+ Bé Bi nhà em rất đáng yêu. Thân hình be mập mạp, chắc nịch, khuôn mặt bé bầu bĩnh, là da trắng hồng. Hai má lúc nào cũng hây hây như táo chín khiến ai nhìn cũng muốn hôn. Mái tóc bé thưa nhưng đen và mượt. Bà ngoại buộc cho bé hai cái nơ trông rất xinh và đáng yêu.
3. Củng cố, dặn dò:	
- HS đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao vừa tìm được.
 Chiều, thứ 5 ngày 19 tháng 12 năm 2019
Tiết: 2 Tập làm văn: luyÖn tËp t¶ ng­êi ( Tả hoạt động)
I- Mục tiêu
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.
- Chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về em bé.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra bài cũ
- Chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến
.B- Bài mới
.1. Giới thiệu bài
2. H/d làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý bài tập.
- Y/c HS tự lập dàn ý. (cho HS quan sát tranh).
Gợi ý:
Mở bài: Em bé đó là trai hay gái ? Tên gì ?
 Bé mấy tuổi ? Bé là con nhà ai ?
Thân bài: Tả bao quát hình dáng của bé:
+ Thân hình.
+ Mái tóc.
+ Khuôn mặt.(mắt, miệng).
+ Tay, chân.
- Tả hoạt động của bé (khóc, cười, tập đi, tập nói...).
Kết luận: Nêu cảm nghĩ của mình về em bé.
- Y/c HS làm giấy dán lên bảng.
- GV bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình.
GV sửa chữa.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Gợi ý: Dựa vào dàn ý đã lập để viết đoạn văn sao cho câu văn sinh động, tự nhiên, thể hiện nét ngộ nghĩnh đáng yêu của em bé và tình cảm của em dành cho bé.
- Gọi HS làm bài vào giấy dán bảng và đọc. GV hoàn chỉnh đoạn văn.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm bài đạt yêu cầu.
3. Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiết kiểm tra viết
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS mang vở GV chấm.
- 2 HS nối tiếp đọc.
- 1 HS làm giấy khổ to, HS cả lớp làm vở bài tập.
* Mở bài: Giới thiệu em bé định tả
* Thân bài: 
 + Tả bao quá

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2019_2020.doc