Đề thi thử lần 4 tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2015-2016 (Có đáp án và hướng dẫn chấm)

. Cho đoạn văn:

“ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.

 ( Ngữ văn 9, Tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?

c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?

Câu 2(3,0 điểm).

Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:

“- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. ( ) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”

 

doc10 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử lần 4 tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2015-2016 (Có đáp án và hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN
Thi thử lần 4
ĐỀ THI THỬ LẦN IV TUYỂN SINH VÀO 10 THPT 
NĂM HỌC 2015 - 2016 
Môn : Ngữ văn 
Thời gian làm bài 120 phút
C©u1 (2,0 ®iÓm
. Cho đoạn văn:
“ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. 
 ( Ngữ văn 9, Tập 2) 
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?
Câu 2(3,0 điểm).
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
“- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. () Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
 (Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2012)
 Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc
Câu 3 (5 điểm) 
Diễn biến tâm trạng nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Hướng dẫn chấm
Câu 1 (2,0 điểm).
a.
Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan.
0,5 đ
b.
Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
0,5 đ
c.
Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp.
0,5 đ
d.
Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu.
0,5 đ
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 2:
(3,0 điểm)
a. Về kiến thức: Cần làm rõ được các ý sau:
-Câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.mỗi hs có thể trình bày theo cách riêng: cơ bản đảm bảo kiến thức theo gợi ý sau:
+ Hiểu, giải thích câu nói của vua Quang Trung.
Câu nói của nhà vua “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và kín đáo bày tỏ niềm tự hào về chủ quyền đất nước và sự bình đẳng giữa phương Bắc với phương Nam. 
- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới người lính đảo.
 +Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
- Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo,
- Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà,
- Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả.
- Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh.
 Hình ảnh của các anh chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp của sự hy sinh vì nghĩa lớn.
- Liên hệ tình hình biển đảo hiện nay, ý thức bản thân.
 b. Về kĩ năng: 
 HS biết viết bài văn nghị luận có đủ ba phần
Diễn đạt trong sáng.
 Lưu ý: + HS có thể có những lí giải, lập luận riêng; Nếu hợp lí, thuyết phục, kĩ năng lập luận tốt vẫn cho điểm tối đa. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0.5
Câu 3: 
(5,0 điểm)
 Câu 3 
Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà.
A. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 
- Nêu cảm nhận khái quát về diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà.
0,5
B. Thân bài: 
* Học sinh phân tích được sự thay đổi trong hành động, tâm lí của nhân vật; qua đó cảm nhận được tình cảm sâu sắc mà bé Thu dành cho cha. 
1. Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:
- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Gặp lại con, ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. 
 Tâm lí và thái độ ấy của Thu được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu; chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha; nhất định không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi, hất cái trứng cá mà ông gắp cho; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to.
- Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé Thu không tin ông Sáu là ba chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết. Sự ương ngạng, phản ứng của bé Thu là không đáng trách mà hoàn toàn tự nhiên. Qua đây ta thấy bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba.
2. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra ông Sáu chính là cha:
 - Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn.
 + Lúc chia tay, sau khi bắt tay hết mọi người, ông Sáu đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà; Khi người cha nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu và tạm biệt thì đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
 + Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba”: Chi tiết bé Thu gọi cha được tác giả đặc biệt nhấn mạnh và miêu tả: bỗng nó kêu thét lên: Baaaba!; Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó.
 + Hành động: chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc... Hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa, ôm chặt lấy bahai tay nó siết chặt lấy cổ,dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé của nó run run.
- Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải tỏa và ở Thu nảy sinh một trạng thái như là sự ân hận, hối tiếc “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế, trong giờ phút chia tay, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận. 
3. Đánh giá: Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật kể chuyện:
- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. 
- Nội dung:
 + Tác phẩm đã diễn tả một cách cảm động tình cảm thắm thiết, sâu nặng của bé Thu dành cho cha (trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh). Qua đó, tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, và càng cao đẹp hơn trong những cảnh ngộ khó khăn. Tác phẩm còn gợi cho người đọc nghĩ đến những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. 
C. Kết bài: Khẳng định sự thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật bé Thu và liên hệ bản thân. 
 Lưu ý: Học sinh có thể trình bày các cách khác nhau nhưng phải có kỹ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); biết phân tích nhân vật, có dẫn chứng cụ thể,... Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, ngôn ngữ trong sáng. Khuyến khích những bài sáng tạo, có suy nghĩ sâu sắc, có cảm xúc. Những bài viết chung chung hoặc sơ sài không cho quá một nửa số điểm của câu này. 
3,0
1,25
0,75
0,5
1,25
 0,75
0,5
0,5
0,5
0,5
0.5
Lưu ý chung: 
- Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng chấm qua loa, đếm ý cho điểm.
- Nếu mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0,25 điểm; trên 10 lỗi trừ 0,5 điểm. 
- Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,25 điểm.
 Thêi gian lµm bµi: 120 phót, kh«ng kÓ thêi gian cây nhiều rễ nằm lăn lóc . Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó , han gỉ nằm trong đất .
 Việc của chúng tôi là ngồi đây Khi có bom nổ thì chạy lên , đo khối lượng đất lấp vào hố bom , đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom . Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường . Cái tên gợi sự khao khát làm nên sự tích anh hùng . Do đó , công việc chẳng đơn giản . chúng tôi bị bom vùi luôn . Có khi bò lên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh . Cười thì hàm răng trắng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc . Những lúc đó , chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”
 (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê )
 Cho biết : 
a/ “Chúng tôi” trong đoạn văn trên là những ai ? Ai là người kể chuyện ?
b/ Việc lựa chọn vai kể ở ngôi thứ nhất – cũng là nhân vật chính có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung văn bản ?
c/ Nội dung chính tác giả muốn làm nổi bật qua phần trích trên là gì ? 
d/ Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật trong phần trích trên là gì ? 
C©u 2(3 ®iÓm)
Lớp em tổ chức buổi trao đổi về đề tài: Cái gì quý nhất? Em hãy viết một đoạn văn (12-15 câu) bày tỏ ý kiến của mình trong cuộc trao đổi đó.
C©u3.( 5,0 ®iÓm)
 Ph©n tÝch nh©n vËt Vò N­¬ng trong truyÖn " ChuyÖn ng­êi con g¸i Nam X­¬ng" trÝch truyÒn kú m¹n lôc" (NguyÔn D÷) Ng÷ v¨n 9- tËp 1
A
.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_lan_4_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_thi_ngu_van.doc