Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017

3. Tính từ

 a) Khái niệm: Là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ đặc điểm, tính chất. Tính từ có khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, rất, lắm, quá. Thường làm vị ngữ trong câu hoặc phụ ngữ trong cụm danh từ và cụm động từ.

 b) Các loại tính từ: Tính từ không đi kèm các từ chỉ mức độ và tính từ có thể đi kèm các từ chỉ mức độ.

4. Số từ: Là những từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự.

5. Đại từ là những từ dùng để thay thế cho người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến hoặc dùng để hỏi. Đại từ không có nghĩa cố định, nghĩa của đại từ phụ thuộc vào nghĩa của từ ngữ mà nó thay thế.

6. Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều một cách khái quát.

7. Chỉ từ là những từ dùng để chỏ vào sự vật xác định sự vật theo các vị trí không gian thời gian.

8. Phó từ là những từ chuyên đi kèm để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ. Phó từ không có khả năng gọi tên các quan hệ về ý nghĩa mà nó bổ sung cho động từ và tính từ.

 

doc146 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 để ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
b. Thân bài: 
- Cảm nhận chung về thể thơ, giọng điệu, hình ảnh con cò (nguồn gốc và sáng tạo)
 + Thể tự do, các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu luôn biến đổi. 
 + Hình tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ là con cò được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể và sinh động, giàu chất suy tư của tác giả. Tác giả xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò nhằm nói lên tấm lòng người mẹ và vai trò của những lời hát ru đối với cuộc sống mỗi con người.
- Hình ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.
 + Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru rất phong phú về nội dung và biểu tượng. 
 + Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ. Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở. 
 -> Những cảm xúc yêu thương ấy mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:
- Hình ảnh cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời.
+ Từ cánh cò của tuổi ấu thơ thật ngộ nghĩnh mà đầm ấm
+ Cánh cò của tuổi tới trường quấn quýt chân con 
+ Cho đến khi trưởng thành, con thành thi sĩ .
- Hình ảnh con cò biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời: 
c. Kết luận:
- “Con cò” là một bài thơ hay của Chế Lan Viên.
- Bằng sự suy tưởng, bằng sự vận dụng sáng tạo ca dao, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhịp điệu êm ái, dịu dàng mang âm hưởng của những lời hát ru, bài thơ đã ngợi ca tình yêu sâu sắc bao la của mỗi người mẹ trong cuộc đời này. 
- Ý nghĩa của bài thơ - Liên hệ cuộc sống.
 Đề 3: Cảm nhận về hình tượng con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên.
Gợi ý:
a. Mở bài: 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và chủ đề.
b. Thân bài: 
* Cảm nhận về nguồn gốc , sáng tạo và nghệ thuật xây dựng hình tượng con Cò.
- Con cò là hình tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ. 
 - Hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể và sinh động, giầu chất suy tư của tác giả. 
*Hình ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.
- Khi con còn trong nôi , tình mẹ gửi trong từng câu hát ru quen thuộc
- Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:
- Những cảm xúc yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ.
* Hình ảnh con cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, theo cùng con người trên mỗi chặng đường đi tới, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời. 
- Bằng sự liên , tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh cánh cò đặc sắc, hàm chứa nhiều ý nghĩa. 
- Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa.
*Hình ảnh con cò với ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời. 
 c. Kết luận:
 - Ý nghĩa của hình tượng con cò.
Đề 4. Trình bầy cảm nhận của em về đoạn thơ: “Dù ở gần con theo con”
(Viết đoạn văn quy nạp phân tích với câu chủ đề: Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc (12 câu có sử dụng 1 câu phức)
Gợi ý.
- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời. 
- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đem lại âm hưởng ngọt ngào như trong lời ru của người mẹ. Hình tượng con cò từ trong ca dao đi vào thơ Chế Lan Viên bình dị mà sâu lắng.
- Gần – xa là cặp từ trái nghĩa cùng với thành ngữ” lên rừng - xuống bể” gợi lên không gian rộng lớn với những cách trở khó khăn của cuộc đời. Đằng sau không gian ấy là bóng dáng của thời gian đằng đẵng. Thời gian, không gian có thể làm phai mờ những tình cảm nhưng riêng tình mẫu tử thiêng liêng là vượt qua mọi thử thách. Lòng mẹ luôn bên con, tình mẹ luôn chở che cho con ấm áp yêu thương: Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.” Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời.
