Giáo án các môn Khối Tiểu học - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Chiều thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2020

Tiết đọc thư viện: (lớp 5)

 ĐỌC CẶP ĐÔI: TRUYÊN VỀ THẦY CÔ GIÁO

I. MỤC ĐÍCH.

- Thu hút và khuyến khích học sinh tham gia vào việc đọc;

- Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích;

- HS được khuyến khích chia sẻ về cuốn sách các em đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em.

- Giúp HS phát triển thói quen đọc.

II. CHUẨN BỊ: Sách phù hợp với trình độ đọc của HS.

III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giới thiệu: 2- 3 phút

- Sau khi đã ổn định chỗ ngồi cho học sinh, giáo viên có thể nhắc lại cho các em về nội quy thư viện cho đến khi học sinh đã quen với các nội quy này.

- Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia. Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Đọc cá nhân.

2. Hoạt động: Đọc cá nhân.

* Trước khi đọc: 5- 6 phút.

Ở hoạt động Đọc cá nhân này, các em sẽ tự chọn sách và đọc một mình. Trong khi các em đọc, thầy sẽ di chuyển xung quanh phòng để hỗ trợ các em. Nếu có từ hoặc câu nào các em không hiểu, hãy giơ tay lên để thầy đến giúp.

- Nhắc học sinh về mã màu phù hợp với trình độ đọc của các em.

Các em có nhớ mã màu của lớp mình là những mã màu nào không? Cho học sinh nhắc lại và chỉ vào từng mã màu khi nói.

- Nhắc học sinh về cách lật sách đúng.

Các em có nhớ cách lật sách đúng là như thế nào không? Bạn nào có thể làm lại cho cả lớp cùng xem? Cho học sinh làm mẫu lại cách lật sách đúng.

Mời lần lượt 6-8 học sinh lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc. Các em hãy lên chọn cho mình một quyển sách mà các em thích! Sau khi chọn sách xong, các em có thể chọn một vị trí thoải mái trong phòng để ngồi đọc. Chúng ta sẽ có 15 phút để đọc.

Mời 6- 8 học sinh đến kệ để chọn sách. Sau khi học sinh đã chọn xong, tiếp tục mời 6- 8 học sinh khác lên chọn sách. Tiếp tục cho đến khi tất cả học sinh chọn được sách.

Nếu có học sinh nào gặp khó khăn với việc chọn sách, giáo viên sẽ cho các học sinh khác lên chọn sách trước sau đó quay lại hỗ trợ học sinh này. Hỏi học sinh xem các em thích đọc loại sách nào và giúp học sinh chọn đúng loại sách các em thích. Nếu học sinh mất nhiều thời gian chọn sách và không biết mình thích đọc loại sách nào, giáo viên có thể tự chọn một quyển sách mà giáo viên nghĩ là phù hợp với học sinh.

 

docx10 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 3 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn Khối Tiểu học - Tuần 8 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Chiều thứ hai ngày 09 tháng 11 năm 2020
Luyện Tiếng Việt:(Lớp 1)
ÔN TẬP CÁC ÂM VẦN ĐÃ HỌC
I. MỤC TIÊU
- Luyện ghép các âm, vần đã học em,ep,im,ip, êm, êp 
- Luyện đọc lại các bài tập đọc đã học
- Luyện viết các chữ có các âm, vần đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bộ đồ dùng HS. Vở luyện viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1.Giới thiệu bài:( 1ph)
	GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học: Ôn lại các âm,vần đã học.
	2. Luyện tập :
a) Luyện đọc:(14ph)
- GV viết lên bảng các âm đã học và một số tiếng có chứa các âm vần đã học.
- Gọi HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV nhận xét.
* Đọc bài ở SGK
- GV cho học sinh luyện đọc lại các bài tập đọc đã học Bài 41, bài 42, bài 43, 
+ HS tự nhìn SGK luyện đọc bài cá nhân.
+Thi đọc trước lớp: Cá nhân, tổ.
- Lớp và GV nhận xét.
b) Ghép các âm đã học thành tiếng (10ph)
- GV đọc từng âm, tiếng cho HS ghép 
VD: chăm chỉ, quả cam
- GV nhận xét
c) Luyện viết:(10ph)
+ Luyện viết bảng con 
- Gv đọc cho HS viết bảng con: : Chim sẻ, lúa nếp
- Gv nhận xét bài viết của HS
+ Luyện viết vở:
- Cho HS viết vào vở ô ly : ấm trà, cá chép, nhịp cầu ( mỗi chữ viết 1 dòng)
- HS viết bài . GV theo dõi uốn nắn cho HS
- Nhận xét bài viết của HS
3. Củng cố, dặn dò:(1ph)
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương em tích cực học tập, em có tiến bộ.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
Sáng thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2020
Thủ công:( Lớp 3)
GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
- Gấp, cát, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
- Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh,4 cánh,8 cánh.Các cánh của mỗi bông hoa đều nhau. Có thể cắt được nhiều bông hoa. Trình bày đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Giấy màu, kéo, hồ dán, bông hoa mẫu.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: HS thực hành gấp, cắt, dán bông hoa.20’( Nhóm 4)
- Yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt để được bông hoa
- GV củng cố các bước.
* Gấp cắt bông hoa 5 cánh
+ Gấp, cắt hình vuông cạnh 6 ô
+ Gấp như ngôi sao 5 cánh
+ Vẽ đường cong tạo cánh hoa
+ Dùng kéo thực hiện đường cong cắt được cánh hoa
* Gấp cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh
+ Hướng dẫn theo các bước: Gấp cắt hình vuông to nhỏ khác nhau
+ Gấp làm 4 phần bằng nhau( H5a)
+ Tiếp tục thành 8 phần bằng nhau( H5b)
+ Vẽ đường cong
+ Dùng kéo cắt theo đường cong để tạo bông hoa 4 cánh
+ GV hướng dẫn cách gấp, cắt bông hoa 8 cánh
+ Gấp đôi hình 5b ta được 16 phần bằng nhau(6a) cắt lượn theo đường cong ta được bông hoa 8 cánh
- HS gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh theo kích cỡ khác nhau theo nhóm
Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.10’
- HS trưng bày SP. GV và cả lớp nhận xét đánh giá sản phẩm của các bạn.
- Tuyên dương HS có sản phẩm đẹp.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò(5p)
- GV cho hs nhận xét một số sản phẩm
- Nhận xét chung tiết học 
- Dặn dò chuẩn bị tiết sau
Sáng thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2020
Đạo đức: lớp 4)
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
Biết được ích lợi của tiết kiệm tiền của.
Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,trong cuộc sống hàng ngày.
Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
Nhắc nhở bạn bè , anh chị em tiết kiệm tiền của .
* GD KNS: Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1.Bài cũ:(5p) Lớp trưởng điều hành
 	Kể tên các việc nên và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
	Hai HS trả lời, GV nhận xét.
2.Thực hành:(27p)
* HĐ1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không? HS đưa phiếu mà mình đã chuẩn bị ở nhà.
- Đưa ra các phiếu đã làm- trình bày cho bạn nghe.
- Yêu cầu HS đếm xem số việc mà gia đình mình đã tiết kiệm là bao nhiêu?
- HS nêu một số việc mà gia đình mình đã tiết kiệm và những vịêc mà gia đình mình cha tiết kiệm.
* HĐ2: Em đã tiết kiệm chưa?
- HS làm bài tập 4 trong sgk theo nhóm 4.
- Trong các việc trên việc nào thể hiện sự tiết kiệm ? (a, b, g, h, k)
- Trong các việc trên việc nào thể hiện sự không tiết kiệm ? (c, d, đ, e, i).
- HS tự liên hệ thực tế bản thân. GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày.
* HĐ3: Em xử lí thế nào? 
- HS làm việc theo nhóm 6 thảo luận nêu ra cách xử lí tình huống. 
- HS đóng vai thể hiện cách xử lí. 
- Tình huống 1: Bạn rủ bạn Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi, Tuấn sẽ giải quyết thế nào?
- Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua đồ chơi mới khi chơi cha hết những đồ chơi đã có. Tâm sẽ nói gì với em ?
- Tình huống 3:Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì vời Hà?.
- HS đóng vai và thảo luận cả lớp các câu hỏi sau:
+ Cách ứng xử nh vậy đã phù hợp cha? Em có cách ứng xử nào khác?.
+ Em cảm thấy thể nào khi ứng xử  vậy? 
+ Cần phải tiết kiệm như thế nào?
+ Tiết kiệm tiền của có lợi gì ?
* HĐ4: Dự định tương lai. 
- HS làm theo cặp. 
- HS viết ra giấy dự định sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập và vật liệu trong gia. đình như thế nào cho tiết kiệm?
- HS trao đổi, đại diện trình bày. Cả lớp và GV nhận xét. 
* GV đọc HS nghe câu chuyện “Một que diêm”kể về gương tiết kiệm của Bác Hồ.
3.Củng cố, dặn dò:(3p) 
 - GV tổng kết bài.
 - GV nhận xét tiết học. 
Chiều thứ 3 ngày 10 tháng 11 năm 2020
Tiết đọc thư viện: (lớp 5)
 ĐỌC CẶP ĐÔI: TRUYÊN VỀ THẦY CÔ GIÁO
I. MỤC ĐÍCH.
- Thu hút và khuyến khích học sinh tham gia vào việc đọc;
- Tạo cơ hội để học sinh chọn sách đọc theo ý thích;
- HS được khuyến khích chia sẻ về cuốn sách các em đọc, từ đó phát triển sự tự tin của các em.
- Giúp HS phát triển thói quen đọc.
II. CHUẨN BỊ: Sách phù hợp với trình độ đọc của HS.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Giới thiệu: 2- 3 phút
- Sau khi đã ổn định chỗ ngồi cho học sinh, giáo viên có thể nhắc lại cho các em về nội quy thư viện cho đến khi học sinh đã quen với các nội quy này.
- Giới thiệu với học sinh về hoạt động mà các em sắp tham gia. Hôm nay chúng ta sẽ tham gia hoạt động Đọc cá nhân.
2. Hoạt động: Đọc cá nhân.
* Trước khi đọc: 5- 6 phút.
Ở hoạt động Đọc cá nhân này, các em sẽ tự chọn sách và đọc một mình. Trong khi các em đọc, thầy sẽ di chuyển xung quanh phòng để hỗ trợ các em. Nếu có từ hoặc câu nào các em không hiểu, hãy giơ tay lên để thầy đến giúp.
- Nhắc học sinh về mã màu phù hợp với trình độ đọc của các em. 
Các em có nhớ mã màu của lớp mình là những mã màu nào không? Cho học sinh nhắc lại và chỉ vào từng mã màu khi nói. 
- Nhắc học sinh về cách lật sách đúng. 
Các em có nhớ cách lật sách đúng là như thế nào không? Bạn nào có thể làm lại cho cả lớp cùng xem? Cho học sinh làm mẫu lại cách lật sách đúng.
Mời lần lượt 6-8 học sinh lên chọn sách một cách trật tự và chọn vị trí để ngồi đọc. Các em hãy lên chọn cho mình một quyển sách mà các em thích! Sau khi chọn sách xong, các em có thể chọn một vị trí thoải mái trong phòng để ngồi đọc. Chúng ta sẽ có 15 phút để đọc.
Mời 6- 8 học sinh đến kệ để chọn sách. Sau khi học sinh đã chọn xong, tiếp tục mời 6- 8 học sinh khác lên chọn sách. Tiếp tục cho đến khi tất cả học sinh chọn được sách.
Nếu có học sinh nào gặp khó khăn với việc chọn sách, giáo viên sẽ cho các học sinh khác lên chọn sách trước sau đó quay lại hỗ trợ học sinh này. Hỏi học sinh xem các em thích đọc loại sách nào và giúp học sinh chọn đúng loại sách các em thích. Nếu học sinh mất nhiều thời gian chọn sách và không biết mình thích đọc loại sách nào, giáo viên có thể tự chọn một quyển sách mà giáo viên nghĩ là phù hợp với học sinh.
* Trong khi đọc: 10- 20 phút
- Khi học sinh đang đọc, giáo viên di chuyển đến hỗ trợ học sinh để kiểm tra xem các em có thực sự đang đọc sách hay không. Nhắc học sinh về khoảng cách giữa sách và mắt khi đọc.
- Lắng nghe học sinh đọc, khen ngợi những nỗ lực của các em.
- Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những học sinh gặp khó khăn khi đọc. Nếu thấy học sinh gặp khó khăn, hướng dẫn học sinh chọn một quyển sách có trình độ đọc thấp hơn.
- Quan sát cách học sinh lật sách và hướng dẫn lại cho học sinh cách lật sách đúng nếu cần.
* Sau khi đọc: 6- 7 phút.
- Thời gian đọc đến đây là hết. Nếu các em vẫn chưa đọc xong sách, sau tiết đọc này chúng ta có thể đến thư viện mượn sách về nhà để tiếp tục đọc.
- Nhắc học sinh mang sách quay trở lại đến ngồi gần giáo viên. Bây giờ các em hãy mang theo sách và đến ngồi gần thầy .
- Mời 3-4 học sinh chia sẻ về quyển sách mà các em vừa đọc. Bạn nào muốn chia sẻ về quyển sách mình vừa đọc? Giáo viên chọn 3-4 câu hỏi gợi ý bên dưới để mời từng học sinh chia sẻ:
+ Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không? Tại sao?
+ Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Tại sao?
+ Câu chuyện xảy ra ở đâu?
+ Điều gì em thấy thú vị nhất trong câu chuyện mình vừa đọc?
+ Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao?
+ Nếu em là . (nhân vật), em có hành động như vậy không?
+ Câu chuyện em vừa đọc có điều gì làm cho em thấy thú vị? Điều gì làm cho em cảm thấy sợ hãi? Điều gì làm cho em cảm thấy vui? Điều gì làm cho em cảm thấy buồn?
+ Em có định giới thiệu quyển truyện này cho các bạn khác cùng đọc không? 
+ Theo em, các bạn khác có thích đọc quyển truyện này không? Tại sao?
+ Theo em, vì sao tác giả lại viết câu chuyện này?
Sau khi mỗi học sinh chia sẻ xong. Cảm ơn em đã chia sẻ về quyển sách của mình.
Hướng dẫn học sinh mang sách để vào đúng rổ trả sách của từng kệ trẻ sách.
3. Hoạt động mở rộng: Viết vẽ. 
a. Trước hoạt động
- Chia nhóm học sinh
- Giải thích hoạt động
- Hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động một cách có tổ chức.
b. Trong hoạt động
- Di chuyển đến các nhóm hỗ trợ học sinh, quan sát cách học sinh tham gia vào hoạt động trong nhóm.
- Đặt câu hỏi cho nhóm, khen ngợi hỗ trợ học sinh.
c. Sau hoạt động
- Hướng dẫn học sinh quay trở lại nhóm một cách trật tự.
- Mời 2-3 nhóm chia sẻ.
- Khen ngợi sự nỗ lực của học sinh trong phần này.
Kết thúc tiết học.
Sáng thứ năm ngày 14 tháng 11 năm 2020
Đạo đức ( Lớp 2 )
 CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (TIẾT 2).
I.Mục tiêu:
- Biết : Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để gíup đỡ ông bà, cha mẹ.
- Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.
- Dành cho HS có năng khiếu
- Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà.
- Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng
*- KNS: - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tham gia làm việc nhà phù hợp với khả 
II.Đồ dùng :
-Vở bài tập Đạo đức.
III.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ :(5’)
- Lớp trưởng điều hành 
 - Bạn nào hãy kể những việc mà bạn đã làm để giúp đỡ gia đình (HS trả lời ).
- GV nhận xét.
2.Bài mới :28’
a.Giới thiệu bài. 
*Hoạt động 1: .( HĐ cặp đôi ) Đánh giá việc làm của bản thân.
- ở nhà em đã tham gia làm những việc làm gì ?.
- Kết quả của những việc đó ?.
- Những việc đó do bố mẹ phân công hay các em tự giác làm ?.
- Bố mẹ tỏ thái độ thế nào về những việc làm của em ?.
- HS làm việc theo cặp đôi
 - Đại diện các cặp trả lời
 - Học sinh nhận xét 
 - GV nhận xét .
- GV khen ngợi những em đã biết làm việc nhà.
GV kết luận :Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng được tham gia của mình đối với cha mẹ.
*Hoạt động 2: BT5 . Xử lý tình huống ( HĐ nhóm 4 ) 
- GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ .
+Tình huống 1: Hoà đang quét nhà thì bạn đến rủ đi chơi .
- Nếu em là Hoà em sẽ làm gì ?.
+Tình huống 2: Anh chị của Hoà nhờ Hoà cuốc đất, gánh nước .
- Các nhóm thảo luận tình huống.
- Các nhóm đóng vai trước lớp 
 - Nhóm khác nhận xét
 - GV nhận xét 
 - Em có đồng ý với cách ứng xử của bạn không? Vì sao?.
- Nếu em là Hoà em sẽ làm gì ?.
- HS trả lời .
- GV kết luận :Tình huống 1: Cần làm xong việc nhà rồi mới đi chơi .
 Tình huống 2: Cần từ chối và giải thích em còn nhỏ chưa thể làm được những việc như vậy.
*Hoạt động 3:Trò chơi “Nếu-Thì”
- GV viết nội dung lên bảng :
+Nếu mẹ đi làm về tay xách túi nặng
+Nếu em bé muốn uống nước.
+ Nếu mẹ đang chuẩn bị nấu cơm.
+Nếu quần áo phơi ngoài sân đã khô..
+Nếu bạn được phân công làm một việc quá sức của mình.
+ Nếu bạn muốn được tham gia làm một việc nhà khác ngoài những việc bố mẹ đã phân công
- GV nêu cách chơi: Nhóm 1 đọc câu hỏi, nhóm 2 đọc câu trả lời có chữ “thì” và ngược lại.
- HS chơi, GV nhận xét. Và tuyên dương nhóm trả lời nhanh và đúng nhất 
- GV kết luận :Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em.
C.Củng cố, dặn dò:(2’)
-HS đọc câu cuối bài ở VBT.
-Về nhà các em nhớ làm tốt việc nhà vừa sức với mình.
Chiều thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2020
Luyện toán: (lớp 1)
Ôn luyện các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10; đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10.
- thực hiện phép tín cộng, trừ trong phạm vi 10
- Phát triển các NL toán học.
- Biết sử dụng các dấu lớn (>), dấu bé( <), dấu bằng( =) để so sánh các số trong phạm vi 10.
II. Hoạt động dạy và học:
Giới thiệu bài ( 1 phút)
- GV giới thiệu nội dung bài học.
 Hướng dẫn HS làm bài tập ( 33 phút)
 Bài 1: Tính
	 - Gv ghi bài tập lên bảng
	 9 + 1=	1 + 8=	10 + 0 =
	 6 +2 =	9 +0 =	5 + 4 =
 - HS nêu cách làm
 - Hs làm vào vở
 - Đọc kết quả bài làm của mình.
 - GV nhận xét
Bài 2: ( nhóm) giáo viên ghi bài tập lên bảng, học sinh làm miệng và đại diện nhóm lên điền kết quả
	Cho các số: 10, 8, 2, 0,5,9,1 viết các phép tính 
.....+......= 10	8 +2 = .....	.....+.... =....
.....+.....=......	....+.... =...	.....+.... =....
.....+.....=......	....+.... =...	.....+.... =....
 - GV nhận xét
Bài : GV nêu yêu cầu: Xếp các số sau : 10,7,2,9,4,6
Theo thứ tự từ bé đến lớn:
Theo thứ tự từ lớn đến bé:
- HS làm vào bảng con
- Gv theo dõi, nhận xét
Bài 4: Cho HS lấy thẻ số
	- GV nêu yêu cầu :+ Lấy ra các số lớn hơn 8
	+ các số bé hơn 10......
	- HS lấy các số theo lệnh của GV
	- GV nhận xét.
 3. Củng cố dặn dò:(1ph)
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em chăm chú học tập, em có tiến bộ.
 - Dặn HS chuẩn bị tiết sau
Sáng thứ 6 ngày 15 tháng 11 năm 2020
Đạo đức: (Lớp 5)
Nhớ ơn tổ tiên (tiết 2)
I- Mục tiêu: 
Biết được con người ai cũng có tổ tiên và mọi người phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
 - Nhớ ơn tổ tiên, tôn trọng và tự hào các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
II- Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: 6'
- Vì sao chúng ta cần phải nhớ ơn tổ tiên?
- Các em đã làm được những việc gì để nhớ ơn tổ tiên?
B-Bài mới:28'
HĐ 1: Truyền thống gia đình, dòng họ em.
- HS tìm hiểu và báo cáo truyền thống gia đình,dòng họ mình.
- Ông bà, cha mẹ thường nhắcnhở, khuyên em diều gì cho xứng đáng với truyền thống đó?
- Em dự định làm gì để giữ gìn và phát huy những truyền thống đó?
HĐ 2: Nhớ ơn vua Hùng:
- HS trưng bày tranh ảnh về vua Hùng, Giỗ tổ Hùng Vương...và trình bày trước lớp theo sự hiểu biết của mình.
- Nêu ý nghĩa của việc tổ chức Quốc lễ Giỗ tổ Vua Hùng.
- GV kết luận 
HĐ 3: Bày tỏ thái độ.
	HS thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài tập sau:
 Hãy ghi chữ Đ trước ý kiến mà các em đồng ý, chữ K trước ý kiến mà em không đồng ý.
- Nhớ ơn tổ tiên là thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn.
- Mọi người cần ngớ ơn tổ tiên mà không phân biệt giàu nghèo.
- Nhớ ơn tổ tiên không phải là mê tín.
- Chỉ cần nhớ ơn ông bà nội ngoại là những người đã sinh ra cha mẹ mình.
- Nhớ ơn tổ tiên đồng nghĩa với việc cúng bái vào các dịp giỗ,Tết.
Hướng dẫn thực hành: 2' Thực hiện những việc làm phù hợp để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ghi công việc và kết quả rèn luyện vào phiếu.
Chiều thứ 6 ngày 15 tháng 11 năm 2020
An toàn giao thông ( lớp 2)
TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc nơi em biết
( rộng hẹp biển báo, vỉa hè.. ) 
Học sinh biết được sự khác nhau giữa đường phố, ngõ, ngã ba, ngã tư..
-Kĩ năng: Nhớ tên và nêu được đặc điểm đường phố.
Nhận biết đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn của thành phố
- Thái độ: Học sinh thực hiện đúng quy định đi trên đường phố
II Chuẩn bị:
 Tranh 
III Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức (1p).
2.Bài mới : GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của bài học(1p).
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm đường phố nhà em ( Hoặc trường em ) (14p).
-Học sinh nhớ tên đường phố nơi mình ở và hành vi an toàn của người đi bộ.
 + Khi đi bộ trên phố em đi ở đâu để được an toàn (đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường) 
 + Mô tả đặc điểm chính đường nơi em ở
- Học sinh kể tên và mô tả một số đường phố em đi qua.
* Học sinh thảo luận nhóm 4:
Câu hỏi thảo luận như sau:
+ Hàng ngày đến trường em đi qua những con đường nào?
+ Chỗ nào có tín hiệu giao thông mà em chú ý.
+Tên đường nhà em ở vị trí nào? Xe cộ đi lại như thế nào? Em cần chú ý điều gì?
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác bổ sung và nhận xét
- GV nhận xét và kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn(13p).
 -GV gắn 3 bức tranh lên bảng. Yêu cầu học sinh nêu rõ đường đi an toàn và đường không an toàn.
 - Học sinh thảo luận nhóm 4 về nội dung hai bức tranh.
- Tranh 1 và tranh 2 là An toàn- Đường an toàn 2 chiều có dãi phân cách vỉa hè rộng, có vạch kẻ đường 
- Tranh 3 là không an toàn ; Không có vỉa hè nhiều phương tiện giao thông chen lấn nhau. 
+ Bạn nhà ở trong ngõ khi đi ra cần chú ý điều gì?
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Đường phố là nơi đi lại an toàn. Có đường phố an toàn và có đường phố chưa an toàn. Khi đi bộ cần phải đi sát vỉa hè ( sát lề đường cần chú ý cẩn thận khi đi trên đường không an toàn )
Hoạt động 3: Trò chơi nhớ tên phố (5p).
 Tổ chức 3 đội chơi, mỗi đội 4 em ghi tên những đường phố mà em biết.
- Lần lượt từng em viết.
- Kết thúc trò chơi, khen ngợi đội chiến thắng.
 Kết luận : cần nhớ tên dường phố và phân biết đường phố an toàn và đường phố không an toàn. Khi đi trong ngõ hẹp cần chú ý xe máy và xe đạp.
Cũng cố dặn dò (1p).
 Nhớ tên đường phố mà em đi

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_khoi_tieu_hoc_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.docx