Đề thi tuyển sinh THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Phượng (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2 điểm) Cho đoạn văn sau :

 “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

 - Liệu có thật không hở bác ? Hay là chỉ lại .”

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Đoạn văn viết về nhân vật nào ? Về việc gì?

c. Tâm trạng của nhân vật qua đoạn văn trên?

Câu 2 (3 điểm)

 Lòng yêu nước theo quan niệm của em.

Câu 3 (5 điểm) Cho đoạn thơ:

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Phượng (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
 ĐỀ GIỚI THIỆU
Người ra đề: Nguyễn Thị Phượng
Trường THCS Hiệp An
phương.coi78@gmail.com
ĐỀ THI TUYỂN SINH THPT
NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN THI: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2 điểm) Cho đoạn văn sau :
 “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
 - Liệu có thật không hở bác ? Hay là chỉ lại ...”
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Đoạn văn viết về nhân vật nào ? Về việc gì?
Tâm trạng của nhân vật qua đoạn văn trên?
Câu 2 (3 điểm)
 Lòng yêu nước theo quan niệm của em.
Câu 3 (5 điểm) Cho đoạn thơ:
 “Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng,
 Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
 Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
 Ta hát bài ca gọi cá vào,
 Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
 Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào.
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
 (Trích trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận)
 Cảm nhận của em về hình ảnh người lao động đánh bắt cá trên biển trong đoạn thơ trên. Đoạn thơ gợi cho em những liên tưởng gì về những con người đang ngày đêm bám biển khai thác và bảo vệ chủ quyền của đất nước Việt Nam.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
ĐỀ GIỚI THIỆU
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI VÀO THPT
Năm học 2015- 2016
Môn: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm này gồm có 03 trang)
Câu 1 (2 điểm)
* Mức tối đa: Trả lời các ý đảm bảo những nội dung sau:
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân. (0,5 điểm)
b. Đoạn văn viết về nhân vật ông Hai. Về việc ông Hai nghe tin làng mình theo giặc. (0,5 điểm)
c. Tâm trạng nhân vật ông Hai qua đọan văn: sững sờ, xấu hổ và đau khổ, uất ức. 
(1,0 điểm)
* Mức chưa tối đa GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 1,75 điểm hoặc các điểm dưới 1,75 cho bài làm của học sinh 
* Không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
Câu 2 (3 điểm)
*Mức tối đa: (3,0 điểm)
	+ Về nội dung(2,5 điểm).
Học sinh có thể có những cách sắp xếp khác nhau miễn là có những ý sau:
- Từ một câu nói của một nhà văn Nga, học sinh viết được bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước hình thành từ những biểu hiện cụ thể, bình dịvà đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người.
* Mở bài: ( Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận):
 Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể, bình dị. 
* Thân bài: 
+ Giải thích: - Lòng yêu Tổ quốc là một khái niệm trừu tượng vô cùng thiêng liêng với mỗi người và nó được biểu hiện khá phong phú. Nhà văn I-li-a đã thể hiện một cách cụ thể tình cảm đó qua câu nói nổi tiếng “ Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ Quốc”.
Con người có tình cảm gắn bó, yêu mến với một môi trường cụ thể , những con người cụ thể. Nếu không có điều đó thì sẽ không có tình cảm lớn.
Đất nước ta còn nghèo, các nước lớn còn lăm le xâm chiếm hòng cướp nước tayêu nước thiết thực là góp sức xây dựng quê hương, đất nước giàu có bằng những hành động, việc làm cụ thể
+ Minh họa bằng các dẫn chứng trong văn học và thực tế đời sống xã hội.
+ Phê phán những người có những hành động phản bội quê hương, xuyên tạc, nói xấu đất nước
+ Bài học rút ra cho bản thân: chăm học, chăm làm, rèn luyện đạo đức, sức khỏe, yêu thương những người thân thuộc trong gia đình
* Kết bài:
- Yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người. Nhận thức đúng đắn về lòng yêu nước sẽ giúp cho con người có thêm nghị lực để tiến tới đỉnh cao của sự cống hiến và sáng tạo
 + Về hình thức (0,5 điểm): Bài làm của học sinh phải đảm bảo được yêu cầu : Viết được một bài văn có bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; liên kết câu, liên kết đoạn hợp lí, hành văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 
* Mức chưa tối đa: Gv căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 2,75 điểm hoặc các điểm dưới 2,75 cho bài làm của học sinh.
* Không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
Câu 3 (5 điểm)
* Mức tối đa: (5,0 điểm)
	+ Về nội dung(4,0 điểm): Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
* Hình ảnh những ngư dân đánh cá giữa biển đêm trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá “ của Huy Cận:
- Họ say sưa làm việc trong tiếng hát thâu đêm: hát ra khơi, hát gọi cá vào lưới, tiếng hát gõ nhịp cùng trăng trời, hát căng buồm trở về khi cá đã đầy ắp khoan thuyền Chính tình yêu , niềm say mê lao động đã tiếp thêm sức mạnh cho họ, giúp họ vượt qua bao lớp sóng điệp trùng . Họ rất khoẻ khoắn, vươn xa, làm chủ biển cả, “Ra đậu dặm xa dò bụng biển, dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Tầm vóc của họ trở nên phi thường ,kì vĩ, lớn ngang tầm với vũ trụ bao la
- Họ làm việc trong niềm say mê và phấn khởi tự hào: tự hào về cuộc đời mới, làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình, tự hào về đất nước đang chuyển mình từng ngày trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tự hào về sự giàu đẹp của biển cả quê hương.
- Họ chiến đấu với sóng gió muôn trùng bằng nhiệt tình lao động, bằng niềm lạc quan tin tưởng vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trong trái tim của những người lao động ấy luôn chất chứa tình yêu đất nước, niềm lạc quan tin tưởng về những bước phát triển đi lên của đất nước 
* Liên hệ:
- Hành động của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, quấy phá, gây hấn ở ngư trường của Việt Nam là hành động đáng lên án.
- Trước những hành động này, và ngư dân vùng ven biển kiên tiếp tục ra khơi bám biển, tiến hành hoạt động khai thác thủy, hải sản, góp phần cùng các lực lượng chức năng của Việt Nam kiên quyết đấu tranh, phản đối hành động của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
- Những khó khăn của ngư dân ven biển, vừa làm nhiệm vụ sản xuất vừa trực tiếp tham gia bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc, bất chấp nguy cơ có thể bị tàu cá vỏ sắt, tàu kéo Trung Quốc đâm va, phun nước ngăn cản hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản.
- Tại các cảng cá - những ngư dân Việt Nam vẫn đang chuẩn bị cho những chuyến ra khơi mới. Đối với họ, ra khơi không chỉ là vì miếng cơm manh áo cho cuộc sống hàng ngày mà còn khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Họ có tâm nguyện: con cháu sau này vẫn nối tiếp truyền thống bám biển Hoàng Sa, Trường Sa, giữ lấy chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
+ Về hình thức (1,0 điểm): Bài làm của học sinh phải đảm bảo được yêu cầu : Viết được một bài văn có bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; liên kết câu, liên kết đoạn hợp lí, hành văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 
* Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 4,75 điểm hoặc các điểm dưới 4,75 cho bài làm của học sinh.
* Không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_thpt_mon_thi_ngu_van_nam_hoc_2015_2016_ngu.doc