Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 19 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU

- HS biết ki -lô-mét vuông là một đơn vị đo diện tích.

- Biết đọc viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét-vuông, biết 1km2 =1000 000 m2. Bước đầu biết chuyển đổi từ km 2 sang m 2 và ngược lại;

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ảnh chụp Hồ Hoàn Kiếm sgk.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2,5,9,3 ? Lấy ví dụ?

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu TT.

HĐ1: Giới thiệu ki-lô-mét vuông: HS quan sát ảnh Hồ Hoàn Kiếm sgk:

- GV giới thiệu: Để đo diện tích lớn như diện tích một huyện, tỉnh (thành phố ), khu rừng .người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.

- GV giới thiệu cách đọc và viết ki-lô-mét vuông: ki-lô-mét vuông viết tắt là km2

 1km2 = 1 000 000m2 ( Vài HS nhắc lại)

b. Thực hành

Bài 1(100) : HS nêu yêu cầu của bài tập.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 19 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cần dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.
- HS có thái độ biết ơn tình cảm mọi người dành cho trẻ thơ.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: - HS nối tiếp nhau đọc bài “Bốn anh tài” trả lời câu hỏi sgk 
 - HS đọc bài và nêu ý nội dung của bài 
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu qua tranh minh hoạ SGK. 
b. Hướng dẫn bài mới.
* Luyện đọc 
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ của bài 
+ GV theo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng các từ: trụi trần, sáng lắm, thế là, rộng lắm, loài người, ...
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài kết hợp đọc từ chú giải SGK.
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài: GV hướng dẫn đọc đúng thể thơ 5 chữ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài.
*Tìm hiểu bài:
- Nhà thơ kể với chúng ta chuyện gì qua bài thơ? Từ khi con người sinh ra, mọi vật trên trái đất đã thay đổi ntn? 
Đoạn 1: HS đọc thầm khổ 1. 
+ Trong “Câu chuyện cổ tích’’ này, ai là người được sinh ra đầu tiên? Lúc ấy cuộc sống trên trái đất ntn? 
Y1: Người sinh ra đầu tiên trên trái đất.
Đoạn 2: HS đọc 6 khổ thơ còn lại:
+ Sau khi trẻ em sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời? Sau khi trẻ em sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ? Bố giúp trẻ em những gì? Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
+ Trẻ em nhận biết được điều gì nhờ sự giúp đỡ của bố và thầy giáo? Bài học đầu tiên thầy dạy cho trẻ là gì? 
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ sgk.
Y2: Những thứ cần cho trẻ em khi mới sinh ra.
Nội dung: HS nêu, GV ghi bảng.
* Đọc diễn cảm.
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài 
- HS phát hiện giọng đọc của từng khổ thơ và cả bài 
+ HS đọc, phát hiện từ cần nhấn giọng trong bài thơ.
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn.
- Thi đọc diễn cảm, học thuộc lòng giữa 3 nhóm Bình chọn đại diện nhóm đọc 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu nội dung của bài 
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
---------------------------------------------------------------
Địa lí
 Thành phố Hải Phòng
I. Mục tiêu
- Biết được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
+ Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm. 
+ Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch...
- HS chỉ được vị trí Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ). HS nêu được điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, trung tâm du lịch lớn của nước ta.
- HS tuyên truyền mọi người có ý thức khai thác tài nguyên biển hợp lí, bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm môi trường biển, giữ gìn cảnh quan du lịch.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính , giao thông Việt Nam. Tranh ảnh về thành phố Hải Phòng.
III. Các hoạt động dạy-học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. 
b. Hướng dẫn bài mới
HĐ1: Hải Phòng - thành phố cảng.
- HS đọc thầm mục 1, quan sát lược đồ hình 1 sgk.
- GV cho HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam. 
