Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần 5 đến 8

I, Mục tiêu:

1, Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: vương quốc, Tin-tin, Mi-tin, sáng chế, trường sinh,

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đúng ngữ điệu của câu kể, câu hỏi, câu cảm.

- đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với tong đoạn văn.

2, Đọc – hiểu:

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: sáng chế, thuốc trường sinh,

- Hiểu nội dung bài: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.

II, Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ, bảng phụ chép sẵn câu đoạn cần luyện đọc.

- Kịch bản Con chim xanh của Mát- téc- lích.( nếu có).

III, Các hoạt động dạy học :

 

doc110 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn Lớp 4 - Tuần 5 đến 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày hiểu biết của em về vùng trung du Bắc Bộ.
- Nhận xét, đánh giá.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Tây Nguyên, xứ sở của các cao nguyên xếp tầng.
- G.v giới thiệu vị trí của các cao nguyên trên bản đồ.
- Tây Nguyên là vùng đất cao,rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- Xác định vị trí của các cao nguyên trên lược đồ.
- Xếp các cao nguyên từ thấp đến cao.
- Đặc điểm tiêu biểu của các cao nguyên?
- Nhận xét.
2.3, Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- G.v giới thiệu bảng số liệu mùa mưa và mùa khô.
- ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? mua khô vào những tháng nào?
- ở Tây Nguyên có mấy mùa trong một năm, là những mùa nào?
- Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên?
- G.v tóm tắt ý chính.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s nêu.
- H.s quan sát bản đồ.
- H.s xác định vị trí của các cao nguyên trên lược đồ.
- H.s sắp xếp dựa vào bảng phân tầng của các cao nguyên.
Đắc Lắc, Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên.
 - H.s nêu dựa vào tranh ảnh về các cao nguyên.
- H.s xem bảng số liệu.
- Mùa mưa là tháng: 5,6,7,8,9,10.
- Mùa khô là tháng: 11,12,1,2,3,4.
- Có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.
- H.s mô tả: có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn mưa trắng xoá.
 Mùa khô: trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở, nứt nẻ.
Khoa học: 
Tiết: 12: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
I, Mục tiêu: 
Giúp h.s có thể:
- Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- Nêu cách phòng tránh một số bẹnh do thiếu chất dinh dưỡng.
II, Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trang 26, 27 sgk.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các cách bảo quản thức ăn mà em biết?
- Nhận xét.
2, Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
- G.v giới thiệu hình 1,2 sgk trang 26.
- Mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bướu cổ.
- Nguyên nhân nào dẫn đến các bệnh trên?
2.3, Cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:
- Nêu tên một số bệnh khác do thiếu chất dinh dưỡng?
- Nêu cách phòng bệnh và phát hiện bệnh do thiếu dinh dưỡng?
4, Trò chơi: Thi kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:
- G.v tổ chức cho h.s chơi:
+ Chia h.s làm hai đội.
+ Một đội nói tên bệnh.
+ Một đội nói nguyên nhân do thiếu chất gì.
- Nhận xét phần chơi của h.s.
3, Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s nêu.
- H.s quan sát hình vẽ sgk.
- H.s mô tả các dấu hiệu nhận ra bệnh.
- H.s nêu nguyên nhân dẫn đến các bệnh: do không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng, nếu thiếu vitamin D sẽ bị còi xương.
- Bệnh quáng gà, khô mắt, bệnh phù, bệnh chảy máu chân răng
- Cần ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em cần theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị.
- H.s tham gia chơi trò chơi.
Thứ sáu
Âm nhạc:
Tiết 6: Tập đọc nhạc số 1 – Giới thiệu nhạc cụ dân tộc.
I, Mục tiêu:
- H,s đọc được bài tập đọc nhạc số 1, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt trắng.
-Phân biệt được các loại nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên:Đàn nhị,đàn tam,đàn tứ,đàn tì bà
II, Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng.
