Giúp trí nhớ Toán – Tiếng Việt bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5

Hai đơn vị đo độ dài ( Hoặc khối lượng) liền nhau thì gấp hoặc kém nhau 10 lần.

 -Trong mỗi số đo độ dài hoặc khối lượng, mỗi chữ số ứng với một hàng đơn vị đo độ dài( hoặc khối lượng).

3.

DIỆN TÍCH kilômet vuông hectômet vuông đêcamet vuông met vuông đêximet vuông xentimet vuông milimet vuông

 km2 hm2 dam2 m2 dm2 cm2 mm2

 Ha (hetta) a

 -Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì gấp hoặc kém nhau 100 lần.

 -Trong mỗi số diện tích, hai chữ số ứng với một hàng đơn vị diện tích.

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giúp trí nhớ Toán – Tiếng Việt bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ia hết cho 4.
	-Các năm khác là những năm thường.
	-Từ năm 1 đến 100 là thế kỉ thứ nhất.
	-Từ năm 101 đến 200 là thế kỉ thứ hai.
 	..
	-Từ năm 1900 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi.
	-Từ năm 2001 đến 2100 là thế kỉ thứ hai mươi mốt.
 	PHẦN KIẾN THỨC
KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
A. PHÉP CỘNG
1. a + b = b + a ( tính chất giao hốn của phép cộng)
2. (a + b) + c = a + (b + c) ( tính chất kết hợp của phép cộng)
3. 0 + a = a + 0 = a
4. (a - n) + (b + n) = a + b
5. (a - n) + (b - n) = a + b - n x 2
6. (a + n) + (b + n) = (a + b) + n x 2
B. PHÉP TRỪ
1. a - (b + c) = (a - c) - b = (a - b) - c
C.PHÉP NHÂN
1. a x b = b x a
2. a x (b x c) = (a x b) x c
3. a x 0 = 0 x a = 0
4. a x 1 = 1 x a = a 
5. a x (b + c) = a x b + a x c
6. a x (b - c) = a x b - a x c
D. PHÉP CHIA
1. a : (b x c) = a : b : c = a : c : b (b, c > 0)
2. 0 : a = 0 (a > 0)
3. a : c - b : c = ( a - b) : c (c > 0) 
4. a : c + b : c = (a + b) : c (c > 0)
CÁC PHÉP TÍNH
CỘNG 
NHÂN
TRỪ
CHIA
a + b = c
* a, b : số hạng.
 c : tổng
a + b : tổng của a và b
a x b = c
* a, b : thừa số.
 a :số bị nhân.
 b : số nhân.
 c : tích số.
a x b : tích của a và b
a - b = c
( Với a b )
 a :số bị trừ.
 b : số trừ.
 c : hiệu số.
a - b : hiệu của a và b
a : b = c
 a :số bị chia.
 b : số chia.
 c : thương số.
a : b : thương của a và b
* a + b = b + a.
*a + b + c = ( a+b) + c
 = a + ( b + c )
* a + 0 = 0 + a = a
* a + (b - c ) = a + b – c
 = (a-c)+ b.
 ( Với a c )
TÍNH CHẤT
Chú ý : Các giá trị của chữ ở vị trí số chia hoặc được biến đổi ở vị trí số chia được xem là các giá trị khác 0.
0 : a = 0.
a : 1 = a.
a : a = 1.
* (a+b) : c = a:c + b :c
* (a-b) : c = a:c – b :c.
* a : (b x c) = a : b : c
 = (a : b) : c
 = (a : c) : b
* a : (b : c) = a x b : c
* a x b = b x a.
*a x b x c = ( ax b) x c
 = a x ( b x c )
* a x 0 = 0 x a = 0
* a x 1 = 1 x a = a
* a x (b+c) = axb + axc
* a x (b-c) = axb - axc
* a x (b:c) = a x b : c
a – 0 = a
a – a = 0
* a–( b + c ) = a– b - c
 = (a– b)– c
 = (a– c) – b
* a–( b - c ) = a– b + c
 = (a+ c)– b
X + b = c
 X = c + b
a + X = c 
 X = c - a
TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT
X : b = c
 X = c x b
a : X = c 
 X = a : c
X x b = c
 X = c : b
a x X = c 
 X = c : a
X - b = c
 X = c + b
a - X = c 
 X = c - a
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC SỐ.
QUY TẮC 1
QUY TẮC 2