+ Thành phố Hải Phòng nằm ở vùng, miền nào?
+ HS lên bảng chỉ vị trí Hải Phòng trên bản đồ hành chính Việt Nam.
+ Hải Phòng tiếp giáp với các tỉnh nào? 
- HS quan sát bản đồ giao thông Việt Nam.
+ Từ Hải Phòng có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?
+ Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển? 
- HS trình bày trước lớp.
- GV cho HS quan sát hột số hình ảnh minh hoạ.
- GV kết luận: HP nằm ven bờ biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, nơi đây có nhiều cầu tàu,...
HĐ2: Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng.
- HS đọc thầm mục 2, quan sát ảnh minh hoạ sgk.
+ So với ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải phòng có vai trò như t/n? 
+ Kể tên một số nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng 
+ Kể tên một số sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng 
- HS khác bổ sung, giáo viên sửa chữa bổ sung hoàn thiện.
HĐ3: Hải Phòng là trung tâm du lịch.
- HS đọc thầm mục 3, quan sát ảnh minh hoạ sgk.
+ Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một trung tâm du lịch lớn của nước ta? - HS trình bày trước lớp.
- GV cho HS quan sát hột số hình ảnh minh hoạ về ngành du lịch ở HP.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận: HP có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp,...
HĐ3: Bài học: HS nêu ghi nhớ SGK.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc chuẩn bị bài giờ sau.
----------------------------------------------------------
Toán
Tiết 92: Luyện tập 
i. Mục tiêu
- Hiểu sâu sắc hơn về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét-vuông.
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích. Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. Rèn kĩ năng tính toán, giải toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông. 
ii. đồ dùng dạy học: Bảng phụ .
iii. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu lại các đơn vị đo diện tích đã học? Mối quan hệ giữa các đơn vị đó đó?
2. Dạy bài mới: 
b. Thực hành 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV ghi các phép tính lên bảng .
- HS tự làm bài vào vở. HS lên bảng nêu cách đổi đơn vị đo diện tích và làm trên bảng .
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?
- GV nx và chốt lại cách đổi đơn vị đo diện tích : Đổi từ đơn vị lớn sang nhỏ và ngược lại .
Bài 2 (Nếu có thời gian): - 1 HS đọc đề bài.
- HS tự tóm tắt bài toán.
- Để giải được bài tập này ta cần vận dụng những kiến thức nào ? HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật ?
- HS giải bài toán vào vở .Hai HS lên bảng làm bài : GV nhận xét bổ sung .
- Lưu ý phần b phải đổi về cùng đơn vị đo .
- GV củng cố chốt lại cách giải bài toán .
Bài 3 (phần b) - 1HS đọc, nêu yêu cầu của đề bài.
- GV cho HS quan sát diện tích của 3 thành phố ở bảng phụ .
- HS so sánh diện tích của các thành phố với nhau 
- Thành phố nào có diện tích lớn nhất ? Thành phố nào có diện tích bé nhất ?
- Lưu ý đây là số liệu trước tháng 8 năm 2008 . 
- HS nêu miệng kết quả, HS khác nhận xét. GV chốt:
a. Diện tích hà Nội bé hơn DT Đà Nẵng. Diện tích Đã Nẵng bé hơ DT tp Hồ Chí Minh. DT tp Hồ Chí Minh lớn hơn DT Hà Nội.
b. Tp Hồ Chí Minh có Dt lớn nhất. Tp Hà Nội có DT bé nhất.
Bài 4: ( Nếu còn thời gian))- 1HS đọc đề của bài tập.
- HS tự tóm tắt bài toán.
- 1 HS nêu cách giải, HS tự làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm bài.
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng. Kết quả: 3 km 2
Bài 5: 1HS đọc đầu bài.
- HS đọc kĩ từng câu của bài toán và qs kĩ biểu đồ mật độ dân số để tự tìm ra câu trả lời.
- HS tự làm bài vào vở, HS trình bày miệng lời giải. 
- HS nhận xét và giáo viên kết luận chung.
3. Củng cố - dặn dò : Học sinh nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học..
---------------------------------------------------
Khoa học
Tại sao có gió?
I. Mục tiêu
- HS hiểu không khí chuyển động tạo thành gió .
- HS biết làm thí nghiện để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió và giải thích được nguyên nhân gây ra gió. (HSKG giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển)
- HS yêu thích tìm hiểu và khám phá thế giới.
ii. Đồ dùng dạy học: Hình trang 74.75 SGK; chong chóng,
