Đề thi tuyển sinh THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Thủy (Có hướng dẫn chấm)

 1. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

 2. Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong lời dặn của bà với cháu trong đoạn thơ trên? Việc không tuân thủ phương châm hội thoại ấy có ý nghĩa gì?

 3. Viết đoạn văn phân tích tác dụng của cách sử dụng từ “ngọn lửa” trong hai câu cuối của đoạn thơ trên?

Câu 2 (3đ)

 Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn , với chủ đề: Học cách lắng nghe.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Thủy (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ THI TUYỂN SINH PTTH
 (Đề giới thiệu) Môn : Ngữ văn 
 Năm học 2015 -2016 
 (Thời gian làm bài : 120 phút)
Người ra đề: Trần Thị Thủy
Trường ThCS Thăng Long
Liên hệ : Hoangtmh1977@gmail.com
Câu 1 ( 2đ): Cho đoạn thơ :
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
 Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
 Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
 “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
 Mày có viết thư chớ kể này,kể nọ,
 Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!”
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
 (SGK Ngữ văn 9 tập 1 – Trang 144)
       1. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
       2. Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong lời dặn của bà với cháu trong đoạn thơ trên? Việc không tuân thủ phương châm hội thoại ấy có ý nghĩa gì?
  3. Viết đoạn văn phân tích  tác dụng của cách sử dụng từ “ngọn lửa” trong hai câu cuối của đoạn thơ trên?
Câu 2 (3đ)
 Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn , với chủ đề:  Học cách lắng nghe.
Câu 3 (5đ):
          “Lặng lẽ Sa Pa”- Một bài ca ca ngợi những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
          Em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ nhận định trên.
 ................................................. Hết.............................................
 HƯỚNG DẪN CHẤM- BIỂU ĐIỂM
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
1. - Đoạn thơ trích trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt    
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Ra đời năm 1963, khi tác giả là sinh viên đang học tập ở nước ngoài.
2.- Phương châm hội thoại không được tuân thủ: phương châm về chất
   - Ý nghĩa:
      + Bà không muốn cháu thông báo cho cha mẹ biết những khó khăn ở nhà để bố mẹ yên tâm công tác.
       + Sự hi sinh vì con cháu của bà và tình cảm của bà đối với đất nước, đối với kháng chiến.
3. Đoạn văn cần đảm bảo được các nội dung sau:
- Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa trở nên trừu tượng và khái quát hơn: hình ảnh bếp lửa đã được chuyển hóa thành sức mạnh tình cảm, tâm hồn của bà. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
- “Ngọn lửa” là hình ảnh ẩn dụ chỉ niềm tin, tình yêu của bà với kháng chiến với Đảng
0,25
 0,25
0,25
 0,25
0,25
 0,5
0,25
  Câu 2
(3 điểm)
 Câu 3
(5 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng trình bày
 Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không mắc lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản
Yêu cầu về kiến thức   
1.MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận:
2.TB:
a.Giải thích vấn đề cần nghị luận  
- Lắng nghe: Tập trung sức nghe để thu nhận cho rõ âm thanh. Học cách lắng nghe trong cuộc sống nghĩa là không chỉ lắng nghe bằng tai mà còn phải lắng nghe bằng trí tuệ và tâm hồn, nhận thức và xúc cảm Nghe không chỉ để biết, mà còn để hiểu, để nghiền ngẫm và có thái độ ứng xử đúng.  
b. Luận bàn về cách lắng nghe
  - Ý nghĩa:
  + Lắng nghe là một điều cần thiết trong cuộc sống bởi lắng nghe cũng là một cách học, một cách nhận thức cuộc sống sâu sắc và đầy đủ hơn (dẫn chứng).
   + Lắng nghe giúp con người hiểu được những điều sâu xa, phức tạp, biết mở rộng tâm hồn, chia sẻ, cảm thông, đón nhận ( dẫn chứng).  
- Học cách lắng nghe như thế nào:  
+ Tiếp thu ý kiến từ bên ngoài để nhìn lại bản thân, tự điều chỉnh và hoàn thiện mình, nhất là những ý kiến trái chiều với một tinh thần cầu thị, tiến bộ.
+ Lắng nghe có phân tích, chọn lọc để nhận thức đúng đắn hơn về con người, cuộc sống và có thái độ ứng xử đúng đắn. Tuy nhiên trong thực tế có những người không thích lắng nghe, đặc biệt là những điều góp ý, phê bình của người khác nên không sửa được mình. 
Bài học: cần trân trọng ý kiến người khác, thường xuyên lắng nghe những “vang vọng” của cuộc đời để sống đẹp hơn, ý‎ nghĩa hơn.
3.KB: Khái quát ý nghĩa từ bài học về cách lắng nghe trong cuộc sống.
 0.5
 0,5
0,25
 0,25
 0.25
0,25
0,5
0,5
* Yêu cầu về kĩ năng trình bày :
  Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá năm lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản  
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh đảm bảo được các ý sau :
-    Dẫn dắt vấn đề một cách trôi chảy, ấn tượng, khái quát được vẻ đẹp chung của những con người thầm lặng cống hiến 
-    Làm sáng tỏ vẻ đẹp của từng con người trong sự thầm lặng cống hiến 
+ Anh thanh niên là một con người yêu nghề ,có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc khi thấy công việc của mình gắn liền với công việc của nhiều người khác; Anh biết quan tâm đến mọi người, sống chân thành ,cởi mở, khiêm tốn
+  Ông kĩ sư vườn rau âm thầm tìm xem cách ong thụ phấn để rồi tự tay mình thụ phấn để cho rau su hào được nhiều hơn ,ngon hơn 
+   Người cán bộ nghiên cứu sét cũng sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư của đời mình , 11 năm mà không dám xa cơ quan một ngày , mải mê trên hành trình đi tìm bản đồ sét cho đất nước
- Họ là những con người luôn tự hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc, hi sinh quyền lợi của cái riêng ,mà vì cái chung, vì độc lập tự do vì hạnh phúc của nhân dân
 -  Khái quát vấn đề và liên hệ bản thân.
* Biểu điểm:
-   Bài làm đạt được những yêu cầu trên , có tính sáng tạo, văn viết mạch lạc,cảm xúc ,trong sáng
-  Bài viết phân tích được những đặc điểm riêng nhất của các nhân vật; biết nhận xét, đánh giá nhân vật; làm nổi rõ vấn đề; Bài viết có kết cấu chặt chẽ, lời văn mạch lạc, , giàu cảm xúc; hạn chế được lỗi diễn đạt.
-  Bài viết giới thiệu một cách chung chung về nhân vật; phân tích không sâu; không biết tổng hợp, khái quát làm nổi rõ vấn đề; bố cục lỏng lẻo; văn viết lủng củng; mắc lỗi diễn đạt nhiều.
1.0
1,0
0,5
0,5
1,0
1,0
5,0
3,0-4,0
0,5-2,0
Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý; cần trân trọng những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.
 ................................................. Hết.............................................

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_thpt_mon_thi_ngu_van_nam_hoc_2015_2016_tra.doc