QUY TẮC 3
+ , - hoặc x , :
Và không có dấu ngoặc
+ , - hoặc x , :
Và không có dấu ngoặc
Có dấu ngoặc
 Trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn mà chỉ có phép tính cộng và trừ ( hoặc chỉ có phép nhân, chia) thì ta thực hiện các phép tính từ trái sang phải.
Trong biểu thức không có dấu ngoặc đơn mà chỉ có phép tính cộng,ø trư, nhân, chia thì ta thực hiện trước các phép nhân chia (từ trái sang phải) rồi sau đó làm các phép tính cộng trừ (từ trái sang phải).
Trong biểu thức có dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước ( Theo quy tắc 1 và 2 ) sau đó mới thực hiện các phép tính ngoài ngoặc (theo quy tắc 1 và 2)
GIẢI TOÁN
PHƯƠNG PHÁP CHUNG ĐỂ GIẢI MỘT BÀI TOÁN.
	Để giải một bài toán, nói chung, cần phải tuân theo quy tắc chung như sau :
	1. Đọc kĩ đề toán.
 2. Thiết lập sự liên hệ giữa các dữ kiện đã cho và cố gắng tóm tắt nội dung bài toán bằng ngôn ngữ kí hiệu ngắn gọn.
	3. phân tích để tìm cách giải.
	4. Dùng phương pháp tổng hợp để trình bày lời giải.
	5. Kiểm tra và tìm tòi cách giải.
 	 	1- Đọc kĩ đề toán :
	-Đọc kĩ đề toán, nhất là câu hỏi của bài toán để xác định : cái đã cho và cái phải tìm ( gạch dưới các câu quan trọng trong đề toán).
	-Chớ vội bắt tay vào tính toán khi chưa đọc kĩ đề.
	2-Thiết lập liên hệ giữa các số đã cho và diễn tả nội dung bài toán bằng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn bằng cách :
	-Ghi tóm tắt điều kiện và câu hỏi.
	-Hoặc minh hoạ bằng sơ đồ hình vẽ.
	3- Dùng phương pháp phân tích để tìm cách giải:
	-Phương pháp phân tích là phương pháp suy luận đi ngược từ cái phải tìm đến những cái đã cho trong bài toán.
	-Trước tiên xuất phát từ cái phải tìm (Chưa biết), tức là từ câu hỏi của baì toán mà suy luận:
	+ Bài toán hỏi gì? Muốn trả lời được câu hỏi đó thì phải biết gì? Muốn biết cái đó thì phải thực hiện phép tính nào ?.....
	+ Cứ như thế đi ngược lên cho tới những cái đề bài đã cho, hoặc những cái có thể tính ngay được từ những điều đã cho trong bài toán. Trên cơ sở ấy, suy nghĩ để thiết lập trình tự và giải bài toán.
 	4.Dùng phương pháp tổng hợp để trình bày lời giải:
	-Phương pháp tổng hợp là phương pháp suy luận từ những cái đã cho đến những cái phải tìm của bài toán.
	-Thực hiện các phép tính theo trình tự đã được thiết lập để tìm đáp số. 
 	-Mỗi lần thực hiện phép tính xong cần kiêmt tra lại xem có đúng chưa.
	-Trình bày lời giải( Lưu ý tìm câu giải lí ngắn gọn, dễ hiểu)
	5.Kiểm tra và tìm toài cách giải :
	-Sau khi giải xong bài toán, cần kiểm tra lại xem đáp số có phù hợp với điều kiện đề bài cho không? Tìm xem bài toán có cách giải nào khác không? Có cách giải hay hơn không?
CÁC DẠNG TOÁN ĐIỂN HÌNH
DẠNG 
CÁCH GIẢI CÔNG THỨC
LƯU Ý
TRUNG BÌNH CỘNG
 Tổng các số
Số trung bình cộng=
 Số số hạng
-Tổng các số bằng số TB cộng nhân với số số hạng 
TỔNG - HIỆU
-Xác định tổng, hiệu.
-Tìm từng số.
Cách 1.
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
Số lớn = Tổng - số bé.
Cách 2.
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Số bé = Số lớn - Hiệu
TỔNG - TỈ
-Xác định tổng, tỉ số.
-Tìm tổng số phần ứng với tổng số.