iii. Các Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ	: Không khí cần cho sự sống như thế nào?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Chơi chong chóng 
* Mục tiêu:	 Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió 
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn: GV kiểm tra xem HS sự chuẩn bị của HS. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi.
 - Bước 2 : HS chơi ngoài sân theo nhóm. GV quan sát bao quát hoạt động của các nhóm. 
+ Cả nhóm nhận xét bình chọn chong chóng của bạn nào quay nhanh nhất 
- Bước 3: Làm việc cả lớp? Tại sao chong chóng quay? quay nhanh, quay chậm?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió 
*Mục tiêu: 	 HS giải thích tại sao có gió .
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.GV yêu cầu HS đọc các mục thực hành trang 74.
- Bước 2: Thực hành 
 -Bước 3: Trình bày kết quả: Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ Lớp nhận xét, GV đánh giá . 
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhận gây ra sự chuyển động của kk trong tự nhiên 
*Mục tiêu: Giải thích được tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: GV đề nghị HS làm việc theo cặp.
GV yêu cầu HS quan sát đọc thông tin ở mục bạn cần biết, giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển .
- Bước 2: Làm việc cá nhân trước khi làm việc theo cặp: HS thay nhau hỏi và TLCH -Bước 3: Trình bày kết quả: Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
+ Lớp nhận xét, GV đánh giá. 
- GV kết luận.
3. Củng cố dặn dò 
- Nguyên nhân gây ra gió? HS đọc mục Bạn cần biết - SGK.
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão.
-------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU: Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu
- Nắm vững hai cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- HS viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học. 
- HS có ý thức học tập và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ (BT1)
III. Các hoạt động dạy học 
1. KTBC:
- Gọi HS nhắc lại cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật? 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu TT.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài1(10) - Một HS đọc yêu cầu của bài 
- GV ghi đề bài lên bảng bảng, HS xác định yêu cầu của bài.
- GV gắn bảng phụ viết sẵn 3 mở bài như SGK: HS đọc kết hợp qs tranh minh hoạ SGK.
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn mở bài, trao đổi theo cặp: so sánh, tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài?
- HS phát biểu ý kiến : Lớp nhận xét bổ sung. 
- GV chốt lại hai kiểu kết bài và đưa ra đáp án đúng :
Giống: Cùng có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là cái cặp sách.
Khác: + a, b (mở bài trực tiếp) 
 + c (mở bài gián tiếp)
Bài 2: - Một HS đọc yêu cầu của bài 
- GV ghi đề bài lên bảng bảng, HS xác định yêu cầu của bài.
- GV nhắc học sinh: Bài yêu cầu chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. viết hai đoạn mở bài theo hai cách khác nhau.
- HS luyện viết mở bài theo hai cách vào vở.
- Nêu cách mở bài trực tiếp; mở bài gián tiếp? 
- Một số HS đọc mở bài của mình trước lớp: HS nhận xét bổ sung.
+ Hai cách mở bài của em có đặc điểm gì giống và khác nhau? 
- GV chốt lại hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn miêu tả đồ vật.
-GV đọc cho HS nghe các mở bài mẫu:
+ MBTT: Chiếc bàn học sinh này là người ban thân thiết với tôi gần bốn năm nay.
+ MBGT: Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. ở đó, tôi có bố mẹ và em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp?
- GV nhận xét tiết học. Nhắc chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (Tiết 2) 
I. Muc tiêu: HS tiếp tục:
- Củng cố những đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- HS biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Hình thành cho HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ dụng cụ cắt khâu thêu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tên gọi của 1 số vật liệu và dụng cụ cắt khâu thêu?
- Nêu công dụng và cách sử dụng của 1 số vật liệu và dụng cụ cắt khâu thêu đó?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HDHS học tiếp bài:
* Đặc điểm và cách sử dụng kim
- GV cho HS quan sát 1 số loại kim khâu và yêu cầu HS mô tả đặc điểm của kim.
- HS quan sát H.5 a, b, c và nêu cách xâu chỉ vào kim, cách vê nút chỉ?
- 1 HS lên thực hành, GV HD thêm (GV có thể thực hành cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ cho HS quan sát).
+ Theo em vê nút chỉ có tác dụng gì? 
*HS thực hành: xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.
- HS thực hành, GV quan sát gợi ‎ ý thêm.
- GV và HS đánh giá kết quả thực hành.
3. Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại tác dụng của kim khâu?
- Nêu cách xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ?
- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau: Cắt vải theo đường vạch dấu. 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 3/1/2018
 Ngày dạy: Thứ năm, 11/1/2018 
Toán ( 4A, 4B )
 Tiết 93: Hình bình hành
I. Mục tiêu 
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
- HS nhận biết, phận biệt, so sánh đúng hình bình hành với một số hình đã học. 
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ vẽ một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác 
III. Các hoạt động dạy học 
1. KTBC: Nêu cách đổi đơn vị đo diện tích? Lấy ví dụ?
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ1: Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- GV vẽ hình như SGK, HS quan sát hình vẽ: 
- Nhận xét hình dạng của hình bình hành?
- GV hình thành biểu tượng về hình bình hành. Giới thiệu tên gọi của hình bình hành. 
HĐ2 : Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành.
- GV cho HS lên bảng đo số đo của các cặp cạnh đối diện, cả lớp cùng đo trên sách của mình.
- HS nêu nhận xét.
* Kết luận: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- HS lấy ví dụ về các đồ vật trong thực tế có dạng của hình bình hành.
HĐ3 : Thực hành 
Bài 1(102) :- GV treo bảng phụ vẽ sẵn các hình như sgk lên bảng.
- HS nêu yêu cầu của bài 
+ Nêu đặc điểm của hình bình hành?
- HS thực hành nhận diện hình bình hành trong sgk.
+ HS lên bảng tìm hình bình hành 
+HS giải thích vì sao đó là hình bình hành? 
- GV nhận xét chốt lại đặc điểm của hình bình hành.
Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài 
- GV vẽ 2 hình lên bảng: HS quan sát.
- GV giới thiệu cho HS các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD.
- HS nhận dạng và nêu được hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện // và =.
- Hình nào là hình bình hành? giải thích vì sao đó là hình bình hành?
- GV nhận xét chốt lại tên gọi và đặc điểm của 2 hình .
Bài 3 : nếu còn thời gian.
- Cho HS nêu yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS vẽ hình trong sách giáo khoa vào vở.
- HS vẽ hình vào vở. 2 HS lên bảng vẽ hình: HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại đặc điểm của hình bình hành?
- GV nhận xét tiết học. Nhắc chuẩn bị bài giờ sau
-----------------------------------------------------------
Đạo đức ( 4B )
Bài 9: Kính trọng, biết ơn người lao động (T. 1)
I. Mục tiêu:	
- HS nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động.
- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .
- GD học sinh lòng yêu lao động .
II . Đồ dùng dạy học 
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động 1: Thảo luận lớp ( Truyện Buổi học đầu tiên , SGK)
*Mục tiêu: Nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động .
*Cách tiến hành :
- GV kể chuyện , một học sinh đọc lại truyện 
- HS thảo luận hai câu hỏi trong sách giáo khoa .
- HS trình bày kết quả thảo luận .
- Lớp nhận xét .
- GV nhận xét, kết luận: Cần phải kính trọng người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
c.Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp đôi (Bài tập 1)
*Mục tiêu: HS nhận biết được người lao động chân chính trong xã hội.
*Cách tiến hành :
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. 
- Cả lớp trao đổi, tranh luận .
- GV kết luận : 
d.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2)
*Mục tiêu:HS nhận biết được các nghề và ích lợi của nó với con người .
*Cách tiến hành : 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận và đóng vai một số tình huống .