- Hình vẽ các nhạc cụ, bài tập cao độ, tiết tấu, TĐN số 1.
- Thanh phách, sách vở nhạc.
III, Các hoạt động dạy học :
1, Phần mở đầu:
- ôn bài tập tiết tấu tiết 5.
- Giới thiệu bài tập đọc nhạc số 1: Son La Son.
2, Phần nội dung.
2.1, Nội dung 1:
- Luyện đọc cao độ: Đô, rê, mi, son, la.
- Luyện tập tiết tấu TĐN số 1: Son la son và bài tập phát triển.
2.2, Nội dung 2:
- G.v giới thiệu nhạc cụ dân tộc: đàn nhị, đàn tam, đan tứ, đàn tì bà.
-Tổ chức cho h.s nghe băng trích đoạn nhạc do từng nhạc cụ diễn tấu. 
3, Phần kết thúc.
- Hát lời và gõ đệm bài TĐN số 1.
- Nhận xét tiết học.
- H.s ôn bài tập tiết tấu tiết trước.
- H.s luyện đọc cao độ các nốt: đô, rê, mi, son, la.
- H.s luyện tập vỗ tay hoặc gõ phách, có thể dùng tiếng tượng thanh.
+ Nói tên nốt.
+ Vỗ tay, gõ tiết tấu.
+ Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu.
+ Ghép lời ca.
- H.s quan sát hình ảnh các nhạc cụ dân tộc.
- H.s nghe băng.
Tập làm văn:
Tiết 12: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
I, Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Dưạ vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, H.s nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu.
II, Đồ dùng dạy học:
- 6 tranh minh hoạ truyện.
- Phiếu trả lời theo nội dung tranh 1 làm mẫu.
- Viết sẵn câu trả lời theo 5 tranh 2,3,4,5,6
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Đọc đoạn văn dã bổ sung trong câu chuyện Hai mẹ con và bà tiên.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Dựa vào tranh kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
- G.v giới thiệu 6 tranh. Câu chuyện 6 sự việc gắn với 6 tranh.
- Yêu cầu h.s đọc nội dung bài.
- Giúp h.s hiểu: tiều phu.
- Truyện có mấy nhân vật?
- Nội dung truyện nói về điều gì?
- Yêu cầu h.s quan sát lần lượt từng tranh và đọc lời dưới mỗi bức tranh.
- Yêu cầu dựa vào tranh kể lại.
- Nhận xét.
Bài 2: Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
- G.v: Để phát triển ý thành đoạn văn, cần quan sát kĩ từng tranh, hình dung nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình như thế nào.?
- G.v đưa ra mẫu theo tranh 1.
+ Nhân vật làm gì?
+ Nhân vật nói gì?
+ Ngoại hình của nhân vật?
+ Lưỡi dìu sắt?
- G.v yêu cầu h.s theo dõi, nhận xét
- Yêu cầu xây dựng đoạn văn.
- G.v đưa ra nội dung chính của tong đoạn văn lên bảng.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại cách phát triển câu chuyện trong bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s nêu.
- H.s nêu yêu cầu của bàI.
- H.s quan sát tranh.
- H.s đọc nội dung bài.
- H.s nêu: có hai nhân vật: chàng tiều phu và cụ già.
- H.s quan sát tranh và đọc lời dưới mỗi tranh.
- H.s dựa vào tranh, kể lại câu chuyện.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s nêu.
- H.s theo dõi mẫu.
- H.s xây dựng đoạn văn.
Toán:
Tiết 30: Phép trừ.
I, Mục tiêu:
- Củng cố cách thực hiện phép trừ ( không nhớ và có nhớ).
- Rèn kĩ năng làm tính trừ.
II, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Cách thực hiện tính cộng?
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Củng cố cách thực hiện tính trừ:
- G.v đưa ra phép trừ: 865 279 – 450 237 =?
- Muốn thực hiện phép trừ ta làm như thế nào?
- Yêu cầu h.s thực hiện tiếp một vài ví dụ.
2.2, Luyện tập:
Mục tiêu: Rèn kĩ năng làm tính trừ.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu h.s làm tính phần a.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Tính.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- Hướng dẫn h.s xác định được yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: 
- Hướng dẫn h.s xác định được yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau
- H.s nêu cách thực hiện trừ.
 865 279
 - 450 237
 415 042
H.s thực hiện một số ví dụ.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s thực hiện tính.
 987 864 969 696
 - 783 251 - 656 565
 204 613 313 131
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s thực hiện tính:
2b, 80 000 – 48 765 = 31 235.
 941 302 – 298 764 = 642 538.
- H.s nêu đề bài.
- H.s tóm tắt và giải bài toán.
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh là:
 1730 – 1315 = 415 ( km)