- Câu thơ đúc kết một chân lý giản dị, muôn đời: trong con mắt, trái tim, vòng tay của người mẹ, đứa con vẫn mãi là bé bỏng, cần mẹ chở che. Chữ “đi” được hiểu theo phương thức hoán dụ: cuộc đời con, tất cả vui buồn đau khổ con đã nếm trải, người mẹ vẫn mãi yêu con, chở che, bên con, là chỗ dựa, bến đò bình yên trong cuộc đời người con. 
- Lời dặn giản dị mộc mạc mà ý thơ, tình thơ trĩu nặng, mẹ vẫn luôn bên con dù trải qua nhiều va đập, sóng gió, tình mẹ mãi chở che, bao bọc con, là mái nhà ấm áp. 
- Hình tượng con cò giản dị trong ca dao đã khiến những điều chiêm nghiệm, đúc kết của nhà thơ trở nên sâu sắc, ý nghĩa mà gần gũi. 
- Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Hai câu thơ cuối dài ra sâu lắng đã khái quát lại một triết lí, quy luật tình cảm bền vững, sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm thiết tha đầy yêu thương của người mẹ.
=> Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc.
Đề 5. Từ bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên , hãy phát biểu suy nghĩ về tình mẹ và lời ru của mẹ.
 Gv gợi ý , HS về nhà viết bài.
 Ký duyệt, ngày tháng năm 2019
*********************************************************************Ngày soạn:1/3/2019
Ngày giảng:
 Buổi 23. ÔN TẬP VĂN BẢN 
 “MÙA XUÂN NHO NHỎ”
 -Thanh Hải-
I. Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả: 
 Thanh Hải (1930 – 1980) Tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Là cây bút có công xây dựng nền văn học giải phóng miền Nam từ những ngày đầu. Ông từng là một người lính trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với tư cách là một nhà văn. 
- Thơ Thanh Hải chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành. 
- Sau ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương xứ Huế, sống và sáng tác ở đó cho đến lúc qua đời.
- Tác Phẩm chính: Những đ /c trung kiên,Huế mùa xuân,Dấu võng trường sơn
2. Tác phẩm:
 - Bài thơ ra đời năm 1980 trong một hoàn cảnh đặc biệt khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, ít lâu sau ông qua đời.
 a. Nội dung: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
 b. Nghệ thuật:
+ Bài thơ theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca. 
+ Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị đi từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. 
+ Cấu tứ của bài chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. 
+ Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả.
c. Chủ đề: Tình yêu quê hương đất nước và khát vọng dâng hiến cho cuộc đời.
II. Câu hỏi luyện tập:
 Đề 1: Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?
 * Gợi ý:
- Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đó không phải là sự ngẫu nhiên vô tình mà là dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc
- Đó là sự chuyển từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái “Ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng, hạnh phúc là sự hoà hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niêm vui chung của dân tộc trong thời đại mới
- Sự chuyển đổi diễn ra rất tự nhiên, hợp lí theo mạch cảm xúc
 Đề 2: Cho đoạn thơ: Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
 Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-> 15 dòng diễn tả những suy nghĩ về nguyện ước chân thành của Thanh Hải trong đoạn thơ trên.
 Gợi ý:
 - Nêu và phân tích được những suy nghĩ của bản thân về nguyện ước chân thành của nhà thơ:
 + Đó là nguyện ước hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến cho cuộc đời chung.
 + Ước nguyện đó được Thanh Hải diễn tả bằng những hình ảnh đẹp, sáng tạo.
 + Ước nguyện đó vô cùng cao đẹp.
 + Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời.
Đề 3. Trong hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”, có người hiểu “giọt long lanh” là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ đó?
Gợi ý.
- Nếu hiểu là “giọt mưa xuân” cũng có chỗ hợp lí: nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân và dễ gợi cảm xúc xôn xao trong lòng người. Nhưng có chỗ chưa thật hợp lí: mưa xuân thường nhẹ và ấm (Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay - Nguyễn Bính), chứ không thể tạo thành giọt.
- Cách hiểu thứ hai hợp lí hơn:
+ Liền mạch với câu thơ trước
+ NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim (chuyển đổi cảm giác). Tiếng chim từ chỗ là âm thanh, chuyển thành từng giọt, từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác. -> Diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
Đề 4: 
a.Giải nghĩa từ “lộc” trong đoạn thơ: 
“Mùa xuân người cầm súng.
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”.
- Lộc: chồi non, lá non. Nhưng “lộc”còn là hình ảnh ẩn dụ cho mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc.