Giá trị 1 phần = Tổng số : Tổng số phần
-Tìm giá trị một phần.
-Tìm từng số: Lấy giá trị một phần nhân với số phần của từng số
HIỆU - TỈ
-Xác định hiệu, tỉ số.
-Tìm hiệu số phần ứng với hiệu số.
Giá trị 1 phần = Hiệu số : Hiệu số phần
-Tìm giá trị một phần.
-Tìm từng số: Lấy giá trị một phần nhân với số phần của từng số
QUAN HỆ TỈ LỆ
TỈ LỆ THUẬN
a : b
c : ?
? = 
Nhân chéo rồi chia trên.
TỈ LỆ NGHỊCH
a : b
c : ?
? = 
Nhân ngang rồi chia dưới.
CHUYỂN ĐỘNG ĐIỀU
CÓ MỘT ĐỘNG TỬ
 t = s :v
 v = s : t 	
 s= v x t
CÓ HAI ĐỘNG TỬ
NGƯỢC CHIỀU
 S s = (v1 + v2) x t
t = 
 v1 + v2	 v1 + v2 = s : t
CÙNG CHIỀU
 S s = (v1 - v2) x t
t = 
 v1 - v2	 v1 - v2 = s : t
VÒI NƯỚC
Có thể áp dụng các quy tắc giải toán chuyển động bằng cách :
 -Xem dung tích V của bể nước như quãng đường.
 -Xem sức chảy của vòi nước như vận tốc.
 -Xem thời gian chảy như thời gian chuyển động,
PHÉP CHIA HẾT.
 	1. Điều kiện chia hết ( dấu hiệu chia hết) :
 	-Một số chia hết cho 2 khi chữ số hàng đơn vị của số đó là : 0, 2, 4, 6, 8.
 	-Một số chia hết cho 3 khi tổng các chữ số chia hết cho 3.
 	-Một số chia hết cho 4 khi gồm hai chữ số cuối cùng của số đó chia hết cho 4.
	-Một số chia hết cho 5 khi chữ số hàng đơn vị của số đó là : 0, 5.
	-Một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 thì chia hết cho 6.
	-Môït số chia hết cho 8 khi gồm 3 chữ số cuối cùng của số đó chia hết cho 8.
	-Một số chia hết cho 9 khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 9.
 	(Lưu ý : Một số chia hết cho 3 nhưng không chía hết cho 9. VD : 453; 636 ;768,..)
	-Một số chia hết cho 25 khi số gồm hai chữ số cuối cùng của số đó là :00, 25, hoặc 75.
	2. Tính chất của phép chia hết.
	-Nếu mỗi số hạng của một tổng đều chia hết cho một số thì tổng chia hết cho số đó.
	-Nếu số bị trừ và số trừ điều chia hết cho một số thì hiệu cũng chia hết cho số đó.
	-Một tích chia hết cho một số nếu trong tích đó có ít nhất một thừa số chia hết cho số đó.
	3.Chú ý :
	- số lẻ không chia hết cho số chẵn.
	-Trong phép chia hết :
	*Thương của hai số lẻ là số lẻ.
	*Thương của một số chẵn với một số lẻ là số chẵn.
------------------------------------------------------------------
MỘT SỐ CÁCH CHIA NHẨM.
 	1.Muốn chia một số cho một thương, ta có thể :
	A : ( b : c ) = ( a x c ) : b
	Vận dụng :
 	-Muốn chia một số chẵn chục cho 5, ta nhân số đó với 2 được bao nhiêu chia cho 10.
	-Muốn chia một số chẵn trăm cho 50, ta nhân số đó với 2 được bao nhiêu chia cho 100.
 	-Muốn chia một số chẵn nghìn cho 500, ta nhân số đó với 2 được bao nhiêu chia cho 1000.
	-Muốn chia một số chẵn trăm cho 25, ta nhân số đó với 4 được bao nhiêu chia cho 100.
	-Muốn chia một số chẵn nghìn cho 250, ta nhân số đó với 4 được bao nhiêu chia cho 1000.
	-Muốn chia một số chẵn nghìn cho 125, ta nhân số đó với 8 được bao nhiêu chia cho 1000.
	2.Muốn chia một số chẵn chục chẵn trăm, chẵn nghìn, cho 10, 100, 1000 ta chỉ việc bỏ bớt đi 1,2, 3 chữ số 0 ở tận cùng bên phải số đó.
------------------------------------------------------------
TÍNH NHANH.
 	-Muốn nhân một số với 0,005 ta chia số đó cho 20.
	-Muốn nhân một số với 0,5 ta chia số đó cho 2.
	-Muốn nhân một số với 0,25 ta chia số đó cho 4.
	-Muốn nhân một số với 25 ta nhân số đó với 100 rồi chia cho 4.
	-Muốn nhân một số với 0,125, ta chia số đó cho 8.
	-Muốn nhân một số với 0,75 ta nhân số đó với 3 rồi chia cho 4.
	-Muốn nhân một số với 10, 100, 1000 ta chỉ việc viết thêm 1,2,3 chữ số 0 vào bên phải số đó.
	-Muốn nhân một số với 11, ta nhân số đó với 10 rồi cộng với chính số đó.
	-Muốn nhân một số với 9 ta nhân số đó với 10 rồi trừ đi chính số đó.
	-Muốn chia một số cho 0,05 ta nhân số đó với 20.
 	-Muốn chia một số cho 0,5 ta nhân số đó với 2.
 	-Muốn chia một số cho 0,25 ta nhân số đó với 4.
	-Muốn chia một số cho 25 ta nhân số đó với 4 rồi chia cho 100.
	-Muốn chia một số cho 0,125 ta nhân số đó với 8.
 	-Muốn chia một số cho 0,75 ta nhân số đó với 8 rồi chia cho 3.
----------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT.
TỪ
	A.TỪ : 
	-Từ bao giờ cũng có nghĩa dùng để đặt câu.
	-Từ do tiếng tạo thành. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không có nghĩa rõ ràng.
	I.TỪ ĐƠN : 
 	-Từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
	+VD: Sông, gạo , xe..
	II.TỪ GHÉP : 
 	-Từ gồm hai hay nhiều tiếng ghép lại, tạo thành một nghĩa chung.
	+VD: Sông núi , xe đạp, quần áo.
	1.Từ ghép có nghĩa tổng hợp :
	-Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song song ( Hợp nghĩa ), nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng, 
	+VD: Sách vở quần áo, sông núi, nhà cữa.
	2.Từ ghép có nghĩa phân loại:
	-Là từ ghép quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ ( Phụ nghĩa), nghĩa cụ thể hơn.Nghĩa của từ ghép phân loại là nghĩa hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc.
	+VD : Hạt ngô, xe đạp, cá cháp..
	III.TỪ LÁY:
	-Gồm hai hay nhiều tiếng láy về âm thanh
	-Ý nghĩa của từ láy làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một sắc thái nào đó, có thể giảm nhẹ hoặc mạnh thêm.- Từ láy còn có nghĩa gợi hình ảnh( Từ tượng hình) hoặc âm thanh( từ tượng thanh).
	+VD :Rào rào, lom khom.
TỪ LÁY CẢ ÂM VÀ VẦN
TỪ LÁY VẦN
TỪ LÁY ÂM
TỪ LÁY TIẾNG
CÁC KIỂU TỪ LÁY
PHÂN LOẠI CĂN CỨ VÀO BỘ PHẬN LẶP LẠI.
PHÂN LOẠI CĂN CỨ VÀO CÁCH LẶP LẠI.
CÁC DẠNG TỪ LÁY
TỪ LÁY ĐÔI
TỪ LÁY BA
TỪ LÁY TƯ
A.NGHĨA CỦA TỪ.
	I-Từ có nghĩa đen và nghĩa bóng:
	* Nghĩa đen : Là nghĩa vốn co,ù nghĩa chính của từ.
	* Nghĩa bóng : Là nghĩa phụ được hiểu rộng ra từ nghĩa đen.
	 	II-Từ cùng nghĩa :
 	- Là các từ khi đọc viết khác nhau nhưng nghĩa lại giống nhau.
	+VD: hổ – cọp; Chết – qua đời; .
	-Có những từ cùng nghĩa có thể thay thế cho nhau được.
	+VD: heo – lợn.
	-Có những từ cùng nghĩa khi dùng cần lựa chọn cho phù hợp với sắc thái của câu nói câu viết.	+VD: Qua đời – chết.
	III- Từ gần nghĩa:
 	-Là các từ khi đọc viết khác nhau nhưng nghĩa gần gũi với nhau.
	+VD :Thuỳên , đò, xuồng , ghe..
	-Khi dùng những từ gần nghĩa, cần lụa chọn từ nào sát nghĩa và sát hợp nhất.
	 	IV- Từ trái nghĩa: 
 	-Là nhữmg từ có nghĩa trái ngược nhau.
	+VD: no đói; giàu nghèo.
	V- Từ cùng âm khác nghĩa: 
 	-Là những từ khi đọc viết giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau hoàn toàn hoặc có một nét nghĩa chung ( nghĩa đen- nghĩa bóng ).
	+VD : con ngựa đá coan ngựa đá.
2
 	+ Đá 1 : Động tác hát chân mạnh lên( động từ).
	+ Đá 2 : Vật cứng ( danh từ).
-------------------------------------------------------------------------------
B.TỪ LOẠI.
	 	I.Danh từ : 
 	-Danh từ là từ chỉ người, vật, sự vật,.
	*Danh từ chung : Từ chỉ người hoặc sự vật
	-Chỉ sự vâït cụ thể (Người, loài vật, đồ vật, cây cối, chất liệu,) là danh từ cụ thể.
	-Chỉ sự vật trừu tượng( sự vạt không cảm nhận được trực tiếp bằng giác quan) là danh từ trừu tượng.
	*Danh từ riêng : Những từ chỉ tên người, tên địa lí, tên sông tên núi cụ thể.
	-Danh từ riêng tiếùng việt : Viết hoa tất cả các tiếng.
	-Danh từ riêng tiếng nước ngoài : Viết hoa tiếng đầu của từ, giữa các tiếng có gạch nối.
	*Danh từ thường giữ chức năng : Chủ ngữ và bổ ngữ trong câu.
	II.Động từ : 
 	-Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái hay cảm xúc, của người hoặc vật ( có thể tác động hoặc không tác động đến người hoặc sự vật khác )
	+VD : -Đá, làm, chạy.
	- buồn, nhớ.
	-Động từ “bị”, “ được” chỉ trạng thái tiếp thụ.
	-Động từ “có” chỉ trạng thái tồn tại hoặc sở hữu.
	-Động từ “ là” dùng trong câu giới thiệu, nhận xét về một người hoặc một sự vật.
	* Động từ giữ chức năng vị ngữ trong câu.
	III.Tính từ: 
 	-Tính từ là từ chỉ tính chất ( Của người, loài vật, đồ vật, cây cối,) như màu sắc, hình thể, kích thước, dung lượng, phẩm chất,.
	-Có loại tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ.
	-Có loại tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh, cảm xúc.
	+VD: Xanh ; xanh biết
	*Tính từ thường giữ chức năng vị ngữ trong câu.
	IV. Đại từ :
 	-Đại từ dùng thay thế cho danh từ trong câu và chỉ rõ người hay sự vật cụ thể được nêu trong danh từ. Trong giao tiếp người ta dùng đại từ để xưng hô. Đó là đại từ chỉ ngôi. Các đại từ chỉ ngôi thường dùng để xưng hô, để thay thế danh từ trong lời nói, tránh lặp lại danh từ.
	-Ngôi thứ nhất :tôi , tao, chúng tôi, ta.
	-Ngôi thứ hai: Mày, chúng mày, bay, chúng bay.
	-Nó, chúng nó, họ, y, hắn
-------------------------------------------------------------------
C. BỘ PHẬN PHỤ CỦA TỪ TRONG CÂU.
	 	I. Định ngữ: 
 	-Định ngữ là những từ ngữ bổ nghĩa cho danh từ trong câu.
	-Danh từ nào trong câu cũng có thể có định ngữ.
	-Một từ trong câu có thể có nhiều định ngữ.
	-Định ngữ có thể đứng trước hoặc đứng sau danh từ chính :
	*Định ngữ đứng trước chỉ khối lượng , số lượng.
Học sinh 
	*Định ngữ đứng sau chỉ đặc điểm.
	+VD : Tất cả giỏi của lớp em đều được khen thưởng.
	II.Bổ ngữ :
 	- Bổ ngữ là nhữngtừ ngữ bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ trong câu.
	-Động từ (hoặc tính từ) nào trong câu cũng có thể có bổ ngữ.
	-Một động từ ( hoặc tính từ) trong câu có một hay nhiều bổ ngữ.
	-Bổ ngữ có loại đặc trước và có loại đặc sau từ chính.
bay
 	+VD: Con chim bồ câu / đang 	 về tổ
----------------------------------------------------------------------------------------
BẢNG TÓM TẮT VỀ CÁC DẤU CÂU
1
Dấu chấm
.
Dùng cuối câu kể.
2
Dấu hỏi
?
Dùng cuối câu hỏi.
3
Dấu cảm
!