 Đáp số: 415 km.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s tóm tắt và giải bài toán.
 Năm ngoái h.s của tỉnh đó trồng được là:
 214800 – 80600 = 134 200 ( cây)
 Cả hai năm trồng được :
 214800 + 134200 = 349000 ( cây).
 Đáp số: 349000 cây.
Kĩ thuật:
Tiết 12: Khâu đường viền mép vải bằng mũi khâu đột.
I, Mục tiêu:
- H.s biết gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
II, Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột, may máy ( quần áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải)
- Vật liệu, dụng cụ: 1 mảnh vải trắng ( màu) 20 x 30 cm; len hoặc sợi khác màu vải; kim khâu len; kéo cắt vải; bút chì; thước.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của h.s.
- Nhận xét.
2, dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu:
- G.v giới thiệu mẫu.
- Nhận xét gì về đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu?
- G.v tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải?
2.3, Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
- Hình 1,2,3,4 sgk.
- Nêu các bước thực hiện.
- Nêu cách gấp mép vải?
- Yêu cầu thực hiện thao tác vạch đường dấu lên vải được gim trên bảng.
- Yêu cầu 1 h.s thực hiện thao tác gấp mép vải.
- Nhận xét.
- G.v lưu ý: Khi gấp mép vải, mặt phải ở dưới, gấp đúng theo đường dấu.
- G.v hướng dẫn khâu viền đường gấp mép.
3, Củng cố, dặn dò:
- Tập vạch dấu, gấp mép, khâu lược.
- chuẩn bị tiết sau.
- H.s quan sát mẫu.
- H.s nhận xét.
- H.s quan sát hình vẽ minh hoạ sgk.
- H.s nêu: + Vạch dấu.
 + Gấp mép vải.
 + Khâu lược đường gấp mép vải. 
 + Khâu viền bằng khâu đột.
- H.s nêu cách gấp mép vải.:
+ Gấp lần 1: gấp theo đường dấu thứ nhất, miết kĩ đường dấu.
+ Gấp lần hai: gấp theo đường dấu thứ hai.
- H.s thực hiện thao tác vạch đường dấu và gấp mép vải cho cả lớp xem.
- H.s lưu ý.
- H.s lưu ý chuẩn bị bài sau.
Tuần 7
Thứ hai
Hoạt động tập thể:
Nhận xét hoạt động tuần 6.
Kế hoạch hoạt động tuần 7.
Tập đọc:
Tiết 13: Trung thu độc lập.
 Thép mới.
I, Mục tiêu:
1, Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
2, Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II, Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài.
- Tranh ảnh về một số thành tựu kinh tế xã hội của đất nước ta những năm gần đây.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Chị em tôi. Nêu nội dung chính của bài.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
- G.v giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- Chia đoạn: 3 đoạn.
- Tổ chức cho h.s đọc nối tiếp đoạn.
- G.v sửa phát âm, ngắt giọng cho h.s.
- G.v giúp h.s hiểu nghĩa một số từ khó.
- G.v đọc mẫu toàn bài.
b, Tìm hiểu bài:
- Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
- G.v: Trung thu là Tết của thiếu nhi,
- Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
- Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
- Cuộc sống hiện nay,theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
- Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
c, Đọc diễn cảm:
- G.v hướng dẫn h.s đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho h.s thi đọc đọc diềm cảm.
- Nhận xét, tuyên dương h.s.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nội dung chính của bài?
- Chuẩn bị bài sau.
- Chia đoạn
- H.s đọc nối tiếp đoạn trước lớp 2-3 lượt.
- H.s đọc trong nhóm 3.
- Một vài nhóm đọc trước lớp.
- 1-2 h.s đọc toàn bài.
- H.s chú ý nghe g.v đọc mẫu.
- H.s đọc đoạn 1.
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- Trăng trung thu đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: trăng ngàn gió núi bao la , trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập 
- H.s đọc thầm đoạn 2.
- Anh tưởng tượng: dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
- Đó là vẻ đẹp của đất nước hiện đại, giàu có hơn nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
- Ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa dã trở thành hiện thực: có nhà máy, có thuỷ điện, có những con tàu lớn,
- H.s nói lên mơ ước của mình về một tương lai.
- H.s luyện đọc diễn cảm.
- H.s tham gia thi đọc diễn cảm.
Toán:
Tiết 31: Luyện tập.
I, Mục tiêu:
- Củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng phép trừ, biết cách thử lại phép cộng và phép trừ.
- Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
II, Các hoạt động dạy học.
1, Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu thực hiện một số phép tính trừ.
- Nhận xét.
2, Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ. Biết cách thử lại phép công, phép trừ.
Bài 1: Thử lại phép cộng sau.
- G.v đưa ra phép cộng.
- Yêu cầu h.s đặt tính rồi tính.
- G.v hướng dẫn cách thử lại: lấy tổng trừ đi một trong hai số hạng, kết quả là số hạng kia.
- Yêu cầu h.s làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xetY
Bài 2: Thử lại phép trừ.
- G.v đưa ra phép trừ.
- Yêu cầu đặt tính rồi tính.
- G.v hướng dẫn cách thử lại.
- Yêu cầu h.s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Tìm x.
- Yêu cầu xác định thành phần chưa biết của phép tính.
- Nêu cách tìm?
- Yêu cầu h.s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, đánh giá.
Bài 4:
- Hướng dẫn h.s xác định được yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 5: Tính nhẩm.
- Yêu cầu h.s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò.
- Hướng dẫn luyện tập thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s thực hiện phép cộng.
- H.s chú ý cách thử lại phép cộng.
- H.s làm bài.
- H.s thực hiện phép trừ.
- H.s chú ý cách thử lại phép trừ.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s xác định thành phần chưa biết.
- H.s nêu cách tìm.
- H.s làm bài.
- H.s đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
- H.s tóm tắt và giải bài toán.
 Ta có: 3143 > 2428.
 Vậy núi Phan xi păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn số mét là:
 3143 – 2428 = 715 ( m).
 Đáp số: 715 m.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s làm bài bằng cách nhẩm.
 Chính tả:
Tiết 7: Nhớ – viết: Gà trống và cáo.
I, Mục tiêu:
- Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài Gà trống và cáo.
- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch ( ươn/ương) để điền vào chỗ trống phù hợp nghĩa đã cho.
II, Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập 2a,2b.
- Băng giấy nhỏ để chơi trò chơi.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Viết hai từ láy có tiếng chứa âm s, hai từ có âm x.
2, Dạy học bài mới.
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn viết chính tả:
- Yêu cầu h.s đọc thuộc lòng đoạn viết.
- Nêu nội dung của đoạn?
- Nêu cách trình bày?
- Yêu cầu h.s nhớ – viết lại đoạn trong bài Gà trống và cáo.
- Thu một số bài chấm, nhận xét.
2.3, Hướng dẫn luyện tập.
Bài 2: Điền những tiếng đúng vào chỗ chấm:
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: trí tuệ, phẩm chất, trong lòng đất, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhân
Bài 3: Chơi trò chơi: Tìm từ nhanh.
- Yêu cầu mỗi h.s đã chuẩn bị 2 băng giấy, mỗi băng ghi 1 từ ứng với 1 nghĩa đã cho.
- Tổ chức cho h.s dán băng giấy mang nghĩa của từ cho thích hợp với từ đã cho.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s đọc thuộc đoạn viết.
- H.s nêu.
- H.s nhớ – viết bài.
- H.s chữa lỗi.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s làm bài.
- H.s chú ý nghe hướng dẫn.
- H.s chơi trò chơi.
Khoa học:
Tiết 13: Phòng bệnh béo phì.
I, Mục tiêu:
Sau bài học, H.s có thể:
- Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
- Có ý thức phòng bệnh béo phì. Xây dựng thái độ đúng với người béo phì.
II, Đồ dùng dạy học:
- Hình sgk trang 28, 29.
- Phiếu học tập của học sinh.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Các biện pháp phòng bệnh thiếu chất dinh dưỡng mà em biết?
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Tìm hiểu về bệnh béo phì.
Mục tiêu: Nhận dạng dấu hiệu của bệnh, nêu được tác hại của bệnh béo phì.
- Tổ chức cho h.s thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu bài tập.
- G.v kết luận: 
+ Một em bé được xem là béo phì khi: Cân năng hơn mức TB so với chiều và cân nặng là 20%. Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên và cằm, vú. Gị hụt hơi khi gắng sức.
+ Tác hại của bệnh béo phì: Mất sự thoải mái trong cuộc sống, giảm hiệu xuất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt, có nguy cơ bị tim mạch, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, sỏi mật,
2.3, Nguyên nhân và cách phòng bệnh:
- Nguyên nhân gây béo phì là gì?
- Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
- Cần phải làm gì khi bé hoặc bản thân bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì?
2.4, Đóng vai:
Mục tiêu: nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng.
- Tổ chức cho h.s thảo luận đóng vai theo 3 nhóm.
- G.v gợi ý: các nhóm thảo luận đưa ra tình huống, xử lí tình huống, đóng vai tình huống đó.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách phòng bệnh béo phì.
- Chuẩn bị bài sau.
- H.s thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
 Phiếu học tập:
1, Theo em, dấu hiệu nào dưới đây không phải là béo phì đối với trẻ em:
b, Mặt với hai má phúng phính.
2, Chọn ý đúng nhất:
2.1,Người bị béo phì thường mất sự thoải mái trong cuộc sống thể hiện:
d, Tất cả các ý trên.
2.2, Người béo phì thường giảm hiệu suet lao động và sự lanh klợi trong sinh hoạt biểu hiện:
d, Tất cả các ý trên.
2.3, Người bị béo phì có nguy cơ bị:
e, Bệnh tim mach, huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bị sỏi mật.
- Nguyên nhân: do thói quen không tốt về ăn uống, chủ yếu do bố mẹ cho ăn quá nhiều, ít vận động.
- Cần có thói quen ăn uống hợp lí, ăn đủ.
- Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng, ăn đủ đạm, vitamin và khoáng.
- H.s thảo luận nhóm, đóng vai.
- H.s trao đổi ý kiến sau khi đóng vai.
Đạo đức:
Tiết 7: Tiết kiệm tiền của. ( tiết 1).
I, Mục tiêu:
Học xong bài này, h.s có khả năng:
- Nhận thức được cần phải tiét kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
- H.s biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi,trong sinh hoạt hàng ngày.
- Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II, Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
- Bộ thẻ ba màu.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao cần phải biết bày tỏ ý kiến?
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Thông tin - sgk.
- Đọc thông tin.
- Tổ chức cho h.s thảo luận nhóm 4.
- Nhận xét bổ sung.
- G.v kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh xã hội văn minh.
2.3, Bài 1: bày tỏ ý kiến.
- Tổ chức cho h.s bày tỏ ý kiến thông qua màu sắc thẻ: xanh – không tán thành; đỏ – tán thành; trắng – lưỡng lự.
- G.v nhận xét, chốt lại các ý đúng: c,d; ý kiến sai: a,b.
2.4, Bài tập 2:
- Để tiết kiệm tiền của nên làm gì và không nên làm gì?
- G.v nhận xét, kết luận những việc nên và việc không nên.
3, Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- H.s đọc thông tin sgk.
- H.s thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi phần thông tin.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s bày tỏ ý kiến của mình sau mỗi việc làm mà g.v đưa ra.
- H.s giải thích lí do lựa chọ của mình.
- H.s nêu yêu cầu bài tập.
- H.s đưa ra các việc nên và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
Nên làm
Không nên làm
1,
2,
3,.
1,
2,
3,
Thứ ba
Thể dục:
Tiết 13: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, 
quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái. 
đổi chân khi đi đều sai nhịp.Trò chơi: Kết bạn.
I, Mục tiêu: 
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số,quay sau, đi đều vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu tập hợp hàng ngang nhanh, động tác quay sau đúng hướng, đúng động tác, đi đều vòng bên trái, vòng bên phải đều đẹp, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Trò chơi: kết bạn. Yêu cầu tập trung chú ý, phản xạ nhanh, quan sát nhanh, chơi đúng luật, thành thạo, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II, Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị: 1 còi.
III, Nội dung, phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức.
1, Phần mở đầu:
- G.v nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện.
- Tổ chức cho h.s khởi động.
- Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay một bài.
2, Phần cơ bản:
2.1, Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng trái, vòng phải, đứng lại, đổi

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_4_tuan_5_den_8.doc