Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021

Lịch sử

Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai

 ( 1075-1077)

 I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS biết :

- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt)

+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.

+ Quân địch do Quách Quỳ từ bờ bắc tổ chức tiến công.

+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.

+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.

- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.

*HS NK:+ Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.

+ Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: Trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.

 II. ĐỒ DÙNG DAY - HỌC:

- Lược đồ trận chiến trên sông Như Nguyệt

 - VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Bài cũ: Gọi 3HS trả lời câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng

lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử nhân dân ta.

- GV nhận xét chung.

2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng.

HĐ1: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống .

- GV yêu cầu HS đọc Sgk

GV giới thiệu sơ qua về Lý Thường Kiệt

Hỏi: Khi biết quân Tống chuẩn bị sang xâm lược nước ta lần thứ 2, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì ? (Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn htế mạnh của giặc)

- Ông đã thực hiện chủ trương như thế nào?( Lý Thường Kiệt đã chia thành hai đạo quân thủy, bộ bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống.)

Việc Lý Thường Kiệt chủ động sang đánh Tống có tác dụng gì ?

GV chốt ý 1:.

 

doc81 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Những hoạt tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm ?
- Cách sắp xếp hoạ tiết ở đường diềm như thế nào ?
- Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm trên ?
Giáo viên bổ sung: 
- Đường diềm thường dùng để trang trí khăn, áo, đĩa, quạt,ấm, chén...Nó giúp làm cho đồ vật đẹp hơn. Hoạ tiết để trang trí đường diềm rất phong phú: hoa, lá, chim, bướm, hình tròn, hình vuông...
- Có nhiều cách sắp xếp hoạ tiết thành đường diềm: sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều... Các hoạ tiết giống nhau thường được vẽ bắng nhau và cùng một màu.
Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm
- Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẻ 2 đường thẳng cách đều, sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục.
- Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hoà.
- Tìm và vẽ hoạ tiết.
- Vẽ màu 
Hoạt động 3: Thực hành
- Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài.
- Hướng dẫn những học sinh còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- Giáo viên chọn một số bài hoàn thành trước, cho học sinh nhận xét
- Giáo viên bổ sung.
- Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
Dặn dò: Tiết sau mang đầy đủ dụng cụ học vẽ
_______________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 5 tháng 12 năm 2014
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chủ đề Tháng 12 : Uống nước nhớ nguồn
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về các vị anh hùng dân tộc
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu được công lao to lớn và những chiến công hiển hách của các vị anh hùng dân tộc trong quá trình đấu tranh, bảo vệ đất nước chống ngoại xâm.
- Giáo dục các em lòng biết ơn các vị anh hùng dân tộc, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các tư liệu, tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, câu đố, câu hỏi liên quan đến các trận đánh lớn, các anh hùng giải phóng dân tộc.
- Bảng, phấn màu để kẻ ô chữ.
- Cờ hoặc chuông báo tín hiệu trả lời cho các đội chơi.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV: 
Trước thời gian thi khoảng 1 tuần, GV cần phổ biến cho HS nắm được:
- Chủ đề của cuộc thi.
- Nội dung thi: Thi tìm hiểu về các vị anh hùng dân tộc.
- Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử ra một đội chơi gồm từ 3 – 5 người, trong đó có một đội trưởng.
- Luật chơi:
+ Các đội thi sẽ lựa chọn 1 ô hàng ngang để trả lời theo hình thức vòng tròn tính điểm.
+ Mỗi ô hàng ngang sẽ chứa một từ khóa. Thời gian cho mỗi câu trả lời là 15 giây.
+ Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi, đội nào có tín hiệu sẽ được trả lời trước. Nếu câu trả lời không đúng, cơ hội trả lời sẽ được dành cho các đội còn lại. Trường hợp các đội không có câu trả lời khi hết giờ hoặc các câu trả lời đều chưa chính xác thì cơ hội trả lời sẽ dành cho cổ động viên.
+ Mỗi câu trả lời đúng (ô chữ hàng ngang) sẽ được quyền trả lời tiếp
+ Nếu đội nào tìm ra được từ khóa (ô chữ hàng dọc) trả lời sai sẽ mất quyền chơi.
* Đối với HS:
- Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, bài thơ, bài hát, về chủ đề “các anh hùng dân tộc”.
- Phân công trang trí (sân khấu, kê bàn ghế, hoa, nước, ) phụ trách gói phần thưởng.
- Phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Bước 2: Tổ chức cuộc thi
- Ổn định tổ chức.
- Thông qua nội dung chương trình, các phần thi.
- Phổ biến luật chơi.
- Người dẫn chương trình đọc câu hỏi tương ứng với ô chữ hàng ngang mà các đội 1, 2, 3, 4 lựa chọn.
- Đan xen giữa các phần thi, là các tiết mục văn nghệ.
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá – Trao giải thưởng
- BGK hội ý để đánh gía, nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội.
- Trong khi BGK hội ý, đội văn nghệ tổ chức một số tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
- Công bố kết quả cuộc thi, mời đại diện các đội thi đạt giải lên nhận phần thưởng. Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước lớp.
- Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến.
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi.
_______________________________________
 Luyện Toán:
Luyện : Nhân với số có ba chữ số
I. MỤC TIÊU :
Củng cố cho HS về cách nhân với số có ba chữ số .
HS giải được một số bài Toán có liên quan .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở Bài tập bổ trợ và nâng cao , vở thực hành .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ :
Gọi hai HS lên đặt tính cả lớp làm giây nháp : 423 x 374 và 396 x 708
Nhận xét bài của HS .
2 . Luyện tập :
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
231 x 123 215 x 143 307 x 246 243 x 205 
GV cho HS làm vào bảng con .
Nhận xét bài của HS và thống nhất kết quả .
Kết quả thứ tự là : 28413 , 30745 , 75522 , 49815
Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :
a, 435 x 435 + 565 x 435 b, 356 x 708 - 708 x 256
c) 54 x 145 + 45 x 145 + 145 
 HS nêu cách tính thuận tiện .
 HS tự làm vào vở . 2 HS làm trên bảng phụ .
 Chữa bài trên bảng phụ , cả lớp thống nhất kết quả 
a, 435 x 435 + 565 x 435 b, 356 x 708 - 708 x 256
 = 435 x ( 435 + 565 ) = 708 x ( 356 - 256 ) 
= 435 x 1000 = 435000 = 708 x 100 = 70800
Bài 3 : Mỗi xe chở 125 hộp sữa , mỗi hộp sữa chứa 760 g sữa bột . Hỏi 3 xe như thế chở được bao nhiêu ki-lô-gam sữa bột ?
HS đọc yêu cầu bài toán và nêu cách làm .
Cả lớp làm vào vở rồi chữa bài .
Bài giải :
Mỗi xe chở được số ki-lô-gam sữa là :
125 x 760 = 95000 (g )
 95000g = 95 ( kg )
Ba xe như thế chở được số ki -lô-gam sữa bột là :
95 x 3 = 285 ( kg )
 Đáp số : 95 kg 
Bài 4 (HSNK):Tích của hai só bằng 345. Nếu thừa số thứ nhất gấp lên 4 lần và thừa số thứ hai gấp lên 6 lần thì được tích mới bằng bao nhiêu? 
	ĐS: 8280
4.Củng cố, dặn dò 
-Nhận xét tiết học
______________________________________
Luyện Tiếng Việt :
Mở rộng vốn từ về : ý chí - nghị lực 
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố và mở rộng vốn từ về : ý chí - nghị lực 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở bài tập luyện từ và câu , bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Bài 1 : Xếp các từ ngữ dưới đây vào hai nhóm có nghĩa trái ngược nhau :
Nhóm A : ( nghĩa tích cực ):
Nhóm B ( nghĩa tiêu cực ) : 
quyết chí , nản chí , bền chí , nản lòng , vững chí , tu chí , nuôi chí lớn , mất ý chí .
HS thảo luận nhóm đôi làm bài .
Gọi đại diện các nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung , GV nhận xét chốt lời giải đúng .
Nhóm A : quyết chí , bền chí , nuôi chí lớn , vững chí , tu chí .
Nhóm B : nản chí , nản lòng , sờn lòng , mất ý chí .
Bài 2: Hãy tìm những từ mang ý nghĩa như sau:
a) Có khả năng làm công việc gì đó một cách bền bỉ, không nản lòng, dù thời gian kéo dài:.............
b)Dốc sức, dốc lòng để thực hiện bằng được việc đã định làm:................
c) Hoàn cảnh không thuận lợi, đòi hỏi phải có ý chí, nghị lực mới vượt qua được:.............
Bài 3 : Ghi dấu X vào ô trống trước các câu tục ngữ , ca dao nói về ý chí - nghị lực của con người ( sự kiên trì , lòng quyết tâm ): 
a, Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo .
b, Chọn bạn mà chơi , chọn nơi mà ở .
c, Thắng không kiêu bại không nản .
d, Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một li .
e, Thua keo này , bày keo khác .
g, Đèo cao thì mặc đèo cao 
 Trèo lên đến đỉnh , ta cao hơn đèo . 
HS làm bài theo nhóm đôi , cho một nhóm làm vào bảng phụ rồi chữa bài chung .
Đáp án : HS đánh dấu nhân vào các câu a, c , e , g 
Bài 4( HSNK) : Một chú ong mê mãi hút nhụy hoa , không hay biết trời đang sập tối , ong không về nhà được . Sớm hôm sau , khi trở về gặp các bạn , ong đã kể lại câu chuyện nó xa nhà trong đêm qua .
 Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện của chú ong xa nhà đó .
GV hướng dẫn học sinh hiểu đề bài .
HS tự làm bài vào vở .
GV nhận xét .
3. Củng cố , dặn dò :
GV nhận xét tiết học .
Dặn dò về nhà 
ViÕt nh÷ng tÝnh tõ sau vµo tõng cét cho phï hîp.
 Xanh biÕc, ch¾c ch¾n, trßn xoe, láng lÎo, mÒm nhòn, x¸m xÞt, vµng hoe, ®en kÞt, cao lín, mªnh m«ng, trong suèt, chãt vãt, tÝ xÝu, kiªn c­êng, thËt thµ.
TÝnh tõ chØ mµu s¾c
TÝnh tõ chØ h×nh d¸ng

TÝnh tõ chØ tÝnh chÊt,phÈm chÊt
2. G¹ch d­íi tÝnh tõ chØ mµu s¾c,®Æc ®iÓm, tÝnh chÊt cña c¸c sù vËt, cña ho¹
Luyện Tiếng Việt
LUYỆN: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I.MỤC TIÊU
Củng cố cho HS:
- Một số vốn từ về: ý chí nghị lực
- Viết đoạn văn ngắn về người có ý chí, nghị lực
II HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Củng cố kiến thức
Tìm các từ nói lên ý chí, nghị lực
Tìm các từ nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người
Bài1: Hãy tìm những từ mang ý nghĩa như sau:
a) Có khả năng làm công việc gì đó một cách bền bỉ, không nản lòng, dù thời gian kéo dài:.............
b)Dốc sức, dốc lòng để thực hiện bằng được việc đã định làm:................
c) Hoàn cảnh không thuận lợi, đòi hỏi phải có ý chí, nghị lực mới vượt qua được:.............
Bài2: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở mỗi mục (a,b,c) của bài tập1.
 Hs đặt câu 
Hs nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
Bài3: Viết một đoạn văn ngắn về một người có tinh thần vượt khó vươn lên trong công việc.
HS làm vào vở 
Gọi một số HS đọc bài làm của mình
GV cùng cả lớp nhận xét chữ bài 
3.Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về ôn lại bài
_______________________________________________
Luyện Toán :
Luyện:Nhân với số có hai chữ số và nhân số có hai chữ số với 11.
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố về nhân với số có hai chữ số và nhân số có hai chữ số với 11.
Giải được một số bài toán có liên quan .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Vở BT bổ trợ và nâng cao, vở thực hành Toán và tiếng Việt lớp 4 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ :
HS nêu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
2. Bài mới :
Bài 1 : Tính nhẩm 
46 x 11 = 65 x 11= 41 x 11= 29 x 11= 
87 x 11 = 38 x 11= 73 x 11= 34 x 11 = 
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện .
HS nào điền đúng có quyền chỉ định bạn khác lên điền và tiếp tục như vậy đến hết bài .
Bài 2 : Đặt tính rồi tính 
42 x 23 35 x 49 142 x 35 2047 x 18 
GV yêu cầu HS làm bài cá nhân .
Gọi 4 em đại diện 4 tổ lên thi làm bài nhanh , đúng .
Cả lớp cùng GV nhận xét khen bạn làm tốt .
Bài 3 : Tìm x :
a, x : 2 = 17 b , x : 23 = 45 c, x : 67 = 123
+ Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ? ( Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia )
HS làm bài vào vở .
Gọi 3 Hs lên chữa bài .Cả lớp nhận xét .
a, x : 2 = 17 b , x : 23 = 45 c, x : 67 = 123
 x = 17 x 2 x = 45 x 23 x = 123 x 67 
 x = 34 x = 1035 x = 8241
Bài 4 : ( Dành cho HS NK ): Một tổ công nhân 7 ngày làm được 406 sản phẩm . Hỏi với mức làm như thế thì trong 28 ngày tổ đó làm được bao nhiêu sản phẩm ? ( giải theo hai cách ) 
Bài giải :
Cách 1 : Trong một ngày tổ đó làm được số sản phẩm là :
406 : 7 = 58 ( sản phẩm )
Trong 28 ngày tổ đó làm được số sản phẩm là :
58 x 28 =1624 ( sản phẩm )
Cách 2 : 28 ngày gấp 7 ngày số lần là :
28 : 7 = 4 ( lần )
Trong 28 ngày tổ đó làm được số sản phẩm là :
406 x 4 = 1624 ( sản phẩm )
Đáp số : 1624 sản phẩm
3. Củng cố , dặn dò :
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn dò về nhà 
Đạo đức
 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 2)
 I. MỤC TIÊU: 
- Biết được: con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
 - Kính yêu ông bà, cha mẹ.
* Kĩ năng : Xác định giá trị tình cảm của ông bà , cha mẹ dành cho con cháu . Lắng nghe lời dạy bảo của ông bà cha mẹ . Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà , cha mẹ .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 VBT, tranh
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ:( 4')
 HS nhắc lại nội dung bài học "Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ".
B. Dạy bài mới: 
HĐ1: ( 10')Đóng vai BT3- SGK.
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1. tranh 2. 
Các nhóm thảo luận và lên đóng vai
GV và HS phỏng vấn về cách ứng xử , về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm , chăm sóc của con cháu.
- GV nhận xét kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm , chăm sóc ông bà , cha mẹ nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.
HĐ2: ( 10') Thảo luận theo nhóm đôi- BT4- SGK
GV nêu yêu cầu BT, thảo luận theo nhóm và trình bày.
- GV nhận xét, khen những HS đã hiếu thảo với ông bà và nhắc nhở HS khác học tập các bạn.
HĐ3: ( 10') Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được.( BT 5-6- SGK)
Kết luận chung : như SGK
 C. Củng cố, dặn dò: ( 5')
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS nhắc đọc thuộc ghi nhớ và chuẩn bị cho tiết sau.
Buổi chiều :
------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện viết
Bài viết: VĂN HAY CHỮ TỐT
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS viết đúng, đẹp bài đoạn 3,4 bài văn hay chữ tốt
Biết cách trình bày bài viết và viết đúng các từ khó trong bài Rèn thêm chữ viết cho HS.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết bài
GV đọc cho HS nghe câu chuyện Vẽ trứng
Tìm chữ khó viết trong bài và chú ý cách trình bày: Cao Bá Quát, lí lẽ, dốc sức..
GV hướng dẫn HS cách trình bày bài.
2 Hoạt động 2: HS viết bài:
GV đọc từng câu cho HS viết.
Lưu ý : Tư thế ngồi viết, cách đặt vở, cầm bút, đảm bảo thời gian.
Viết xong GV đọc cho HS khảo lại bài.
GV chấm bài một số em và nhận xét chữ viết của HS .
-Câu chyện muốn nói với em điều gì? 
Gv tuyên dương những HS viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ.( Đưa cho cả lớp cùng xem)
Nhắc nhở những HS viết chưa đẹp về nhà luyện viết thêm.
III. CỦNG CỐ –DẶN DÒ : 
GV nhận xét tiết học.
đọc
VĂN HAY CHỮ TỐT
I MỤC TIÊU
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.(trả lời được CH trong SGK).
- Qua đó HS tự nhận thức được bản thân, biết tự rèn chữ viết.
* Kĩ năng được giáo dục trong bài : Kĩ năng xác định giá trị , tự nhận thức bản thân , đặt mục tiêu và kiên định .
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A.Kiểm tra (5')
HS đọc bài Người tìm đường lên các vì sao và nêu nội dung của bài .
B.Dạỵ bài mới 
1.Giới thiệu bài (2') 
GV cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc và giới thiệu bài .
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:(30')
a.Luyện đọc `
-GV chia đoạn: 
+Đoạn 1:Từ đầu đến cháu xin sẵn lòng .
+Đoạn 2: tiếp theo đến ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
+Đoạn 3: phần còn lại. 
-HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 1, kết hợp khen những em đọc đúng , sửa lỗi cho HS nếu các em đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, lưu ý đọc đúng các tên riêng nước ngoài. 
-HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ .
-HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài lần 3 cho tốt hơn .
-HS luyện đọc theo cặp. 
-2 HS đọc cả bài. 
-GV đọc diễn cảm cả bài .
b. Tìm hiểu bài 
-Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém ?(vì chữ viết xấu )
-Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi nhận lời gúp bà cụ hàng xóm viết đơn ? (vui vẻ)
-Sự việc gì xẩy ra làm Cao Bá Quát phải ân hận ? (Lá đơn ông viết chữ quá xấu nên quan không đọc và ...)
- Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào ? (sáng sáng ông cầm ...mấy năm trời )
-Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài ?
c.Đọc diễn cảm 
-3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. 
-GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1 .
+GV đọc mẫu .
+HS luyện đọc theo cặp .
+HS thi đọc .GV theo dõi uốn nắn 
3.Củng cố , dặn dò (3')
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? (Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát
-Liên hệ thực tế .
Hoạt động tập thể :
( VSCN ) 
Bài 2:Ăn uống sạch sẽ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Các em nêu đợc những việc cần làm để ăn uống sạch sẽ
2. Kĩ năng:
- Thực hiện ăn sạch, uống sạch
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống
- Có thói quen rửa tay sạch trước khi ăn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ tranh VSCN số 3 và VSCN số 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động1:Những việc cần làm để ăn sạch
* Mục tiêu: Học sinh nói được những việc cần làm để ăn sạch; biết thực hiện rửa tay trước khi ăn
- Gv chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm một bộ tranh VSCN số 3 yêu cầu các em quan sát và trả lời các câu hỏi:
 + Bức tranh vẽ gì?
 + Việc làm đó có tác dụng gì?
- Các nhóm làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên và nhóm trưởng
- Đại diện nhóm trình bày
- GV kết luận:Để ăn sạch chúng ta phải:
 + Rửa tay trước khi ăn, trước khi dọn mâm bát hoặc nâu nướng, chế biến thức ăn
 + Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn
 + Thức ăn phải đậy cẩn thận không để ruồi, gián,chuột bò vào
 + Bát, đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ
Hoạt động2: những việc cần làm để uống sạch
* Mục tiêu:Các em phân biệt nước uống hợp vệ sinh và nước uống không hợp vệ sinh và nói được những việc cần làm để uống sạch
- Gv yêu cầu các em học sinh kể tên những đồ uống các em dùng hàng ngày và ghi mọi ý kiến của các em lên bảng
- GV nêu câu hỏi:
 + Theo em trong các loại đồ uống đã kể loại đồ uống nào nên uống, loại nào không nên uống? Vì sao?
 + Nước đá như thề nào là sạch, như thề nào là không sạch?
 + Kem, nước mía như thề nào là hợp vệ sinh?
- Gv chia lớp thành 4 nhóm,phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh VSCN số 4và yêu cầu học sinh đưa ra nhận xét.
- Gv kết luận:Nước uống trong mỗi gia đình cần phải lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, đun sôi để nguội.Trong trường hợp nước bị đục các gia đình cần phải lọc theo hướng dẫn của bộ y tế và nhất thiết phải đun sôi trước khi uống.
- GV: Bạn nào uống nước hợp vệ sinh?Tại sao?
 Bạn nào uống nước chưa hợp vệ sinh?Tại sao
Hoạt động 3:Lợi ích của ăn uống sạch sẽ
* Mục tiêu: Học sinh có ý thức vệ sinh ăn uống
- GV nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận:
 + Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ?( Để phòng các bệnh giun sán)
- Gv kết luận: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được một số bệnh đường ruột như tiêu chảy, giun sán
IV. Củng cố, dặn dò
- Liên hệ: Những em nào ở nhà đã thực hiện vệ sinh ăn uống?
- Nhắc học sinh về thực hiện ăn uống hợp vệ sinh
- Nhận xét giờ học
Toán
Nhân với số có ba chữ số
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết cách nhân với số có ba chữ số. 
- Tính được giá trị của biểu thức.
- Bài tập cần đạt : BT1, BT3 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1.Bài cũ(4’)
 Gọi HS trình bày BT 4 SGK tiết 61. 
+ GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
HĐ2 15’) Phép nhân 164 x 123 = ?
a) GV viết lên bảng phép tính 164 x 123 = ? 
Yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính .
b) Hướng dẫn đặt tính và tính :
 GV nêu cách đặt tính : GV vừa hướng dẫn vừa nêu cách tính. 
 164 
 x 123
 492 492 là tích riêng thứ nhất
 328 328 là tích riêng thứ hai 
 164 164 là tích riêng thứ ba 
 20172
Cho HS thực hiện lại trên giấy nháp 
	GV nêu một số ví dụ khác: 246 x 213 
 445 x 234 
HS thực hành tính ở giấy nháp.
HĐ4: ( 20’) Thực hành.
GV nêu nêu lần lượt từng bài tập 1, 3
Bài 1 : Đặt tính rồi tính 
HS làm bài vào vở , GV lưu ý về cách đặt các tích riêng .
Gọi HS lên bảng chữa bài . GV viên cùng cả lớp thống nhất kết quả .
Kết quă thứ tự là : 79608 , 145375 , 665412 
Theo dõi , hướng dẫn HS làm bài khó .
Bài 2 : ( HS khá , giỏi làm ) GV giúp HS hiểu yêu cầu BT sau đó HS tự làm bài và chữa bài thống nhất kết quả .
a
262
262
263
b
130
131
131
a x b
34060
43322
34453

Bài 3 : - HS đọc yêu cầu bài tập . Cả lớp làm bài vào vở , 1em làm bảng phụ.
Treo bảng phụ chữa bài .
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải
Diện tích của mảnh vườn đó là:
125 x 125 = 15625( m2)
Đ/S: 15625 m2.
- GV nhận xét, chữa bài,cho điểm.
3.Củng cố,dăn dò: ( 1’)
- Nhận xét giờ học.
Thứ tư, ngày 3 tháng 12 năm 2014
 Luyện Tiếng Việt :
Luyện đọc hai bài tập đọc trong tuần
I MỤC TIÊU :
Củng cố cho HS:
- Đọc bài lưu loát , diễn cảm và đọc hiểu hai bài tập đọc đã học trong tuần : Người tìm đường lên các vì sao; Văn hay chữ tốt.
- Nắm chắc nội dung từng bài.
II HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Luyện đọc bài: Người tìm đường lên các vì sao.
- HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạncủa bài 3 lượt, GV nhận xét .
- HS nêu lại giọng đọc của bài .
- HS luyện đọc theo cặp. GV bao quát lớp và hướng dẫn HS yếu đọc bài.
 Gọi HS đọc cả bài ( ưu tiên cho HS yếu đọc nhiều hơn-GV

File đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2020_2021.doc