Dùng cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm.
4
Dấu phảy
,
Dùng để tách các bộ phận chính với bộ phận phụ, tách các bộ phận song song, tách các vế câu,
5
Dấu gạch ngang
-
Dùng trong câu hôïi thoại đặt ở đầu câu.
6
Dấu hai chấm
:
Dùng để báo hiệu sự liệt kê, hoặc ngăn cách các vế trong câu ghép.
7
Dấu chấm phảy
;
Dùng để tách rời các vế câu trong câu ghép đẳng lập.
8
Dấu ngoặc kép
“”
Dùng ghi lời nói trực tiếp, lời dẫn.
9
Dấu ngoặc đơn
()
Dùng ghi điều cần chú thích.
CÂU.
	I. Câu: Do từ hoặc từ ngữ tạo thành để biểu thị một ý trọn vẹn.
	II. Bộ phận chính của câu :
	 	1.Chủ ngữ :
 	- Trong câu có hai bộ phận chính (Chủ ngữ – vị ngữ). Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất thường đứng trước vị ngữ.
	* Chủ ngữ nêu tên người, sự vật được miêu tả, nhận xét.
	-Chủ ngữ có thể do một từ hoặc nhiều từ ngữ tạo thành.
	-Câu thường có một chủ ngữ hoặc có thể có nhiều chủ ngữ đặc kế tiếp nhau.
	2. Vị ngữ : 
 	-Vị ngữ là bộ phận chính thứ hai của câu. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ ( Có khi đứng trước chủ ngữ). Vị ngữ chỉ hoạt động trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở chủ ngữ.
	-Vị ngữ có thể do một từ , thường là do nhiêu từ tạo thành.
	-Khi viết câu, giữa chủ ngữ và vị ngữ của câu không có gì ngăn cách.
	III. Bộ phận phụ của câu :
	 	1.Hô ngữ :
 	- Những từ ngữ bao gồm lời hô, gọi hỏi đáp trong khi trò chuyện trực tiếp, gọi là hô ngữ. Hô ngữ là bộ phận phụ của câu.
	-Hô ngữ thường ở đầu hoặc cuối câu. Hô ngữ thường kèm theo các từ “ạ, ơi, hả, nghe..” để biểu thị thái độ thân mật.
 	2.Trạng ngữ :
 	-Trạng ngữ là bộ phận phụ của câu. Trạng ngữ bổ sung ý chỉ tình huống cho câu. ( về :thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện).
	-Câu có thể có hoặc không thể có trạng ngữ.
	-Mỗi trạng ngữ có thể do một từ, hoặc nhiều từ tạo thành.
CÁC KIỂU CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI.
	 	I. Câu kể : 
 	-Câu kể là câu thuật một việc,, nêu một tâm trạng hoặc tả một cảnh vật.
	-Khi nói, câu kể được thể hiện giọng bình thường.
	-Khi viết, chữ cái đầu câu phải viết hoa.Cuối câu kể phải ghi dấu chấm.
	 	II. Câu hỏi :
 	- Là câu nêu điều cần biết hoặc cần giải đáp để người khác trả lời.
	-Khi nói, có thể hơi lên cao giọng ở cuối câu hoặc nhấn mạnh ở ý cần được trả lời.
	-Khi viết, cuối câu hỏi phải ghi dấu chấm hỏi.
	III. Câu cầu khiến :
 	- Là câu nêu sự việc mong muốn hoặc đòi hỏi người khác phải làm.
	-Khi nói, cần nhấn giọng ở những chỗ nhằm biểu thị các mức độ đòi hỏi khác nhau.
	-Khi viết, cuối câu có thể ghi dấu chấm cảm.
	IV. Câu cảm : 
 	-Là câu dùng để biểu lộ cảm xúc của người nói.
	-Khi nói, cần có giọng thay đổi phù hợp với cảm xúc.
	-Khi viết, cuối câu cảm có dấu chấm cảm.
	V. Câu hội thoại : 
 	-Là câu nói trực tiếp hay gián tiếp của người hoặc của vật ( Được nhân hoá ) Đang được nói đến trong một đoạn văn. Câu hội thoại trực tiếp phải viết trong dấu ngoặc kép ( “”) hoặc đặt sau một dấu gạch ngang (-) đầu dòng ( nếu viết xuống dòng).
TÓM TẮT VỀ BỘ PHẬN CÂU
 CÂU
 Bộ phận chí

File đính kèm:

  • dockien_thuc_can_nho_toan_va_tieng_viet_lop_45.doc