Phiếu học tập môn Đạo đức Lớp 4 - Bài: Lịch sự với mọi người - Năm học 2020-2021

2. Hoạt động 2: Thực hành (Làm vào vở trắng nhé!)

Bài 1 trang 32 Đạo Đức 4:

Những hành vi, việc làm nào sau đây là nên làm? Vì sao?

a) Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”.

b) Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu.

c) Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.

d) Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy

đ) Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga.

Bài 2 trang 33 Đạo Đức 4: Viết vào vở trắng ý kiến em chọn nhé!

Trong những ý kiến dưới đây, em đồng ý với ý kiến nào?

a) Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi.

b) Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.

c) Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn

 

doc4 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phiếu học tập môn Đạo đức Lớp 4 - Bài: Lịch sự với mọi người - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 18 tháng 02 năm 2021
ĐẠO ĐỨC
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Thế nào là lịch sự? Vì sao cần lịch sự với mọi người?
2. Kĩ năng:
- Biết cư xử lịch sự với mọi người.
 3. Thái độ:
- Tôn trọng, tự trọng, tôn trọng nếp sống văn minh. Đồng tình cư xử với những người lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự
II. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Đọc câu chuyện ở tiệm may.
- Em hãy tự đọc bài và cho biết:
+ Câu 1 trang 32 Đạo Đức 4:
Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang, bạn Hà trong câu chuyện trên?
+ Câu 2 trang 32 Đạo Đức 4:
Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì? Vì sao?
2. Hoạt động 2: Thực hành (Làm vào vở trắng nhé!)
Bài 1 trang 32 Đạo Đức 4:
Những hành vi, việc làm nào sau đây là nên làm? Vì sao?
a) Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”.
b) Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu.
c) Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa.
d) Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy
đ) Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga.
Bài 2 trang 33 Đạo Đức 4: Viết vào vở trắng ý kiến em chọn nhé!
Trong những ý kiến dưới đây, em đồng ý với ý kiến nào?
a) Chỉ cần lịch sự với người lớn tuổi.
b) Phép lịch sự chỉ phù hợp khi ở thành phố, thị xã.
c) Phép lịch sự giúp cho mọi người gần gũi với nhau hơn.
d) Mọi người đều phải cư xử lịch sự, không phân biệt già – trẻ, nam – nữ, giàu – nghèo.
đ) Lịch sự với bạn bè, người thân là không cần thiết.
Bài 3 trang 33 Đạo Đức 4:
Em hãy cùng người thân trong gia đình thảo luận để nêu ra một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi, ...
Bài 4 trang 33 Đạo Đức 4:
Em hãy cùng người thân trong gia đình trao đổi và đóng vai theo những tình huống sau:
a) Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ. Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh.
Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó?
b) Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang qua.
Bài 5 trang 33 Đạo Đức 4:
Câu ca dao dưới đây khuyên chúng ta điều gì?
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
3. Hoạt động 3: suy ngẫm
- Học thuộc phần nội dung chính của bài đọc.
Em hãy ghi lại nhận xét của người thân về cách mà em đã xử lí tình huống vào vở trắng nhé!
ĐÁP ÁN
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc
- Em hãy tự đọc bài và cho biết bài đọc có mấy đoạn?
Trả lời: 
+ Đoạn 1: Từ đầu .đậu khít nhau .
+ Đoạn 2: Nhưng hoa bất ngờ dữ vậy? 
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Em hãy nêu một số từ khó đọc, khó hiểu trong bài đọc trên?
Trả lời: Tùy vào câu trả lời của các em.
- Theo em bài văn trên đọc với giọng đọc như thế nào?
	 Trả lời: Giọng nhẹ nhàng , suy tư ; nhấn giọng những từ ngữ được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (Làm vào vở nhé)
- Em hãy đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi sau:
+ Tại sao hoa phượng lại được gọi là hoa học trò?
Trả lời: Vì hoa phượng gắn với tuổi thơ - tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường với những kỉ niệm sâu sắc. Hoa phượng nở là mùa thi đến, hoa phượng nở báo hiệu kì nghỉ hè sắp đến, kết thúc một năm học. Và cây phượng là loại cây thường trồng nhiều nhất ở các sân trường. Nó gắn với kỉ niệm của rất nhiều các bạn học trò về mái trường.
- Em đọc lại đoạn 2 và cho biết vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
Trả lời: Hoa phượng có một vẻ đẹp đặc biệt: đỏ rực, đẹp không phải một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời. Màu sắc như hàng ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn, vừa vui. Buồn vì sắp xa mái trường. Vui vì kết thúc một năm học được lên lớp trên, vui vì sắp được nghỉ hè. Màu sắc của hoa phượng rực rỡ mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ.
- Em đọc đoạn 3 và trả lời màu của hoa phượng thay đổi thể nào theo thời gian?
Trả lời: Lúc đầu là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu dần dần số hoa tăng màu đậm dần rồi hòa với mặt trời chói lọi, sáng rực lên.
- Theo em ý chính của bài là gì?
Trả lời: Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ, một loài hoa có tên là hoa học trò - Hoa tượng trưng cho tuổi học trò.
- Qua bài này em hãy nêu một số việc làm để bảo vệ, chăm sóc cây xanh?
Trả lời:
Ví dụ: Em sẽ không ngắt lá, bẻ cành, xả rác vào bồn cây, tưới cây, bắt sâu.
3. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- Gạch chân dưới các từ cần đọc nhấn giọng ở SGK.
Trả lời: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời; muôn ngàn con bướm thắm.

File đính kèm:

  • docphieu_hoc_tap_mon_dao_duc_lop_4_bai_lich_su_voi_moi_nguoi_na.doc
Giáo án liên quan