b.Viết đoạn văn phân tích đoạn thơ trên.
Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Đất nước và con người cũng mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới. Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ. Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây đất nước. Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu. Câu thơ vừa tả thực, vừa tượng trưng, hàm chứa nhiều ý nghĩa trong hình ảnh người lính và người nông dân với từ “lộc” nhiều nghĩa. “Lộc” là chồi non, lá non, nhưng lộc còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc. Từ “Lộc” khiến sắc xanh như tràn ngập khắp đất trời, sắc xanh hay sắc xuân bao phủ lên đất nước. Người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang ra trận như mang theo sức xuân vào trận đánh, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Những con người lao động, chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước.
Đề 5: Trong đoạn thơ: “Mùa xuân người cầm súng.
	 Tất cả như hối hả
	 Tất cả như xôn xao”
a.Từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao”trong câu thơ trên được không? Vì sao?
b. Viết đoạn văn quy nạp từ 8 đến 10 câu văn phân tích đoạn thơ trên với câu chủ đề sau: Sáu câu thơ là những xúc cảm về mùa xuân đất nước trong chiến đấu, lao động.
Gợi ý: 
a. Từ “lao xao” không thể thay thế cho từ “xôn xao”trong câu thơ trên. Từ “la xao” chỉ đơn giản là gợi âm thanh, âm thanh của thiên nhiên hoặc của con người. Còn “xôn xao” khi đặt trong khổ thơ này, không chỉ là âm thanh rộn ràng của cuộc sống nhộn nhịp lao động khẩn trương của đất nước sau thống nhất, mà còn là những xúc cảm mãnh liệt, phấn chấn trước mùa xuân thiên nhiên, trời đất tươi đẹp của con người. 
b.Viết đoạn văn: (tham khảo bài tập làm văn).
Đề 6. Viết đoạn văn quy nạp từ 9 -> 15 câu với chủ đề: Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
Gợi ý: 
- Viết đoạn văn quy nạp tức là câu chủ đề phải đưa xuống cuối đoạn văn (chú ý có từ liên kết : Quả thật, có thể nói.)
- Để làm rõ câu chủ đề trên, cần phân tích khổ thơ đầu tiên của bài thơ: Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời
(tham khảo phần phân tích)
Gîi ý : Bøc tranh thiªn nhiªn më ®Çu b»ng kh«ng gian tho¸ng ®·ng, yªn ¶, th¬ méng. §ã lµ kh«ng gian cña mét dßng s«ng xanh. Dßng s«ng Êy gîi nh¾c ®Õn s«ng H­¬ng th¬ méng cña Xø HuÕ vµ kh«ng gian cña mïa xu©n kh«ng ngõng ®­îc më réng víi tiÕng hãt vang trêi cña con chim chiÒn chiÖn. ChiÒn chiÖn vèn lµ loµi chim b¸o tin xu©n, h×nh ¶nh cña nã xuÊt hiÖn trong khæ th¬ khiÕn ng­êi ®äc cã c¶m gi¸c kh«ng gian nh­ ®­îc tr¶i ®Çy mét s¾c xu©n. Thanh H¶i lùa chän mµu s¾c trÎ trung, t­¬i t¾n vµ c¨ng trµn søc sèng cho bøc tranh mïa xu©n cña m×nh. §ã lµ mµu xanh cña dßng sèng hoµ lÉn mµu xanh cña bÇu trêi. Lµ mét mµu tÝm biÕc ®Õn nao lßng cña xø HuÕ. Nh­ng bøc tranh nµy kh«ng chØ cã h×nh ¶nh, mµu s¾c mµ cßn cã c¶ ©m thanh. ChØ cã ®iÒu ë ®©y tiÕng chim hãt nh­ trë nªn cô thÓ, h÷u h×nh, thµnh h×nh khèi long lanh n¸o nøc ®Ó cã thÓ ®­a tay ra mµ høng lÊy, mµ n©ng niu. Qu¶ thËt, Thanh H¶i víi lßng yªu thiªn nhiªn say ®¾m ®· thÓ hiÖn mét bøc tranh thiªn nhiªn t­¬i ®Ñp, trµn ®Çy søc sèng.
Đề 7. Suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải
*Gợi ý:
a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả.
- Hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ .
- Những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. 
b. Thân bài
 *Mùa xuân của thiên nhiên
- Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, gợi cảm, tràn đầy sức sống, tươi vui rộn rã qua các hình ảnh thơ đẹp: Bông hoa tím biếc, dòng sông xanh, âm thanh của tiếng chim chiền chiện
- Nghệ thuật: 
+ Từ ngữ gợi cảm, gợi tả.
+ Đảo cấu trúc câu. 
+ Sử dụng màu sắc, âm thanh
 + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”.
-> Cảm xúc : say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân
 * Mùa xuân của đất nước
- Đây là mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu.
- Hình ảnh biểu tượng: người cầm súng, người ra đồng 
 -> hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước.
- Hình ảnh ẩn dụ: lộc non ( chồi non, lá non, sức sống của mùa xuân, thành quả hạnh phúc) trong câu thơ: “ Lộc giắt đầy trên lưng. Lộc trải dài nương mạ” 
- Nghệ thuật.
+ Nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao.
+ Hình ảnh so sánh, nhân hoá đẹp: “Đất nước như vì sao - Cứ đi lên phía trước”
 -> ngợi ca vẻ đẹp đất nước tráng lệ, trường tồn, thể hiện niềm tin sáng ngời của nhà thơ về đất nước.
 * Tâm niệm của nhà thơ. 
- Là khát vọng được hoà nhập, cống hiến vào cuộc sống của đất nước
- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời. Thế nhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng của mỗi người.
c. Kết luận:
- Bài thơ mang tựa đề thật khiêm tốn nhưng ý nghĩa lại sâu sắc, lớn lao.
- Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng. 
 Ký duyệt, ngày 4 tháng 3 năm 2019
 TT
*********************************************************************
Ngày soạn: 10/3/2019
Ngày giảng:
 Buổi 24. ÔN TẬP VĂN BẢN “VIẾNG LĂNG BÁC”
 	 - Viễn Phương-
 I. Kiến thức cơ bản:
 1. Tác giả: 
- Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn (1928) quê ở tỉnh An Giang. Tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 
- Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực 
lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.
- Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường 
- Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò” (1970); “Nhớ lời di chúc” (1972); “Như mấy mùa xuân” (1978) 
2. Tácphẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác 
Bài “Viếng lăng Bác” được viết năm 1976, lúc công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành. Tác giả cùng đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam ra viếng Bác.
b. Nội dung và nghệ thuật
*.Nội dung : Cảm xúc bao trùm trong toàn bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
*Nghệ thuật :
- Thể thơ và nhịp điệu 
 -> Các yếu tố ấy tạo nên giọng điệu thiết tha trầm lắng và trang trọng thành kính, phù hợp với không khí và cảm xúc của bài thơ.
- Từ ngữ và hình ảnh : Các từ xưng hô, các hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm thể hiện được lòng thành kính 
 -> Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng. 
II.Câu hỏi luyện tập:
Đề 1: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết : “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ "mùa xuân" có thể thay thế cho từ nào ? Theo phưong thức chuyển nghĩa nào ? Việc thay thế từ trên có tác dụng diễn đạt như thế nào ? 
Gợi ý : 
- Mỗi một năm xuân đến, con người lại thêm một tuổi. Cho nên " 79 mùa xuân " cũng được hiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người. 
- Nếu để từ " tuổi " thì chỉ nói được Bác Hồ đã sống 79 năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ thuần tuý chỉ tuổi tác.
- Còn dùng từ " Xuân " có nghĩa là : cả cuộc đời Bác là 79 năm cống hiến cho nhân dân, 79 năm dành cho đất nước để đất nước có sắc xuân. Thêm nữa, kết "tràng hoa dâng  79 mùa xuân " gợi thêm sắc xuân bên lăng Bác. Và từ " mùa xuân " như làm cho xúc cảm của câu thơ, âm điệu câu thơ thêm mượt mà, sâu lắng, thiết tha. Câu thơ hay, ý thơ trở nên đa nghĩa và sâu sắc hơn nhiều-> chuyển nghĩa theo phưong thức ẩn dụ.
 Đề 2. Câu thơ: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
 ( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
a- Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên
b-Tìm những câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học ( ghi rõ tên và tác giả bài thơ)
Gợi ý:
+ Phân tích để thấy:
- Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “ Mặt trời” điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.
- Dùng hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
- Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
b- Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời
 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm)
 Đề 3: Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả trong khổ thơ sau? Hình ảnh ấy gợi ra những ý nghĩa gì ?
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
 Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng	
 ( GV gợi ý, HS về nhà thực hiện).
Đề 4: Cảm nhận của em về bài thơ " Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 
- Bài thơ diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng. 
b. Thân bài:
- Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác: Hình ảnh hàng tre mộc mạc , quen thuộc, giàu ý nghĩa tượng trưng: Sức sống quật cường, truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam; phẩm chất cao quý của Bác Hồ, hình ảnh hàng tre xanh khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ.
- Cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ khi viếng lăng Bác: 
 + Ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước qua hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng”
 + Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa kính dâng Bác
 + Xúc động khi được ngắm Bác trong giấc ngủ bình yên vĩnh hằng. Thời gian ấy sẽ trở thành kỉ niệm quý giá không bao giờ quên.
 + Nói thay cho tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác, lưu luyến, ước nguyện mãi ở bên Người.
c. Kết bài
- Viếng lăng Bác là một bài thơ hay giàu chất suy tưởng.
- Là tiếng lòng của tất cả chúng ta đối với Bác Hồ kính yêu.
 Đề 5. Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.
a .Mở bài : 
- Khái quát chung về tác giả và bài thơ.
- Tình cảm của nhân dân đối với Bác thể hiện rõ nét trong

File đính kèm:

  • docgiao an on tap van 9_12748188.doc