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
- Một số nhóm lên đóng vai .
- Lớp thảo luận : Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy có phù hợp chưa ?Vì sao? Ai có cách ứng xử khác ?
- GV nhận xét, đánh giá .
3. Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS thực hiện nội dung học vào cuộc sống .
-------------------------------------------------------
Luyện từ và câu ( 4A )
Mở rộng vốn từ: Tài năng
I. Mục tiêu
- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người.
- Biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, 2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, 4).
- HS có thái độ chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học 
1. KTBC:
- Một HS nhắc lại ghi nhớ trong tiết LT&C“ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?” Nêu ví dụ.
2. Dạy bài mới. 
a. Giới thiệu bài:- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1(11): HS đọc nội dung bài tập 
- GV ghi đề bài lên bảng: HS xác định yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ, trao đổi theo nhóm đôi, chia các từ có chứa tiếng tài vào hai nhóm như SGK. 
- HS làm bài vào vở. HS lên bảng làm bài 
- HS, GV nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại và đưa ra đáp án đúng:
+ Nhóm a: Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
+ Nhóm b: Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài 
- HS suy nghĩ, tự đặt một câu với một trong các từ ở BT1 vào vở.
- 2 HS lên bảng viết câu văn của mình
- HS nối tiếp đọc câu mình đặt.
- GV, HS nhận xét chữa câu: Tuyên dương những HS có câu hay hấp dẫn.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập .
- GVgợi ý: Các em hãy tìm nghĩa bóng của câu tục ngữ xem câu nào có nghĩa ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người. 
- HS suy nghĩ, làm bài cá nhân.
- HS phát biểu ý kiến trước lớp: Lớp nhận xét bổ sung. 
- GV kết luận và đưa ra đáp án đúng: Câu a và c.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của đề bài .
- GV giúp học sinh hiểu nghĩa bóng của các câu tục ngữ của bài 3.
- Cho HS nối tiếp nhau nói câu tục ngữ mà mình thích, giải thích lí do 
- GV yêu cầu HS nêu một số trường hợp sử dụng các câu tục ngữ đó .
3. Củng cố, dặn dò 
- Học sinh nhắc lại một số từ ngữ và câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc chuẩn bị bài giờ sau.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 4/1/2018
 Ngày dạy: Thứ sỏu, 12/1/2018 
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu
- Nắm vững hai kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng ) trong bài văn miêu tả đồ vật.
- HS viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
- GD HS ý thức tự giác tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học : Bút dạ , một số tờ giấy trắng để HS làm bài 2.
III.Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:2 HS đọc các cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật .
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: 
- 1 HS đọc nội dung của bài tập 1 . Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa.
- HS nhắc lại hai cách kết bài đã học .
- HS đọc thầm lại bài Cái nón, suy nghĩ làm việc cá nhân TLCH:
 + Bài văn miêu tả đồ vật nào?
 + Hãy tìm và đọc kết bài của bài văn miêu tả các nón?
 + Theo em đó là cách kết bài nào? Vì sao?
- HS phát biểu ý kiến - GV kết luận. 
a. Đoạn kết bài là đoạn cuối cùng của bài: Má bảo dễ bị méo vành. 
b. Đó là kiểu KBMR: Căn dặn của mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
Bài 2: Một HS đọc 4 đề bài
- Cả lớp suy nghĩ chọn đề bài miêu tả ( cái thước kẻ, cái bàn học, cái trống trường ). 
- Một só học sinh nêu lựa chọn của mình .
- HS làm vào vở Tập làm văn.
- HS trình bày bài viết của mình .
- HS nhận xét, sửa cách dùng từ, viết câu, diễn đạt. GV đánh giá.
3.Củng cố, dặn dò
- Nhấn mạnh về hai kiểu kết bài đã học. GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới .
-----------------------------------------------------
Toán
Tiết 94: Diện tích hình bình hành 
I. Mục tiêu
- Biết cách tính diện tích hình bình hành.
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_19_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc