Giáo án Mĩ thuật cấp Tiểu học - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Mai Tú Nhung

I. Mục Tiêu:

 - Biết tên một số nhạc cụ gõ dân tộc: Sênh, thanh la, mõ, trống.

 - Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

 - Tham gia trò chơi.

II. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Hát chuẩn xác bài Cộc cách tùng cheng.

 - Nhạc cụ đệm, gõ ( song loan, thanh phách),đàn.

III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:

 1.ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.

 2. kiểm tra bài cũ: HS nghe giai điệu nhớ tên bài hát đã học( Chúc mừng sinh nhật), hát ôn bài hát két hợp vỗ tay theo nhịp, phách.

 3. bài mới

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật cấp Tiểu học - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Mai Tú Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần lễ thứ: 11 Từ ngày: 04 Đến ngày : 08/ 11/ 2019
 Thứ Ngày
Tiết
Lớp
Tiết (CT)
Tên bài dạy
 Thứ Ba :
 05/11/2019
1
2
3
4
1
2
3
3A2
3A3
3A4
5A1
2A2
2A3
5A2
11
- Ôn bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
- Tập đọc nhạc : TĐN số 3.
- Học hát bài : Cộc cách tùng cheng.
 Thứ Tư:
 06/11/2019
1
2
3
4
1
2
1C1
1C2
3C1
2A1
2C1
2C2
11
- Học hát bài : Đàn gà con.
//
//
//
//
	//
 Thứ Năm:
 07/10/2019
1
2
3
4
1
2
5C1
4C1
1A1
1A2
5A3
2A4
11
- Ôn bài hát : Khăn quàng thắm mãi vai em.
//
//
//
 Thứ Sáu:
 08/11/2019
1
2
3
4
4A2
1A3
3A1
4A1
11
nt
//
//
//
Thứ ba ngày 05 tháng 11 năm 2019
Khối : 3
 Tiết 11 : Ôn tập bài hát 
 LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
I.MỤC TIÊU:
 -Biết hát theo gia điệu và đúng lời cavà kết hợp với vận động phụ hoạ.
	-Tập biểu diễn
- Kết hợp với các hoạt động
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
	- Nhạc cụ quen dùng.
	- Đàn và hát thuần thục bài Lớp chúng ta đoàn kết.
	- Một vài động tác minh hoạ cho bài hát.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS hát bài Lớp chúng ta đoàn kết
	 	- GV đàn giai điệu bài hát
	- HS nhận xét 
- GV nhận xét bổ sung
	3.Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1:
Ôn bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết
GV đệm đàn, HS hát. Yêu cầu HS thể hiện sắc thái khoẻ mạnh, vui tươi, hát với sự sôi nổi nhiệt tình.
- Ôn tập cách hát lĩnh xướng: Một HS hát từ câu 1- 4, cả lớp hát 4 câu tiếp theo.
- Ôn tập cách hát nối tiếp: Chia lớp theo 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài.
- Ôn tập cách hát đối đáp: Chia lớp thành hai nửa, mỗi bên hát một câu đối đáp đến hết bài.
Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm.
Lần thứ nhất, cả lớp cùng thực hiện.
Lần thứ hai, Chia lớp học thành hai nửa, mỗi bên thực hiện theo cách hát đối đáp.
Lần thứ ba, chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ thực hiện theo cách hát nối tiếp.
Trình bày bài hát kết hợp vận động
- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa kết hợp một vài động tác đã chuẩn bị.
- GV chỉ định một vài nhóm lên trình bày trước lớp.
4. Củng cố - dăn dò
GV nhắc HS: Về nhà tiếp tục hát cho thuần thục hơn.
HS trình bày.
HS thực hiện
HS trình bày
HS tập hát kết hợp gõ đệm
HS thực hiện
HS trình bày theo nhóm
HS ghi nhớ
Thứ ba ngày 05 tháng 11 năm 2019
Khối : 5
Tiết 11 : Tập đọc nhạc TĐN số 3
	 Nghe nhạc
I.	Mục tiêu:
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của mmột số bài hát đã học .
	- Nhóm HS có năng khiếu biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 3 .Nghe một bài dân ca hoặc trích đoạn nhạc không lời .
II.	Chuẩn bị của giáo viên:
	- Nhạc cụ 
	- Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 3.
	- Đàn giai điệu và đệm đàn hát bài Đi học.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học
	2. Bài cũ:Kiểm tra nhóm
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNGCỦA HỌC SINH
Hoạt động1: 
 Tập đọc nhạc: TĐN số3 – Tôi hát Sol – La – Sol
* Giới thiệu bài TĐN 
- GV treo bài TĐN số 3 lên bảng .
- GV giới thiệu các em sẽ học bài TĐN số 3 mang tên Tôi hát Sol-La-Sol, sáng tác của nhạc sĩ Vũ Thanh.
- GV hỏi bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp?
Bài TĐN viết ở nhịp ¾, gồm có 10 nhịp.
- GV hướng dẫn bài TĐN chia làm 2 câu, câu 1 có 4 nhịp, câu 2 có 6 nhịp.
* Tập nói tên nốt nhạc
- GV chỉ định HS nói tên nốt ở khuông thứ nhất.
* Luyện tập cao độ
- GV chỉ định HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao ( Đô-Rê-Mi-Sol-La).
- GV viết lên bảng khuông nhạc có 5 nốt Đô-Rê-Mi-Sol-La.
* Luyện tập tiết tấu
- GV viết lên bảng
- GV gõ tiết tấu làm mẫu
- GV chỉ định HS xung phong gõ lại.
- GV hướng dẫn cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách.
* Tập đọc từng câu
- Gv đàn giai điệu cả bài
- Dạy từng câu
* Tập đọc cả bài:
- GV quy định: Gv đàn cả bài, HS đọc nhạc hoà theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. GV bắt nhịp.
- Gv chỉ định HS xung phong đọc
- GV nghe sửa sai: HS đọc cả bài, GV lắng nghe để sửa chỗ sai cho HS .
* Ghép lời ca
- GV đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa¨ kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách. Gv bắt nhịp.
- GV chỉ định 1 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời
- GV đàn, cả lớp hát lời và gõ phách.
* Củng cố, kiểm tra
- GV đàn giai điệu, cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách.GV bắt nhịp.
- GV chỉ định HS xung phong trình bày.
- GV điều khiển các tổ đọc nhạc hát lời vàgõ phách. GV đánh giá.
Hoạt động 2: 
 Nghe nhạc: Đi học
- GV giới thiệu bài hát : Đi học là bài hát miêu tả chân thực cảm xúc của em bé lần đầu tiên đi tới trường, bài hát có giao hưởng dân ca miền núi phía Bắc, với giai diệu rất đẹp và sinh động. Tác giả là nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, lời thơ Minh Chính – Bùi Đình Thảo.
- Đây là một số trong 50 ca khúc hay nhất thế kỹ 20
- GV trao đổi về bài hát:
+ HS nói cảm nhận về bài hát, về những hình ảnh đẹp xúc động trong bài hát.
- GV yêu cầu nghe lần thứ hai: HS có thể nghe nhạc kết hợp với các hoạt động: hát hoà theo.
- HS theo dõi
- HS trả lời
- HS nhắc lại
- 1- 2 HS xung phong
- 1- 2- HS xung phong
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- HS lắng nghe
- 1- 2 HS thực hiện
- HS theo dõi
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- 1- 2 HS thực hiện
- HS đọc nhạc sửa sai
- HS thực biện
- 2 HS xung phong
- Cả lớp thực hiện
- Cả lớp thực hiện
- 1- 2 HS thực hiện
- Tổ, nhóm trình bày
- HS nhắc lại tên bài hát, tác giả
- HS thực hiện
- HS thực hiện
4. Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét giờ học
	- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài.
 Thứ ba ngày 05 tháng 11 năm 2019
Khối : 2
 Tiết 11 : Học hát bài 
 Cộc cách tùng cheng
I. Mục Tiêu:
 - Biết tên một số nhạc cụ gõ dân tộc: Sênh, thanh la, mõ, trống.
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca, biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
 - Tham gia trò chơi.
II. Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Hát chuẩn xác bài Cộc cách tùng cheng.
 - Nhạc cụ đệm, gõ ( song loan, thanh phách),đàn.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1.ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
	2. kiểm tra bài cũ: HS nghe giai điệu nhớ tên bài hát đã học( Chúc mừng sinh nhật), hát ôn bài hát két hợp vỗ tay theo nhịp, phách.
	3. bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: 
 Dạy bài hát Cộc cách tùng cheng
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát
- GV hát mẫu đệm đàn, Tốc độ hơi nhanh, vui
- Hướng dãn HS đọc lời ca theo tiết tấu. Có 6 câu hát, mỗi câu chia thành 2 câu nhỏ để đọc cho dễ thuộc lời.
- Dạy hát từng câu, mỗi câu cho HS hát 2-3 lần để thuộc lời và giai điệu. Hát nối tiếp đến hết bài.
- Sau khi tập xong, cho HS ôn lại nhiều lần để thuộc lời và hát đúng nhịp ( GV giữ nhịp bằng tay hoặc bằng đàn)
- Sau khi HS hát đúng giai điệu, GV hướng dẫn các em hát kết hợp g đệm theo nhịp, phách hoặc tiết tấu lời ca.
- GV nhận xét
*Hoạt động 2: 
Trò chơi với bài hát Cộc cách tùng cheng
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng cho một nhạc cụ gõ trong bài hát. Các nhóm lần lượt hát từng câu theo tên nhạc cụ nhóm mình. Đến câu hát : Nghe sênh thanh la mõ trống” thì cả lớp cùng hát và nói “ Cộc cách tùng cheng”
- Có thể hướng dẫn những cách chơi khác tuỳ thời gian cho phép để phát huy khả năng hoạt động của HS.
* 4. Củng cố - Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát, tác giả sáng tác
- Kết thúc tiết học, GV nhận xét, khen ngợi những em hoạt động tích cực trong giờ học, nhắc nhở những em chưa tập trung cần cố gắng hơn.
- Dặn HS về ôn lại bài hát và học thuộc bài
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.
- Nghe GV hát mẫu
- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý hát rõ lời, tròn tiếng, thể hiện tính chất vui tươi.
- HS hát:
+ Đồng thanh
+ Dãy, nhóm
+ Cá nhân
- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiét tấu lời ca 
- HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn.
- Có thể tiến hành chơi theo cách khác như: Mỗi nhóm một em lên sử dụng nhạc cụ gõ. Khi hát đến tên nhạc cụ nhóm nào thì em đại diện lên sẽ gõ tiết tấu theo bài hát bằng nhạc cụ của mình. Chú ý gõ đúng tiết tấu, không bị rớt nhịp.
- HS trả lời
- HS nghe và ghi nhớ
 	 Thứ tư ngày 06 tháng 11 năm 2019
 Khối : 1
 Tiết 11 : Học hát bài 
 Đàn gà con 
I. MỤC TIÊU: 
- Biết hát theo giai điệu với lời 1 của bài hát. 
-Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát
II. CHUẨN BỊ:
- Hát chuẩn xác bài Đàn gà con
	- Nhạc cụ đệm, gõ ( song loan, thanh phách). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
	1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
	2. Kiểm tra bài cũ: GV đàn giai điệu một trong hai bài hát vừa ôn ở tiết trước, hỏi HS nhắc lại tên bài hát, cho cả lớp hát lại.
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động1:
 Dạy bài hát Đàn gà con
-Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm vừa hát.
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca GV cho HS đọc thuộc từng lời theo tiết tấu). Mỗi lời ca có 4 câu.
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
- Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
- Sửa cho HS ( nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét.
*Hoạt động 2:
 Hát kết hợp với gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, GV làm mẫu.
 “ Trông kia đàn gà con lông vàng
 x x x x
 Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn....”
 x x x x
( GV hướng dẫn cách sử dụng nhạc cụ gõ cho HS, gồm: thanh phách, song loan.)
*4. Củng cố - Dặn dò
- Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát
Nhận xét chung ( khen những em hát thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu, biết hát kết hợp gõ đệm theo phách đúng yêu cầu, nhắc nhở những em chưa tập trung trong tiết học cần cố gắng hơn) Dặn HS về ôn bài hát vừa tập.
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe
- Nghe băng mẫu ( hoặc GV hát mẫu)
- Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV, Hát đúng giai điệu và tiết tấu theo hướng dẫn của GV
- Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV, chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy, nhóm
+ Hát cá nhân
- HS xem GV thực hiện mẫu
- Hát và vỗ tay hoặc g đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ song loan, thanh phách. Theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo nhóm, dãy, cá nhân
- HS trả lời;
+ Bài hát Đàn gà con
+ Tác giả nhạc Phi - líp - pen - cô
+ Lời: Việt Anh
- Ch ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ
Thứ năm ngày 07 tháng 11 năm 2019
Khối : 4
	 Tiết 11 : Ôn bài hát
Khăn quàng thắm mãi vai em
Tập đọc nhạc số 3
I.	Mục tiêu :
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa
 - Nhóm HS có năng khiếu biết đọc bài TĐN số 3
II.	Chuẩn bị của giáo viên:
	- Nhạc cụ, động tác phụ họa.
III. Các hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định lớp: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học
	2. Bài cũ: Kiểm tra trong quá trình dạy hát
	3. Bài mới:
	HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN	
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 Hoạt động 1: Ôn bài hát
 Khăn quàng thắm mãi quê em
- GV gõ tiết tấu cho HS đoán tên bài hát, tác giả và nhận xét.
- Luyện thanh bằng một câu trong bài hát
- GV đàn 
- Gọi 1 vài em thực hiện
- Nhận xét, sửa sai
- Luyện tập hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- GV hướng dẫn HS vừa hát và vận động một số động tác đơn giản.
	+ ĐT1 (câu 1) Đưa hai tay từ dưới lên phía trước, nghiên đầu phía trái và nhún theo nhịp 2.
	+ ĐT 2 (câu 2) Hai tay từ từ để trên vai đầu đưa sang phải theo nhịp hai.
	+ ĐT3 ( câu 3+4) Hai tay từ từ đưa xuống nắm vào nhau để trước ngực chân nhún.
	+ ĐT4 (câu 5+9) Người đu đưa, chân nhún.
	+ ĐT5 (câu 10) Tay đưa lên vai, chân nhún.
- GV hướng dẫn từng động tác, saub khi tập xong chp HS thực hiện vài lần cho thuần các động tác kết hợp nhịp nhàng.
- Luyện tập, sửa sai.
- Nhận xét.
 Hoạt động 2: TĐN số 3
 Cùng bước đều
 Cùng bước đều vui chúng ta
	Cùng nhau tiến . Cùng bước đều bước
	Vui chúng ta cùng lên đường
- Giới thiệu bài
- Đặt câu hỏi khai thác bài TĐN số 3
	+ Trong bài có những hình nốt gì?
	+ Hãy tìm ra hình tiết tấu chung của bài
	+ Hãy xắp xếp các nốt nhạc từ thấp đến cao
- Hướng dẫn HS luyện tiết tấu: đen , trắng
- Hướng dẫn HS đọc và gõ tiết tấu trên
- Luyện tập
- Hướng dẫn HS luyện cao dộ
- GV chia TĐN ra làm 2 câu ngắn hướng dẫn HS tập đọc từng câu
- GV đàn từng câu (2- 3 lần)
- GV đàn cả bài
- Hướng dẫn HS ghép lời ca (GV đàn mẫu)
- Luyện tập, sửa sai.
- HS lắng nghe và trả lời
- HS thực hiện
- Chia hai dãy
	+ Dãy A hát, dãy B gõ đệm
	+ nhóm hát, nhóm gõ đệm.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
- HS lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi
- Luyện tập tiết tâu
- HS đọc và gõ tiết tấu
- Dãy, tổ, cá nhân luyện tập
- HS luyện cao độ
- HS tập đọc từng câu: chú ý cao độ.
- HS ghép 2 câu nhạc
- HS luyện đọc lời ca
- HS ghép cả bài
	+ Dãy đọc nhạc, dãy ghép lời.
	+ Dãy vỗ đệm – dãy đọc TĐN 
4. Củng cố dặn dò:
	- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, tác giả, cả lớp hát múa đồng thanh (GV đệm đàn) và đọc lại bài TĐN số 3.
	- GV giáo dục các em hãy vươn lên trong học tập
	- Gv nhận xét tiết học
	- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài.
BGH kí duyệt 
Tổ trưởng
Trần Thị Thu Thanh

File đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_cap_tieu_hoc_tuan_11_nam_hoc_2019_2020_mai.doc